Dư luận đồn đại đáng lẽ Chước không thoát khỏi tội thí quân, thế mà trái lại, Chước còn được thưởng thêm mới lạ.
Phương Tòng Triết tuyên bố với triều thần rằng theo di chỉ của Hoàng đế thì Chước có công đáng thưởng. Bên ngoài, dân chúng thì cho rằng chính Trịnh quý phi đã chủ mưu điều khiển cuộc thí nghịch này. Bởi vậy, Lễ bộ thượng thư Tôn Thận Hành, ngự sử Vương Anh Thuân, cấp sự trung Huệ Thế Dương đều dâng sớ buộc tội Phương Tòng Triết đã chủ mưu giết vua.
Lúc đó, Hy Tông hoàng đế đã tức vị. Ngài biết việc nước đã nát bét đến cùng độ, cho nên chẳng muốn truy cứu việc nhà cho thêm phần rắc rối. Thế là cái án giết vua rơi vào bóng tối, oan hồn của Quang Tông hoàng đế đành phải ngậm hờn nơi chín suối, chẳng biết đến bao giờ mới rửa được hận.
Lại nói Minh triều từ khi Dương Cảo binh bại, Trương tể tướng qua đời thì biến cố dồn dập xảy ra, chẳng lợi cho việc duy trì uy thế. Nào là việc bỏ bê triều chính của Thần Tông hoàng đế suốt hai chục năm, nào việc ngộ thuốc mất mạng của Quang Tông hoàng đế làm vua chưa được một năm, nào là việc lộng quyền của bọn thái giám, nào việc tham nhũng, đút lót hối lộ của bọn đại thần, nào việc khai mỏ đánh thuế bóc lột nhân dân… Tất cả đều khiến cho trời giận dân oán đến cực điểm, lại thêm việc tù đầy chém giết đảng viên các đảng Đông Lâm, đảng Tuyên Côn, vụ án viên thuốc hồng hoàn sôi nổi trong cung đình, càng làm cho triều đình rối loạn, nát bét như tương. Cả nước từ bậc đại thần cho đến hàng tục tử, ai cũng lo lắng đêm ngày đau khổ, lúc nào cũng như sống trong đe doạ sợ hãi.
Bởi thế chẳng còn ai có thì giờ nghĩ đến Mãn Châu nơi quan ngoại. Anh Minh hoàng đế nước Kim chờ cơ hội đó, một mặt sửa sang triều chính, một giao hảo với Mông Cổ, đồng thời chiêu binh mãi mã, tích thảo dồn lương, ngầm sai đoàn quân tiên phong tiến tới Thẩm Dương, trước hết đánh lấy hai toà thành Y Lộ, Bổ Hà ở mặt đông cũng như mặt tây Thẩm Dương.
Quân tình nguy ngập cấp báo về triều. Thần tông hoàng đế lúc đang mải mê chơi bời với bọn phi tần trong cung cấm, vừa được tin này, sợ hãi quá, chân tay run lên như bị một cơn sốt, lập tức ngài thăng điện triệu tập bá quan lớn nhỏ, bàn tính sách lược cự địch. Triều thần ngây mặt nhìn nhau, vô kế khả thi. May thay, trong bọn có người tiến cử Hùng Đình Bật có thể kham nổi trọng trách. Bật vốn người Giang Hạ, hiểu rõ tình hình biên phòng nơi quan ngoại.
Thần Tông hoàng đế chuẩn tấu vội hạ chỉ triệu Bật tiến kinh trao cho ấn tín Liêu Đông kinh lược sứ. Ngài còn tặng Bật cây kiếm Phượng Thương, cho phép Bật tiền trảm hậu tấu.
Nhưng sau khi tiễn Bật lên đường, ngài quay về thâm cung tha hồ thưởng thức rượu nồng gái đẹp, chẳng bao giờ hỏi tới những việc bên ngoài nữa.
Trong quãng hai mươi sáu năm dài đằng đẵng, đây là lần duy nhất ngài toạ triều, gặp mặt các đại thần để bàn tính công việc triều đình.
Lại nói quan kinh lược Hùng Đinh Bật sau khi vâng thánh chỉ thống lĩnh mười tám vạn quân ùn ùn kéo ra quan ngoại.
Vừa tới Sơn Hải quan, Bật được tin thám mã cho biết thành Tiết Lĩnh lại vừa thất thủ. Bật thúc giục đại binh tiến gấp.
Hành quân qua miền Liêu Dương, Bật thấy dân chúng tình cảnh thật đáng thương. Khi nhìn đến đoàn quân trú phòng đóng giữ các nơi cũng lạc lõng chạy trốn, Bật còn buồn hơn, bỏi vì quân chẳng ra quân, tướng chẳng ra tướng. Bật cả giận hạ lệnh bắt ba tên đào tướng là Lưu Ngộ Tiết, Vương Tiệp và Vương Văn Đĩnh trói vào cột, thẩm vấn rõ ràng rồi tức khắc chặt đầu đưa tới khắp các dinh trại để thị chúng. Bọn binh sĩ hoảng hồn bạt vía, từ đó tên nào cũng tuân lệnh răm rắp.
Bật một mặt huấn luyện quân sĩ, một mặt đôn đốc chế tạo chiến xa, hoả pháo, quật hào đắp thành. Bật lại chia mười tám vạn quân ra đồn trú các nơi hiểu yếu như ái Dương, Thanh Hà, Phủ Thuận, Sài Hà, Tam Phân, Trấn Giang.
Một hôm, được tin quân Mãn kéo tới đồn Phụng Tập, chỉ cách Thẩm Dương có 45 dậm, Bật kinh lược vội thống lĩnh đại binh, thừa lúc đêm khuya tuyết xuống đầy trời, tiến tới Thẩm Dương. Một mặt Bật vỗ yên bách tính, mặt khác đối trận cùng quân Mãn.
Lại nói Anh Minh hoàng đế lúc đó đã dò xét được nguồn gốc của Bật, biết Bật là một tay hảo hán của Trung Nguyên nên không dám tiến binh, truyền lệnh rút quân về báo vệ Hưng Kinh. Minh triều quân tình thuận lợi, tưởng phen này có cơ cứu vãn uy tín cho triều đinh, không ngờ giữa lúc đang tập trung lực lượng sửa soạn tấn công thì Bắc Kinh liên tiếp gửi ra mấy đạo dụ cách chức Bật, đồng thời phái Viên Ứng Thái tiếp nhiệm chức Liêu Đông Kinh lược sứ! Thế là hết! Hết một cơ hội ngàn năm một thuở cho Minh triều!
Kinh lược sứ Hùng Đình Bật tiếp thánh chỉ, không thể không giao binh quyền ấn tín. Bật buồn rầu chán nản trở về, khi tới kinh sư mới biết mình bị cách chức chỉ vì có thông đồng với đảng viên đảng Đông Lâm. Thần Tông hoàng đế lúc đó lại đã chết, triều đình rối tinh như nồi canh hẹ. Bật đành thở dài cho vơi nơi buồn chán rồi quay về nhà cuốc đất trồng khoai cho qua ngày đoạn tháng.
Tin Hùng Đình Bật bị cách chức, Viên Ứng Thái lên tiếp nhiệm kinh lược sứ một hôm bay tới tai Anh Minh hoàng đế.
Ông vỗ tay cười lớn, tỏ vẻ sung sướng đến cực độ. Ông nói với quần thần:
- Ta vốn chỉ e có thằng cha họ Hùng. Nay hắn đã cút về vườn cuốc đất trồng khoai thì còn gì khiến ta phải quan ngại nữa chứ. Thằng nhãi họ Viên chỉ là một tên văn quan, hiểu thế nào được binh pháp mà đánh đấm?
Nói đoạn ông hạ lệnh cho đại binh tiến chiếm đồn Phụng Tập. Tướng Minh giữ đồn là Lý Bỉnh Thành khai thành cự địch.
Anh Minh hoàng đế chia Bát Kỳ binh mã ra làm đôi. Cánh tả bốn kỳ xuất chiến với Thành còn cánh hữu bốn kỳ tiến đánh Hoàng Sơn. Độc một mình Tứ bối lắc đem một toán tân binh đánh thẳng tới Võ Tĩnh Doanh. Cuối cùng, chính Anh Minh hoàng đế tự thân thống lĩnh đại binh vây thành Thâm Dương. Mặt khác ông ước hẹn với Mông Cổ đem binh đánh phá tây bắc.
Hai bên kịch chiến mười ba ngày, thành Thẩm Dương tan vỡ, Anh Minh hoàng đế tiến binh tới Liêu Dương. Kinh lược sứ Viên Ứng Thái lúc đó thống lĩnh quân Minh triều tại Liêu Dương được tin Thẩm Dương thất thủ hoảng hồn bạt vía, vội triệu tập tướng lĩnh lớn nhỏ bàn tính kế sách giữ thành. Tuần án, ngự sử tên gọi Trương Khuyên hiến kế:
- Trước khi giặc tới ta nên mau tháo nước sông Thái Tử hà vào các thành hào cho đầy. Dọc theo bờ hào bày nỏ pháo, tiểu thương rồi chia quân lo giữ vùng mọi nơi. Lại phái phân thủ đạo Hà Đình Khôi đem năm ngàn người ngựa đóng chân tại mé đông bắc ngoài thành để tạo thế ỷ giốc.
Mé đông bắc thành vốn có một toà núi, gọi Mã Yên Sơn. Đấy là đường cuống họng tiến tới Liêu Dương.
Hà Đình Khôi vốn là viên võ tướng có tên tuổi, cho nên mới được phái đi đóng giữ nơi hiểm yếu này. Nói tới vị tướng quân họ Hà, ai cũng phải để ý tới một điểm đặc biệt. Đó là ông tuy có máu anh hùng nhưng lại mê gái. Ông có hai vị phu nhân một bà đàn giỏi, một bà hoạ tài. Hai bà ngày đêm bầu bạn với ông không rời nửa bước. Mỗi bà lại sinh cho ông một cô con gái, cô nào cũng xinh đẹp và giống mẹ như đúc. Ông cưng chiều hai cô con gái, do đó càng cưng chiều hai bà mẹ. Bởi vậy, được lệnh đi Mã Yên Sơn, ông băn khoăn thương nhớ, làm sao mà bỏ được bốn cái bửu bối này. Đứng trước hội nghị đủ mặt văn quan võ tướng ông nói cứng ở lỗ mồm nhưng thực ra sắc mặt ông đã tái. Viên Ứng Thái biết rõ cái tâm bệnh của ông nên hứa cho đem theo gia quyến ở trong dinh. Lời nói họ quả đúng tìm đen của ông, khiến ông cảm kích quá đến mềm nhũn cả người ra. Ông chỉ nói được có một câu để tỏ lòng tri ân với người thượng cấp hiểu mình và biết thương mình:
- Mạt tướng xin lấy cái chết để tận trung báo quốc!
Nói đoạn ông đem binh ra khỏi thành tức khắc.
Lại nói phía quân Mãn, Anh Minh hoàng đế được tin đầy đủ, bèn đem pháo ra vượt đò qua sông Thái Tử hà, cất ngay một toà đại doanh trên núi Đông Sơn, cùng Minh binh giao chiến hoả pháo. Quân Minh bắn trả dữ dội lúc đầu nhưng về sau xem chừng đuối sức. Anh Minh hoàng đế đích thân đem tám ngàn bộ tốt đánh phá cửa tây thành, một mặt ước hẹn với Mông Cổ đánh phá cửa đông. Ngài còn sai Đại bối lặc đem đánh tả Tứ Kỳ đánh thẳng tới Mã Yên Sơn.
Lại nói tướng quân họ Hà của Minh triều khi kéo tới Mã Yên Sơn định đóng quân ở chân núi, nhưng nghĩ tới nghĩ lui ông lo ngại hai bà thấy đánh nhau mà sợ nên kéo quân lên trên đỉnh núi, để hai bà ở trong toà cổ "Nương nương miếu", rồi sai một vài trăm tên quân đóng tạm phía dưới làm thám tử lượm tin và báo tin.
Không ngờ đại bối lặc của quân Mãn bất chấp cả đêm khuya đạp trên tuyết mà tiến quân. Mấy trăm tên thám tử của quân Minh ngủ kỹ chẳng biết gì, bị quân Mãn lượm sạch.
Khi quân Mãn tiến tới đỉnh núi thì Hà tướng quân đang mơ màng bên cạnh hai bà vợ đẹp, mói giật mình tỉnh giấc. Ngài vội nhảy chồm dậy xách gươm tính xông ra, nhưng đã muộn. Quân Mãn vây kín khắp các mặt đến một con kiến nhỏ cũng khó lọt, huống hồ ngài tướng quân họ Hà lớn bằng cả triệu lần chú kiến. Hà tướng quân không cách nào khác, chỉ còn biết đứng trên đỉnh núi mà xem quân Mãn diễu võ dương ai dưới kia, tỏ ý không cần tấn công ngài.
Qua ngày thứ ba, Hà tướng quân bỗng thấy thành Liêu Dương lửa cháy ngụt trời. Ngài biết rằng đại sự đã hỏng rồi nên chẳng còn tâm trí nào lo liệu được cho vợ con, bèn hò hét, đốc thúc quân binh liều chết xông xuống núi. Khốn thay quân Mãn quá đông, lại là quân thắng trận sẵn có hùng khí nên quân ngài kẻ chết, người bị bắt đến không còn một mống. Ngay chính ngài cũng bị bắt trói ké, hai tay quặt ra sau. Ngài tức quá mở mồm chửi oang oang. Quân Mãn nối khùng nhảy bố lại băm ngài như băm viên, chỉ còn lại một đống thịt lộn máu bầy nhầy trên mặt đất. Hai phu nhân trên núi được tin chồng đã chết, mỗi bà ôm một cô con mình chạy ra sau miếu nhảy xuống giếng tự tử chết cả.
Người sau vừa cảm động vừa kính phục hai bà, đổi tên miếu này thành Song liệt phụ miếu, đặt bài vị thờ phụng. Đó là việc sau.
Người sau vừa cảm động vừa kính phục hai bà, đổi tên Miếu này thành Song liệt phụ miếu, đặt bài vị thờ phụng Đỏ là việc sau.
Lại nói khi quân Mãn đánh phá cửa tây thành Liêu Dương, khi lọt vào rồi liền phóng hoả đốt cháy ngụt trời. Trong thành bấn loạn. Viên Ứng Thái không thể cứu, liền chạy lên địch lầu, ý muốn nhảy xuống chân thành tự vẫn. Tuần án ngự sử Trương Thuyên đứng mé sau vội chạy lên nắm giữ lại. Thái, lệ chan hoà đôi mắt, nói với Thuyên:
- Hạ thần vâng chịu ân của thánh thượng đã nhiều, thế mà không báo hộ được thành trì, lý đương nhiên phải lấy thân tuẫn quốc. Tướng quân được ký thác mọi việc nơi biên ngoại, bới vậy khi tại hạ chết rồi, tướng quân hãy thu thập tàn binh lui về giữ Hà Tây.
Nói đoạn, Viên kinh lược rút bội đao đâm cổ mà thác. Trương Thuyên ôm lấy thảy Viên kinh lược, khóc lóc thảm thiết một hồi, rồi xốc trên tay định mang xuống khỏi địch lầu. Nhưng quân Mãn đông như kiến từ bốn phía tiến lên bắt Thuyên, đưa tới trước mặt Anh Minh hoàng đế. Thuyên dậm chân cất tiếng chửi bới om xòm, tứ bối lặc đứng cạnh, nổi giận, giơ đao chém phắt, đầu Thuyên rớt phịch xuống đất.
Sau trận đánh này, Minh binh đại bại, một mảnh giáp không còn. Hơn 72 thành về mạn đông sông Liêu Hà đều đầu hàng quân Mãn. Đại thắng, lại mở rộng được biên cương, Anh Minh hoàng đế bèn rời đô tới thành Liêu Dương.
Tin thất thủ thành Liêu Dương báo tới Bắc Kinh. Hy Tông hoàng đế lo sợ bàng hoàng, dậm chân đấm ngực suốt ngày. Hôm sau, ngài lâm trào, mở cuộc bàn thảo kế sách cự địch với quân Mãn. Đại thần Lưu Nhất Cảnh xuất ban tâu xin phục chức cho Hùng Đình Bật như cũ, lại tiến cử Vương Hoá Thần làm tuần phủ Liêu Đông. Nhà vua nhất nhất đều y tấu lập tức sai người về quê gọi Bật về Kinh.
Hy Tông hoàng đế ngự yến ở thiên điện, lại phong Bật làm Liêu Đông kinh lược sứ, thống linh hai chục vạn quân lên đường chinh chiến. Hải quân đóng dọc suốt vùng Sơn Đông, Đặng Châu, Lại Châu cũng được lệnh thuộc quyền điều động của Bật.
Lúc đại binh xuất phát, Minh đế đích thân tiễn Bật ra khỏi thành, thưởng một chiếc Kỳ Lân chiến bào và bốn rương vóc lụa. Một bữa yến lớn được tổ chức ở ngoài thành. Hôm đó có đủ mặt văn võ đại thần cùng với nhà vua dự tiệc tiễn hành.
Hùng kinh lược cho Vương Hoá Thần thống suất đại binh đi trước ra quan ngoại. Còn mình thì đi với bốn ngàn tên thân binh từ từ tiến về ngả Liêu Đông dọc đường quan sát địa thế, thăm hỏi dân tình. Khi đến Quảng Ninh, Hùng kinh lược vào trong nha kinh lược. Qua ngày thứ hai, Vương Hoá Thần đến yết kiến. Kinh lược họ Hùng bèn hỏi tới tình hình quân sự. Thần cho biết đã phân phối thành sáu doanh đóng dọc suốt tây ngạn sông Liêu Hà. Họ Hùng nghe qua, tỏ vẻ không vừa ý bảo:
- Liêu Hà đất hẹp khó giữ, đồn nhỏ khó chứa đại quân. Theo quân tình hiện nay, ta nên cố thủ Quảng Ninh mới phải. Nếu chia quân đồn trú bên sông, quân chia tất vô lực. Thảng hoặc địch quân dùng khinh kỵ qua sông, đánh chiếm một dinh tất dinh đó không địch nổi. Một dinh đã bại thì sáu dinh đều bại. Quảng Ninh lúc đó cùng sẽ bại theo, không có cách gì cứu được.
Hùng kinh lược nhắc đi nhắc lại ba bổn lần, giải thích đi giải thích lại, nhiều lần nhưng Thần, tính vừa tự ái vừa ương ngạnh, chẳng thèm nghe theo vẫn đóng quân như cũ tại Liêu Hà, mặc họ Hùng với bốn ngàn quân ở Quảng Ninh.
Họ Hùng thấy Thần không tuân lệnh nhưng nghĩ rằng y là một viên quan tuần, mình phải thận trọng chẳng nên làm mất lòng y. Ông đành viết sớ dâng về triều để báo cáo quân tình theo bổn phận.