Sau đó ta mang tiểu lang ra ngoài. Nó đã rất lâu chưa được thấy vẻ tráng lệ của hoàng hôn trên thảo nguyên, chưa đắm mình trong những cơn gió lộng giữa cánh đồng bao la. Hoàng hôn rơi, thái dương thiêu đốt toàn bộ màn trời, toàn bộ thế giới như được kim khí khắc lên một màu đỏ thẫm, mây trời rực rỡ mơ hồ giữa sắc đỏ và tím. Lúc này không ai trong bọn ta lên tiếng. Tiểu lang nghiêng người, nhẹ nhàng dùng môi vuốt lông ta. Trong một chốc ngắn ngủi, ta cảm thấy hạnh phúc. Một ngày nọ, ta dạy tiểu lang đem đầu lưỡi cuộn tròn, phát ra âm thanh “be be”
, nó cũng rất không tình nguyện làm theo. Có lúc nó còn nhe hàm răng trắng nõn sắc bén của mình ra đe doạ ta. Nhưng ta vẫn kiên trì, ta nghĩ một con lang kêu “be be”
như thế cũng không phải là chuyện gì không tốt, nó thậm chí sẽ không oán hận, ta chợt hình dung ra cảnh tượng những con dương tuyết trắng trên thảo nguyên phải nhìn ta thán phục và ca ngợi. Ta thậm chí còn tìm món cỏ ngon mà ta thích nhất, vui vẻ ăn trước mặt tiểu lang, dạy nó ăn cỏ. Tiểu lang học theo ta, cúi đầu ngửi ngửi, sau đó chán ghét đích dùng móng vuốt quét mớ cỏ qua một bên. Ta tìm rất nhiều thủ đoạn ép buộc, nó mới miễn cưỡng ăn một ít, sau đó thì ói ra một nùi rối tinh rối mù. Nó dùng một câu miêu tả cảm nhận như sau: “Ngao ngao ngao ngao ”
, nghĩa là, cảm giác khi ta ăn cỏ còn buồn nôn hơn cả lúc ngươi ăn thịt nữa cơ. Ta tưởng tượng trong hoàn cảnh của tiểu dương ta, giả sử đám cỏ xanh um trước mặt này bỗng biến thành một đống thịt nhầy nhụa, vừa trắng vừa đỏ lẫn lộn, kèm theo tơ máu chằng chịt. Hậu quả là hai đứa cùng nhau nôn. Nôn xong tiểu lang đưa vuốt vỗ vỗ đầu ta, mắt to của ta ngập nước. Ta bắt đầu nghĩ nuôi một cái tiểu lang như vậy cũng không có gì là không đúng. Ta thậm chí nghĩ đến sau này, khi ta trở thành một lão dương già ơi là già, râu mép dài ơi là dài, lông cũng vàng ơi là vàng, đã không còn khả năng hấp dẫn mấy em xinh tươi nữa; khi đồng bạn xem thường ta, thì tiểu lang sẽ đứng ra, cao to hùng dũng, chỉ cần gầm vài tiếng, bọn khi dễ ta sẽ sợ đến rơi nước mắt, mà ta thì ưỡn ngực kiêu ngạo. Lúc ấy ta sẽ nói: “Be be be!”
. Nó là tiểu lang do một tay ta nuôi lớn, ta là cha nó, nó là con ta. Ta nghĩ là làm. Một ngày sau đó, ta chặn ở cửa hang, dùng hùng tâm không gì sánh được và tình thương bao la vô bờ bến gọi tiểu thí lang: “Be be ”
Đại ý là, tiểu quai quai, sinh ngươi là lão lang, dưỡng ngươi là tiểu dương. Tiểu lang tiểu lang, gọi một tiếng “cha”
xem nào. Tiểu lang kiên trì, thà chết đói chứ không chịu nghe lời ta, còn ta thì kiên trì chặn đường nó. Cuối cùng ta nghe được một tiếng “phịch”
to đùng, vội vàng nhìn, thì ra là tiểu lang đói đến ngất đi. Ta lòng đầy căm phẫn, lạch cạch lạch cạch chạy tới, làm hô hấp nhân tạo. Tiểu lang mơ màng tỉnh lại, sau đó mặt nó đỏ bừng, đẩy ta ra thật xa. Ta giận dữ nói: “Be be be!”
Dịch ra là, ngươi a ngươi a, trời sinh ngươi ra là bạch nhãn lang, nói không chừng ngày nào đó còn ăn thịt luôn cả ta. (bạch nhãn: kiêu ngạo, xem thường) Tiếp theo là một màn im lặng. Sau đó bọn ta thoả thuận, ta đi tìm sữa, còn nó thì chịu để ta làm hô hấp nhân tạo, biểu thị nó không chiếm tiện nghi ta. Tính từ lúc đó tới bây giờ, ta đã nuôi tiểu lang được hai mươi ngày. Hai mươi ngày, tiểu lang uống sạch sữa của hai mươi tiểu mẫu dương. Nếu chuyện tiếp theo này không phát sinh, có lẽ ta vẫn còn đi tìm tiểu mẫu dương, nhưng vào ngày hai mươi mốt, khi ta bước vào động thì bắt gặp cảnh tiểu lang đang cắn xé một mẫu dương. Vết máu trên cổ mẫu dương đã khô lại. Tiểu lang ăn thật hưng phấn, liên tục gầm gừ vài tiếng, bộ lông hắc sắc của nó phấn khích dựng thẳng lên. Khi nghe thấy âm thanh, nó xoay người nhìn ta, đôi mắt xanh biếc của nó chìm trong màu máu. Nó cao hứng gọi ta nếm thử. “Ngao ”
, ý bảo rằng nó chưa bao giờ ăn được thứ gì ngon đến vậy. Bây giờ nghĩ lại, vì sao tiểu dương ta lại có can đảm đến như vậy nhỉ? Có lẽ nguyên nhân lớn nhất là do tiểu lang vẫn chưa hưởng qua máu tanh, ta cứ cho rằng nó sẽ mãi uống sữa mà lớn lên, có lẽ ta vẫn nghĩ mình có thể dạy nó ăn cỏ, dạy nó thành một con lang thiện lương, không ăn thịt…Thật là ngu ngốc mà… Ta không để ý tới nó, tròn ba ngày không để ý tới nó. Nó dùng hai ngày đầu ăn hài cốt mẫu dương thành một bộ xương sạch bóng, không còn chút máu. Ngày thứ ba, nó chạy đến ôm ta, hỏi vì sao ngươi lại giận ta? Ta vẫn không để ý tới nó, dù như thế nào cũng không để ý tới nó. Lang ăn dương vốn là định luật của đất trời. Ta cũng vô pháp hiểu được tư vị của một con lang đã ăn qua thịt là như thế nào. Khi một con lang đã nếm qua máu tanh thì suốt đời sẽ chẳng bao giờ quên được mùi máu. Tiểu lang sẽ tiếp tục ăn, cuối cùng, sẽ ăn cả ta. Tiểu lang thấy ta không để ý tới nó, ngơ ngẩn ngồi cạnh bên. Lúc này ta mới phát hiện nó đã lớn lên rất nhiều, đã cao hơn ta rất nhiều. Ta dùng chân đẩy nó ra, rống to: “Be!”
. Ngươi cút đi, ta không muốn nhìn thấy ngươi nữa. Nghe thấy thế, tiểu lang tựa hồ rất ủy khuất, thế là nước mắt rơi, cũng không khóc thành tiếng, ta thấy nó khóc thì vô cùng đau lòng. Rồi, tiểu lang vươn móng ôm lấy ta, gọi, cha. Đó là lần đầu tiên tiểu lang nguyện ý mở miệng gọi ta là cha, tuy rằng ta không biết vì sao nó lại muốn gọi ta như vậy. Ta nghe nó gọi ta là cha, con tim vốn yếu mềm lại như bị kim đâm vào, sống mũi cay cay, rồi khóc oà lên, nước mũi nước mắt một xấp dầy. Cuối cùng ta và tiểu lang ôm nhau khóc, rồi cả hai đứa đều trầm trầm ngủ, móng và vuốt dây dưa với nhau không rõ. Ngủ thẳng đến nửa đêm, ta cảm thấy một tiếng động khác thường, giật mình tỉnh lại. Ta phát hiện tiểu lang ngủ bên người mình đã rời khỏi vòng tay ôm ấp của ta mà bay tới giữa không trung. Làn ánh sáng xanh nhu hoà bao lấy thân thể tiểu lang như một chiếc kén. Một lúc sau, ánh sáng trở nên rực rỡ, chiếu sáng toàn bộ hang động, hoà cùng màu ánh trăng, nhẹ nhàng phiêu diêu tựa giấc mộng. Ta không biết diễn tả giấc mộng ấy như thế nào, chỉ biết là cuối cùng, chiếc kén ánh sáng kia bung ra những sợi tơ mảnh màu lục rồi tan biến đi. Bên trong chiếc kén là một người xích loã, tóc đen màu mực bay phất phơ, mắt hắn nhắm lại, môi rất mỏng, lông mày như kiếm sáng, tựa hồ là một thiếu niên, nên đường cong thân thể còn rất nhu hòa. Y rất đẹp, vô cùng đẹp, dù là đang nhắm mắt, vẫn vô cùng yêu mị câu nhân, đẹp tựa liên hoa. Một sắc đẹp mị hoặc gắt gao vây quanh ta, khiến ta không tài nào thở nổi. Sau đó, y từ từ mở mắt, đôi mắt bên trong như đầm nước biếc xanh, bình tĩnh mà yếu ớt nhìn ta. Khi đó, trong óc ta chỉ còn quanh quẩn một dòng thơ. “Thiên nhân bất cảm khán ngã, thâm khủng nhất niệm đọa trần.”
(*) ——— (*) Này cơ bản là lời khen, còn nghĩa gốc là như nào thì Cá không biết dịch… Hix hix… thành thật xin lỗi Tagged: ấm áp, cổ trang, HE, nhân cách hoá, Nhất chích tiểu dương đích ái tình, sói x dê, đam mỹ Điều hướng bài viết