Vương Phác nói:
- Cha đừng vội hỏi con muốn dùng thủy quân để làm gì? Con chỉ muốn hỏi cha đã từng nghe hai cái tên Cố Tam Ma Tử và Xích Cước Trương Tam chưa?
- Đương nhiên là ta đã từng nghe rồi.
Tôn Truyền Đình nói:
- Nói đến Cố Tam Ma Tử và Xích Cước Trương Tam, bách tính ở Giang Nam không ai là không biết, không ai là không hay. Lão phu lần này đi tuần, nghe thấy hai cái tên này cũng rất nhiều, có thể nói là như sấm dậy bên tai.
Vương Phác lại hỏi tiếp:
- Vậy cha có biết Cố Tam Ma Tử và Xích Cước Trương Tam hiện đang ở đâu không?
Thần sắc của Tôn Truyền Đình khẽ thay đổi, trầm giọng nói:
- Chắc là không phải ở Nam Kinh chứ?
Vương Phác đáp:
- Chúng chính xác là đang ở Nam Kinh, hơn nữa còn ở ngay trong nội thành!
- Vậy còn chờ gì nữa?
Tôn Truyền Đình nói:
- Vậy chúng ta phải mau chóng tập hợp binh lính, phong tỏa thành bắt người!
- Bắt người?
Vương Phác không cho đây là một ý kiến đúng:
- Tại sao phải bắt người?
Tôn Truyền Đình nói:
- Bọn chúng chính là đầu mục hải tặc gian ác nhất Giang Nam, nếu bắt được bọn chúng chính là trừ họa cho dân.
Vương Phác cười khẩy nói:
- Con nói Tôn lão đầu này, cha đã đánh trận cả một đời rồi, tại sao lại có thể suy nghĩ đơn gian như vậy? Bắt được Cố Tam Ma Tử và Xích Cước Trương Tam là có thể giải quyết được hết vấn đề sao? Nhầm rồi, cha bắt được Cố Tam Ma Tử thì sẽ xuất hiện Cố Tứ Ma Tử, cha bắt được Xích Cước Trương Tam thì sẽ lại có thêm Xích Cước Trương Ngũ.
Tôn Truyền Đình đùng đùng nổi giận:
- Khốn kiếp! sao con có thể nói với ta những lời như vậy được?
- Cha đừng có nóng quá, con vẫn còn chưa nói hết cơ mà!
Vương Phác nói tiếp:
- Cái gì gọi là trừ hại cho dân? Cố Tam Ma Tử và Xích Cước Trương Tam cướp thương thuyền, ngư thuyền là không giả, nhưng bọn chúng chưa bao giờ gây hại cho lão bách tính, không tin cha có thể đi xung quanh vùng Thái Hồ để biết thêm thông tin, hoặc cũng có thể đi hỏi những ngư dân vùng duyên hải.
Tôn Truyền Đình cả giận nói:
- Nhưng dù sao đi chăng nữa thì chúng vẫn là hải tặc, hơn nữa bây giờ là chúng đi tới nộp mạng, lẽ nào chúng ta lại không bắt chúng?
- Không thể bắt!
Vương Phác lắc đầu nói:
- Cha, con hỏi cha câu này, ngoài Vạn Tuế Gia giàu có tứ hải ra thì trên đời này loại người nào là giàu có nhất?
Tôn Truyền Đình nói:
- Chuyện này còn phải nói nữa sao, đương nhiên là Hoàng thân quốc thích rồi.
- Nhầm to!
Vương Phác nói:
- Người giàu có nhất trên đời này chính là hải tặc, bởi vì chúng làm kinh doanh một đồng vốn mà vạn đồng lời.
Trong lòng Tôn Truyền Đình khẽ dao động, nói:
- Tểu tử thối! Ý của con là…
- Haha!
Vương Phác đắc ý cười lớn:
- Tôn lão đầu, cuối cùng thì người cũng hiểu ra vấn đề rồi đó!
Tôn Truyền Đình ngẫm nghĩ một chút, trầm ngâm nói:
- Đây cũng là một cách hay, nhưng… con có nắm chắc không vậy?
Vương Phác nói:
- Nắm chắc cả mười phần thì không có nhưng năm phần thì được.
Tôn Truyền Đình nói:
- Chỉ có nắm chắc năm phần thôi sao? Như vậy thì khác gì là chúng ta đang đánh bạc?
Vương Phác nói:
- Bạc không bao giờ có chuyện từ trên trời rơi xuống, không mạo hiểm thì không làm nên chuyện.
- Đúng vậy.
Tôn Truyền Đình nói:
- Sự việc trọng đại, lần này lão phu sẽ đích thân dẫn binh mở đường.
- Cha không cần phải đi, việc nên làm bây giờ là cha hãy ở trấn Nam Kinh chiêu mộ tân binh.
Vương Phác nói:
- Đây cũng là việc lớn cấp bách, Lưu Tặc cũng đã tấn công và chiếm được toàn bộ tỉnh Hà Nam, sau thời gian nghỉ ngơi và điều chỉnh binh mã thì nhất định chúng sẽ vòng lại tấn công mấy tỉnh xung quanh. Phượng Dương mặc dù là có Mã Sĩ Anh trấn thủ, như nếu Sấm tặc thực sự đích thân dẫn đại quân tiến công đến thì con e rằng cũng sẽ không trụ được vài ngày. Ngộ nhỡ đại quân của Lưu tặc đánh đến bờ bắc Trường Giang, chỉ dựa vào hơn một vạn tinh binh Đại Đồng thì rất khó có thể chống đỡ được.
Điều mà Vương Phác lo lắng không phải là không có căn cứ.
Sau khi Lý Tự Thành công chiếm được Hà Nam rất có thể là sẽ trực tiếp chỉ huy tấn công Giang Nam, bởi vì sau khi chiếm được Giang Nam giàu có, đội quân nông dân sẽ thu được rất nhiều lương thực, trái lại triều Đại Minh sẽ bị mất đi sự ủng hộ to lớn về thuế phú của Giang Nam. Với những tai họa cứ liên tiếp xảy ra như vậy, tốc độ diệt vong càng nhanh hơn.
Trên thực tế những lo lắng này của hắn đúng là có thật.
Trong thành Khai Phong lúc này, một trận tranh cãi đang diễn ra nảy lửa với hai luồng ý kiến trái chiều.
Chủ tọa quân sư Ngưu Kim Tinh và tâm phúc phụ tá Cố Quân Ân đề nghị Lý Tự Thành giữ đại tướng trấn giữ Hà Nam, sau đó thống lĩnh nghĩa quân chủ lực đánh hạ Đồng Quan thẳng tiến tới Quan Trung. Sau đó lấy Quan Trung làm căn cứ chỉ huy, tiến thẳng đến U Yến, sau đó lệnh cho thượng tướng đuổi từ Hà Nam đuổi theo quân Bắc Thượng, hai đường giáp công, một đòn đánh hạ Bắc Kinh, tiêu diệt Đại Minh.
Quân sư Tống Hiến Sách và đại tướng Lý Nham lại chủ trương Nam thì lấy Giang Đông, cho rằng chiếm được Giang Đông sẽ có hai cái lợi lớn: thứ nhất là lương bổng sung túc, thứ hai là sẽ cắt đứt được nguồn viện trợ thuế phú của Đại Minh, theo đó có thể đẩy nhanh tốc độ tiêu diệt Đại Minh.
Lý Song Hỷ và Điền Kiến Tú và rất nhiều tướng dưới trướng của Lý Tự Thành lại ủng hộ lấy Quan Trung làm trọng. Lý do rất đơn giản, bọn họ đều là đại tướng tâm phúc theo chân Lý Tự Thành từ Thiểm Tây đi chinh chiến khắp nơi, họ đương nhiên là hi vọng có thể sớm điều quân trở về Quan Trung, sau đó với tư cách là những người chiến thắng xuất hiện trước mặt bọn cường hào đã từng ức hiếp họ.
Có thể nói là, ý kiến của Ngưu Kim Tinh và Cố Quân Ân chiếm được ưu thế hơn.
Nhưng Lý Tự Thành lại cứ do dự mãi chưa đưa ra quyết định, phải đến hai tháng sau Lý Tự Thành mới đưa ra quyết định, hạ lệnh cho Lý Quá, Lý Nham và Tống Hiến Sách ở lại trấn giữ Hà Nam, sau đó đích thân thống lĩnh năm mươi vạn đại quân hùng hậu giết đến Đồng Quan. Người thúc đẩy Lý Tự Thành đưa ra quyết định cuối cùng này không phải là do những lời khuyên can khổ đắng của Ngưu Kim Tinh, càng không phải là không tin tưởng Lý Nham mà là vì Lưu Tông Mẫn.
Sau khi Lý Nham có được thêm 8 nghìn kỵ binh trong tổng số gần 3 vạn quân tinh binh thì dã tâm của Lưu Tông Mẫn càng ngày càng lớn, dần dần y không còn quá nghe theo Lý Tự Thành sai khiến nữa. Sau khi đánh hạ Khai Phong, Lý Tự Thành đã lệnh cho Lưu Tông Mẫn thống lĩnh quân xuất quân đi tiên phong đến Phổ Thành, uy hiếp sườn Đồng Quan, nhưng Lưu Tông Mẫn lại lấy lí do đại quân của Hạ Nhất Long, Mãnh Như Hổ áp sát mà từ chối.
Lý Tự Thành đương nhiên là không thể dễ dàng bỏ qua cho Lưu Tông Mẫn dám ngang nhiên khiêu khích quyền uy của y, thế nên mới quyết định điều quân trở về Quan Trung, thứ nhất là có thể lấy Quan Trung là căn cứ nghĩa quân, thứ hai là có thể thu phục loạn thần tặc tử Lưu Tông Mẫn.
Nhưng đây đều là sự việc xảy ra vào cuối năm thứ 15 đầu năm thứ 16 của vua Sùng Trinh. Khai Phong của hiện tại thì đang là nơi xảy ra những trận tranh luận hết sức căng thẳng, còn Lý Tự Thành vẫn cứ do dự chưa quyết.
Thái Bình Môn - Nam Kinh
Đội gia đinh kia từ ngõ Điếu Ngư đi đón Đổng Tiểu Uyển đã đến cổng nội thành.
Bả tổng giữ cổng thành vừa nhìn thấy cảnh tượng vội vàng hấp tấp của hơn mười tên gia đinh này rất khả nghi nên vội chặn đường lại hỏi:
- Đi đâu? Ai ở trong kiệu?
- Mắt chó ngươi bị mù à!
Đầu lĩnh gia đinh tát cho Bả tổng giữ cổng thành một cái, hung tợn mắng:
- Có biết chúng ta là ai không? Đến người của Đề đốc nha môn mà ngươi cũng dám chặn đường, ngươi ăn gan trời hả? Có tin là ta đây đạp cho ngươi một cái không?
Tên Bả thủ này cũng là một kẻ chỉ dám bắt nạt kẻ yếu, tự dưng lại bị ăn một cái tát như vậy lập tức bụm mặt không dám lên tiếng nữa. Mấy tên lính đằng sau vốn là cũng định lên giúp một tay nhưng chứng kiến cảnh vừa rồi lập tức rụt trở về.
Những người đi đường và bách tính gần đó thì trợn mắt há hốc mồm.
Từ đời Tống Minh đến nay, Giang Nam văn phong cường thịnh, tôn trọng lễ nghi, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu mà sau khi Hồng Thừa Trù hàng Thanh nói Giang Nam dân phong ảm đạm yếu đuối, truyền hịch có thể bình ổn được.
Ở Giang Nam, không những những thương nhân nhỏ cũng đối xử nho nhã, lịch sự với bách tính, mà ngay cả cường hào ở đây cũng không giống như ở những nơi khác, họ không hề dám trêu ghẹo phụ nữ. Bởi ở phong tục, tập lệ của Giang Nam không cho phép, phàm là người thì ai cũng cần sĩ diện, nếu ai đó dám làm những chuyện như là dọa nam nạt nữ thì sẽ bị mọi người chỉ trỏ, bàn tán, cuối cùng sẽ là những trận đòn của mọi người.
Cho nên, những hành động không nói đạo lý của đám gia đinh này lúc nãy là rất hiếm thấy ở Giang Nam, nên mọi người đi qua ai nấy cũng chỉ trò, bàn tán.
Đầu lĩnh gia đinh lại không để ý đến, hừ một tiếng, quát:
- Đi!
Tay y khẽ vẫy, hơn mười tên gia đinh còn lại nhanh nhẹn đưa kiệu nghênh ngang ra khỏi thành.
Về phần Đổng Tiểu Uyển, nàng ngồi trong kiệu, càng nghĩ thì càng cảm thấy sự việc có chút kỳ quái, thầm nghĩ Vương Phác sẽ không phải là người lỗ mãng, thô tục, gia đinh của nhà hắn lại vô lễ và không nói đạo lý như vậy? Ngồi trong kiệu nhẫn nhịn cũng khá lâu, cuối cùng không nén nổi tò mò, Đổng Tiểu Uyển vém tấm rèm kiệu lên, định là sẽ hỏi vài câu, nhưng cảnh vật bên ngoài đã khiến nàng giật mình kinh hãi.
Chỉ thấy đoàn người đã đi vào một con đường nhỏ bên bờ sông hoang vắng, cỏ lau hai bên héo úa, nào có phải đại lộ đi vào dinh của Đề đốc Yên Tử Cơ.
- Chúng ta đi đâu vậy?
Nàng liền la hỏi:
- cCó phải là mấy người đang đi nhầm đường rồi không?
- Không sai được.
Tên gia đinh cầm đầu ở phía trước quay đầu lại, cười ha hả, nói:
- Chính là con đường này.
- Các người…các người không phải là gia đinh của Phò Mã gia!
Đổng Tiểu Uyển đã ý thức sự việc không ổn, vội la lên:
- Rốt cuộc là các ngươi là ai?
- Chúng ta là ai?
Thủ lĩnh gia đinh cười cợt:
- Các ông đây là đàn ông, nếu như là giả nam, hề hề hề, tiểu nương tử, nàng có muốn thử hay không?
Tên này vừa dứt lời, đám gia đinh còn lại phá lên cười.
- Thả ta xuống!
Đổng Tiểu Uyển lo lắng đến mức sắp khóc lên:
- Các ngươi mau thả ta xuống!
- Xuống kiệu?
Thủ lĩnh gia đinh cười nói:
- Lên kiệu của ta thì dễ, chứ còn xuống kiệu thì không đơn giản như vậy đâu.
- Có ai không, cứu người.
Đổng Tiểu Uyển gấp gáp kêu lớn:
- Cứu tôi với!
- Lão Cửu, mau bịt miệng cô ta lại!
Thủ lĩnh gia đinh vội la lên:
- Đừng để cho nó hô loạn lên, các huynh đệ, nhanh chân lên, đừng để Đại Đương gia sốt ruột!
- Cửu ca! huynh mau bịt miệng con nhỏ này lại. Đừng quên là cái miệng bên dưới cũng phải bịt lại đó! Ha ha!
Những gia đinh chung quanh kiệu hoa lại bật lên những tràng cười khả ố.
Trong tiếng cười hả hê, một tên xông đến trước kiệu, nhanh chóng trói chặt hai tay của Đổng Tiểu Uyển, rồi nhanh chóng lấy một miếng vải bố nhét vào miệng nàng. Đổng Tiểu Uyển ra sức lắc đầu, nhìn gã này bằng ánh mắt khổ sở, hai hàng nước mắt cứ thi nhau lan dài trên má nàng.
Hành dinh Đề đốc, Yên Tử Cơ.
Một người đám ông trung niên đứng núp ở đằng sau cái cây đại thụ cách cửa lớn không xa, lén lén lút lút nhòm vào bên trong hành dinh Đề đốc. Một tên gác cổng rất nhanh đã phát hiện ra hành vi lén lút, mờ ám của gã, liền nhanh chóng kéo gã từ sau cây đại thụ ra, quát hỏi:
- Ngươi đang làm gì đó?