ỘT ĐÊM MƯA, PHẢI, ĐÓ LÀ một đêm mưa. Người thầy học cũ của tôi tìm tới căn gác trọ của tôi. Ở quê nhà, thuở làm học trò, tôi hằng kính yêu thầy vì thấy hiện ngang như một dũng sĩ đời Xuân Thu. Thầy dạy sử, dành thì giờ nửa năm học giúp chúng tôi nhập hồn mình vào hồn sử. Thầy không cần chúng tôi nhớ niên lịch và tên húy của các ông vua, nhất là vua triều Nguyễn. Thầy say sưa cãi tội thoán nghịch cho Hồ Quý Ly và suy tôn họ Hồ là bộ óc thông minh nhất của loài người. Thầy nói: các anh chưa biết Thành Nhà Hồ chứ tôi đã được vinh dự leo lên. Tôi chưa biết Vạn Lý Trường Thành ra sao chứ Thành Nhà Hồ tôi coi là một công trình vĩ đại của dân tộc chúng ta. Nếu Hồ Quý Lý có cái giang sơn của Tần Thủy Hoàng, Vạn Lý Trường Thành sẽ che kín Tây bá lợi á, Hồi, Ấn, Miến, Thái, Lào, Việt, đâu chỉ ngăn riêng rợ Hồ. Tiếc thay, vĩ nhân Hồ Quý Ly sinh tại đất hẹp, không thỏa vươn chí lớn của người Việt. Này các anh, xe jeep chạy trên mặt Thành Nhà Hồ vượt nhau đủ lối. Những người viết sử không hề kết tội Thành Nhà Hồ xây dựng bằng xương trắng máu đỏ của hàng triệu dân đen. Vậy Hồ Quý Ly nồng ấm nhân bản. Dân ta ít ỏi, chết nhiều quá, lấy đâu cự nòi Hán chó sói. Các anh hiểu tôi nói không? Người Tây phương bắt đầu nể phục Đông phương. Nhưng mắt họ kém, họ chỉ nhìn thấy Ấn Độ, Trung hoa và Nhật Bản. Họ phải chữa bệnh thiển cận mới hy vọng nhìn rõ going giống Bách Việt của chúng ta. Bọn thực dân Pháp bị mù. Lên rừng, xuống biển nước ta chúng vơ toàn vàng bạc nên mắt chúng mờ đi. Bọn viết sử Pháp thì thông manh một cách hỗn láo. Văn minh của chúng ta gieo khắp thế giới. Các anh muốn tôi chứng minh không? Nói riêng về ngân hàng, tín dụng, Hồ Quý Ly là sư tổ của nhân loại rồi. Thầy tôi ca ngợi tổ tiên khiến chúng tôi hãnh diện. Và, hãnh diện hơn, hôm Phòng Nhì Pháp bắt thầy trong giờ dạy sử. Tôi không được học thầy từ đó. Cũng từ đó, tôi ham thích môn Việt sử. Ít lâu sau, nghe tin thầy dạy học ở miền khá xa. Cho đến khi tôi bỏ nhà giang hồ vào Nam.
Thầy tôi và biết nơi tôi trọ. Tôi cảm động vô cùng. Hai thấy trò hàn huyên đủ thứ chuyện. Cuối cùng, thầy tôi giảng tiếp những bài sử dang dở. Thầy nói về một Hồ Quý Ly thứ hai, một nhà cách mạng quốc gia cực đoan sẽ làm thay đổi hẳn khuôn mặt lịch sử hiện đại. Tôi lắng tai nghe. Hồn gửi phương xa. Ngỡ mình đang múa trống hội lớn. Rồi tôi ngủ thiếp. Sáng sau, thức dậy, thầy tôi đã bỏ đi tự lúc nào. Ông gửi lại mảnh giấy: Anh Hoài, rất tiếc không đợi anh từ giã. Tôi phải đi sớm. Tôi chưa nói hết với anh những gì tôi còn muốn nói. Anh suy nghĩ thật kỹ câu chuyện đêm qua. Không thể long bong tiêu phí ngày tháng. Cần mang hia bày dặm làm lại lịch sử. Con đường dân đạo chờ tuổi trẻ các anh. Hãy đền ơn quê hương, dân tộc tất cả nhiệt tình của các anh. Kẻo ân hận và lỡ dịp. Bởi vì, như mọi người, các anh sẽ già nua, bệnh hoạn và chết. Thầy tôi không chịu nói đi đâu và bao giờ trở lại. Hành trang của thấy bí mật quá. Thầy y hệt Tiêu Sơn tráng sĩ Quang Ngọc mờ mờ ảo ảo. Thầy đến cùng mưa và đi cùng nắng. Tôi chợt nhớ những hiệp sĩ chống bọn vua chúa tàn ác trong lịch sử tiểu thuyết của nước tôi. Thầy tôi đang đóng vai hiệp sĩ, một mình một ngựa, ruổi rong trên đường gió bụi. Tôi bắt yêu cái hình ảnh hiệp sĩ thầy tôi. Tôi mê thầy tôi. Thầy lấp kính nỗi bơ vơ của tuổi trẻ tôi. Tôi tương tư thầy, mong được theo thầy leo lên Thành Nhà Hồ nhìn kỷ nguyên sáng tạo mới. Tôi thật nông nổi nhẹ dạ và chí tình. Tôi yêu lấy nhanh, thương lấy vội.
Và tôi đã lên rừng vào dịp cỏ hoang tự do mọc xanh um trong khu vườn cấm. Ở rừng buồn bã và cực khổ. Sống tầm thường như bất cứ một di dân nào, chúng tôi nhận thực phẩm tiếp tế cảu nước bạn qua trung gian chính phủ nước tôi, nhưng phi trường là âm mưu đập nát cả nước bạn lẫn xóa bỏ chính hiệp sĩ, một mình một ngựa, ruổi rong trên đường gió bụi. Tôi bắt yêu cái hình ảnh hiệp sĩ thầy tôi. Tôi mê thầy tôi. Thầy lấp kín nỗi bơ vơ của tuổi trẻ tôi. Tôi tương tư thầy, mong được theo thầy lên Thành Nhà Hồ nhìn kỷ nguyên sáng tạo mới. Tôi thật nông nổi nhẹ dạ và chí tình. Tôi yêu lấy nhanh, thương lấy vội.
Và tôi đã lên rừng vào dịp cỏ hoang tự do mọc xanh um trong khu vườn cấm. Ở rừng buồn bã và cực khổ. Sống tầm thường như bất cứ một di dân nào, chúng tôi nhận thực phẩm tiếp tế của nước bạn qua trung gian chính phủ nước tôi, nhưng phi trường là âm mưu đập nát cả nước bạn lẫn xóa bỏ chính phủ! Và sẽ đập nát mọi ý đồ thống trị nước tôi của hai khối mạnh nhất thế giới. Chúng tôi làm châu chấu Lý Thường Kiệt! Chúng tôi đương đầu, cùng lúc, bốn trận tuyến văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội. Bằng lý thuyết của lãnh tụ đã ra người thiên cổ và bằng gạo, sữa, phó mát hẩm mốc của đế quốc! Trời ơi, không thể nào diễn tả nổi sự háo hức của tuổi trả tôi trước cám dỗ tuyệt vời cảu cách mạng cứu nước. Hai mươi tuổi, cậu trai dễ tin tưởng một cách mãnh liệt, sẵn sang hô muôn năm, hy sinh, quyết thắng trong những cuộc chiến đấu hư ảo chống lại cả những mục đích không biết chống để làm gì và tình nguyện nhắm mắt. Tôi giống hệt thằng nhóc bảy tuổi, túi rủng rỉnh tiền lì xì, vui vẻ nướng cháy trên đám cò cua tôm cá mà cứ tưởng mình chơi xuân. Vậy thì, với gạo hẩm, phó mát mốc, chúng tôi khai quang một cánh rừng, đốn cây, chặt nứa, cắt gianh về dựng một căn nhà sàn vững chãi, rộng lớn. Mới đầu mệt mỏi, sau quen dần và thấy hào hứng. Vừa cưa gỗ vừa nghe đàn anh khiêu gợi hình ảnh cách mạng thành công, mồ hôi là nước suối tiên mát rượi. Tôi đã băng suối vô rừng xa, tình nguyện để vắt hút máu, vung dao chém nứa như chặt thây thù. Tôi vác hai chục cây nứa, chạy qua cầu khỉ không cần vịn tay. Vượt những cây số rừng, tôi đi tìm gianh. Có hôm, chiều muộn không về kịp, phải ngủ giữa rừng dưới trời sương lạnh, bất chấp cọp beo và rắn độc. Rồi chúng tôi vỡ đất trồng khoai sắn, rau dưa. Như nghĩa quân của Lê Lợi. Ngày sản xuất lương thực, đêm mài gươm nuôi chí. Mài gươm, với chúng tôi là thắp nến chép những bài thơ, những bài tùy bút gọi hồn tổ quốc của lãnh tụ. Chép bí mật. Chép kính cẩn, Chép xong, học thuộc lòng rồi tìm chỗ chôn lấp và đốt ra tro. Chúng tôi được dẫn vào triết học đại cương để học hỏi triết thuyết của lãnh tụ. Cuộc chiến đấu cam go mà chúng tôi sẽ phải dấn thân là cuộc chiến đấu dẫm nát ý thức hệ của kẻ thù.
Tôi không thể nào gặp được lãnh tụ tối cao. Người đã bị kẻ thù tiêu diệt trên một ngọn đồi lịch sử. Đàn anh, mỗi ngày kể một chút về người, và chúng tôi đều hình tưởng một thiên tài rực rỡ của đất nước tôi. Người đứng giữa lớp sương mầu huyền thoại. hào quang người ngời sáng vùng trời Đông. Chúng tôi sẽ làm trọn lời thề của người trên ngọn đồi tuyết hạn. Tôi sung sướng được tôn thờ người. Tôi bỗng cảm thấy tôi lớn lên, khôn ra và quan trọng kinh khủng. Thường viết thư hỏi thăm đám bạn phồn hoa, tôi bỉ thử họ, chê bai cuộc sống hèn mọn của họ. Giọng tôi kênh kiệu, phách lối. Tôi chẳng biết phản ứng của họ ra sao vì tôi đâu them cho họ địa chỉ. Họ ngỡ tôi đang tập dựng cờ ở miền đất thần thánh nào xa xôi mù mịt. Họ ngỡ tôi là Dũng tóc lộng gió bốn phương, hồn sớt chia tám hướng đi tìm giòng song hạnh phúc. Tôi là Dũng. Tôi là Dũng lãng mạn. Không có hình ảnh chàng trai cách mạng nào đẹp hơn hình ảnh Dũng. Chỉ còn thiếu Loan để thương nhớ, để viết một bức thư trên mạn thuyền giữa giòng nước lững lỡ. Tôi sẽ có Loan.
Tình yêu và cách mạng, thế là đủ ý nghĩa của đời sống.
Dũng chắc không đốn vủi vất vả như tôi. Chàng con nhà khá giả mà. Nhưng cách mạng nào có dành riêng cho con nhà nghèo? Chúa Kitô con nhà nghèo và Phật Tích ca con nhà giàu. Vì sự nghèo nàn, khốn khổ người ta làm cách mạng. Và, dường như, cuối cùng, những người lầm than, khốn khổ nhất đã lầm than, khốn khổ thêm vì cách mạng và những kẻ nhân danh họ làm cách mạng. Do đó, mãi mãi còn cách mạng và chẳng có cách mạng nào đẹp đẽ hết, hết là thứ cách mạng chúng ta vừa thấy, đang thấy, sẽ thấy. Chúng tôi đốn củi, sáng sớm gánh lên chợ thị xã bán lấy tiền mua cà phê, thuốc lá và sách báo. Đó là cách che mắt nhân gian. Ra cái điều mình dân chất phác. Khỏi cần nói nhiều về sự lãng mạn của tôi. Tôi hay ra nằm bên bờ suối, cạnh cây cầu khỉ, nghe nước chảy róc rách, ngủ ngon và thức giấc, mắt còn vướng khỏi chiêm bao. Rồi tôi thích ngủ trưa dưới gốc cam. Nắng lọc qua mầu lá, nắng ảo huyền, mộng mị. Gió lùa qua ngàn lá, gió hiền dịu, đàn êm. Nằm đây, đọc thơ tình và tơ tưởng tình yêu. Tôi vốn chiêm ngưỡng thi sĩ Nguyễn Bính. Tôi đi, bỏ hết các thứ lại thành phố, mang theo mấy tập thơ Nguyễn Bính. Một người làm cách mạng mà còn cố học thuộc long những bài thơ trữ tình chưa kịp thuộc long, người ấy đúng là Dũng. Chỉ là Dũng. Dũng của Loan, Dũng của tuổi trẻ. Sao tôi ghét cách mạng hò hét sắt máu thế! Tôi thích cách mạng lên đường ngâm thơ. Cách mạng biết ngâm thơ, cách mạng bớt tàn nhẫn, cách mạng độ lượng, cách mạng không trả thù vặt. Cách mạng cần biết mê gái nữa. Cách mạng thiếu thơ và gái là cách mạng quê mùa, cách mạng của chánh tổng, phó lý, cách mạng của mã tấu bằm vặp hoa tươi. Tôi yêu cách mạng của tôi, cách mạng có mồ hôi, có suy tư, có mơ mộng và có tình. Cách mạng thiếu thơ mộng và tình yêu là thất bại nặng. Thản hoặc, nếu thành công, cách mạng ấy sẽ thiển cận, bé xíu và không tim hay tim chết, tim đập nhịp theo nhịp bước một-hai. Cách mạng, tôi nghĩ, chỉ đi mà không về. Cách mạng về thì chán lắm. Vì cách sẽ vênh vang, tác điệu, khoe công, lố bịch. Người làm cách mạng về từ núi cao rừng thẳm đón nhận hoa choàng cổ và ơn nghĩa sẽ giống đười ươi. Nếu đòi nắm quyền hành cai trị thì là đươi ươi thật sự, đười ươi giữ bống ngu xuẩn. Người làm cách mạng đi mãi, đi hoài, đi hết xuân đời mình, đi trên lớp sương mầu huyền thoại bồng bềnh. Và chỉ dừng lại với tình yêu riêng lẻ. Và quên luôn cái thuở làm cách mạng của mình. Tôi đã tin tưởng mãnh liệt rằng cách mạng của tôi thành công. Người ta dễ dàng tin bất cứ chuyện gì cũng tốt, bất cứ mở đầu nào cũng kết luận đẹp, ở tuổi hai mươi. Tôi tin, ngày kia, dân tộc tôi sẽ lãnh đạo các dân tộc Đông Nam Á, sẽ đứng vững dưới ánh mặt trời và nhìn thẳng cường quốc nguyên tử. tôi tin sẽ có một người con gái yêu tôi, yêu tính chất hào hao cách mạng của tôi. Nhất định tôi không trở về phồn hoa ngày cách mạng thành công, tôi để tôi mơ hồ như nhân vật cách mạng trong tiểu thuyết. Như Dũng của Nhất Linh. Như Quang Ngọc của Khái Hưng. Ai biết hồn ta rộng mấy khơi?
Có lẻ, tôi là kẻ lạ lung nhất trong số những người trẻ ở chốn này. Nhiều nơi chốn, nhưng tôi mới biết chốn này thôi. Thỉnh thoảng, một mình tôi xuống đồi, vượt suối ra thị xã, đóng vai kẻ lạ mặt giữa hội đời quan thuộc, buồn tẻ. Tôi tìm một quán cả phê, ngồi nhìn vách tường, chê bai đám nhân gian sau lưng. Tôi ngồi âm thầm, tưởng tượng mình là Dũng năm xưa và Loan đang chiêm ngưỡng mình. Tôi them có một Loan để thương nhớ. Nhưng khó long thấy Loan ở những con phố núi đìu hiu. Nên tôi tập làm thơ. Nhưng bài thơ nồng nàn của tôi giấu kín, chờ đợi tặng một người con gái đến với tôi trong tuổi trẻ mộng ảo. Tôi thơ thẩn dạo khắp đồi cao, suối cạn. Không chừng, tôi sẽ biến thành kẻ phiêu lãng trên đường cách mạng. Đời tôi hứa hẹn vô tích sự. Vì tôi ưa chụp với cảnh vật chiêm bao. Người thầy học cũ ruổi rong đây đó và người con gái vườn cam trưa hạ là hai trái chín mọng trên cành chiêm bao gần gũi.