Thiên Tống

Chương 250-3: Giao dịch (3)

Âu Dương nói:

"Trong Tống quân sẽ đối xử ôn hòa với dân chúng, nhưng sẽ hung ác không gì sánh được với những người ngoại địa. Nếu có hứng thú có thể đến xem tiền tuyến của ta một chút. Tống đang đánh nhau với Liêu đấy."

Thương nhân nhanh chóng nhìn vào ánh mắt lạnh như băng của các binh sĩ ở bên cạnh mình. Vừa nhìn họ đã biết Âu Dương không phải đang nói nhăng nói cuội. Cơ bắp của những người này vô cùng rắn chắc.

Mặc dù thân hình không cao, nhưng bên trong lại bừng bừng sát khí, vô cùng nguy hiểm. Một vài binh sĩ bị mất mất một cánh tay còn lạnh lùng hơn, thương nhân càng nhìn càng rét run, vội hỏi:

"Âu Dương, các ngươi có bao nhiêu đội quân giống như thế này?"

"Ở chỗ ta có khoảng hai mươi vạn, ở tiền tuyến là một trăm ba mươi vạn. Còn có số binh lính phân bô rải rác ở vùng biên giới, duyên hải, gom hết lại cũng khoảng hai mươi vạn."

Âu Dương nói:

"Ví dụ như hạm đội Hàng Châu mà ngươi đã biết kia. Chúng ta là một đất nước lương thiện, có quan hệ hữu hảo với các nước dọc Địa Trung Hải. Nhưng lại xảy ra việc hải tặc đến cướp bóc. Chúng ta cảm thấy rất đáng tiếc vì đã để co mọi người phải nhìn thấy khía cạnh tàn nhẫn của chúng ta."

Ngày hôm kia Âu Dương mới được biết, thôn hải tặc bị tàn sát đẫm máu lần đó không phải là thôn hải tặc thực sự, mà chỉ là nơi đám hải tặc tạm thời trú chân, vậy thì nên gọi nó là một tiểu trấn hải cảng.

Dân cư ở đó có khoảng một vạn một nghìn người, số lượng thi thể thực tế là một vạn một nghìn ba trăm người. Đây là một sự hiểu nhầm, một sự hiểu nhầm xảy ra do bất đồng ngôn ngữ.

Cũng có thể là do sự hướng dẫn sai lầm trước đó của Âu Dương liên quan đến tập tính cướp bóc trên biển ở Châu Âu đã dẫn đến một cuộc tàn sát thảm khốc. Chuyện này ghi lại trên lịch sử cũng chẳng vẻ vang gì, nhưng Âu Dương không có ý định làm sáng tỏ.

"Âu Dương ngươi quá khách sáo rồi. Đám cướp bóc Bắc Âu chạy tán loạn ở Địa Trung Hải và biển Ả - rập nên được giáo dục."

Có thể nhận ra thương nhân không có ấn tượng tốt với cái trấn nhỏ thuộc quốc gia mình ấy.

Đang nói chuyện thì Lưu Kỵ đuổi theo kịp và hỏi:

"Đại nhân, lúc nào thì đại nhân mới nói với Hoàng Thượng cho chúng ta trở về Tây Bắc, ở Đông Kinh chán chết đi được."

"Chuyện này không phải một mình ta nói là xong."

Âu Dương nói:

"Chiếu theo quy tắc, phải đổi nơi đóng quân ít nhất năm năm."

"Năm năm?"

Lưu Kỵ ai oán:

"Các huynh đệ, mau rút đao kiếm ra cho Âu đại nhân xem thử đi, đều rỉ sắt cả rồi."

"Rào!"

Cả đám quân rút đao ra khỏi vỏ.

"Thu đao về cho ta, lóa hết cả mắt."

Âu Dương gật đầu:

"Ta giúp ngươi nghe ngóng là được chứ gì? Thực ra ngươi cũng không cần phải vội. Trước mắt phải củng cố phía Nam sông Địch. Đến lúc phải ứng phó với Khiết Đan, người Nữ Chân, còn phải xua đuổi Thiên Tộ Đế đến Đông Kinh, ngươi còn sợ Hoàng Thượng sẽ quên mất tài năng đánh trận của ngươi sao? Hàn tướng quân cũng nói rồi, công đồn không hợp với ngươi. Người cứ lo chỉnh đốn binh ngũ cho tốt đi là được."

Lưu Kỵ nghe Âu Dương nói như vậy liền ra lệnh:

"Thu!"

"Rào"

Toàn bộ thu đao vào vỏ, hiệu lệnh nghiêm minh, trước sau đều nhịp.

Âu Dương thấy mặt sắc mặt tái mét của các thương nhân, nói:

"Hiểu nhầm thôi, bọn họ không có ý gì khác đâu. Họ nói với ta họ không muốn bảo hộ Hoàng Đế, chỉ muốn ra chiến trường giết giặc, nói bọn họ đã lâu không có giết người, đao kiếm đều rỉ sắt hết rồi."

"À."

Thương nhân lau mồ hôi. Tên tiểu tử này du ngoạn ở Tống quốc cả một năm trời mới chịu về nước, viết du kí ba la Tống. Hắn viết ở trong sách, nhân dân Đại Tống lương thiện, hiếu khách, có lễ nghĩa.

Nhưng quân đội Đại Tống thì vô cùng dã man, không giây phút nào họ không khát khao được chiến đấu với giặc ngoại xâm, lấy tử trận trên chiến trường làm vinh quang. Thượng Đế độ trì, may mà Đại Tống không phải do các tướng quân lỗ mãng này làm chủ.

Họ có kỷ luật nghiêm minh, vũ khí tiên tiến, từ ánh mắt của họ có thể nhìn ra đây là đội quân vô cùng đáng sợ. Trong Đại Tống có có gần hai trăm vạn binh sĩ như vậy. Con số này tuy rất đáng sợ, nhưng nghĩ tới việc họ có năm nghìn năm trăm vạn nhân khẩu, thì số binh sĩ kia cũng chiếm tỉ lệ không quá cao.

Tên tướng quân trẻ tuổi này đã ở trong quân sĩ Thản Đinh Bảo đánh bại Thập tự quân, giết chết bốn nghìn chiến sĩ Thập tự quân, còn quân đội của hắn lại không có bất kì tổn thất nào. Trong mắt chúng ta thì thấy đây giống như kỳ tích, nhưng trong mắt họ lại là chuyện đương nhiên.

Việc quỳ lạy ở Đại Tống cũng không được lập thành quy tắc. Lúc thương đoàn thấy Triệu Ngọc ở trong Hoàng Cung đều không cần quỳ lạy. Điều khiến mọi người kinh ngạc là Triệu Ngọc còn rất trẻ tuổi, dung mạo tuyệt trần.

Rất khó tưởng tượng được Hoàng Đế của một quốc gia có quân đội và nhân dân như thế lại là một nữ tử. Trước mặt mọi người, Triệu Ngọc nói, Âu Dương chen vào vị trí ở bên cạnh Cửu Công Công phiên dịch. Nói đến chuyện thiết lập bến tàu, Âu Dương nói:

"Hoàng Đế của chúng ta rất dân chủ, nếu các ngươi không thống nhất ý kiến, vậy thì sẽ áp dụng cách thức bỏ phiếu. Những nơi chúng ta đề xuất là Hàng Châu, Dương Châu, Tuyền Châu, Quỳnh Châu."

Âu Dương giới thiệu sơ lược về tình hình của các cảng khẩu, mọi người đều nhất trí thiết lập cảng khẩu giao thương ở Hàng Châu. Sau đó là một vài tình tiết khác. Ví dụ như Âu Dương có thể dẫn họ đến Hàng Châu tham quan một vòng, hạm đội của họ có thể bảo đám thợ thuyền đi cùng chiến hạm đến Hàng Châu trước.

Triệu Ngọc làm động tác nhỏ, dùng ngón tay quắc Âu Dương lại, nhỏ giọng hỏi:

"Khanh có dịch nhầm không đấy? Trẫm bảo khanh hỏi bọn họ ăn no chưa, bọn họ lại giống như là đang nổi lên tranh chấp vậy. Nói thế nào thì họ cũng là khách nhân phiêu bạt trên biển cả một năm trời."

"Bệ hạ yên tâm đi."

Âu Dương nhỏ giọng đáp:

"Họ không có truy cầu ăn uống, chỉ muốn xin người cho dùng cảng Hàng Châu làm cảng giao thương."

"Hừ, Trẫm còn chưa tìm khanh để tính sổ chuyện khanh và Lương Hồng Ngọc dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng đấy."

Âu Dương vội nói:

"Cái này chứng minh vi thần trọng tình trọng nghĩa."

Triệu Ngọc nói:

"Chuyện này có thể lớn mà cũng có thể nhỏ, khanh không được làm bừa, nếu không đừng ép Trẫm phải động tay."

"Vâng!"

Âu Dương phiên dịch:

"Hoàng Đế của ta nói, mọi người từ phương xa đến đây, chịu nhiều cực khổ. Đại Tống có câu nói thế này: Có thực mới vực được đạo. Ăn ngon, cũng cần phải no nữa. Bệ hạ, kính rượu nào."

Triệu Ngọc nâng chén rượu, đứng dậy và nói:

"Mời!"

Âu Dương phiên dịch:

"Hi vọng chúng ta có thể giao thương lâu dài, làm sâu sắc thêm giao lưu văn hóa giữa các bên. Cạn chén vì tình hữu nghị dài lâu của chúng ta."