Theo ý A Thái, chàng muốn vợ con cùng đến nhiệm sở với mình nhưng bà nội nàng không chịu. Mà nàng thì cũng chẳng muốn xa chồng chút nào. Bởi thế, hai vợ chồng mới ở trong phòng buồn khóc, lòng dạ ngổn ngang.
Bọn thị nữ thấy tình cảnh bi thảm như vậy, vội chạy tới báo cho bà Hỉ Tháp Thích. Bà Thích lại lên báo cho bà nội nàng biết. Bà phi từ tỏ vè ngạc nhiên sợ hãi nói:
- Ấy thế thì hỏng. Khóc mãi để chết mất cháu cưng của già này ư?
Chưa nói hết câu, bà đã vội đứng dậy. Bà Nạp Thích cùng bà Hỉ Tháp Thích hề hai bên đỡ cho bà đi tới phòng cô cháu gái lớn. Đằng sau thì bốn nàng dâu với vài đông thị nữa đi theo.
Cô cháu gái lớn đang khóc nghe nói bà nội tới, vội lau nước mắt, chạy ra đón tiếp. Bà phi tử thấy nàng đầu tóc rũ rượi, áo xiêm rách rưới, bèn kêu lên:
- Như thế không được đâu! Bọn chúng mày có hai đứa, mới lấy nhau được vài tháng mà đã đảnh nhau rồi ư?
Vừa nói xong, bà liền giơ cao cây gậy trúc vụt vào lưng, vào đầu chàng rể A Thái mà nói:
- Cháu gái tao đẹp như nàng tiên, thế mà mày lại đám đánh nó ư?
Cô cháu gái thấy bà nội nối nóng đánh chồng, vội chạy tới đỡ lấy cây gậy trúc. Đoạn nàng kể việc xé áo khuyên chồng của mình cho bà nội nghe. Bà phi tử nghe xong, vỡ lẽ, gật gật đầu nói:
- Ừ! Có thế mới gọi là con gái của dòng họ quan đô đốc chứ!
Bà nói xong, quay đầu lại bảo A Thái:
- Hừ. Ông ngoại cháu có ý tốt, muốn cho cháu một chức quan. Tại sao cháu lại lưu luyến vợ con mà không chịu đáo nhiệm. Thằng cháu rể yêu quý của bà ơi, cháu nên hăng hái ra đi, bà nội sẽ thế cháu nuôi dưỡng vợ con cho cháu, cháu yên lòng. Con vợ cháu được bà nội cưng nhất đấy. Cháu ra đi, vợ cháu ở nhà, đã có bà nội. Bà nội cam đoan với cháu rằng bà nội sẽ nuôi nó mập ú như con heo quay cho mà xem.
Bà phi tử nói đến đây cả nhà ai nấy cười rộ lên. Độc chỉ có một mình A Thái vẫn còn nghẹn ngào tuôn lệ. Bà phi tử lấy làm lạ, cật vấn chàng. Chàng không còn giữ được nỗi niềm riêng, bèn oà lên khóc. Chàng còn quỳ xuống trước mặt bà, đem cái ý muốn đem theo vợ con đến nhiệm sở trình bày cho bà rõ. Vợ chàng cũng nhân cơ hội quỳ xuống cạnh chồng, nài nỉ. Bà phi tử thấy vậy, thở dài nói:
- Tốt đôi lắm! Nữ tâm ngoại hướng! Cháu bà cũng bỏ bà mà đi ư?
Bà vừa nói xong thì hai hàng lệ tuôn rơi trên má. Mọi người vội xúm quanh khuyên bà. Bà Hỉ Tháp Thích đỡ bà về phòng.
Bà phúc tấn Lê Đôn Ba Đồ Lỗ ở lại trong phòng, bàn tính với con gái. Hai vợ chồng A Thái luôn miệng khẩn cầu mẹ cho cùng đi với nhau tới Cổ Tượng thành. Bà phúc tấn Lễ Đôn đành chiều theo ý con, lại mách cho con gái cầu khẩn với chồng.
Ông Lễ Đôn tỏ ra thông hiểu đạo lý nên cười nói:
- Con gái gả cho gà thì theo gà, gả cho chó thì theo chó, chứ tại sao lại cấm nó theo chồng được?
Thế rồi, ông chọn ngày làng tháng tốt để tiễn đưa hai vợ chồng lên đường.
Hôm ra đi, trong nội đường có bày tiệc tiễn hành. Hai ông bà nhạc gia của A Thái không dám khóc. Chỉ có bà phi Giác Xương An và phúc tấn Tháp Khắc Thế, Hỉ Tháp Thích là khóc đến sưng cả mắt. Đô đốc Giác Xương An một lúc sau mới tới.
Ông cũng nét mặt chẳng được vui.
Ba anh em Lễ Đôn, Tháp Khắc Thế và Giới Kham sợ cha mẹ quá thương tâm e xảy ra chuyện liền thúc giục hai vợ chồng A Thái gấp rút lên đường. Các bà phúc tấn tiến qua cổng lớn rồi từ biệt, còn bọn bối lặc đưa mãi ra ngoài thành mới chia tay. Duy chỉ có đô đốc Giác Xương An và ông Tháp Khác Thế đưa cháu mãi tới Cổ Tượng thành mới quay về.
Đô đốc Giác Xương An về đến Kiến Châu thành thì được thêm tin mừng là Vương Cảo vừa được Minh triều phong làm Kiến Châu hữu vệ đô đốc chỉ huy sứ. Các bối lặc cùng Chương Kinh miền Kiến Châu đều kéo tới chúc mừng. Cảo mở tiệc rượu nhậu nhẹt say sưa suốt ba ngày mới tan. Đô đốc giác Xương An hồi đó đã già lại nhiều bệnh. Ông lại thường nhớ cô cháu gái lớn cho nên thân thể ngày một hao mòn. Ông bèn trao quyền đô đốc lại cho người con thứ tư là Tháp Khắc Thế rồi cáo lão về vườn, không màng đến việc công nữa.
Từ khi Vương Cảo được làm chỉ huy sứ thì nhiều nơi tới đầu phục, không cần phải quan tâm gì lắm. Vương Cảo là người như thế nào mà nhiều kẻ sợ như vậy? Cảo tính rất nóng nẩy, hung tợn, đi đến đâu là đem ngay bỉnh lực ra áp chế đến đấy.
Từ khi được Minh triều phong chức, Cảo càng ngày càng hống hách, ngang tàng. Ngay cả đô đốc Kiến Châu vệ có khi cũng không chế ngự nổi Cảo. Nhờ vậy, đất đai thu phục được của Cảo đã có một diện tích khá lớn. Quan tổng binh nhà Minh thấy Cảo cũng có phần sợ hãi. Nhiều lúc sang Trung Quốc tiến cống, Cảo có coi bọn quan lớn nhà Minh ra cái gì đâu. Theo thể lệ tiến cống thì hàng năm mở hội chợ ở đất Phủ Thuận.
Nơi đây, các bộ lạc phải đem thổ sản tới dâng cống. Bọn quan lớn nhà Minh ngồi trên sảnh đường để thu nhận. Đồ tiến cống thường là: ngựa thượng thặng một con, gạo thưởng năm thạch, lụa năm tấm, vải năm tấm. Ngựa trung bình một con, gạo thưởng hai thạch lụa hai tấm, vải hai tấm. Ngựa câu một con, gạo thưởng hai thạch, vải một tấm.
Mỗi khi đem đồ tiến cống, Cảo thường lấy loại ngựa xoàng làm loại ngựa thượng thặng để kiếm thưởng. Bọn quan lớn nhà Minh dù có biết cũng phải lờ đi mà nhận. Không ngờ Vương Cảo càng ngày càng làm tàng. Các bối lặc của các bộ lạc đều nhất luật đứng dưới thềm sảnh phủ để đợi các quan lớn Minh triều xem xét đồ tiến cống ban thưởng xong thì vào tiệc, lúc đó mới tha hồ nhậu nhẹt say sưa. Duy chỉ có Cảo là bất chất luật lệnh. Cảo chẳng cần đợi các quan làm triều Minh phải thưởng cho hay không, cứ leo phắt lên ghế ngồi, lấy rượu thịt ra nhậu đại chẳng thèm đợi ai.
Bọn tả hữu thấy Cảo có vẻ dữ tợn hung ác, cũng chẳng muốn làm khó dễ. Song Cảo, no say rồi lại cứ đập bàn phá ghế, chửi bới om sòm. Bọn quan lại của nhà Minh thấy Cảo nát rượu, bê bối bèn bao tả hữu dìu Cảo xuống thềm, một mặt thông báo cho đô đốc Kiến Châu vệ đừng sai Cảo đi tiến cống nữa.
Đô đốc Kiến Châu vệ lúc đó là Tháp Khắc Thế biết Vương Cảo to gan dám chửi bới bọn quan lại nhà Minh, lấy làm khoái chí lắm. Bởi vậy qua năm sau, Thế vẫn sai Cao đi tiến cống như trước. Chuyến này Cảo còn làm tàng hơn. Cao nhậu say rồi chửi bới, đập phá, thậm chí ỉa đái cả ra sảnh đường. Thế mà bọn quan lại nhà Minh cũng chẳng dám làm gì, cả đám đều bắt chước theo, trở thành ngang chướng lếu láo, không còn coi quan lại của Minh triều ra gì nữa.
Đến năm Long Khánh, Minh triều có một vị quan rất can trường. Hôm tiến cống ông đã có dự phòng trước, sai một số lớn binh sĩ túc trực ở hai bên sảnh phủ rồi ngồi đường bệ giữa sảnh, Vương Cảo ngất ngưởng từ ngoài bước vào, nết nào tật nấy, chạy bừa lên sảnh. Bỗng có tiếng hét lớn từ hai phía hông sảnh, đồng thời bọn thí vệ trên sảnh quay ngang ngọn giáo hất Cảo xuống thềm. Đến lúc xét ngựa của Cảo thì chỉ thấy toàn ngựa gầy, vị quan Minh liền cho gọi Cảo lên sảnh, thống trách một hồi rồi trả ngựa cho Cảo, chẳng thưởng gạo vải cũng chẳng thưởng rượu thịt. Cảo xấu hổ, mặt sa sầm, buồn bực trở về. Lòng oán hận không biết xì ra đâu, nên khi đi đường, Cảo gặp ai chém nấy. Bách tính miền quan ngoại bị Cảo giết kêu khổ vang trời.
Quan tổng binh nhà Minh biết rõ như vậy nhưng ông lại cho là vị quan Minh kia không tốt, bèn tâu về triều khiến vị quan này bị Minh hoàng đế cách chức. Cảo hay tin, từ đó lại hống hách, ngang tàng gấp bội. Thế rồi cứ mỗi lần đi tiến cống, Cảo mang theo nhiều quân sĩ đến gây rối quanh vùng Phủ Thuận. Lúc chợ ngựa tan rồi, Cảo đã không rút binh mà còn đi lùng bắt dân Minh đem về dinh, trói lại, để bắt chuộc, cứ mỗi người mười con trâu. Nếu chuộc trễ, Cảo giết luôn kẻ đó!
Hôm đó, có một người lái buôn sau khi đi chợ ngựa liền tới miền ải Dương Khoan Điện thuộc vùng Thanh Hà để mua bán.
Lúc đi qua dinh của Cảo, người lái buôn bị Cảo bắt vào dinh trói lại, cháu ngoại của ông ta tên gọi Bùi Thừa Tố, vốn làm quan ở Phủ Thuận, được tin đó liền tới dinh của Cảo cầu xin.
Cảo bèn mạo tự tích của ông ta dẫn dụ Tổ vào trong dinh, trói lại mổ bụng. Mấy tên quân đi hộ vệ Tổ cũng bị Cảo giết sạch.
Tin này đồn tới nha tống binh, quan tổng binh nổi trận lôi đình, một mặt tâu vê triều đình, một mặt điểm binh mã sửa soạn chém giết. Cảo bất pháp như vậy mà chẳng biết tiến lui, vẫn cứ gian dâm, cướp bóc, không có điều gì ác mà không làm.