Rát! Cái rát bỏng nhức nhối ở vùng ngực làm Cừu Thạch bật kêu lên :
- Ọc!
Âm thanh từ cửa miệng của Cừu Thạch chưa kịp phát ra thì một...
(Mất một đoạn)...
Theo bản năng sinh tồn, Cừu Thạch bế khí lại, là chỉ bế vậy thôi chứ
trong người Cừu Thạch lúc này đâu còn một chút không khí nào và hai chân chòi đạp vào nhau, Cừu Thạch cố ngoi đầu lên mặt nước
May cho Cừu Thạch vì chàng chỉ làm có thể mà cũng ngoi được đầu lên khỏi mặt nước.
Phì... Phì...
Cừu Thạch khoan khoái kịp hít đầy lồng ngực, phế phủ hai luồng thanh khí mát mẻ để rồi liền ngay đó.
Cộp!
Đầu Cừu Thạch đã va vào một vật cứng, rúng động cả tâm can, sau đó Cừu Thạch không biết gì nữa.
Cho đến khi tỉnh dậy Cừu Thạch nhận biết chàng đang nằm trong lòng một
thạch thất vuông vức theo hình khối ước chừng ba trượng vuông. Dài ba
trượng, ngang ba trượng và chiều cao cũng đúng ba trượng.
Chỗ Cừu Thạch đang nằm là ở một trong bốn góc của căn thạch thất, Cừu
Thạch ngơ ngác không hiểu vì sao chàng hiện diện ở đây và đây là chốn
nào?
Cái đau nhức vẫn còn tồn tại khắp thân thể đã giúp cho Cừu Thạch nhớ lại những chưởng kinh hồn của Từ Kinh Nhân, nhớ lại lúc Cừu Thạch thót được người vào chỗ bọng của cây Du ở giữa rừng.
Lúc đó, vừa lao người được vào bên trong, Cừu Thạch đã cắm phập lưỡi Lam Chủy lệnh vào phía bên trong thân cây Du và treo người đánh đu trên
thanh Lam Chủy lệnh. Kế đó một chưởng rồi hai chưởng nữa của Từ Kinh
Nhân đã làm cho Cừu Thạch cùng thanh Lam Chủy lệnh rơi xuống phía dưới,
bên trong gốc cây Du. Còn đang ngất ngư kinh hồn tán đởm, Cừu Thạch cảm
nhận được một luồng lực đạo nữa từ bên trên ép xuống, ép toàn thân Cừu
Thạch sát vào nền đất. Cừu Thạch không kịp tìm hiểu là tại sao bên trong bọng cây ở phía dưới lại là nền đất chứ không phải là thân mộc bình
thường như vậy? Cừu Thạch chỉ biết rằng, chỉ nhớ rằng toàn thân chàng đã bị một lực ép kinh thiên động địa đè lún xuống khỏi đất và kế tiếp là
một tiếng chấn động vang lên, chắc có lẽ do chưởng kình gây ra? Và như
lọt vào một miệng sâu không đáy, Cừu Thạch trước khi ngất đã cảm nhận
được điều này.
Sau đó là rát, là đau do nước chạm vào vết thương ngoài da ở vùng ngực
làm cho Cừu Thạch tỉnh dậy. Rồi là ngộp thở, rồi lại được hít vào một
hơi thanh khí xa lạ. Quái lạ!
Cừu Thạch nhổm người dậy, phía dưới nơi tiếp xúc với nền đá y phục của
Cừu Thạch vẫn còn ướt. Điều này chứng minh rằng việc Cừu Thạch rơi vào
một dòng nước là sự thật hiển nhiên chứ không phải trong cơn mê sảng mà
Cừu Thạch đã tưởng tượng ra.
Nhận định lại tình thế, Cừu Thạch phát hiện ra nguồn sáng giúp cho chàng nhìn rõ được tương đối bên trong lòng thạch thất là do một viên Lam
ngọc to bằng Long nhãn xạ ra.
- Có người! Ở đây có người cư ngụ sao?
Khi Cừu Thạch buột miệng nói ra đã làm cho Cừu Thạch giật mình. Chàng
nín bặt, chờ nghe một âm thanh, một phản ứng tất yếu nào đó nếu đúng nơi đây là có người.
Không có! Hay là chưa có gì xảy ra cả.
Cừu Thạch cố chịu đau đứng lên.
Keng!
Một âm thanh nữa chát chúa vang lên làm cho Cừu Thạch bất giác kinh sợ.
Nhìn xuống nền đá, gần chỗ Cừu Thạch đang đứng, chàng phát hiện ra chính là Lam Chủy lệnh đã từ tay chàng buông ra, rơi xuống chạm vào nền đá,
phát lên tiếng động làm cho chàng kinh sợ không đâu.
Cừu Thạch lại nghiêng tai lắng nghe, vì nếu ở đây có người cư ngụ thì
chắc chắn người đó sẽ nghe được âm thanh này. Thế mà sau một lúc nghe
ngóng Cừu Thạch vẫn không nghe được bất kỳ một âm thanh nào khác cả.
Quái lạ.
Do là không thể bỏ lại thanh Lam Chủy lệnh là vật bất khả ly thân, Cừu
Thạch cúi người xuống nhặt lấy. Và nhân cái cúi người xuống này, Cừu
Thạch phát hiện được một điều đó là chỗ chàng nằm lúc nãy chính là chỗ
trũng nhất so với nền đá trong căn thạch thất. Và ở chân vách đá nơi chỗ trũng này là một lỗ hổng độ ba tấc vuông (bằng một bầu rượu) nền đá nơi lỗ hổng vẫn còn dấu hiệu của nước ở đâu đó vừa tràn vào đây và theo lỗ
hổng thoát ra hết.
Cừu Thạch bèn vỡ lẽ ra rằng, có khi dòng nước mà Cừu Thạch rơi vào đã
dẫn Cừu Thạch đến đây, sau đó, bằng một cách bí ẩn dòng nước và Cừu
Thạch đã lọt vào căn thạch thất này. Nước thì theo lỗ hổng thoát đi còn
thân xác của chàng không thể vỡ vụn ra nên đã không theo lỗ hổng chảy ra ngoài, nên vẫn cứ ở lại đây, bị giam cầm ở đây, trong căn thạch thất
vuông vức này.
Không tin đây là tuyệt lộ, không muốn tin ở điều này vì nó quá bi đát,
quá nghiệt ngã, Cừu Thạch lùng sục khắp mọi nơi bên trong căn thạch thất hy vọng tìm được, phải tìm được lối thoát.
Ba trượng đi ngang, ba trượng đi xuôi, ba trượng đi tới, ba trượng lui,
Cừu Thạch không tìm được bất kỳ một vật dụng nào trong căn thạch thất
này ngoài chàng là sinh vật duy nhất hiện hữu. Đến một kẽ ở nào đó trên
vách thạch thất cũng không có. Vậy thì... làm sao Cừu Thạch lọt được vào đây? Hay là chàng đã bị ai đó giam giữ? Nhưng nếu là bị giam thì ít ra
cũng phải có cửa ngục chứ? Vậy là không phải chàng bị bắt giam rồi. Vậy
thì bằng cách nào nước đã đưa chàng vào tận đây được? Vô lý! Thậm vô lý! Cực vô lý!
Mà không, nếu vậy thì ai đó đã bằng cách nào vào đây, rồi sau khi lưu lại viên Lam ngọc lại thoát ra được?
Tò mò, hiếu kỳ và hy vọng, Cừu Thạch bước lại gần vách thạch thất nơi có gắn viên Lam ngọc, một mũi tên được vạch trên vách đá, phía ngoài viên
Lam ngọc đã gợi cho Cừu Thạch một tia hy vọng mong manh.
Nhưng làm sao Cừu Thạch có thể với tới được viên Lam ngọc để xoay nó
theo chiều mũi tên khi viên Lam ngọc được gắn trên cao những hai trượng.
Lưỡng lự, Cừu Thạch nhìn vào thanh Lam Chủy lệnh đang cầm trên tay,
không hiểu nó đủ bén để cắm vào vách đá được không? Hay sẽ bị gãy khi
chạm vào vách cứng?
Không thể cứ đứng đây để chịu chết, Cừu Thạch bèn tận lực đâm vào.
Soạt!
Thanh Lam Chủy lệnh không ngờ lại là một lợi khí sắc bén, Cừu Thạch mừng vui khi thấy thanh Lam Chủy lệnh cắm ngập vào vách đá, chỉ còn lú lại
phần chuôi độ hai tấc (bằng độ dài một ngón tay) Quá ngắn để Cừu Thạch
có thể đặt chân lên, tuy nhiên tìm được một điểm tựa như thế vào lúc
này, trên vách đá phẳng lì của căn thạch thất đã là quý lắm rồi, nên Cừu Thạch không cần phải chọn lửa nữa.
Vút!
Chân hữu đứng trên chuôi Lam Chủy lệnh, tay hữu thì bám vào viên Lam
ngọc, Cừu Thạch mím môi mím lợi nén nhịn cơn đau, cố xoay viên Lam ngọc
theo chiều mũi tên vạch sẵn.
Kẹt... Kẹt... Kẹt...
Nền đá phía dưới bỗng vẹt ra hai bên, để lộ ra một bậc tam cấp bằng ngọc trắng toát.
Kẹt... Kẹt... Kẹt...
Nền đá đang vẹt ra đấy, bây giờ từ từ khép trở lại, và viên Lam ngọc
trong tay Cừu Thạch cũng từ từ xoay lại mà dù Cừu Thạch cố giữ cũng
không được.
Hoặc bây giờ hoặc không bao giờ!
Vút!
Soạt!
Rầm!
Cừu Thạch nhảy vội xuống, tiện tay rút lại thanh Lam Chủy lệnh ra khỏi
vách đá thật nhẹ nhàng, rồi khi Cừu Thạch đứng yên dưới bậc tam cấp thì
nền đá đã khép chặt lại ngay trên đầu của chàng!
Là họa hay là phúc đây? Đã phóng lao thì phải theo lao, Cừu Thạch cứ theo nguồn sáng ở phía trước mà đi lần đến.
Một viên Dạ minh châu phát sáng lấp lánh đã dẫn Cừu Thạch đến một chỗ
rẽ. Qua chỗ rẽ này, Cừu Thạch được một viên Dạ minh châu khác dẫn đường
cho chàng leo lên một bậc thang cao đến mười hai bậc.
Hết bậc đá này lại đến một căn thạch thất khác, căn thạch thất này không khác gì căn thạch thất lúc nãy, vẫn không có một vật dụng nào trong
phạm vi ba trượng vuông. Ngoại trừ viên Lam ngọc và một mũi tên vạch
trên vách đá cho Cừu Thạch biết lối để đi tiếp.
Soạt! Soạt!
Kẹt... Kẹt... Kẹt...
Lần này thì vách thạch thất đối diện với viên Lam ngọc mở ra theo cơ
quan ẩn tàng điều động và lần này thì cánh cửa đá mở ra mé trong căn
thạch thất và đứng yên ở đó, chứ không tự động khép lại như trường hợp
lúc mới rồi.
Yên tâm, Cừu Thạch từ tốn nhảy xuống, rút thanh Lam Chủy lệnh cầm nơi
tay, và khi quay lại, Cừu Thạch nếu không bụm miệng ắt đã la lên thất
thanh vì phát hoảng.
Bên trong cánh cửa đá với đủ đầy mọi vật dụng như một cung điện là gần
mười vị thị nữ vận cung trang. Mười vị thị nữa đứng thành hai hàng sau
hai hàng thị vệ oai nghiêm với áo giáp sáng ngời cũng gồm mười người.
Hai hàng thị nữ, hai hàng thị vệ đứng bất động, và ở giữa họ là một tam
cấp khác được phủ gấm điều, dẫn lên phía trên mà từ vị trí của Cừu Thạch chàng không biết là dẫn đi đâu.
Căn phòng là một cung điện nhỏ với mọi vật dụng trong đó như rèm, bàn
ghế, cái quạt tay, thanh kiếm báu, nhất nhất đều bằng hoàng kim. Sáng
rực một màu vàng chói lọi.
Quá đỗi bất ngờ, Cừu Thạch chừng như chết sững khi trông thấy hiện tượng này, Cừu Thạch sẵn sàng bó tay chịu trói chứ không biết phải chạy đi
đâu nếu bọn họ những hai mươi người lao ra bắt chàng.
Thời gian như đọng lại.
Mọi người, mọi vật kể cả Cừu Thạch vẫn im lìm bất động, như thể tất cả đều là tượng đá.
“Đúng là tượng đá, chứ không phải người sống”. Cừu Thạch nhè nhẹ thở ra khi hồ nghi nghĩ ra điều này.
Chàng nhẹ chân bước đến.
Một bước! Vẫn không thấy ai trong hai mươi hình nhân đó quay đầu ra nhìn chàng, một kẻ đột nhập trái phép.
Hai bước! Vẫn thế! Yên tâm hơn, Cừu Thạch dè dặt bước thêm tới nữa.
Đúng là tượng đá thật. Cừu Thạch thở phào và bước hẳn vào trong cung điện.
Một hàng chữ ngắn gọn, sắc sảo đập ngay vào mắt Cừu Thạch.
TA Ở ĐÂY!
Hàng chữ viết theo lối chữ khải, được viết ngay ngắn trên tấm gấm điều
ngay phía bên trên bậc tam cấp mà lúc nãy do đứng ở bên ngoài, Cừu Thạch bị khung cửa đá che khuất nên không nhìn thấy.
Ấn tượng đầu tiên Cừu Thạch có ngay khi nhìn thấy hàng chữ “Ta ở đây!”
Đó là nhân vật nào đang ở bên trong đúng là chơi ngông. Nhân vật đó đã
tạc đến hai mươi hình nhân bằng đá trông như thật, rồi lại cho vận xiêm
y, phục trang như lễ thói ở triều đình. Có lẽ nhân vật này đã từng có
tham vọng được làm thiên tử. Cừu Thạch nghĩ như thế, vì theo chàng, đây
chỉ là một tòa cung điện nguy nga giả như cung điện của vương hầu hoặc
cùng lắm là của Đức kim thượng mà thôi. Chứ chốn này không thể nào là
cung điện thực sự, vì nếu là cung điện thực sự thì Cừu Thạch làm sao vào được một nơi chốn như thế được.
Họ đã chơi ngông, thì Cừu Thạch vẫn theo lối chơi ngông mà đáp ứng lại.
Họ đã bảo “Ta ở đây!” thì Cừu Thạch không thèm lên tiếng, cứ ngông
nghênh theo bậc tam cấp phủ gấm điều mà đi lên bên trên Và lại một sự
bất ngờ nữa dành sẵn cho Cừu Thạch khi chàng bước lên phía trên.
Một ngai cửu ngũ bằng vàng ròng, vàng khối chạm trổ tinh vi. Chễm chệ
trên đó là một vị... quái khách. Gọi là quái khách vì người đang ngồi
trên ngai cửu ngũ đó không mặc Long bào, không đội Kim khôi, cũng không
có Vương trượng. Chỉ là một kẻ dân dã bình thường với bộ võ phục tuyền
một màu đen. Hai mắt nhắm hờ, râu dài rối loạn. Tóc tai bới gọn, gương
mặt xạm đen. Song thủ đặt ngay Đan Điền, đặt nằm tỳ lên hai lòng bàn
chân đang xếp bằng theo thế tọa công.
Vậy đó! Chỉ gọi là quái khách mới đủ để hiểu quái trọng và quái sự này.
Cũng như ở bên dưới, ngay phía trước mặt vị quái khách này là một bình
đài nhỏ, dài hơn trượng, cao nửa trượng bằng Bạch ngọc thạch.
Hai bên bình đài là hai hàng thị nữ, sau hai hàng thị nữ vẫn là hai hàng thị vệ. Vẫn y phục như bên dưới hai mươi pho tượng vừa nam vừa nữ đều
có lối phục sức như ở chốn triều đình vậy.
Cừu Thạch đã đến, đã đứng được một lúc mà vẫn không thấy chủ nhân nơi này là vị quái khách lên tiếng phát thoại.
Cừu Thạch đã định tiếp tục chơi ngông, nhưng nghĩ lại, người ta là chủ
còn chàng là khách. Chàng không thể phản khách vi chủ được, do đó Cừu
Thạch hắng giọng nhẹ, rồi ứng tiếng :
- E hèm! Hậu sinh đơn tánh là Cừu, đơn danh là Thạch xin được bái kiến a... a... vương gia!
Cừu Thạch chờ nghe hai tiếng “miễn lễ” của vị nửa vương gia, nửa giang
hồ khách đó, nhưng vẫn không nghe vị quái khách nó ứng thính.
Cừu Thạch cho là do chàng gọi sai phẩm trật của vị nọ, bèn trình tấu lại :
- Thần dân là Cừu Thạch, xin khấu đầu bái yết long nhan. Đức kim thượng vạn tuế, vạn vạn tuế!
Chờ một lúc Cừu Thạch vẫn không nghe hai tiếng “miễn lễ” hoặc “bình thân” gì cả.
“Hay là ta đã không khẩu đầu cừu lễ?”.
Nghĩ thế, Cừu Thạch bấm bụng quỳ xuống, lạy đủ chín lạy rồi dõng dạc tâu :
- Tiện dân là Cừu Thạch! Tham kiến Đức kim thượng.
Cũng không nghe “bình thân” hoặc “miễn lễ”, Cừu Thạch vẫn quỳ mọp, chờ
nghe tiếng nạt như sấm của Đức kim thượng gọi Ngự lâm quân đến bắt chàng vì tội... vô lễ!
Tịnh không một âm thanh nào phát ra, Cừu Thạch len lén đưa mắt nhìn sang bên. Chỗ Cừu Thạch quỳ là ở phía trước bình đài, gần với hai thị nữ
đứng đầu ở hàng đầu nên Cừu Thạch quay sang phía nào cũng thấy bàn chân
trần của hai thị nữ.
Tượng tạc như thật. Tới màu da cũng giống như da người thôi. Không kiềm
được tò mò, Cừu Thạch len lén đưa tay chạm vào bàn chân của thị nữ bên
hữu một cái
- Oái!
Cừu Thạch điếng hồn, nhảy phắt sang một bên, đụng phải thị nữ phía bên tả.
Ầm!
Ầm!
Ầm!
Xoảng!
Tượng của thị nữ bên hữu đổ ụp xuống trước, sau đó đến tượng của thị nữ
bên tả, thị nữ bên hữu thì ngã sang chỗ Cừu Thạch quỳ lúc nãy, còn thị
nữ bên tả thì ngã ra sau, chạm vào tên thị vệ, khiến cho tên thị vệ ngã
và vào vách thạch thất được khảm vàng. Ba bức tượng hình nhân đổ xuống
tạo nên ba tiếng chấn động. Rồi bụi tung bay mịt mù, cùng với xương
trắng đổ ra, và vào nền đá, tan thành tro bụi.
Hóa ra đây là xác người chết đứng chứ không là tượng đá như Cừu Thạch đã ngỡ lúc đầu, ngay lúc Cừu Thạch chạm bàn tay vào chân ả thị nữ mé hữu,
do chàng cho đây là tượng đá nên chàng đã không dè dặt khi chạm mạnh.
Không ngờ chỗ tay chàng chạm vào lại mủn ra, lòi xương bàn chân trắng
hếu. Hoảng kinh, Cừu Thạch đã kêu lên một tiếng, rồi vụt nhảy tránh gây
đổ vỡ cho hai hình nhân mé bên tả là một thị nữ và một thị vệ.
Cừu Thạch điếng hồn, chờ nghe cơn thịnh nộ lôi đình của vị quái khách vương gia nọ.
Tịnh không một âm thanh nào khác sau những tiếng động lúc mới rồi, giống như là bãi tha ma vậy...
Do nghĩ thế Cừu Thạch bèn ngấm ngầm so sánh và ngấm ngầm sợ hãi, không
thể nào có người còn sống giữa thế giới của kẻ chết. Vậy thì vị quái
khách nọ cũng là người chết.
Giống như những thị nữ và thị vệ này, và đây là một cái nhà mồ, một lăng tẩm như Cừu Thạch đã đọc được trong sách thánh hiền.
Những dũng khí bay biến đâu mất, Cừu Thạch nhảy vọt ra phía sau bình đà
để ẩn trốn, mà ẩn trốn ai đây? Không lẽ ẩn trốn những thi thể sẽ biến
thành tro bụi một khi Cừu Thạch khẽ chạm vào ư?
Tự mắng là ngốc. Cừu Thạch bèn đứng ngây người, dựa vào bình đài nhỏ và tiếp tục quan sát hình hài của vị quái khách.
Do lần này nhìn ngắm kỹ nên Cừu Thạch đã thấy lấp ló ở ngực áo của vị
quái khách một cuộn lụa. Cuộn lụa màu trắng ngà, tương phản hẳn với bộ y phục của vị quái khách. Thế mà lúc thoạt nhìn Cừu Thạch lại ngỡ đó là
vật trang sức khá kỳ khôi của vị quái khách
Cho đây là di thi của vị quá khách, Cừu Thạch nhón chân bước tới, tránh
không đụng đến những thi thể thị nữ, thị vệ còn lại, và khẽ rút lấy cuộn lụa, không muốn hình hài của vị quái khách tan biến đi.
Xong đâu đó, Cừu Thạch đứng dựa lưng vào tiểu bình đài, mở cuộn lụa ra và đọc thấy :
“Túc hạ nhã giám
Đừng nản lòng khi thấy ta đã vào đây trước túc hạ!
Tìm được lăng tẩm của Tề vương túc hạ quả là bậc tài trí, vào được đến
chốn này, túc hạ là bậc đại tài. Trí dũng song toàn như túc hạ, túc hạ
đáng mặt làm bạn tri âm tri kỷ với Cửu Chuyển quái khách này. Ta nói
thật đấy
Và túc hạ xem xem, nơi chốn này đáng để ta và túc hạ chọn làm nơi Tịch
Diệt đấy chứ? Lão Tề vương quả là có mặt khi lập lăng tẩm ở đây. Không
xa hoa như lão Tần (Tần Thủy Hoàng), không bẫy rập như lão Tào (Tào
Tháo), cũng không bí hiểm như Khổng Minh. Ta thích thế này hơn! Không
một kẻ phàm phu tục tử nào đến quấy rầy chỗ táng thân của chúng ta...”.
Đọc đến đây mồ hôi lạnh đẫm đầy người Cừu Thạch, Cừu Thạch nghe tay chân rụng rời đến nỗi cuộn lụa trên tay Cừu Thạch suýt nữa đã phải rơi
xuống.
“Cái gì mà Tịch Diệt với táng thân? Lão ý muốn bảo gì khi nói không một
phàm phu tục tử đến quấy rầy? Không lẽ vào được chốn này hiếm người làm
được sao? Và không lẽ lăng tẩm của lão Tề vương này là chỗ có vào mà
không có ra ư? Vậy thì... đây là tuyệt lộ rồi sao? Cừu Thạch ơi là Cừu
Thạch! Kiếp này mi không thể nào trông thấy ánh dương quan rồi sao?”.
Qua dòng lệ bi thảm, Cừu Thạch nén lòng để đọc tiếp. Xem lão Cửu Chuyển quái khách này còn muốn nói gì đây cho biết.
... “Túc hạ yên tâm, trong những tháng ngày còn lại chờ hết tuổi trời,
túc hạ sẽ không lo đói khát đâu. Ta còn lưu lại cho túc hạ nửa cây Thiên Niên Tuyết Sâm Vương. Quả là lão Tề biết người biết của. Lão đã trữ sẵn cho chúng ta tiên dược để duy trì thể xác trong những ngày cuối đời. Và kể cả lúc nhắm mắt xuôi tay nữa!
Túc hạ xem bề ngoài của ta thế nào? Trông đâu khác gì người sống phải không?
Người giang hồ sẵn sàng chém giết nhau để giành giật được chỉ một mẩu
Thiên Niên Tuyết Sâm Vương, mà ở đây ta và túc hạ mỗi người được hẳn nửa cây. Còn nữa! Bọn giang hồ bát nháo ấy ắt sẽ xem là quý báu, sẽ xem đây là duyên kỳ ngộ nếu chúng tiếp nhận được chân truyền sở học của Cửu
Chuyển quái khách này và không chừng của cả túc hạ nữa!
À! Nhân nhắc đến sở học một đời, túc hạ xem thử liệu công phu của ta và
túc hạ ai hơn ai đây? Tiếc là ta không còn sống đến ngày hôm nay để cùng túc hạ ấn chứng võ học. Thôi thì túc hạ là bậc đại tài, đại trí, túc hạ hãy xem qua một lượt sở học của ta, rồi bằng công tâm túc hạ nhận định
xem thế nào nhé!
Đây là toàn bộ sở học của ta, thoát thai từ Cửu Chuyển chân kinh, gồm :
- Cửu Chuyển tâm pháp
- Cửu Chuyển Thần Long bộ pháp
- Cửu Chuyển Dương Nhật chưởng
- Cửu Chuyển Âm Nguyệt kiếm...”.
Vốn là nhân vật giang hồ thuộc phường bát nháo như trong di thư Cửu
Chuyển quái khách đã gọi thế, Cừu Thạch mừng vui khôn xiết khi đọc được
những khẩu quyết võ học tuyệt luân này. Nhưng khi xem kỹ hơn phần khẩu
quyết và phần cuối cùng của bức di thi, Cừu Thạch lại đâm ra tuyệt vọng
Vì Cừu Thạch đọc được rằng :
... “trên đây chỉ là những cách thực hành, cũng như những thế biến khi lâm địch.
Cửu Chuyển quái khách ta đã một thời hô phong hoán vũ, ta không tin rằng túc hạ lại chưa nghe đến danh hiệu của ta. Dù cho một trăm năm sau khi
ta chết đi nữa thì túc hạ sẽ vẫn còn nghe đến danh ta. Vì ta còn có
truyền nhân kia mà.
Nhắc đến điều này, đúng là ta đã không sao thoát được lối sáo mòn cổ hủ
của tiền nhân. Tại Ngũ Đài sơn, ta đã làm theo người xưa là lưu lại công phu một đời cho hậu thế. Đến bây giờ khi ghi lại di thư này, ta vẫn còn lấy làm hối tiếc về điều đó.
Cũng may là ta đã phân chúng ra làm mười phần riêng lẻ. Chín ở đấy và một ở đây.
Chín phần lưu lại Ngũ Đài sơn được ta đặt tên là Cửu Chuyển động thất
thì ta ngại rằng không ai có thể thu thập đủ. Phải là người biết được
Cửu Chuyển Thần Long bộ mới có thể tìm đủ chín vị trí lưu giữ chín phần
võ học của ta.
Tuy vậy, tuy là ít ỏi, nhưng cũng không đến nỗi lỗi đạo với trời
Dù sao, cuối cùng rồi ta cũng được yên ổn tấm thân, được làm bạn với Tề vương và túc hạ là ta đủ mãn nguyện lắm rồi.
Lưu tự
Cửu Chuyển quái khách”.
Cừu Thạch đọc xong tất cả, dở khóc dở cười, đúng là quái khách thì khi
hành sự cũng quái dị. Lưu lại sở học cho hậu nhân thì lại phân mỏng ra,
vậy thì thà không lưu còn hơn. Lại còn bảo là hối tiếc vì đã đi theo lối sáo mòn cổ hủ của tiền nhân. Và lão ta đúng là hạng ngông cuồng, tự ví
lão ngang hàng với Tề vương, rồi lại xem Cừu Thạch là kẻ đại tài, đại
trí nữa chứ. Đã quái mà còn ngông đến vậy, lão chắc thuở sinh thời đã
làm bao điều quái sự?
Cửu Chuyển? Cừu Thạch mường tượng và khả nghi về danh xưng này. Liệu có
liên quan gì đến đoạn khẩu quyết bộ pháp không đầu không đuôi trong mảnh hoa tiên được để lẫn vào Diệp Lạc kinh giả không?
Phần khẩu quyết không đến đầu đến đũa đó liệu có khả năng là do ai đó đã tìm được một phần chân truyền của Cửu Chuyển quái khách lưu lại tại Cửu Chuyển động thất ở Ngũ Đài sơn và đã ghi lại không?
Quên rằng chàng đang lâm cảnh tuyệt lộ, Cừu Thạch đọc lại phần thực hành Cửu Chuyển Thần Long bộ Pháp mà Cửu Chuyển quái khách đã để lại và so
sánh.
Đúng rồi. Ở đây không được lão ta ghi rõ đấy sao :
Hồng môn qua tả cản... tiền khảm thối hậu khôn... trung cung đạp hữu chấn... tiền tam hậu tứ... tả nhất hữu nhị...
Đương nhiên là sau chữ càn còn một phương vị nữa, và sau các chữ khô,
chấn cũng vậy, vậy là trong tay Cừu Thạch đã có trọn vẹn Cửu Chuyển Thần Long bộ Pháp rồi.
Biết đây là bộ pháp thần diệu, Cừu Thạch bèn quên hết mọi sự, cứ chuyên tâm chuyên ý đọc và tập luyện Cửu Chuyển Thần Long bộ.
May đây là bộ pháp, chỉ có phương vị mà không cần đòi hỏi gì khác, nên
Cừu Thạch trong cái rủi cũng có cái may, luyện được bộ pháp Cửu Chuyển
này.
Trong lăng tẩm này không có ngày cũng không có đêm, nên Cừu Thạch không
biết chàng đã lưu lại đây được bao nhiêu thời khắc, liệu đã được một
ngày chưa? Hay là gần được hai ngày. Cừu Thạch chỉ biết rằng hiện tình
bây giờ chàng đã luyện được thuần thục Cửu Chuyển Thần Long bộ và bây
giờ chàng cảm thấy đói.
Định thần lại nhìn quanh một lượt, Cừu Thạch sững sờ khi không còn nhìn
thấy một hài cốt của bất kỳ một thị nữ và thị vệ nào cả. Dưới chân
chàng, vương vãi mọi nơi là những bộ giáp vàng, võ khí bằng vàng văng
tung tóe. Điều này có nghĩa là trong lúc Cừu Thạch say mê luyện tập Cửu
Chuyển Thần Long bộ chàng đã va vào những hình nhân đó, và chúng đã ngã
ra, lại còn bị chàng giẫm đạp lên nên mới ra nông nổi này.
Dù sao cũng là chuyện ngoài ý muốn, Cừu Thạch bớt xốn xang phần nào.
Chàng đảo mắt kiếm tìm nửa nhánh Thiên Niên Tuyết Sâm Vương mà Cửu
Chuyển quái khách trong di thư có nói đến.
Kia rồi, ở góc trong cùng của lăng tẩm, trên một vuông đá bằng ngọc
thạch, Cừu Thạch đã nhìn thấy một cái hộp gỗ màu trắng ngả sang đen. Cừu Thạch vội vàng đi tới đấy, cầm lấy hộp này, Cừu Thạch mới biết rằng
chiếc hộp được làm bằng sừng tê. Vừa bật nắp hộp ra thì một mùi thơm
ngào ngạt xộc ngay vào mũi Cừu Thạch. Hít lấy hít để, Cừu Thạch cảm thấy phấn chấn hẳn lên.
Biết rằng đây là vật chí báu như dưỡng phụ đã từng nói cho chàng nghe,
nhưng Cừu Thạch không biết dùng bao nhiêu là vừa đủ. Vẫn biết rằng Thiên Niên Tuyết Sâm Vương giúp người luyện công lực tăng thêm tu vi nhưng
Cừu Thạch không biết liệu với nội lực yếu kém của chàng có đủ để vận
công dẫn vật liệu quý báu này không? Liệu có nguy hiểm không nếu Cừu
Thạch dùng hết chỗ Thiên Niên Tuyết Sâm Vương này?
Đắn đo một lúc, Cừu Thạch do quá đói nên đã nhai cả nhánh và nuốt hết
xuống bụng. Vừa ăn xong, Cừu Thạch vội vàng ngồi xếp bằng ngay trên
vuông đá và bắt đầu thổ nạp để dẫn chân khí chu lưu khắp nội thể.
Thoạt đầu, Cừu Thạch chưa cảm thấy điều gì lạ. Nhưng sau khi tọa công
được một vòng chu thiên thì từ đan điều liền xuất hiện một luồng khí
nóng. Luồng khí nóng bốc lên nhè nhẹ, từ từ, nên Cừu Thạch không đến nỗi hoảng sợ.
Không dám sơ tâm, Cừu Thạch biết rằng công hiệu của Thiên Niên Tuyết Sâm Vương không chỉ có như thế, do đó chàng vẫn tiếp tục chuyên chú trong
việc thổ nạp.
Thần dược ắt phải thần diệu, cái nóng vẫn đều đều từ Đan Điền xông lên,
không nhanh không chậm, không quá nóng, vẫn còn đủ thời gian cho Cừu
Thạch dẫn lưu khắp ba mươi sáu đại huyệt, theo nhị mạch nhâm đốc.
Lần đầu Cừu Thạch thấy toàn thân lâng lâng sảng khoái, Cừu Thạch không
cảm thấy mệt dù chàng đã dẫn chân khí đi hết ba mươi sáu vòng chu thiên. Do đó, Cừu Thạch lần đầu tiên không cảm thấy ngại khi tiếp tục ngồi thổ nạp (bình thường việc thổ nạp chân khí được người giang hồ gọi là công
phu khổ luyện. Đã là khổ luyện thì có nghĩa là phải có ý chí mãnh liệt
mới có thể ngồi thổ nạp từ giờ này sang giờ kia được. Từ ngày này sang
đến ngày nọ. Đặc biệt, như Đạt Ma sư tổ lại có đến ba năm diện bích. Và
công phu khổ luyện sẽ được đền đáp xứng đáng. Hễ người nào bền chí trong việc khổ luyện thì nội lực bản thân sẽ mau được thăng tiến. Cứ được một năm khổ luyện không sót ngày nào thì được gọi là một năm công phu tu
vi. Tính ra trong người Cừu Thạch trước khi vào lăng tẩm này đã được hai mươi năm công phu tu vi. Mười thì do chàng tự khổ luyện từ lúc còn nhỏ
đến lúc nhập giang hồ. Còn mười năm kia là do Cổ bang chủ tặng vào độ
nọ. Và trong mười năm chàng khổ luyện thì chưa lần nào chàng vượt quá ba mươi sáu vòng chu thiên cả. Nếu không do buồn ngủ, thì chàng lại cảm
thấy mệt mỏi ngồi không yên, mất cả sự chuyên tâm định thần. Những khi
như thế, thì lời dưỡng phụ và mẫu thân chỉ dạy, chàng thà ngưng tại đó
còn hơn là càng cố gắng thì càng gây hại, có thể dẫn đến tẩu hỏa nhập ma là đằng khác). Nói lại, Cừu Thạch vẫn mải mê thổ nạp, không màng đếm
thử xem chàng đã thổ nạp được bao nhiêu vòng chu thiên nữa. Cho đến khi
Cừu Thạch tiến nhập vào cảnh giác vô định, không còn biết gì nữa, mặc dù Cừu Thạch vẫn còn ngồi vững như bàn thạch, vẫn tiếp tục thổ nạp.
Đến khi Cừu Thạch mở mắt ra đối diện đầu bên kia lăng tẩm là ngai cửu
ngũ với Cửu Chuyển quái khách đang sắp bằng, Cừu Thạch bây giờ nhìn xa
thấy mọi vật rõ như gần vậy, và chàng đã kinh ngạc khi thấy tư thế thổ
nạp của Cửu Chuyển quái khách khác hẳn với tư thế chàng đang ngồi.
Cừu Thạch bình tâm ngồi so sánh, thay vì hai lòng bàn tay của chàng để
ngửa trên đùi trước, gần huyện Hoàn Khiêu thì Cửu Chuyển quái khách lại
để gần vùng Đan Điền, tỳ vào hai lòng bàn chân để ngửa chịu vào hai
huyệt Dũng Tuyền (dưới lòng bàn chân). Hai chân của Cừu Thạch chân hữu ở trên, chân tả ở phía dưới thì Cửu Chuyển quái khách lại đảo lộn lại.
Hai mắt nhắm hờ của Cửu Chuyển quái khách thì nhìn ngay đầu mũi, còn khi Cừu Thạch tọa công theo lối dưỡng phụ đã dạy thì nhãn thần hướng tâm.
Không biết bên nào đúng, bên nào sai? Và Cừu Thạch cũng không biết tập
theo phương pháp nào thì lợi hơn. Tuy vậy, Cừu Thạch cũng thử qua một
lần cho biết.
Chỉ vừa mới sửa bộ xong, thì ngay thổ nạp đầu tiên, Cừu Thạch đã thấy có cảm giác khác lạ, đó là chân khí từ Đan Điền xuất phát thay vì luân
phiên dẫn lưu theo hai mạch nhâm và đốc thì đằng này chân khí cuồn cuộn
xông lên và phân khai. Một thì theo mạch nhâm, còn một thì theo mạch
đốc, đến lúc hai luồng chân khí này đi đến chỗ tận cùng thì đã chạy
ngược về. Bảo là chạy ngược về vì chân khí dường như song biển vỗ vào
ghềnh đá không không vượt qua được, nên phải chững lại rồi thối lui.
Nhưng thật ra con sóng trước chưa kịp lui thì con sóng sau đã vỗ ào đến, rồi lại những con sóng kế tiếp nữa cứ dồn dập đổ vào. Cừu Thạch đang
trải qua tình trạng giống như vừa nói, chân khí liên tiếp từ Đan Điền
xuất phát, cuồn cuộn từ hai mạch nhâm và đốc công tới tấp vào chỗ nghẽn.
Cừu Thạch sinh nghi và lo ngại, nhưng bây giờ Cừu Thạch vô phương để
dừng lại nữa rồi. Dòng chân khí đã như bầy ngựa bất kham, cứ tung vó
chạy ào ào về phía trước khiến cho những con ngựa đi đầu muốn quay lui
về cũng không thể nào lui được. Thế là từ hai mạch nhâm đốc, hai luồng
chân khí cứ mặc tình húc vào chỗ không sao xuyên được.
Chuyện đã xảy ra như vậy, muốn thoát ra cũng không còn cách, chỉ có thể
để mặc như vậy, Cừu Thạch hy vọng rằng đến một lúc nữa, khi Đan Điền đã
không còn nội kình như chỗ rỗng không vậy, thì hai luồng chân lực không
còn gì thúc đẩy, ắt sẽ tự dừng lại, và tự lui về bể chứa Đan Điền.
Thế nhưng, chắc do công hiệu thần kỳ của Thiên Niên Tuyết Sâm Vương mà
ra, nguồn chân lực từ đan điều Cừu Thạch phát ra gần như là vô tận vậy,
cứ thế mà thúc đẩy, cứ thế mà xung phá chỗ nghẽn từ hai phía, đến độ mọi mạch máu, mọi kinh mạch trong người Cừu Thạch nở căng ra, phình lớn ra, trương thẳng ra như sắp vỡ đến nơi vậy.
Mồ hôi tuôn xuống tràn trề trên thân thể Cừu Thạch, vì mệt vì sợ... mãi
rồi cơ thể của Cừu Thạch như muốn nổ tung ra như chiếc bóng da trâu đã
căng quá mức của nó.
Sau cùng, trong cơn đau đớn cùng cực, tưởng như đã chết đến nơi, thì trong đầu Cừu Thạch nghe kêu lên một tiếng.
Bùng!
Cừu Thạch hoàn toàn ngất lịm đổ ụp phần trên gập xuống phần dưới, mất
cân bằng, Cừu Thạch quăng người khỏi vuông đá rơi xuống nền lăng tẩm.
Phình!
Cừu Thạch cứ nằm khoèo ngay đó mà hôn mê trầm trầm.
Ngày dài như vô tận hay thời gian đã như bị cô đọng lại. Cừu Thạch không biết. Và đến khi mở mắt ra, việc đầu tiên là Cừu Thạch nhớ ngay hiện
tượng đã xảy ra với chàng, và chàng ngỡ là giấc chiêm bao. Vì bây giờ
toàn thân Cừu Thạch nghe thơi thới, nhẹ nhõm lạ Chỉ đến khi Cừu Thạch
phát hiện ra là chàng đang nằm ngay trên nền lăng tẩm thì Cừu Thạch mới
biết đúng là hiện tượng đó đã xảy ra cho chàng thật.
Ngờ vực và băn khoăn, Cừu Thạch ngồi bật dậy, khẽ hít một hơi thanh khí
để kiểm tra lại nội thể. Thì ngay lập tức Cừu Thạch cảm nhận được chân
khí từ Đan Điền đi một mạch xông thẳng lên Thiên Đình xong lại vòng
xuống Hội Âm, vượt khỏi chỗ nghẽn giữa hai mạch nhâm đốc mà Cừu Thạch đã cả quyết là không sao xuyên được để về lại nơi xuất phát đầu tiên là
Đan Điền.
Vậy là sao nhỉ? Liệu đây có phải là cảnh giới đả thông sinh tử huyền
quan như mẫu thân có lần nói cho Cừu Thạch nghe không? Lần đó, mẫu thân
của Cừu Thạch bảo chàng không cho dưỡng phụ nghe là “vẫn biết cũng đều
là nội công tâm pháp, nhưng có loại tà loại chính, loại tầm thường, loại thượng thừa. Cao thâm uyên ảo là nội công chánh trong Phật môn và Đạo
gia, còn như nội công tâm pháp của dưỡng phụ còn, đành rằng là chánh
nhưng không thể nào đả thông sanh tử huyền quan được”.
Lúc đó Cừu Thạch không biết nên không hỏi thêm cho rõ, nhưng bây giờ, sự thật đã khẳng định lời mẫu thân nói quả không sai. Điều này cho Cừu
Thạch biết rằng võ công và kiến văn của mẫu thân cao hơn nhiều so với
dưỡng phụ và chứng tỏ rằng Lam Y môn là nơi mẫu thân đã xuất thân có
công phu cao cường và uyên thâm có hạng trên giang hồ. Nhưng Cừu Thạch
không hiểu được một điều, đó là tại sao đến giờ này Lam Y môn vẫn không
lộ diện tại Trung Nguyên? Sao vẫn ở mãi ở Thạch Cúc đảo? Môn chủ Lam Y
môn bây giờ là ai? Có còn là sư tổ nữa không? Hay là kẻ đại thù của Cừu
Thạch là Thạch Kiện Toàn? Kẻ đã gây hại cho mẫu thân và khiến mẫu thân
bị thất tán võ công và không nơi nương tựa? Kẻ đã khiến mẫu thân phải tự gieo mình xuống ghềnh giải oan để tìm sống trong con đường chết.
Kẻ đã dối gạt mẫu thân, đã lừa mẫu thân để suýt nữa mẫu thân đã là mồi
cho kình ngư dưới biển cả và Cừu Thạch không còn dịp sanh ra đời.
Càng nghĩ tới dĩ vãng đau buồn của cố mẫu, Cừu Thạch càng thấy sôi gan
hơi, và vô hình chung chàng phải trở lại với thực tại. Thực tại đó là dù bây giờ nội lực của chàng đã đạt mức cao thâm, đã khai thông được sanh
tử huyền quan, là điều mà bất cứ kẻ nào luyện võ đều mơ ước, và chàng đã luyện được bộ pháp uyên ảo là Cửu Chuyển Thần Long bộ, nhưng đạt được
như thế để làm gì nếu Cừu Thạch không thoát ra khỏi lăng tẩm Tề vương
này? Không lẽ chỉ là để Cừu Thạch lưu lại chốn này mãi mãi để làm bạn
với các xác không hồn của Cửu Chuyển quái khách hay sao?
Không thể nào như thế được, Cừu Thạch bèn đứng lên, cố tìm cho ra một
lối thoát, Cừu Thạch tin rằng hễ Cửu Chuyển quái khách tìm được đường
thâm nhập vào đây thì há lẽ chàng lại không trở ra được hay sao? Không
lẽ Cừu Thạch lại bất tài kém trí hơn lão à?
Cừu Thạch lao theo bậc tam cấp trải gấm điều lao trở xuống, rồi lại theo bậc đá bằng bạch ngọc thạch tìm lại chỗ rẽ có gắn viên dạ minh châu.
Chỉ đi được đến đây là cùng đường, Cừu Thạch không thể nào điều động cơ
quan để trở lại căn thạch thất ban đầu được. Quýnh quáng, Cừu Thạch vỗ
vỗ, rồi lại vận sức xoay tròn viên dạ minh châu mong tạo ra một kỳ tích
nào khác. Vẫn vô công, Cừu Thạch cố xoay mãi viên dạ minh châu được khảm cố định vào đá
Bựt!
Viên dạ minh châu rời khỏi vách đá nằm gọn trong lòng bàn tay Cừu Thạch, giận dữ, Cừu Thạch định đập vỡ viên dạ minh châu cho hả giận, nhưng
nghĩ lại, Cừu Thạch bèn cho vào bọc áo.
Xoảng!
Cừu Thạch sực nhớ lại, bèn nhìn xuống y phục trên người chàng lúc này.
Sau khi bị kình phong của Từ Kinh Nhân đẩy thân hình chàng bừa dài trên
những nhánh rễ cây du ngoằn nghèo thì phần trước y phục của chàng đã
rách bươm ra. Thảo nào Cừu Thạch cho viên dạ minh châu vào bọc áo lại
không rơi xuống đất cho được.
Thế là Cừu Thạch bèn cầm viên dạ minh châu vào tay, chàng tiếp tục tìm
đường thoát thân, tiện thể Cừu Thạch cố tìm cho chàng một bộ y phục
khác.
Loanh quanh đi qua đi lại, đi lên rồi lại đi xuống, ngoài hai căn thạch
thất được bài trí như cung điện, Cừu Thạch không tìm được căn thạch thất nào khác, và đến y phục cũng không có luôn.
Chán nản và tuyệt vọng, Cừu Thạch trở lại căn thạch thất có Cửu Chuyển
quái khách ngồi, chàng nhìn và thèm thuồng bộ y phục bằng một loại tơ
thật đẹp, thật tốt và hầu như còn mới nguyên đang khoác bên ngoài bộ hài cốt của lão ta.
Biết rằng ngộ biến phải tùng quyền, nhưng Cừu Thạch cũng không dám có
hành vi bất kính, dẫu sao thì Cừu Thạch cũng là người thọ ân của Cửu
Chuyển quái khách, chàng nhờ lão chừa lại nửa nhánh Thiên Niên Tuyết Sâm Vương nên chàng không bị khát và đói, ngoài ra nhờ thế mà Cừu Thạch có
được một thân nội lực cao thâm, còn nữa, chàng đã luyện được Cửu Chuyển
Thần Long bộ của lão, như thế đó làm sao Cừu Thạch nỡ sang đoạt y phục
của lão cho được.
Động tâm Cừu Thạch bèn nảy ra một ý. Chàng bèn phục trước Cửu Chuyển quái khách và nói :
- Quái khách, hậu sinh mạt học là Cừu Thạch dù sao cũng thọ ân của
người, vậy thì họ Cừu này xin được dành lễ cùng người và tự nhận mình là truyền nhân của lão nhân gia. Giờ đây xin lão nhân gia cho phép đệ tử
được cải táng cho người theo ý nguyện.
Dập đầu phục lạy cho đủ lễ số, Cừu Thạch bước đến tiểu bình đài mà bây
giờ Cừu Thạch đã biết đấy chính là phần mộ của Tề vương. Chàng dùng
thanh Lam Chủy lệnh cố công cố sức mở phần trên của tiểu bình đài ra
Nhờ vào lợi khí sắc bén, và nhờ nội công thâm hậu nên cuối cùng chàng đã mở được nắp đậy bên trên của tiểu bình đài.
Vừa nhìn vào bên trong, Cừu Thạch nếu không đủ bình tĩnh ắt đã kêu lên
rồi, vì ở bên trong tiểu bình đài không phải là nơi chôn cất Tề vương mà lại là lối đi thông sang chỗ khác nữa. Và Cừu Thạch tin rằng Cửu Chuyển quái khách - bây giờ chàng phải kêu là sư phụ - cũng không biết trong
này lại có lối đi khác, vì nắp tiểu bình còn đậy kín như trước mà.
Thế là Cừu Thạch tay hữu cầm thanh Lam Chủy lệnh, tay tả cầm viên dạ
minh châu để soi đường, chàng phóng người vào bên trong tiểu bình đài
với lòng khấp khởi hy vọng.
Dù biết rằng trong lăng tẩm này chỉ có chàng là sinh vật duy nhất, nhưng Cừu Thạch không thể không đề phòng. Biết đâu trong này lại có cạm bẫy
hay cơ quan ám tàng gì thì sao?
Nào ngờ, Cừu Thạch đã quá lo lắng, vừa bước theo lối đi được chừng năm
trượng, Cừu Thạch không cần đến thanh Lam Chủy lệnh nữa, cũng như chàng
không cần đến viên dạ minh châu soi đường nữa. Vì đây là một căn thạch
thất khác, cũng rộng độ ba trượng vuông và có lối bài trí rất đơn sơ.
Một chiếc bàn bày văn phòng tư bảo. Một linh sàng trong đó có một người nằm. Và duy nhất một thị nữ đang đứng cầm quạt hầu.
Đến bây giờ, Cừu Thạch đã biết là chàng đang ở đâu rồi. Do đó, Cừu Thạch bèn thủ lễ và nói lớn :
- Tiện dân Cừu Thạch mạo phạm đến vương gia, xin vương gia thứ tội!
Nói xong, Cừu Thạch đứng yên dò xét mọi nơi bên trong căn thạch thất
dưới ánh sáng của bốn viên dạ minh châu được khảm ở bốn bức vách, và Cừu Thạch lại một lần nữa thất vọng não nề khi không phát hiện bất kỳ một
dấu vết gì cho biết có còn lối đi khác nữa.
Thu ánh mắt lại, hai tập giấy đặt trên bàn có bày văn phòng tứ bảo liềp đập vào mắt Cừu Thạch.
Bước lại gần, Cừu Thạch nhấc tập giấy ở bên trên có hàng chữ Qui Tức
công đặt sang một bên, vì lúc này Cừu Thạch không màng đến công phu võ
công nữa, và chàng suýt nữa đã kêu lên khi đọc thấy dòng chữ ghi trên
tập giấy bên dưới :
Họa tiết lăng mộ đồ!
Có thế chứ! Đây là điều mà Cừu Thạch đã hy vọng, đã chờ đợi và là cứu tinh duy nhất ở nơi này đối với chàng.
Đọc xong tập giấy này (họa đồ) chàng chỉ biết được hai điều, một là con
đường thâm nhập từ bên ngoài vào đây đều bị khóa chặt từ bên ngoài,
người bên trong vô phương đi lui trở ra: nội bất xuất.
Điều thứ hai là: con đường thoát duy nhất là Cừu Thạch phải trở lại căn
thạch thất ban đầu, phải phá vỡ thạch thất để dòng nước Địa nhược thủy
chảy quanh và giữ mát lăng tẩm tràn ngập vào lăng tẩm, sau đó với Qui
Tức công mà Tề vương lưu lại, Cừu Thạch sẽ mặc cho dòng Địa nhược thủy
đưa chàng ra Hoài Giang thì mới có thể thoát thân.
Nguyên đây là phương thế mà Tề vương cố tình để lại cho vị quý phi (mà
Cừu Thạch ngỡ là thị nữ đang đứng cạnh linh sàng Tề vương) nếu như vị
quý phi muốn trở lại dương gian thì cứ chiếu theo đó mà hành động. Không ngờ vị quý phi lại muốn chết với Tề vương, vì thế mà bây giờ đến lượt
Cừu Thạch.
Sau một lúc đắn đo, Cừu Thạch bèn ngồi lại đó, xem qua một lượt khẩu quyết của công phu Qui tức.
Đối với Cừu Thạch lúc này, khi công phu nội lực đã đạt đến cảnh giới
siêu tuyệt, thì việc điều hành chân lực bản thể theo bất kỳ một công phu khác nào cũng thật dễ như trở bàn tay. Do đó khi chàng đọc xong hai
lượt khẩu quyết Qui Tức công, và khẽ vận hành thử theo kinh văn khẩu
quyết, thì Cừu Thạch bất giác sinh nghi, niềm tin về Qui Tức công không
được trọn vẹn lắm. Vì Cừu Thạch thấy sao mà quá dễ dàng ứng dụng Qui Tức công đến thế.
Kiểm lại một lượt, rồi lại thêm một lượt nữa, Cừu Thạch biết rằng chàng
đã không phạm sai sót gì trong việc bế mạch liễm khí theo kinh văn khẩu
quyết Qui Tức công. Nhưng tự trong thâm tâm chàng không tin tưởng lắm ở
công phu này. Chàng nghi ngại không biết liệu khi chàng sử dụng Qui Tức
công thì chàng có thể vẫn còn sống sau một thời gian dài chìm ngập trong dòng Đại nhược thủy cho đến khi đưa chàng đến Hoài Giang hay không?
Bất dùng, bất quyết, Cừu Thạch nửa muốn thoát thân bằng lối đi này, nửa muốn tìm lối đào sinh khác.
Cuối cùng Cừu Thạch quyết nán lại một vài ngày nữa, một là nghiên cứu tỉ mỉ hơn họa tiết lăng mộ đồ, hai là rà soát lại xem công phi Qui tức
liệu chàng đã vận dụng đúng hay chưa?
Không cần phải vội, do có tâm trạng như thế, nên Cừu Thạch dùng thời gian lưu lại lăng tẩm Tề vương vào những việc như sau :
Xem xét tỉ mỉ họa tiết lăng mộ đồ.
Luyện tập đến nơi đến chốn Qui Tức công.
Nhẩm và học thuộc những thế biến theo từng phương vị của Cửu Chuyển
Dương Nhật chưởng và Cửu Chuyển Âm Nguyệt kiếm trong di thư của Cửu
Chuyển quái khách - sư phụ. Nhờ vào việc chuyên tâm đọc lại này, Cừu
Thạch mới hiểu rằng mọi công phu có trong Cửu Chuyển chân kinh đều dựa
vào sự vận hành của vũ trụ. Lấy thất tinh và nhật nguyệt làm cơ bản cho
sự biến hóa được gọi là danh xưng Cửu Chuyển. Đồng thời, chưởng pháp và
kiếm pháp Dương Nhật và Âm Nguyệt đó được phối hợp với Cửu Chuyển Thần
Long bộ có thế uy lực của chưởng Dương Nhật và kiếm Âm Nguyệt mới phát
huy đủ đầy.
Ngoài ra, Cừu Thạch còn thử diễn khai Hỏa Phong kiếm pháp và Thiên Địa
Ngũ Hợp chưởng để tập luyện cách vận dụng chân lực dồi dào bất tận vào
từng thế từng thức.
Xong tất cả những việc này, thời gian đã trải qua là bao lâu thì Cừu
Thạch không rõ, thì Cừu Thạch đã hiểu thêm nhiều về những nguyên lý võ
học cũng như nhờ thế mà kiến văn của chàng về võ học được tăng thêm
nhiều.
Sau khi đã hoàn tất đến việc xem xét kỹ càng họa tiết lăng mộ đồ đã
xong, Cừu Thạch khi biết rằng muốn rời được lăng tẩm Tề vương chỉ có duy nhất mỗi cách như đã nói, thì Cừu Thạch không khỏi bồn chồn, muốn thoát đi cho xong rồi mọi việc muốn ra sao thì ra.
Do vậy, Cừu Thạch bèn cải táng cho sư phụ đặt toàn bộ tro xương của
người vào chiếc hộp nguyên đã chứa Thiên Niên Tuyết Sâm Vương và đem gửi vào linh sàng của Tề vương. Như ý nguyện của sư phụ là được làm bạn với Tề vương. Còn y phục vẫn còn tốt nguyên của sư phụ thì Cừu Thạch giữ
lấy. Chàng mặc y phục đó của người, giữ bỏ y phục cũ đã rách nát, cất
thanh Lam Chủy lệnh và viên dạ minh châu vào trong bọc áo, hủy bỏ họa
tiết lăng mộ đồ, Qui Tức công và di thơ của sư phụ tránh di họa về sau.
Vì chàng không biết, một khi chàng đã phá tan căn thạch thất để cho lòng Địa nhược thủy chảy vào lăng tẩm thì liệu lăng tẩm sẽ ra sao sau đó? Và nếu lỡ có bề gì, sơ thất ngoài ý muốn thì công phu của Tề vương và của
sư phụ sẽ lưu lạc trên giang hồ. Đến lúc đó, vô tình chàng đã làm trái ý muốn của Tề vương và sư phụ. Hủy đi là phải.
Chuẩn bị xong đâu đó, Cừu Thạch theo họa tiết lăng mộ đồ để đi vào căn
thạch thất nó. Cừu Thạch tần ngần một lúc lâu, chàng không biết là chàng sẽ trải qua bao nhiêu thời gian trong Địa nhược thủy. Ba ngày hay hai
mươi ngày? Một tháng hay hai tháng?
Cừu Thạch cần phải biết rõ điểm này để liệu theo đó mà vận dụng tâm pháp Qui Tức công cho phù hợp. Lượng định thời gian thì nếu ngắn hạn hơn,
chàng sẽ chết lúc còn trong dòng Địa nhược thủy, và nếu dài hơn thì uổng phí thời gian.
Sau cùng Cừu Thạch tạm lượng định thời gian là nửa tháng (do Cừu Thạch
không biết rõ địa điểm của lăng tẩm Tề vương này và dòng Hoài giang là
bao xa). Rồi sau khi đề tụ chân lực lên sẵn sàng cho Qui Tức công xong,
Cừu Thạch bèn nhắm vào bức vách của thạch thất hét lên một tiếng lớn :
- Này!
Và vỗ ngay một chưởng với thập thành chân lực
Bùng!
Ào!
Bức vách ngăn căn thạch thất vỡ toác ra và nước với khối lượng cực lớn đổ ào vào trong.
Ngay khi nhìn thấy khối nước đó, Cừu Thạch bèn vận dụng ngay Qui Tức công và phó mặc cho số mạng.