Thiên Tống

Chương 166-2: Chuyện vặt hồi hương - Thượng (2)

Vì Âu Dương dù sao cũng chỉ là quan bát phẩm tép riu, để phòng có người lời qua ý lại, nên tri châu không dám ra mặt trọng đãi. Vài ngày sau, Âu Dương rời đi, Chu An sắp xếp đội kỵ mã đưa Âu Dương đến Tân Thành.

Theo logic thông thường thì khi kinh tế phát triển rồi, thì tỉ suất nảy sinh cướp giật ở quy mô lớn sẽ ít dần đi, với lại đoàn người của Âu Dương cũng không phải là những kẻ ngồi không xơi nước, không cần Chu An phải cho người đưa đi như thế.

Nhưng Chu An vẫn rất kiên định, theo lời của ông ấy thì đoạn đường chính ở đây đang trong giai đoạn sửa chữa, cũng là đoạn đường chính để nối với đất liền, có người của ông ấy đi cùng thì lộ trình sẽ suôn sẻ hơn một chút.

Do nền kinh tế là một khối thống nhất, nên các huyện đều sẽ điều những nông dân nông nhàn ở trong huyện mình đi tu sửa những tuyến đường chính. Đây là cách làm mà họ học hỏi được của Dương Bình, nông nhân có thể tăng thêm thu nhập, sau đó lại chuyển đổi thành phí tiêu dùng, kéo theo đó là sự phát triển của kinh tế.

Mới lập xuân, cây nông nghiệp vẫn chưa được ra đồng, nên tuyến đường chính rất là lộn xộn. May mà có mười mấy người do Chu An cử theo, luôn luôn điều tiết ở phía trước nên đoàn người của Âu Dương cũng không mất quá nhiều thời gian, ở nơi đông đúc, các đoàn vận chuyển hàng hóa đều ưu tiên để cho người của Âu Dương đi qua trước.

Lương Hồng Ngọc bước ra hít thở không khí trong lành rồi nói:

"Quan nhân, việc tu sửa đường này mất bốn tháng, dùng đường trong tám tháng, rất không thỏa đáng a."

"Việc sử dụng con đường này quá độc ác, hơn nữa lại chỉ là con đường được rải bằng những viên đá nhỏ trên đất vàng. Đừng nói là những hàng hóa có trọng lượng lớn, cho dù chỉ là khách qua đường hoặc là trời mưa thôi cũng đủ để khiến cho con đường này có chỗ lồi chỗ lõm rồi."

Đây cũng là vấn đề chung của cả Đại Tống. Mà hiệu dụng lớn nhất của bộ binh sương quân chính là sửa đường. Âu Dương cảm thấy thật đáng xấu hổ, không biết phải xử lý bùn đất như thế nào, cũng không biết làm sao để tạo ra nhựa đường, chứ đừng nói gì đến việc làm ra bánh xe cao su.

Bên này còn ổn hơn một chút, Tần Phượng lộ chiến tranh liên miên, vì vận chuyển vật tư mà vận dụng đến mấy mươi vạn sương quân và lao công. Việc sửa đường cho rộng rãi, thoáng đãng cũng tốn khoảng mấy chục vạn quan tiền. Nói cách khác là: nếu đất nước không có chiến tranh thì người bị đánh chính là hậu cần.

"Theo như ta thấy thì trà và gạo không nói làm gì. Nếu như là gà, vịt hay là trái cây, thì chỉ cần nán lại một chút thời gian trên con đường này thôi, tiền sẽ giống như dòng nước ngược cho mà xem.”

"Đông Nam còn đỡ hơn một chút vì ngoài đường bộ còn có đường thủy nữa. Phương Bắc mới đáng để phiền lòng."

Âu Dương cười và nói:

"Ngươi đừng coi ta là người vạn năng, đối với con đường này ta thực sự không có cách nào để giải quyết cả."

Do việc xây dựng công nghiệp mà dẫn đến sự xuất hiện của một lượng lớn các xe chở hàng. Dùng súc vật cũng có mà lợi dụng sức người cũng có, cho dù là có người dẫn đường đi chăng nữa thì đoàn người Âu Dương cũng mất chừng mười ngày mới đến được Tân Thành.

Âu Dương đã suy nghĩ kĩ rồi, khi trở về có đánh chết hắn cũng sẽ đi đường thủy. Lần đi đường bộ này chẳng qua là để được một lần hồi tưởng lại cái cảm giác tự do khi rời khỏi nhà lúc trước mà thôi.

Đội ngũ đón tiếp bọn họ khi đến Tân Thành thật là hùng hậu, đến chiêng, trống, dây pháo v..v. cũng bày ra hết. Những thân hào nông thôn có mặt mũi đều đến đón tiếp Âu Dương. Bề ngoài như vậy là khá ổn.

Dù sao thì đây cũng là chuyện nên làm. Không kể chuyện Âu Dương đang làm quan, chỉ cần nghĩ đến chuyện người này đã đầu tư mười vạn quan để địa phương trở thành nơi thu hái trà thì động thái này của họ đã là chuyện nên làm rồi. Số tiền đầu tư này không chỉ là mười vạn thôi đâu.

Mười vạn mà Âu Dương đưa cho họ chính là số vốn đầu tư để trở thành cổ đông, đồng thời cũng sẽ do thương nhân bên phía Dương Bình quản lí. Cứ luân chuyển như vậy thì tiền tự khắc sẽ nhiều lên.

Một sản nghiệp sẽ kéo theo một chuỗi sản nghiệp, khi đó giá trị cũng sẽ không đơn giản là một cộng một nữa. Mà quan phủ địa phương cũng biết Âu Dương là vị thấp nhưng quyền cao, vả lại, Tân Thành giàu có sẽ khiến cho họ có năng lực coi đồng tiền chỉ là đống rác rưởi, nên họ cũng sẽ tiếp đãi khá niềm nở.

Lương Hồng Ngọc ở bên cạnh Âu Dương và tươi cười:

"Đây chính là áo gấm về làng."

"Sai rồi, là sách lược với hoàng ân rộng mở của các trang báo do Huệ Lan biên tập."

Bá mẫu của Âu Dương chỉ là nằm bất động ở trên giường, chứ không phải là bệnh sắp chết. Âu Dương đáp lại yêu cầu của Huệ Lan mà trở về. cô ấy miêu tả bản hắn như là một kẻ háo danh. Lúc Triệu Ngọc vừa nhìn thấy liền nghĩ: thì ra ngươi thích điều này, vậy thì dễ xử lý rồi. Do vậy mà ngày sau của Âu Dương cũng dễ sống hơn

Nhân vật đầu tiên phải đến thăm hỏi nhất định là thầy giáo, nếu lần này về quê và đi qua cửa nhà thầy giáo mà không vào thì rất có khả năng sẽ bị hạch tội. Điều này không được quy định trong luật pháp, nhưng việc toàn dân coi trọng lễ nghi và đạo đức lại là điều không thể thiếu. Thầy giáo sớm đã ở trong Quốc Tử Giám đợi Âu Dương đến thăm. Âu Dương bước vào làm đầy đủ các bậc lễ nghĩa nên thầy giáo cũng khá hài lòng.

Nhưng thầy vẫn răn dạy như trước:

"Năm ấy ta dạy ngươi cái chữ là vị sự học to lớn, cũng vì nghĩ ngươi không câu nệ tiểu tiết, học tất cả những gì có thể học được ở trong thiên hạ. Bất cứ việc gì cũng phải học trước mới hành sau, như vậy thì chúng ta mới nắm được ba phần chắc chắn ở trong tay. Tuy nay ngươi chỉ là một viên quan nhỏ bé, nhưng vẫn có thể coi như là rường cột của nước nhà. Nhất định không được vì những vật ngoài thân mà làm lỡ tiền đồ của mình."

"Thầy dạy chí phải."

"Có chút trăng hoa cũng coi như là tiểu Nhã*. Nhưng ta nghe nói trong thời gian ngươi ở Tây Bắc, lưu luyến thú vui kinh doanh, thì đây lại là chuyện không nên chút nào cả. May mà có công nên mọi sự mới qua đi, về sau nhớ phải cẩn thận hơn nữa."

*Tiểu Nhã: Tên gọi chung cho các bài thơ thuộc Kinh Thi được sử dụng trong các buổi tiệc không quan trọng lắm-> Tật xấu không đáng ngại.

"Lời thầy dạy là chân lí."

"Còn nữa, trung quân ái dân là bổn phận của người làm quan. Ngươi kháng chỉ bất tuân, tuy quân lệnh ở bên ngoài có chút bất thụ, nhưng bất kì chuyện gì cũng phải chú ý đến cái gọi là nhân quả. Lần này ngươi bình an không có nghĩa là lần sau cũng sẽ như thế. Ta tặng ngươi bốn chữ "thao quang dưỡng hối*", ngươi cũng nên biết suy xét thiệt hơn. Đây đều là đạo lý đối nhân xử thế của kẻ làm quan."

"Thầy dạy chí phải."

"Còn nữa, trung quân ái dân là bổn phận của người làm quan. Ngươi kháng chỉ bất tuân, tuy quân lệnh ở bên ngoài có chút bất thụ, nhưng bất kì chuyện gì cũng phải chú ý đến cái gọi là nhân quả. Lần này ngươi bình an không có nghĩa là lần sau cũng sẽ như thế. Ta tặng ngươi bốn chữ "thao quang dưỡng hối*", ngươi cũng nên biết suy xét thiệt hơn. Đây đều là đạo lý đối nhân xử thế của kẻ làm quan."

"Thầy dạy chí phải."

* Thao quang dưỡng hối: Trong chữ Hán cổ có chữ: thao hối 韜 晦 nghĩa là có tài có trí mà giữ kín đáo không cho người ta biết mình (Từ điển Thiều Chửu, tr.679).

Trung Quốc thực hiện phương châm ấy của Đặng Tiểu Bình như ta biết, tránh “vác cờ đi đầu”, “xuất đầu lộ diện”, đưa kinh tế vượt lên, chuẩn bị quân sự, tuy nói là không có ý “tranh bá”, nhưng rõ là họ đang “chờ thời”.

"Uhm!"

Thầy giáo rất hài lòng với thái độ này của Âu Dương:

"Hôm nay ngươi hãy ở lại đây dùng bữa nhé."

"Vâng!"