Tháng 3 năm 1979, Benjamin Libet, nhà khoa học người Mỹ về Não khoa, đã làm một thí nghiệm tại bệnh viện Mount Zion ở San Francisco.
Ông để nữ sinh C.M - khoa tâm lí - ngồi trên ghế tựa trong phòng thí nghiệm, lắp điện cực lên đầu và cổ tay phải của cô ấy, đồng thời để cô nhìn màn hình nhỏ cách mặt 2m. Trên màn hình, một chấm tròn nhỏ màu xanh lá cây di chuyển theo tốc độ 2.56 giây/vòng tròn, giống như một chiếc đồng hồ. Benjamin Libet yêu cầu C.M tự do lựa chọn một vị trí nào đó của chấm tròn và uốn cổ tay. Kết quả phát hiện, 0.55 giây trước khi cổ tay phải tiến hành động tác, dòng điện trong não bắt đầu có sự thay đổi, nhà khoa học gọi đó là “dòng điện dự bị”.
Ngay từ năm 1965, ví dụ mà hai nhà thần kinh học người đức là Has Kornhuber và Luder Deecke đã đưa ra trong bài phát biểu của mình còn khẳng định sự xuất hiện của “dòng điện dự bị” thậm chí còn nhanh hơn động tác tròn một giây.
Qua những thí nghiệm này, có thể rút ra một kết luận: Cái mà chúng ta gọi là ý chí tự do thực chất là ảo giác mà bộ não sai ý thức ra mặt để lừa chúng ta, khiến chúng ta tưởng rằng có khả năng tự do lựa chọn. Thực ra, tất cả những gì chúng ta làm đã được sắp xếp từ trước, hoàn toàn không phải là chúng ta đang làm việc mà mình muốn, mà là chúng ta muốn làm những việc mình đã làm.
Benjamin Libet không đồng ý với cách giải thích này cho lắm. Bởi vì nếu như vậy, chúng ta sẽ trở thành máy móc tự động được cấu tạo chi tiết mà không có quyền quyết định. Benjamin Libet thông qua thí nghiệm khác chúng minh, giữa tự giác quyết định và hành động có 2 khoảng 0.1 giây. Điều này đủ để mọi người kịp thời phủ định hoặc tạm dừng sự việc. Nếu nói chúng ta quả thực không có ý chí tự do, nhưng ít nhất chúng ta vẫn có tự do “phản ý chí”.
Thực ra, Benjamin Libet không cần thiết phải lo lắng về việc chúng ta có ý chí tự do hay không. Bởi vì bộ não không cho phép chúng ta ăn những thức ăn ôi thiu, cũng không ủy quyền cho chúng ta thò tay vào lửa để mặc cho nó đốt cháy, càng không có phép chúng ta tùy tiện nhảy từ trên lầu xuống… Nếu chúng ta có hành vi như thế, đó cũng là do việc bộ não của chúng ta bị tổn thương hoặc bị kích thích nghiêm trọng gây ra. Ngược lại, chúng ta chìm đắm trong niềm vui và trạng thái dễ chịu, tránh xa những chuyện uy hiếp tới an toàn tính mạng của chúng ta.
Nếu nói chúng ta không có ý chí tự do, cũng là ám chỉ chúng ta bị hạn chế trong phạm vi mà công thức gen ủy quyền để hoạt động. Chúng ta được bảo vệ trong phạm vi hoạt động an toàn, những hành vi nguy hại tới an toàn tính mạng của sẽ bị công thức gen loại ra ngoài ý chí tự do của chúng ta.
Gen ảnh hưởng tới việc chúng ta cảm nhận lúc nào và cảm nhận cái gì. Về mặt này, cơ thể của chúng ta biết nhiều hơn ý thức của chúng ta, giống như nhà triết học người Pháp Blaise Pascal đã nói: “Lí trí cũng không biết trong tim đang nghĩ gì.” Chúng ta phải ý thức được rằng, công thức gen là biện pháp bảo vệ có lợi cho sự sinh tồn của chúng ta. Nó lấy việc bảo toàn sự hoàn chỉnh của cá thể làm cơ sở, hoàn toàn không phải là tuyệt đối hạn chế sự tự do của chúng ta mà là hạn chế chúng ta hủy diệt sinh mệnh của mình, hạn chế chúng ta làm gián đoạn mục đích của gen.
Tôi còn nhớ có lần được xem một tiết mục hài của nước ngoài như thế này: Trong công viên, hai người không hề quen nhau cùng ngồi nghỉ trên một chiếc ghế băng. Bỗng nhiên, một người trong số họ hét lên rồi bật dậy, vừa nhảy vừa hét, dường như đang trốn chạy khỏi thứ gì đó dưới chân. Người bên cạnh thấy thế, cũng nhanh chóng nhảy bật dậy, hoảng hốt giậm chân, dường như dưới chân có thứ gì đó vậy. Thực ra chẳng có gì cả.
Người đầu tiên là diễn viên mà chương trình sắp xếp, cô ấy phụ trách làm những động tác vừa rồi vào lúc thích hợp để lừa người khác, khiến họ làm chuyện mất mặt. Lần nào cũng vậy, hầu hết mọi người đều hét và đứng bật dậy khỏi ghế không chút do dự, vừa nhảy vừa hét.
Qua đó có thể thấy, sự hưng phấn (hưng phấn thần kinh dẫn tới động tác) mà phản xạ đối với sự vật gây ra thực chất là bản năng được tiến hóa trong quá trình di truyền gen để có lợi cho sự sinh tồn của chúng ta. Nó có thể khiến chúng ta nhanh chóng giải quyết vấn đề tương đối đơn giản. Ví dụ, có một số người sợ chuột, nhìn thấy chuột là gào thét và bỏ chạy. Đây là phương pháp giải quyết nhanh chóng mà chúng ta dùng để phản ứng với chuột, là phương thức hành động do sự hưng phấn quyết định, là một phản ứng sinh tồn.
Hưng phấn là của cải ẩn giấu trong gen con người, có thể khiến chúng ta tự động đưa ra phản ứng với những sự vật uy hiếp tới an toàn tính mạng của bản thân, nhanh chóng thoát khỏi trạng thái sợ hãi và bất an, từ đó khiến chúng ta tránh xa nguy hiểm và đau khổ. Tâm lí sợ hãi của chúng ta với sự vật là biện pháp phòng ngự mà gen đưa ra để chúng ta tránh phải gặp đau khổ lần nữa. Khi chúng ta cảm nhận được trạng thái có thể uy hiếp tới bản thân mình thì chúng ta sẽ tự động khởi động hệ thống phòng ngự. Ví dụ, khi nhìn thấy rắn ở rừng, chúng ta sẽ co cẳng chạy; nghe thấy tiếng phanh kít bên cạnh, tim đập nhanh hơn, mắt mở to hơn; đột nhiên bị ai đó vỗ vai, chúng ta sẽ hét lên… Những tình huống này đều là cơ thể khởi động “thiết bị bảo vệ tự động” của chúng ta.
Chức năng tự bảo vệ của con người trong trạng thái sinh tồn nguyên thủy được thiết kế trước tiên là bảo toàn bản thân, sau đó mở ra vô hạn, cuối cùng thực hiện mục đích gen.
Sau khi chúng ta chào đời, cùng với sự phát triển của não bộ, khả năng ghi nhớ không ngừng hoàn thiện, trí nhớ liên kết quá khứ và hiện tại của chúng ta với nhau, khiến sinh mệnh của chúng ta có một quá trình hoàn chỉnh, tạo ra một “cái tôi” hoàn chỉnh. Điều đó khiến chúng ta có cảm giác “cái tôi”. Người thân của tôi, bạn bè của tôi, lí tưởng của tôi, điện thoại của tôi… đều là dựa vào trí nhớ liên kết chúng lại với nhau. Nhưng có thể thử suy nghĩ một chút, nếu chúng ta không có trí nhớ về quá khứ, vậy thì chúng ta còn có sự liên quan với những cái “của tôi”… nữa không? Tất cả đều không có. E rằng ngay cả mình là ai, mình đến từ đâu, phải đi về đâu, chúng ta cũng không biết. Vì thế mới nói, nhờ sự xâu chuỗi của quá khứ khiến chúng ta có cảm giác cái tôi.
Trước sự thúc đẩy của môi trường xã hội, chức năng bảo vệ bản thân của chúng ta nâng cấp lên thành chức năng xã hội bảo vệ sự hoàn chỉnh của cảm giác cái tôi, trở thành ý thức cạnh tranh và phòng ngự giữa cá thể. Trong hiện thực, biểu hiện của nó là, một mặt chúng ta cảnh giác, phòng ngự sự xâm phạm từ bên ngoài dẫn tới cảm giác cái tôi khô héo; mặt khác tích cực bảo vệ hình tượng tốt đẹp của bản thân, tìm kiếm sự hoàn chỉnh của cảm giác cái tôi. Nhu cầu này khiến chúng ta muốn không ngừng chứng minh bản thân giỏi hơn người khác, không ngừng khao khát có được sự thừa nhận của người khác. Chỉ có khi bản thân giỏi hơn người khác, chúng ta mới có thể có được sự thừa nhận của càng nhiều người, mới có thể có được càng nhiều sức mạnh xã hội, đồng thời có được cơ hội thực hiện mục đích gen.
Nhu cầu giỏi hơn người khác dẫn tới việc chúng ta sợ bản thân kém người khác, sợ mình bị người khác phủ định, sợ bản thân không có giá trị trong mắt người khác. Chỉ cần cảm thấy người khác có một chút dấu hiệu phủ định là chúng ta sẽ nảy sinh phản ứng giống như nhìn thấy rắn, lập tức bước vào trạng thái phòng ngự, đồng thời đưa ra hành động để bảo vệ sự hoàn chỉnh của cảm giác cái tôi.
Chúng ta tự cho mình là đúng, tranh trả lời câu hỏi của người khác, giải thích thói quen xấu của mình một cách hợp lí hóa và tức giận một cách thiếu kiềm chế… những phản ứng này đều là hành vi chúng ta tìm kiếm cảm giác vượt trội của bản thân và ngăn ngừa cảm giác cái tôi khô héo.
Khi chúng ta đối mặt với một việc nào đó, nếu không thể từ bỏ tâm lí bảo vệ cảm giác cái tôi, chúng ta sẽ rất khó nhìn rõ hiện thực, nhìn rõ bản thân, cũng rất khó cảm nhận được thực tế lúc ấy. Tìm kiếm niềm vui giả tạo là hành vi chúng ta thoát li hiện thực, đắm chìm trong bong bóng hư ảo của tư tưởng, chứ không phải là cảm nhận cuộc sống của mình một cách thật sự.