vậy?
Lục Tiểu Phụng thở dài nói:
-Hoắc Thiên Thanh không phải tại hạ hạ thủ.
Thắng Thông tựa hồ không muón nghe chàng giải thích liền ngắt lời:
-Bất luận trường hợp nào, nếu Lục đại hiệp không ra mặt thì đến Hoắc Thiên
Thanh vẫn còn diễu vế dương oai ở Châu Quang bảo khí các chứ đâu có đi vào kết
quả như vậy.
Thắng Thông nói thế không phải hoàn toàn vô lý.
Lục Tiểu Phụng nhăn nhó cười đáp:
-Dù hòa thượng có thiếu nợ tại hạ thì vừa rồi cũng đã trả xong.
Thắng Thông hỏi:
-Khấu đầu chẳng qua là tỏ vẻ cung kính, sao lại kể là đã trả ơn được?
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Thế còn chưa đủ ư?
Thắng Thông đáp:
-Nhất định chưa đủ.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Vậy thế nào mới đủ?
Thắng Thông lấy trong bọc một cái gói bằng vải dầu hai tay đưa lên đáp:
-Đây là tại hạ đặc biệt đưa tặng Lục đại hiệp.
Lục Tiểu Phụng đành đón lấy. Đột nhiên chàng phát giác bị người cưỡng bách
nhận đền ơn thì cũng chẳng khác gì bị người bức bách chịu sự trả oán là mấy.
Trước nay chàng chưa nghĩ tới điểm này bao giờ. Chàng không nghĩ tới cái gói
vải dầu lại là một cái đai vải trắng đẫm mủ vàng khè loang lổ vết máu.
Khi mở gói ra, một mùi hôi thối khôn tả bốc lên.
Lục Tiểu Phụng muốn cười cũng không cười ra tiếng được. Chàng hỏi:
-Hòa thượng đặc biệt tìm đến tại hạ để đưa tặng cái đai này ư?
Thắng Thông đáp:
-Đúng thế.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Hòa thượng tặng cái này để đền ơn hay sao?
Thắng Thông đáp:
-Phải rồi.
Lục Tiểu Phụng ngó cái đai vải dầy mủ máu không biết nên cười hay nên khóc.
Nhà sư bắn chàng năm mũi tiêu rồi đưa cái đai vải thối tha mà bảo là để trả ơn
thì cách trả ơn này thật là hiếm có.
May mà còn là chuyện trả ơn, nếu y lại báo thù không hiểu sẽ làm gì?
Bây giờ Lục Tiểu Phụng chỉ còn hy vọng duy nhất là nhà sư đi cho lẹ. Chàng nói
:
-Bây giờ kể như hòa thượng đã trả ơn rồi.
Thắng Thông không phủ nhận cũng không khẳng định, trầm ngâm đáp:
-Cái đai vải này lúc bình thời nó không đáng một đồng như trong giai đoạn này
nó có giá liên thành.
Bất cứ ai ngó tới cũng chẳng thể nhận ra cái đai vải là bảo vật đáng giá liên
thành ở chỗ nào.
Nhưng nhà sư lại nói bằng một giọng rất nghiêm trang, dĩ nhiên không phải nói
đùa.
Lục Tiểu Phụng không khỏi động tính hiếu kỳ tự hỏi:
-Chẳng lẽ cái đai vải này có chỗ đặc biêt?
Thắng Thông nói:
-Chỉ có một điểm.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Điểm nào?
Thắng Thông vẻ mặt càng trịnh trọng, hạ thấp giọng xuống đáp:
-Cái đai này ở trong mình Diệp Cô Thành cởi ra.
Lục Tiểu Phụng sáng mắt lên. Một cái đai vải tầm thường vừa dơ dáy vừa hôi
thối mà trong con mắt chàng nó trân quý hơn cả cái đai vàng hay đai ngọc.
Thắng Thông nói tiếp:
-Tại hạ vì lánh kẻ thù không còn mặt mũi nào ngó thấy ai nên tìm vào một ngôi
chùa nhỏ hương lạnh khói tàn để xuất gia. Sau khi lão hòa thượng chết đi, tại hạ là
kẻ trụ trì duy nhất.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Diệp Cô Thành cũng ở đó ư?
Thắng Thông đáp:
-Trưa hôm nay y đến tá túc. Trong chùa có hai gian phòng. Sau khi lão hòa
thượng chết đi, căn phòng đó không có ai ở mà cũng chẳng bao giờ hương khách
vào tá túc. Bữa nay tự nhiên một người đến khiến tại hạ rất dỗi ngạc nhiên.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Y đến có một mình thôi ư?
Thắng Thông gật đầu đáp:
-Lúc y đến tại hạ không nghĩ tới y là Bạch Vân Thành chúa lừng danh thiên hạ.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Về sau sao hòa thượng biết?
Thắng Thông đáp:
-Y đến rồi đóng cửa phòng lại dặn cứ nửa giờ lại đưa nước trong vào...
Thắng Thông cũng là người giang hồ dĩ nhiên thấy nhân vật hàng tung khả nghi
liền đặc biệt chú ý.
Nàh sư nói tiếp:
-Ngoài nước trong, y còn yêu cầu tại hạ mua cho y một mảnh vải trắng, đồng
thời y đưa cho tại hạ cái gói vải dầu này và dặn chôn xuống đất.
Diệp Cô Thành dĩ nhiên không ngờ nhà sư trụ trì trong tòa phá miếu khói hương
lạnh lẽo này lại là một tay giang hồ ngày trước nên y chẳng cảnh giới chi hết.
Nhà sư kể tiếp:
-Tại hạ vào thành mua vải mới nghe nói Diệp Cô Thành bị thương về ám khí
của Đường môn tại Trương Gia Khẩu rồi y lại đả thương Đường Thiên Dung ở
Xuân Hoa Lâu.
Thắng Thông dừng lại một chút rồi tiếp:
-Sau khi tại hạ ấn chứng mới biết khách nhân kỳ lạ kia đến chùa tá túc đúng là
Bạch Vân thành chúa khét tiếng đất kinh hoá.
Lục Tiểu Phụng thở phào một cái. Hiện giờ chàng đã nghĩ ra hai sự kiện mà
trước kia chàng không sao hiểu được.
Diệp Cô Thành chẳng thích thưởng hoa cũng không ưa gần nữ sắc mà hắn sai
mỹ nữ trải hoa trên đường chẳng qua là để che dấu vết thương đã mưng mủ thối
tha.
Sở dĩ ở trong thành chàng không kiếm thấy hắn vì hắn không trú ở khách sạn mà
lại vào ngụ trong một tòa phá miếu hoang lương ở ngoài thành.
Dĩ nhiên hắn không thể để người ta biết thương thế của hắn chẳng những không
lành mà còn trầm trọng hơn.
Con hùng sư sau khi bị thương nhất định phải ẩn mình trong chốn thâm sơn,
không thì cả con dã cẩu muốn cắn nó cũng không được.
Lục Tiểu Phụng tưởng chừng trái tim chìm hẳn xuống. Nguyên chàng hy vọng
Diệp Cô Thành cứu trị được chứng độc thương cho ¢u Dương Tình nhưng bây giờ
chàng biết ốc chưa lo nổi mình ốc thì còn nói gì đến chuyện cứu người khác.
Thắng Thông lại nói:
-Vừa rồi tại hạ vào thành trong mười người ít ra có đến tám nhận định thế nào
Diệp Cô Thành cũng thắng trong cuộc chiến đấu với Tây Môn Xuy Tuyết sắp tới.
Thậm chí người ta chắc chắn đến độ đánh cá bảy đồng ăn một.
Cái tên Thiên Ngoại Phi Thiên ở lầu Xuân Hoa đã làm chấn động kinh thành.
Thắng Thông nói tiếp:
-Hiện giờ nếu có người biết tin này, ngó thấy cái đai vải thì e rằng...
Nhà sư dừng lại không nói nữa.
Bây giờ nếu có người biết tin này thì tình trạng trong kinh thành viến đổi đến
trình độ chẳng những không nói ra được mà còn không tưởng tượng nổi.
Lục Tiểu Phụng thở dài đáp:
-Hòa thượng nói đúng. Cái đai vải này quả là bảo vật đáng giá liên thành, tại hạ
mà thu nhận thật có điều hổ thẹn.
Chàng nói thu nhận thật là hổ thẹn cũng như người ta nói chối từ là bất kính.
Thắng thông tươi cười nói:
-Tại hạ tuy là nhân vật chẳng có gì đáng kể nhưng cũng giống tính Lục đại hiệp,
trước nay không muốn thiếu nợ ai, chỉ mong Lục đại hiệp tiếp thụ chút tâm ý này là
tại hạ cũng được yên lòng.
Lục Tiểu Phụng trầm ngâm hỏi:
-Chùa của hòa thượng ở đâu?
Thắng Thông hỏi lại:
-Phải chăng Lục đại hiệp muốn đến gặp mặt Bạch Vân thành chúa?
Lục Tiểu Phụng cười đáp:
-Chẳng pahỉ tại hạ không tin hòa thượng mà thực tình muốn ghé thăm y.
Nụ cười của chàng là nụ cười thỏ từ hồ bi đầy vẻ thương cảm cùng tịch mịch.
Chàng thủng thẳng nói tiếp:
-Tại hạ tuy mới gặp y hai lần nhưng thuỷ chung vẫn coi y như là một người cố
hữu.
Chàng biết lúc này Diệp Cô Thành nhất định cần có bạn, chàng còn biết hắn có
rất ít bạn hữu. Một người bạn chân chính đối với hắn cũng chẳng khác gì một thứ
thuốc giải khó kiếm.
Trong nhà ẩm thấp tối om. Nhà không chật mPhúc Khang An chỉ kê một cái
gường, một cái bàn và một cái ghế khiến cho bốn bức vách thêm vẻ tiêu điều trống
trải. Ngọn đèn lờ mờ như ánh hoàng hôn càng ảm đạm.
Trên vách đầy bụi lâu ngày không quét, góc nhà mạng nhện chẳng chịt. Bên
ngọn cỏ đăng mấy quyển kinh sách rách nát bỏ đó cũng lâu ngày chưa từng mở
đến.
Vị lão tăng trụ trì ở đây trước trải qua những ngày tháng mù hương tịch mịch đến
thế ư? Nếu vậy thì cái chết đối với lão là một sự giải thoát.
Diệp Cô Thành nằm ghé trên cái giường ván gỗ cứng nhắc và lạnh lẽo. Tuy hắn
mỏi mệt mà trằn trọc không sao ngủ được. Tịch mịch nguyên là một tập quán đối
với hắn. Một tay kiếm sĩ như hắn nhất định là phải cách xa người cũng như nhà sư
phải chịu khổ hạnh. Nhất thiết mọi sự hoan hạc trên thế gian, hắn đều vô duyên
hưởng thụ.
Phật đạo phải ở trong cảnh tịch mịch khốn khổ mới giác ngộ được. Kiếm đạo
cũng vậy. Kiếm khách không nhà cửa, không bạn hữu, không vợ con, không một
thứ thân nhân nào.
Trong đời Diệp Cô Thành, người bạn duy nhất của hắn là cảnh tịch mịch mà hắn
cũng không thể chịu nổi nỗi thê lương lạnh lẽo của cảnh tịch mịch trong lúc này. Vì
trước kia tuy hắn cô độc nhưng trong lòng chứa đầy vinh hạnh rực rỡ.
Bây giờ, gió thổi qua cửa sổ vào nhà. Trăng đã tàn khuyết gió thôi vào vang lênh
những tiếng rào rào như lá rụng.
Tiếng động mùa thu buồn tẻ, ngọn gió thu hiu hắt. đêm dài dằng dặc, làm sao
trải qua được?
Lúc này nếu Diệp Cô Thành có một thân nhân hay một bạn hữu bồi tiếp thì tình
trạng còn khá hơn nhiều. Tại sao trong số mạng hắn lại chưa rế hắn phải là người
cô độc? Trước nay hắn không những tiếp thụ tình hữu nghị của ai, hắn cũng không
chịu đem tình cảm đến với người nào.
Đột nhiên hắn phát giác ra hắn cần phải có bạn và cảm giác này mới là lần thứ
nhất.
Hắn còn nghĩ nhiều chuyện, nghĩ đến hàng ngày từ sáng đến tối khổ luyện nghệ
thuật không gián đoạn, nghĩ tới đối thủ đã đổ máu dưới lưỡi kiếm của mình. Hắn
còn nghĩ tới trong khoảng trời xanh nước biếc, ánh dương quang xán lạn như hoàng
kia, bạch thạch xinh đẹp như mây nổi.
Diệp Cô Thành muốn chết rồi lại không muốn chết.
Trong sinh mạng của con người sao lại có nhiều mâu thuẫn đến thế?
Vết thương bắt đầu mung mủ phát ra mùi hôi thối.
Diệp Cô Thành gắng gượng ngồi dậy băng bó.
Tuy hắn biết làm thế này cũng chẳng ích gì cho thương thế, khác nào người uống
nước muối để giải khát. Nhưng hắn vẫn phải làm như vậy.
Món ám khí đã cực kỳ lợi hại, chất độc càng đáng sợ hãi.
Diệp Cô Thành ngồi dậy vừa bước xuống giường, đột nhiên ngoài cửa sổ tiếng
gió thổi vào mà không phải là tiếng gió tự nhiên.
Thanh kiếm đặt trên bàn. Hắn xoay tay nắm lấy đốc kiếm. Phản ứng vẫn còn
mau lẹ, động tác cũng linh mẫn như trước.
Bỗng có thanh âm cất lên:
-Bất tất phải rút kiếm.
Một người đứng ngoài cửa sổ mỉm cười nói tiếp:
-Nếu có rượu rót một chung thì hay hơn.
Diệp Cô Thành từ từ buông kiếm xuống. Hắn đã nghe rế thanh âm người kia,
biết là Lục Tiểu Phụng.
Diệp Cô Thành miễn cưỡng đứng lên mà đứng thẳng người, kéo áo che vết
thương, chỉnh đốn lại bộ mặt thản nhiên, rảo bước ra mở cửa.
Lục Tiểu Phụng mimr cười nhìn hắn hỏi:
-Chắc Diệp huynh không ngờ tại hạ đến đây?
Diệp Cô Thành không nói gì, xoay mình trở vào ngồi xuống chiếc ghế độc nhất
thủng thắng đáp:
-Công tử đừng tới đây thì phải. Trong này không có rượu đâu.
Lục Tiểu Phụng mỉm cười nói:
-Không có rượu nhưng có bạn.
Hai tiếng " có bạn " chàng nói cũng như một chung đầy nhiệt tửu chảy vào trong
cổ họng Diệp Cô Thành, trôi xuống ngực.
Đột nhiên hắn cảm thấy máu trong ngực nóng lên nhưng hắn vẫn dựng mặt lạnh
lùng đáp:
-Trong này cũng không có bạn, chỉ có một tay kiếm thủ giết người.
Lục Tiểu Phụng nói:
-Kiếm thủ giết người cũng có thể là bạn.
Cái ghế duy nhất tuy bị chiếm cứ rồi, Lục Tiểu Phụng cũng không chịu đứng.
Chàng dời ngọn đèn qua chỗ khác lại đẩy cuốn kinh vàng và thanh thiết kiếm ra
xa, ngồi lên bàn hỏi:
-Diệp huynh không coi tại hạ là bạn thì sao lại đặt kiếm xuống bàn?
Diệp Cô Thành không nói gì, ngưng thần nhìn chàng. Làn sương lạnh trên mặt
hắn tựa hồ bắt đầu tiêu tan.
Con người đến lúc sơn cùng thuỷ tận đột nhiên phát giác ra mình có bạn là một
cảm giác tuyệt đối không có thứ gì để thay vào, cả tình ái cũng không thay được.
Diệp Cô Thành trầm mặc hồi lâu rồi thủng thắng hỏi:
-Dường như công tử trước kia không muốn kết bạn với ta?
Lục Tiểu Phụng đáp:
-Vì trước kia Diệp huynh khét tiếng thiên hạ. Trên đời Bạch Vân thành chúa còn
ai kết bạn được?
Diệp Cô Thành môi miệng cứng đơ hỏi:
-Bây giờ thì sao?
Lục Tiểu Phụng thở dài đáp:
-Trước khi quyết chiến đáng lý Diệp huynh không nên giao thủ với hạng người
như Đường Thiên Nghi, Diệp huynh nên biết ám khí của Đường môn tuyệt không
thuốc nào giải được.
Diệp Cô Thành biết sắc hỏi:
-Công tử biết nhiều nhỉ?
Hắn trầm mặc một lúc rồi thủng thẳng nói tiếp:
-Sự thực Diệp mỗ không muốn giao thủ với hắn.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Nhưng Diệp huynh...
Diệp Cô Thành ngắt lời:
-Nhưng hắn đến kiếm ta nhất định bức bách ta phải rút kiếm. Hắn nói là thừa cơ
hắn vắng nhà, ta đến trêu cợt vợ hắn.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Dĩ nhiên Diệp huynh không có chuyện đó?
Diệp Cô Thành cười lạt.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Đã không thế sao không giải thích?
Diệp Cô Thành hỏi lại:
-Nếu công tử là ta thì có giải thích không?
Lục Tiểu Phụng thở dài.
Chàng thừa nhận mình gặp phải chuyện này cũng nhất định không giải thích, vì
vậy là một chuyện không đáng giải thích mà cũng chẳng có cách nào giải thích.
Chàng hỏi:
-Thế là Diệp huynh phải rút kiếm ư?
Diệp Cô Thành đáp:
-Dĩ nhiên ta đành rút kiếm.
Lục Tiểu Phụng nói:
-Nhưng tại hạ vẫn không hiểu ở chỗ với kiếm pháp của Diệp huynh thì Đường
Thiên Nghi làm gì có cơ hội đả thương được?
Diệp Cô Thành lạnh lùng nói:
-Chính ra hắn không có cơ hội.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Nhưng Diệp huynh đã bị thương?
Diệp Cô Thành nắm tay lại hồi lâu mới hằn học nói:
-Vụ này ta không muốn nói ra. Đáng lý hắn không có cơ hội động thủ nhưng lúc
ta rút kiếm, đột nhiên một hồi còi trúc kỳ quái nổi lên.
Lục Tiểu Phụng biến sắc hỏi:
-Rồi Diệp huynh lập tức phát hiện ra con rắn độc phải không?
Diệp Cô Thành đứng phắt dậy hỏi lại:
-Sao công tử biết thế?
Lục Tiểu Phụng cũng nắm tay đáp:
-Cùng một ngày hôm nay, tại hạ có hai người bạn chết về rắn độc và một người
nữa còn nằm liệt giường không rế sống hay chết.
Diệp Cô Thành cặp mắt thu nhỏ lại, từ từ ngồi xuống.
Cả hai người trong lòng đều hiểu rế vụ này có kẻ ám hại nhưng không ai hiểu kẻ
âm mưu là người nào? Tại sao họ lại làm như thế?
Lục Tiểu Phụng trầm ngâm nói:
-Người được lợi nhất là Tây Môn Xuy Tuyết.
Diệp Cô Thành gật đầu.
Lục Tiểu Phụng nói:
-Nhưng kẻ hại Diệp huynh tuyệt không phải Tây Môn Xuy Tuyết.
Diệp Cô Thành đáp:
-Ta biết lắm. Ta tin rằng y tuyệt chẳng phải là kẻ tiểu nhân vô sỉ như vậy.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Diệp huynh tin chắc rồi chứ?
Diệp Cô Thành đáp:
-Hạng tiểu nhân đê hèn như vậy tuyệt đối không thể luyện thành kiếm pháp
tuyệt thế cao siêu.
Lục Tiểu Phụng thở phào một cái nói:
-Không ngờ Diệp huynh lại là người tri kỷ của Tây Môn Xuy Tuyết.
Diệp Cô Thành ngưng thần nhìn thanh kiếm trên bàn thủng thắng đáp:
-Không phải ta hiểu rế người y mà là thanh kiếm của y.
Lục Tiểu Phụng nhìn thẳng vào mặt Diệp Cô Thành nói:
-Có thể cả hai vị vốn là người như vậy.
Diệp Cô Thành không thừa nhận cũng không phủ nhận.
Hai thanh kiếm cao siêu tuyệt thế, hai nhân vật cũng cao siêu tuyệt thế thì sao lại
chẳng thương tiếc nhau?
Lục Tiểu Phụng thở dài nói:
-Xem ra trên đời chẳng những chỉ có nhưng bạn hữu tri âm mà cả cừu địch cũng
có tri âm.
Dĩ nhiên là có nhưng cừu địch tri âm khó lòng tìm được mà thôi.
Diệp Cô Thành đột nhiên hỏi:
-Nghe nói nhiều người đã đánh cá nhất định ta thắng phải không?
Lục Tiểu Phụng nhăn nhó cười đáp:
-Hiện giờ họ vẫn đặt vào bàn bảy đồng ăn một là Diệp huynh sẽ thắng.
Diệp Cô Thành khoé mắt lộ vẻ suy nghĩ sâu xa hỏi:
-Trong bọn đánh cá cũng có người đặt cuộc Tây Môn Xuy Tuyết thắng chứ?
Lục Tiểu Phụng đáp:
-Đuíng thế!
Diệp Cô Thành nói:
-Nếu ta thất bại thì bọn người này ngồi yên mà thu được lợi lớn.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Diệp huynh có nghĩ rằng kẻ hãm hại Diệp huynh là người cá Tây Môn Xuy
Tuyết thắng?
Diệp Cô Thành hỏi lại:
-Công tử không nhận xét như vậy ư?
Lục Tiểu Phụng không đáp.
Tuy chàng không nói ra nhưng trong lòng biết rằng không phải vì người kia
chẳng những hãm hại Diệp Cô Thành mà còn hại Tôn lão gia, Công Tôn đại nương
và ¢u Dương Tình. Chàng cho là kẻ âm mưu còn mưu đồ chuyện đáng sợ hơn, mục
đích cao lớn hơn chứ không phải chỉ vì muốn thắng trong cuộc đánh cá mà thôi.
Diệp Cô Thành lại đứng lên ra mở cửa sổ nhìn trăng tỏ lẩm bẩm:
-Bây giờ đã sang ngày mười bốn tháng chín rồi.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Chẳng lẽ Diệp huynh định ứng chiến đúng kỳ hạn?
Diệp Cô Thành hỏi lại:
-Công tử cho ta là người thất ước được chăng?
Lục Tiểu Phụng đáp:
-Nhưng Diệp huynh đang bị thương...
Diệp Cô Thành lại cười, nụ cười rất thê lương hỏi:
-Thương thế không chữa được mình cũng phải đúng hẹn. Đã chết thì chết về lưỡi
kiếm của Tây Môn Xuy Tuyết chẳng là một điều rất khoan khoái hay sao?
Lục Tiểu Phụng đáp:
-Các vị có thể thay đổi ngày chiến đấu.
Diệp Cô Thành qủa quyết nói:
-Không thay đổi được.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Tại sao vậy?
Diệp Cô Thành đáp:
-Trong đời ta đã nói câu gì chưa từng thay đổi bao giờ.
Lục Tiểu Phụng nói:
-Diệp huynh đừng quên đã thay đổi một lần.
Diệp Cô Thành đáp:
-Cái đó có nguyên nhân đặc biệt.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
-Nguyên nhân gì?
Diệp Cô Thành xịu mặt đáp:
-Công tử không cần biết.
Lục Tiểu Phụng đáp:
-Tại hạ nhất định muốn biết.
Diệp Cô Thành cười lạt.
Lục Tiểu Phụng nói:
-Vì chẳng những tại hạ là bạn của Tây Môn Xuy Tuyết mà lại là bạn của Diệp
huynh nên có quyền biết tới.