Địa cầu, cách đây 114 triệu năm, một buổi sáng kia, sau khi mặt trời vừa hé dạng, bỗng nhiên có một bông hoa duy nhất xuất hiện lần đầu tiên trên hành tinh này; những cánh hoa hé nở, đón chào những tia nắng sớm. Đây quả là một sự kiện quan trọng trong quá trình tiến hóa của thực vật, mở đầu cho một thời kỳ chuyển hóa đời sống của những loài cỏ cây vốn đã xuất hiện trên trái đất từ hàng triệu năm trước. Đóa hoa đầu tiên đó hẳn đã không tồn tại được lâu, vì có lẽ đây chỉ là hiện tượng đơn lẻ hiếm hoi và có lẽ vì giai đoạn ấy chưa phải là thời kỳ thuận lợi cho các loài hoa nở rộ. Tuy nhiên, đến một ngày nào đó, bước chuyển hướng quyết định ấy hẳn cũng phải đến, và nếu có ai đó có mặt vào giờ phút đó để chứng kiến, hẳn họ đã nhìn thấy một sự bùng vỡ của hương hoa và sắc màu lan tràn khắp hành tinh.
Mãi về sau này, những sinh thể mong manh đầy hương sắc mà ta gọi là hoa ấy đã đóng một vai trò trọng yếu trong quá trình tiến hóa về mặt nhận thức ở một loài khác: ở con người. Thực vậy, con người ngày càng cảm thấy bị hấp dẫn và thu hút trước hấp lực của những cánh hoa. Khi nhận thức của con người càng trở nên tinh tế hơn, rất có thể bông hoa là thứ đầu tiên mà họ đem lòng quý trọng, mặc dù hoa không phục vụ cho một mục đích thực tiễn nào của họ, tức là không liên quan gì đến chuyện sinh kế, sống còn. Nhưng đóa hoa đã là nguồn cảm hứng cho biết bao nhiêu nghệ sĩ, thi nhân và các nhà huyền học.[2] Chúa Jesus đã khuyên chúng ta nên để thì giờ chiêm nghiệm về hoa và học cách sống như một bông hoa.[3] Tương truyền rằng Đức Phật cũng đã có một bài thuyết pháp trong im lặng, trong đó Ngài cầm một bông hoa trên tay và ngắm nhìn đóa hoa ấy trong yên lặng. Một lát sau, một trong những tỳ-kheo có mặt hôm đó là Ngài Ma-Ha Ca-Diếp (Mahakasyapa) đã nở trên môi một nụ cười. Có thể ngài Ma-Ha Ca-Diếp là người đệ tử duy nhất hôm ấy hiểu được ngụ ý của bài pháp vô ngôn[4] của Đức Phật. Tương truyền rằng, nụ cười đó (tức là sự trao truyền Tâm ấn giác ngộ) đã được Đức Phật và chư Tổ truyền qua 28 dời liên tiếp và sau này đã trở thành nguồn gốc của Thiền Tông.
Khi ta nhìn ngắm vẻ đẹp của một bông hoa, bông hoa ấy có thể đánh thức, dù chỉ trong thoáng chốc, cảm nhận về cái đẹp ở trong ta, phần hiện hữu sâu xa nhất, và cũng là bản chất thực của chính mình. Giây phút đầu tiên khi cảm nhận cái đẹp là một biến cố có ý nghĩa nhất trong quá trình tiến hóa về nhận thức của loài người. Khi đó ta cũng cảm nhận được tình yêu và sự im lắng ở nội tâm mình. Dù ta không nhận thức được hết tầm quan trọng của biến cố đó, hoa vẫn là một biểu tượng, qua hình tướng,[5] những gì thiêng liêng, cao quý nhất,[6] dù phần cao quý ấy thực chất là cái không có hình tướng.[7] So với những loài cây cỏ đã có mặt trước đó thì hoa có vẻ mong manh, chóng tàn hơn. Nhưng hoa đã trở thành sứ giả từ một cõi khác, như là một chiếc cầu nối liền thế giới của hình hài vật chất với thế giới vô hình. Hoa không chỉ cho ta mùi hương thanh khiết và êm dịu, mà hoa còn mang lại mùi hương của cõi thiêng liêng. Nếu ta có thể dùng từ “tỉnh thức” với nghĩa rộng thì ta có thể ví rằng hoa là sự tỉnh thức của loài cỏ cây.
Có thể nói là bất cứ dạng vật chất nào ở bất kỳ hình thức nào – như khoáng chất, thực vật, động vật, con người… – đều đang đi qua quá trình “tỉnh thức”. Tuy nhiên, để dạng vật chất ấy thực sự dạt đến trạng thái tỉnh thức là một điều rất hiếm khi xảy ra vì đó không hẳn là một tiến bộ thông thường trong quá trình tiến hóa mà còn là sự gián đoạn trong quá trình phát triển bình thường, và là một bước nhảy vọt lên một cấp độ hoàn toàn khác của Hiện Hữu,mà quan trọng hơn hết là một sự giảm bớt về mức độ nặng nề và dày đặc của vật chất.
Còn gì nặng hơn và khó xuyên thủng hơn là một tảng dá, vật thể dày đặc nhất trong các vật thể, thế mà một vài loại dá, khi trải qua một quá trình thay đổi cấu trúc phân tử lại trở thành pha lê, một tinh thể trong suốt mà ánh sáng có thể xuyên qua dễ dàng. Vài loại khoáng chất, dưới áp suất và nhiệt độ cực cao lại biến thành kim cương, trong khi vài loại khoáng chất khác lại trở thành dá quý.
Hầu hết các loài bò sát vẫn chưa biến đổi nhiều từ hàng triệu năm qua. Trong khi một số loài khác thì lại mọc cánh, có lông vũ và hóa thành chim, từ đó vượt lên khỏi lực hấp dẫn của trái đất đã từng níu chân chúng từ bấy lâu nay. Hóa thành chim chẳng phải để đi hay trườn mình trên mặt đất một cách thành thạo hơn, mà thực ra là để hoàn toàn vượt thoát khỏi chuyện phải đi hay trườn.
Từ thời xa xưa, hoa, pha lê, dá quý và những loài chim chóc đã mang một ý nghĩa đặc biệt nào đó trong tâm thức của loài người. Cũng như tất cả các thể sống khác, chúng cũng chỉ là sự thể hiện có tính chất tạm thời của Nhất Thể,[8] của Tâm[9] luôn tiềm ẩn ở phía sau. Chính những phẩm chất mong manh của hoa giải thích tại sao chúng mang một ý nghĩa đặc biệt và là lý do tại sao con người lại tìm thấy sự tương đồng và sức thu hút ở hoa.
Khi ta có một mức độ Có Mặt, im lắng và sự chú tâm tỉnh táo ở bên trong thì ta mới có thể cảm nhận được bản chất siêu nhiên của sự sống, cái thần thái và linh hồn trong mỗi tạo vật, mỗi thể sống, và ta bỗng nhận ra rằng bản chất siêu nhiên trong mỗi tạo vật cũng đã chứa sẵn trong mỗi con người, khiến ta cảm thấy yêu quý tạo vật như yêu quý chính mình. Cho đến khi nhận thức được điều này, đang số chúng ta chỉ nhìn ra được những hình hài cạn cợt ở bên ngoài mà không thấy được bản chất thần thánh ở bên trong, cũng như ta không nhận thức được bản chất siêu nhiên của chính mình, nên ta thường tự đồng nhất mình với hình hài vật chất và những trạng thái tâm lý khổ đau của mình.[10]
Đôi lúc, một người dù có rất ít hoặc không có khả năng Hiện Diện nào cả cũng có thể nhìn thấy ở một bông hoa, một hòn dá quý, một tinh thể pha lê hay ở một con chim một điều gì đó nằm đằng sau những hình hài vật chất ấy, dù anh ta không biết rằng đó chính là cái đã tạo nên sức hút và làm cho mình cảm thấy có mối liên hệ nào đó với những vật thể ấy. So với các thể sống khác thì một bông hoa có bản chất mong manh hơn và do đó hoa ít che khuất cái tinh túy ở bên trong của chính nó hơn là những sinh thể sống khác. (Ngoại trừ các sinh vật còn sơ sinh, như một em bé, con chó con, hoặc một con cừu non… vì chúng mong manh, dễ bị tổn thương vì chưa phát triển hết tính dông đặc của vật chất). Ở đó, ta vẫn còn thấy vẻ ngây thơ, cái đẹp và vẻ dịu dàng như không thuộc về thế giới này. Chúng làm mềm lòng ngay cả những con người vô cảm.
Cho nên khi nào bạn đang tỉnh táo và nhìn ngắm một bông hoa, một tinh thể pha lê hay một con chim mà đầu óc bạn không bận rộn muốn gọi tên những vật ấy, thì những vật đó sẽ mở ra một cánh cửa dưa bạn vào cõi Vô Tướng. Có một sự khai mở ở bên trong, dù rất bé, để đưa bạn đi vào cõi tâm linh. Điều này giải thích tại sao ba vật thể đã “giác ngộ” này đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển tâm thức của con người từ thuở xa xưa; đó cũng là lý do tại sao dài sen là biểu tượng của Phật giáo, còn chim bồ câu trắng tượng trưng cho Đức Chúa Thánh Thần (Holy Spirit) trong dạo Cơ dốc. Chính ba vật quý này đã và đang tạo cơ sở cho một sự chuyển hướng sâu sắc trong tâm thức của hành tinh, sự chuyển hướng này nhất định sẽ xảy ra với tâm thức của loài người. Đây là quá trình tỉnh thức tâm linh mà chúng ta đang bắt đầu chứng kiến.
Nhân loại đã thật sự sẵn sàng cho một quá trình chuyển biến nhận thức, một quá trình nở hoa sâu sắc và triệt để của tâm thức đến độ, so với quá trình này thì việc cây cỏ nở hoa 114 triệu năm trước đây, dầu cho đẹp đến mấy thì dấy cũng chỉ là một sự phản ánh nhạt nhòa? Liệu con người có thể từ bỏ tầng tầng lớp lớp những cách nghĩ bị bó buộc cũ và trở nên giống như những tinh thể pha lê trong suốt để ánh sáng nhận thức xuyên qua dễ dàng? Liệu con người có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của chủ nghĩa vật chất, thoát ra khỏi tình trạng tự đồng nhất mình với hình tướng?[11]
Khả năng chuyển hóa này cũng là thông điệp chính của những giáo lý sâu sắc để khai thị cho con người. Những người phát đi thông điệp này – như Đức Phật, Chúa Jesus và nhiều người khác – là những bông hoa đầu tiên của nhân loại. Họ là những vị thầy tiên phong, rất hiếm hoi và quý giá vô ngần. Tuy vậy, một sự chuyển hóa rộng khắp chưa thể xảy ra vào thời đó được, nên thông điệp của họ thường bị hiểu sai và bị bóp méo đi rất nhiều. Ngoại trừ ở một số ít người, tâm thức của con người thời ấy nói chung chưa được chuyển hóa nhiều.
Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa? Tại sao lúc này mới thực là thời cơ? Bạn có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này? Đặc điểm của nhận thức cũ đầy tính bản ngã là gì và dâu là dấu hiệu của một tâm thức mới đang trỗi dậy? Những câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ được đề cập đến trong cuốn sách này. Quan trọng hơn, cuốn sách cũng chính là một công cụ có tính chuyển hóa xuất phát từ một nhận thức mới đang trỗi dậy. Những ý tưởng và khái niệm ở đây tuy quan trọng, nhưng đó cũng chỉ là thứ yếu. Chúng như những tấm bảng chỉ dường giúp bạn đi đến trạng thái tỉnh thức. Trong lúc dọc cuốn sách này, một sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong bạn.
Mục đích chính của cuốn sách không phải là để cung cấp thêm thông tin hay những niềm tin mù quáng cho trí năng của bạn, hay cố thuyết phục bạn về một điều gì, mà nó mang đến cho bạn một sự chuyển hóa trong nhận thức, tức là thức tỉnh bạn ra khỏi những dòng suy nghĩ miên man ở trong đầu. Nếu được như vậy thì bạn sẽ không chỉ thấy cuốn sách là “thú vị”. Vì thú vị có nghĩa là bạn còn đứng ở bên ngoài, tìm vui với những ý nghĩ, và khái niệm ở trong đầu bạn để tư duy rằng mình đồng ý hay không nên đồng ý với cuốn sách. Vì cuốn sách này được viết cho bạn, do đó cuốn sách hoặc rất vô nghĩa đối với bạn, hoặc nó làm cho nhận thức của bạn có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên cuốn sách này chỉ có thể thức tỉnh những người đã sẵn sàng để tỉnh thức. Mà không phải ai cũng sẵn sàng để tỉnh thức. Tuy nhiên, khi có một người vừa tỉnh thức thì biến cố này sẽ tạo nên một quán tính trong tâm thức của tập thể, giúp cho sự tỉnh thức xảy ra dễ dàng hơn ở những người khác. Nếu trong lúc này bạn chưa rõ tỉnh thức có nghĩa là gì, thì bạn cũng không cần bận tâm nhiều về nghĩa của từ ấy, hãy cứ tiếp tục dọc và khi nào trong bạn có sự tỉnh thức, thì bạn sẽ hiểu “tỉnh thức” có nghĩa là gì. Quá trình tỉnh thức một khi đã bắt đầu ở trong bạn rồi thì không thể đảo ngược lại; và để cho quá trình này được bắt đầu, bạn chỉ cần trải qua trạng thái tỉnh thức – dù chỉ trong một thoáng chốc. Đối với một số người thì một thoáng chốc của trạng thái tỉnh thức đó sẽ xảy đến khi họ dọc cuốn sách này. Còn đối với những người khác thì cuốn sách sẽ giúp cho họ nhận ra rằng quá trình tỉnh thức đã xảy ra ở trong họ rồi, nhưng bây giờ họ mới nhận ra. Ở một số người thì quá trình tỉnh thức chỉ xảy ra khi họ gặp phải những mất mát hay khổ đau lớn. Trong khi ở những người khác, là khi họ tiếp xúc với những bậc thầy hay những giáo lý về tâm linh, hay do dọc cuốn “Sức Mạnh của Hiện Tại” hay những cuốn sách có giá trị tâm linh sống động khác. Hoặc có thể là sự tổng hợp của tất cả những điều ấy. Tuy nhiên, một khi sự tỉnh thức đã bắt đầu ở trong bạn thì cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh và gia tăng cường độ tỉnh thức.
Điều căn bản nhất của quá trình tỉnh thức là:
Nhận ra sự mê mờ đang tồn tại ở trong bạn,
Nhận điện bản ngã[12] của bạn khi nó đang nói, đang nghĩ, đang làm một việc nào đó,
Nhận ra thói quen suy tư đầy tính băng hoại trong tâm thức của tập thể đang thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống, kéo dài thêm tình trạng chưa thức tỉnh.
Đó là lý do tôi viết cuốn sách này: để nêu lên những khía cạnh chính của bản ngã và cách bản ngã hoạt động trong bạn cũng như trong tâm thức tập thể. Điều này có ý nghĩa quan trọng, vì hai lý do chính. Trước hết, nếu bạn không nhận ra được những cơ cấu hoạt động của bản ngã, bạn sẽ không nhận điện được nó, và sẽ nhầm lẫn mà liên tục tự đồng nhất mình với bản ngã, tức là vô tình bạn để cho bản ngã chế ngự lấy bạn, mạo danh là bạn. Thứ hai, tự thân việc nhận điện bản ngã ở trong bạn chính là một trong những phương cách giúp cho sự tỉnh thức ở trong bạn được diễn ra. Khi bạn nhận ra sự mê lầm của mình, thì cái làm cho sự nhận biết ấy có thể diễn ra chính là thứ nhận thức mới đang trỗi dậy, đó cũng chính là tỉnh thức. Tuy nhiên, ta không nên có thái độ đấu tranh, hay kình chống với bản ngã cũng như ta không thể dấu tranh chống lại bóng tối, hay chống lại sự mê mờ. Điều mà ta cần làm là mang ánh sáng của nhận thức vào những nơi tối tăm này. Và bạn chính là ánh sáng đó.
Nếu nghiên cứu kỹ về các tôn giáo và các trường phái tâm linh cổ xưa, ta thấy rằng dù cho bên ngoài có nhiều điểm khác biệt, nhưng hầu hết đều thống nhất ở hai điểm mấu chốt. Mỗi tôn giáo có cách dùng những ngôn từ tuy khác nhau nhưng tất thảy đều hướng đến một chân lý căn bản rằng trạng thái tâm lý “bình thường” ở hầu hết mọi người đều chứa dựng một yếu tố mạnh mẽ của một cái gì đó mà ta có thể gọi là sự tha hóa hay thậm chí có thể gọi là sự điên loạn. Một số điều răn dạy căn bản trong dạo Hindu ở Ấn Độ thậm chí đã xem sự băng hoại này là một dạng của căn bệnh tâm thần tập thể. Họ gọi đó là “Maya”, ảo tưởng, hoặc tấm màn của mê lầm, vô minh. Ramana Maharshi,[13] một trong những nhà hiền triết Ấn Độ vĩ đại nhất đã từng thẳng thắn tuyên bố: “Trầm luân là khi bạn cả tin vào một ý nghĩ”.[14]
Phật giáo thì đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để nêu ra vấn đề này. Đức Phật cho là tâm trí con người thường tự tạo ra nỗi khổ đau bất hạnh triền miên mà Ngài gọi là dukkha (khổ dế). Ngài xem đó là tính chất đặc trưng trong thân phận của con người và cho rằng dù ở dâu hay làm gì, cuối cùng rồi ta cũng phải đối điện với khổ đau, vì sớm muộn gì rồi khổ đau cũng thể hiện ra trong mọi tình huống.
Còn dạo Cơ dốc thì cho rằng trạng thái tâm lý bình thường của đang số con người là một trạng thái “tội lỗi nguyên thủy” – original sin. Tuy nhiên, trong kinh Tân Ước, viết bằng tiếng Hy Lạp cổ, chữ “sin” chỉ có nghĩa là “đi sai mục tiêu”, như một người bắn cung đã nhắm sai mục tiêu, nên “sin” có thể hiểu là “sai lầm” hay “không đi đúng con dường” của một kiếp người. Điều này có nghĩa là ta đã sống mù quáng, thiếu khôn ngoan, do đó phải gánh chịu khổ đau và gây khổ đau cho kẻ khác. Như vậy thì “sin” cũng hàm ý về sự tha hóa, vô minh cố hữu[15] trong thân phận con người.
Những thành tựu của loài người quả là rất lớn lao và không ai có thể chối cãi được. Chúng ta đã sáng tạo nên những tuyệt tác về âm nhạc, văn học, hội họa, kiến trúc và điêu khắc. Gần đây khoa học và kỹ thuật hiện đại đã mang lại những thay đổi tận gốc rễ cách chúng ta sinh hoạt, cho phép ta tạo ra những thứ mà cách đây chừng 200 năm hẳn người ta đã cho là những phép màu. Không sai, trí năng của con người rất thông minh. Tuy nhiên chính sự thông minh này đã bị ô nhiễm bởi sự điên loạn. Chính khoa học và kỹ thuật đã phóng đại thêm ảnh hưởng của khả năng hủy diệt – biểu hiện qua sự băng hoại trong cách suy nghĩ của con người trên hành tinh này – cho các thể sống và ngay cả cho chính con người. Điều đó giải thích tại sao thế kỷ 20 là lúc mà ta có thể nhận thấy rõ nhất sự tha hóa đó, như một sự mất trí có tính tập thể. Quả thực sự băng hoại này đang gia tăng tốc độ và cường độ.
Chỉ cần xem tin tức hằng ngày trên truyền hình là ta có thể thấy cơn điên thật sự chưa lắng xuống và nó còn đang tiếp diễn ở thế kỷ 21. Một khía cạnh khác của sự tha hóa tập thể do cách suy nghĩ sai lầm của con người là ở chỗ nhân loại đã và đang tiếp tục gây ra những tàn phá chưa từng có đối với các sinh vật khác và trên chính hành tinh mà chúng ta đang sống. Những cánh rừng, nơi cung cấp dưỡng khí đang bị hủy hoại cùng các loài động thực vật ở đó; các loài thú bị giam hãm và sống khốn khổ trong các nông trại; sự ô nhiễm của sông ngòi, đại dương và bầu khí quyển. Do lòng tham, do không nhận thức được mối liên quan giữa mình với vũ trụ nên con người cứ đeo đuổi những hành vi, mà nếu không kiểm soát được, sẽ dẫn đến sự diệt vong của chính chúng ta.
Phần lớn lịch sử loài người là lịch sử của sự điên cuồng, biểu hiện ngay trong tâm điểm của nó là thân phận con người. Nếu lịch sử loài người được biểu hiện qua bệnh sử của một cá nhân thì bệnh lý là: chứng mê lầm kinh niên, xu hướng bệnh hoạn dẫn đến chuyện giết người hay hành động một cách tàn bạo chống lại những gì họ cho là “kẻ thù” – do sự mê mờ của họ đã được phóng chiếu ra bên ngoài. Đó là một sự mất trí, xen vào đó chỉ vài giây ngắn ngủi là có sự tỉnh táo, sáng suốt.
Nỗi sợ hãi, lòng tham và khát vọng quyền lực là động lực tâm lý nằm phía sau của không chỉ các cuộc chiến tranh và bạo lực giữa các nước, các bộ tộc, các tôn giáo, các ý thức hệ mà còn là nguyên nhân của những xung đột không ngừng trong các quan hệ cá nhân. Chúng tạo nên sự méo mó trong cách bạn nghĩ về người khác và về chính mình. Những động lực tâm lý đó làm cho bạn có khuynh hướng suy diễn sai lầm về mọi tình huống, dẫn đến những hành động rất sai lạc, cốt chỉ để giúp bạn thoát khỏi cảm giác sợ hãi thường trực và tiếp tay cho nhu yếu muốn tích lũy của cải ở trong bạn. Nhưng nhu yếu tích lũy của cải này là một cái hố không dáy mà bạn không bao giờ có thể lấp đầy hay thỏa mãn được.
Điều quan trọng mà bạn cần nhận ra là nỗi sợ hãi thường trực, lòng tham lam và khát vọng tranh giành quyền lực ở trong bạn không phải là sự tha hóa mà chúng ta đang đề cập ở đây, vì những thứ này chỉ là hệ quả được tạo ra từ sự tha hóa – đó là sự mê mờ sâu đậm trong tâm thức mê lầm của tập thể, được tiềm ẩn trong cách nghĩ của mỗi con người.[16] Nhiều tôn giáo đã khuyên chúng ta nên từ bỏ lòng ham muốn và sợ hãi. Nhưng những lời khuyên ấy thường không mấy thành công vì chúng chưa dụng được đến gốc rễ của sự băng hoại. Nỗi sợ hãi, lòng tham và khát vọng tranh giành quyền lực chưa phải là nguyên nhân cơ bản gây ra vấn đề. Vì nếu không có sự chuyển hóa tận gốc trong chính tâm thức bạn về cách bạn nhìn dời sống[17] thì những cố gắng như để trở thành một người tốt hơn chung quy cũng chỉ là một mong muốn bất thành, dù đây có vẻ như là một điều cao thượng, hay dáng làm. Dù bạn có trở thành một người tốt thì đây cũng chỉ là một phần của cùng một sự tha hóa, một trạng thái tự tôn rất tinh vi, vì lòng ham muốn có nhiều hơn chỉ để củng cố thêm cho cá nhân mình. Bạn chỉ có thể trở thành tốt hơn bằng cách nhận ra sự tinh khiết, những gì cao thượng đã có sẵn ở trong mình và làm cho những phẩm chất thánh thiện ấy được biểu lộ ra. Điều này chỉ xảy ra khi bạn có sự chuyển hóa cơ bản trong nhận thức của mình.[18]
Hầu hết các tôn giáo và các trường phái duy linh cổ xưa đều cho rằng trong trạng thái “bình thường” trí năng của ta thường mang sẵn một sự mê mờ bẩm sinh. Tuy nhiên sự mê mờ ấy là cái mà ta có thể vượt qua, đó là khả năng chuyển hóa sâu sắc những mê mờ này trong tâm thức của con người. Ấn Độ giáo gọi đó là tỉnh thức, Chúa Jesus gọi là sự cứu rỗi, còn Phật giáo thì gọi là giải thoát.
Thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại không phải là các tác phẩm nghệ thuật hay các công trình khoa học hay công nghệ mà là nhận ra tính tha hóa, sự điên rồ trong chính bản thân mình. Một vài người đã nhận ra được điều này và Đức Thích Ca, sống ở Ấn Độ cách đây gần 2.600 năm, có lẽ là người đầu tiên hoàn toàn nhận thức được điều này. Sau này người ta tôn ngài là Phật (Buddha). Buddha có nghĩa là Bậc tỉnh thức. Cùng thời gian đó, ở Trung Hoa có một bậc thầy giác ngộ khác là Lão Tử. Những lời giáo huấn thâm thúy và sâu sắc nhất của Ngài đã được ghi chép lại trong cuốn Đạo Đức Kinh.
Dĩ nhiên nếu ta nhận ra sự mất trí trong ta thì đó cũng là khởi đầu của quá trình tỉnh thức, chữa lành và vượt thoát. Do đó trên hành tinh này đã khởi đầu cho một chiều nhận thức mới, một quá trình nở hoa trong tâm thức của nhân loại. Những vị thầy ấy đã dạy chúng ta về những lầm lạc, khổ đau và mê mờ. Họ chỉ ra hậu quả của cách sống vô minh, cách suy nghĩ và hành động lầm lạc của con người thời đó và những thống khổ họ đã tạo ra cho nhau. Những bậc thầy thời ấy cũng chỉ ra khả năng tỉnh thức từ cách sống lầm lạc cũ mà mọi người đều cho là rất “bình thường”. Họ đã vạch ra một con dường tâm linh để chúng ta có thể đi theo.
Thế nhưng thế gian lúc đó chưa sẵn sàng để nghe những lời dạy đó và vào thời điểm đó, quá trình tỉnh thức cũng chỉ mới ở giai đoạn ban đầu. Kết quả là những người thời đó và ngay cả sau này thường hiểu họ một cách sai lạc. Sau bao nhiêu thế kỷ, càng có nhiều thứ được thêm vào để phản ảnh những suy diễn lệch lạc đó, mà những thứ này chẳng ăn nhập gì với những lời dạy lúc ban đầu. Những lời dạy – để chỉ cho ta một con dường thoát ra khỏi sự tha hóa của trí năng,[19] khỏi tính chất điên rồ của tập thể – đã bị xuyên tạc và trở thành một bộ phận của cơn mất trí.
Vì thế tôn giáo phần nhiều có tính chất chia rẽ hơn là hòa hợp. Thay vì mang lại nhận thức về tính Nhất Thể căn bản của mọi loài, để chấm dứt bạo động và oán thù, thì họ lại gây thêm oán thù và bạo động, gây thêm chia rẽ giữa các dân tộc cũng như giữa các tôn giáo và ngay cả trong cùng một tôn giáo. Chúng trở thành các hệ tư tưởng, hệ dức tin để người ta đồng nhất với họ, hoặc dùng nó để củng cố cảm nhận sai lầm về bản ngã. Vì vậy người ta cho rằng mình luôn “đúng” và những người khác là “sai”. Con người đã sáng tạo ra hình ảnh của “Thượng Đế” qua trí óc tưởng tượng hạn hẹp của chính mình. Một biểu tượng không-thể-diễn-bày đã bị quy thành một vị thần linh mà ta phải tin và tôn thờ.
Cho dù đã có biết bao nhiêu hành vi điên rồ nhân danh tôn giáo thì ở gốc rễ của những lời giảng này vẫn là ánh sáng của chân lý, đã chiếu qua tầng tầng lớp lớp những hiểu lầm và sự bóp méo. Để cảm nhận được nguồn ánh sáng này, ta phải chứng nghiệm được ánh sáng chân lý ấy trong chính mình. Và lịch sử lúc nào cũng có một số người đã chứng nghiệm được sự chuyển hóa trong nhận thức và nhận điện được trong mình những gì mà tất cả tôn giáo đều nói đến. Để mô tả cái chân lý không-thể- diễn-bày đó, họ đã dùng các khái niệm của chính tôn giáo mình. Qua các vị đó, các trường phái hay các trào lưu phát triển ngay trong chính nội bộ của các tôn giáo lớn và đây không những là một sự phục sinh, mà trong vài trường hợp, còn làm sáng tỏ hơn những chân lý trong các lời răn dạy cổ xưa. Hầu hết các trường phái này đều có tính chất phản kháng. Họ bác bỏ, dả phá tầng tầng lớp lớp những khái niệm chết cứng và các cơ chế đã củng cố những tư tưởng sai lạc, và vì vậy mà các hàng giáo phẩm đều nhìn họ với cặp mắt nghi ngờ và thù nghịch. Khác với các tôn giáo chính thống, những giáo lý của họ nhấn mạnh đến sự tỉnh thức và những chuyển hóa tự thân. Chính qua những trường phái hay trào lưu âm thầm này mà các tôn giáo lớn có thêm sức mạnh chuyển hóa, bắt nguồn từ những lời răn dạy cổ xưa, dù trong hầu hết các trường hợp, có rất ít người tiếp cận được những giáo lý chân chính này. Do đó, số lượng người tiếp thu chưa bao giờ đủ lớn để tạo nên một tác động có ý nghĩa lên sự mê mờ sâu đậm của tập thể. Trong khi đó, qua thời gian, một số trường phái đã không còn hữu ích nữa vì đã trở nên quá hình thức và đi theo những giáo điều quá cứng nhắc.
Vậy thì vai trò của các tôn giáo chính thống trong việc hình thành ý thức mới là gì? Nhiều người đã nhận thức được sự khác biệt giữa tâm linh và tôn giáo. Họ đã nhận thấy rằng có được một hệ tín ngưỡng – tập hợp của những tư tưởng mà ta xem là tuyệt đối đúng – sẽ không làm cho bạn có nhiều chất tâm linh hơn người khác, dù đó là tín ngưỡng gì. Thật ra thì khi bạn càng khép mình vào một hệ tư tưởng, vào một tôn giáo thì bạn càng tách rời với chiều không gian tâm linh ở trong bạn. Chúng ta thường dễ bị vướng mắc vào cạm bẫy này khi cho rằng chân lý chỉ là suy tư, nhất là khi bạn hoàn toàn tự đồng nhất mình với những suy tư ở trong đầu mình, hoặc thích tuyên bố rằng “tôi đã nắm được chân lý” khi không ý thức được rằng mình chỉ đang bảo vệ cho một hình ảnh của cá nhân mình. Họ không nhận ra những giới hạn của suy tư.[20] Dưới con mắt họ thì nếu bạn không tin theo hoặc suy nghĩ giống hệt như họ thì phần sai đã nằm về phía bạn và trong quá khứ, cách đây không lâu, họ hẳn sẽ giết bạn mà chẳng thấy có gì sai trái cả. Ngay cả trong thời đại này, vẫn còn rất nhiều người suy nghĩ và hành xử như thế.
Một chiều hướng tâm linh mới, tức là sự cải biến nhận thức, đang phát triển trên một quy mô rộng lớn, nằm ngoài cơ cấu của những tôn giáo đã được thể chế hóa hiện nay. Ngay trong các tôn giáo bị lý luận và suy tư chi phối thì vẫn có những nhóm thiên về tâm linh mặc dù hệ thống thứ bậc đã được thể chế hóa luôn cảm thấy bị đe dọa bởi những nhóm này và luôn tìm cách trấn áp. Như vậy, sự khai mở ra một chiều tâm linh có quy mô rộng lớn, thoát ra khỏi những cơ chế tôn giáo là một phát triển hoàn toàn mới. Điều này trước đây có thể là điều không tưởng tượng được, đặc biệt ở phương Tây, nơi trí năng chi phối nhiều nhất, nơi mà giáo hội Cơ dốc có uy quyền rất lớn đối với các trào lưu tâm linh. Ví dụ, bạn không thể tự dưng đứng lên nói chuyện về một đề tài tâm linh mà không có sự thỏa thuận trước với nhà thờ. Họ sẽ làm cho bạn im ngay. Còn giờ đây thì đã có những dấu hiệu thay đổi lớn ngay trong các nhà thờ và các tôn giáo. Đây là điều làm chúng ta rất ấm lòng và cảm thấy tri ân mặc dù đó mới chỉ là chút dấu hiệu cởi mở ban đầu.
Phần thì do những giáo huấn phát sinh bên ngoài các tôn giáo hiện thời, phần thì do sự xâm nhập của những giáo huấn cổ từ phương Đông, ngày càng có nhiều tín đồ các tôn giáo truyền thống ở Tây phương cởi bỏ được thái độ tự đồng nhất mình với hình tướng, với những giáo điều và những hệ tín ngưỡng khắt khe và khám phá ra được chiều sâu nguyên thủy trong chính truyền thống tâm linh của họ cũng như trong chính họ. Họ nhận ra rằng sự “giác ngộ về tâm linh” của họ chẳng liên quan gì đến những điều họ cần phải tin mà liên quan lớn đến cách sống của họ. Ngược lại, mức độ chín chắn về tâm linh của bạn sẽ hướng dẫn cách bạn hành xử và giao tiếp với người khác.
Những ai không thể vượt qua những hình thức bên ngoài của truyền thống tâm linh của mình thì họ ngày càng lún sâu vào các tín điều, tức là lún sâu vào thói quen suy tư. Giờ đây chúng ta đang chứng kiến không những một sự thâm nhập chưa từng thấy của một tâm thức mới mà còn là sự cố thủ và chống trả của bản ngã, tức là thứ tâm thức cũ ở trong ta. Một số tôn giáo sẽ mở rộng cửa để chào đón nhận thức mới này, một số khác thì sẽ khép kín để củng cố thêm vị thế suy tư của mình[21] và trở thành một bộ phận của những cơ cấu chống đối còn sót lại, qua đó bản ngã có tính tập thể sẽ tự bảo vệ cho nó, chống lại những gì có vẻ đe dọa cho bản ngã của tập thể ấy. Có những giáo phái tín ngưỡng về căn bản chỉ là những thực thể đầy tính chấp ngã, tự đồng nhất mình một cách cứng nhắc với những vị thế, quan điểm trong cách suy tư của họ, không cho phép những cách suy nghĩ mới đi vào.
Nhưng trước sau gì thì bản ngã cũ ở trong ta rồi cùng sẽ tự phân rã và tất cả những cơ chế đã được thiết lập vững chắc, cho dù đó là các cơ chế tôn giáo, tổ chức… cũng sẽ tự phân rã từ bên trong, dù hiện tại những nền móng ấy có vững chắc đến dâu.
Khi gặp sự khủng hoảng đến tận gốc, khi những lề thói xưa cũ trong cách giao tiếp với nhau và với thiên nhiên không còn tác dụng, khi mà sự tồn vong bị đe dọa bởi những thử thách tưởng chừng không vượt qua được, thì một cá thể hay một loài sinh vật hoặc là bị diệt vong hoặc vượt qua được những giới hạn của điều kiện sống của mình bằng một bước nhảy vọt trong quá trình tiến hóa.[22]
Người ta cho rằng sự sống trên hành tinh này phát xuất từ biển. Khi trên mặt đất chưa có sự sống thì biển khơi đã tràn ngập các giống loài. Một lúc nào đó một số sinh vật ở ngoài biển đã mạo hiểm tràn lên bờ. Sau khi bò lên bờ được vài mét, chúng quá kiệt sức và phải trở lại với mặt nước. Sau bao nhiêu cố gắng liên tục, cuối cùng rồi chúng cũng bắt đầu thích nghi với dời sống trên mặt đất, chân mọc ra thay cho vây để đi chuyển và phổi hình thành để thở, thay thế cho mang của loài cá. Sở dĩ chúng dám mạo hiểm tiến vào một môi trường lạ lẫm như thế và phải trải qua những biến đổi sâu sắc như thế có lẽ vì phải đối điện với một tình huống rất cấp bách. Chẳng hạn như nước biển ở nhiều nơi có thể rút cạn đi qua hàng ngàn năm, buộc tôm cá phải rời nơi cư trú và tiến hóa.
Làm sao để thích nghi với một cuộc khủng hoảng tận gốc rễ đang xảy ra và đe dọa chính sự tồn vong của chúng ta? Đây cũng là thách thức của nhân loại ngày nay. Lần đầu tiên sự sinh tồn của chính hành tinh này đang bị đe dọa bởi sự băng hoại của thứ lý luận và tư duy mang đầy tính chấp ngã.[23] Sự tha hóa này, dù đã được Đức Phật nêu lên cách đây gần 2.600 năm, ngày nay đang được nền khoa học kỹ thuật hiện đại làm cho trầm trọng thêm. Mãi cho đến gần đây thì những chuyển hóa về nhận thức chỉ xảy ra ở một thiểu số người thuộc nhiều tôn giáo hay văn hóa khác nhau. Tuy nhiên sự phát triển toàn điện và rộng khắp của tâm thức mới chưa xảy ra vì tình thế chưa bắt buộc.
Nhưng rồi sẽ đến lúc rất nhiều người sẽ nhận ra – nếu họ chưa nhận ra – rằng nhân loại đang đứng trước một chọn lựa nghiệt ngã: tiến hóa hay diệt vong. Sự cáo chung của những mô thức trí năng xưa cũ và sự trỗi dậy của một chiều nhận thức mới đã và đang xảy ra trong đại đa số, càng ngày càng dông hơn.
Giờ đây những gì đang trỗi dậy không phải là một cơ chế tín ngưỡng mới, một tôn giáo mới, hay một câu chuyện thần thoại mới… mà chính là sự chấm dứt các thứ đó. Sự chuyển hóa này sâu sắc hơn những gì đang nằm ở trong đầu bạn, sâu sắc hơn những suy nghĩ của bạn. Thực vậy, ngay tâm điểm của thứ nhận thức mới là sự vượt thoát lên những suy tư nhằm nhận ra một chiều không gian sâu lắng ở trong bạn mà chắc chắn là rộng lớn, bao la hơn là suy tưởng. Từ đó bạn không còn cố đi tìm nhân cách hay cảm nhận về chính mình qua những dòng suy nghĩ miên man, mà khi còn ở trong vòng kiềm tỏa của thứ nhận thức cũ, bạn cứ luôn lầm tưởng rằng bạn chỉ là những suy nghĩ miên man đó. Quả là một sự giải thoát khi bạn nhận ra rằng “Ồ, tiếng nói luôn vang vọng, ồn ào ấy ở trong đầu không phải là Tôi”. Vậy thì Bạn là gì? Là phần nhận ra tiếng nói ấy. Bạn chính là nhận thức nằm đằng sau những ý nghĩ; bạn chính là không gian trong đó những ý nghĩ hay cảm xúc được biểu hiện.
Bản ngã chẳng qua chỉ là sự tự đồng nhất mình với hình tướng, chủ yếu là với những dòng suy tư ở trong bạn. Nếu quả điều Ác là một cái gì có thật thì định nghĩa của nó là: hoàn toàn tự đồng nhất với hình tướng: với vật chất, với cách suy nghĩ sai lầm, và với những cảm xúc tiêu cực ở trong mình. Điều này dẫn đến sự hoàn toàn mất nhận thức về khả năng tiếp cận của chính mình với mọi thứ chung quanh, cũng như với Cội Nguồn. Chính sự lãng quên này là khổ đau và mê mờ, là tội lỗi nguyên thủy mà Thánh kinh đã ám chỉ. Khi sự mê mờ này chi phối những gì bạn nói, nghĩ và làm thì thế giới mà bạn tạo ra sẽ là một thế giới gì? Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy nhìn xem mọi người đã đối xử với nhau như thế nào, hoặc dọc thêm về lịch sử, hay xem tin tức trên truyền hình.
Nếu cách suy nghĩ cũ của bạn không thay đổi, thì cho dù bạn có làm gì đi nữa thì bạn cũng chỉ luôn tái tạo lại cùng một thế giới cũ, cùng những thói xấu và những tha hóa mới mà về căn bản là giống với thế giới trước đây.
Tên cuốn sách này xuất phát từ một lời tiên tri trong Thánh kinh mà giờ đây có vẻ phù hợp hơn bao giờ hết. Lời tiên tri có ghi ở kinh Tân Ước và Cựu Ước nói về sự sụp đổ của trật tự thế giới cũ đồng thời với sự trỗi dậy của một thế giới mới và một cõi trời mới. Cõi trời mới ở đây không phải là một địa điểm mà thực ra đó là một cách nhận thức mới trong tâm thức của con người. Đây là ẩn nghĩa của đanh từ này, và đây cũng là điều mà Chúa Jesus muốn nói. Còn thế giới chỉ là sự biểu hiện bên ngoài, dưới muôn vàn hình tướng, và luôn là những phản ánh bên trong của tâm thức bạn. Tâm thức của con người và sự sống trên hành tinh này có liên quan nội tại với nhau. “Cõi trời mới” chính là sự xuất hiện của một thứ tâm thức mới và “thế giới mới” chính là sự phản ánh của tâm thức mới này qua thế giới vật chất. Vì cuộc sống của con người và nhận thức của con người thật ra là một, là Nhất Thể với sự sống trên hành tinh này, nên khi thứ nhận thức cũ đã biến mất thì sẽ có những biến đổi đồng bộ về mặt địa lý và khí hậu ở nhiều nơi trên thế giới như những gì chúng ta đang chứng kiến.