Ngôi nhà của họ Lưu xây dựng ở đầu phía Tây ngõ Lư thị (Chợ Lừa). Nhà cửa cũng chẳng lấy gì làm sang trọng, nhưng cao ráo, sáng sủa, đàng hoàng, giữa sân có một cây ngô đồng cổ thụ, cành lá rườm rà tán rợp màu xanh, cây đã được trồng từ đời các cụ tổ của Lưu Dung.
Dưới bóng cây cổ thụ ấy, Lưu Dung vừa nhấm nháp chén trà ngon, vừa xem đường đi nước bước của Văn Thừa, ông cảm thấy Văn Thừa là một chàng trai thông minh, chỉ có điều chữ nghĩa còn ít. Ông còn nghĩ tới việc riêng của Văn Thừa và Kỷ Hà, ông cũng đã từng trông thấy Văn Thừa và Kỷ Hà đầu mày cuối mắt với nhau, song cũng có phần trong sáng, nhưng thời cơ còn chưa chín nên Văn Thừa cũng còn chưa dám ngỏ lời.
Dù là nhà lớn năm gian khang trang, thì dưới bậc thềm vẫn còn có những ngọn cỏ xanh, và đâu đó vẫn còn tiếng rỉ rả của giun dế... Thấy thế cờ của Lưu Dung mạnh hẳn lên, nhũng người chầu rìa đều tấm tắc khen, nhung cũng có người lo cho thế cờ của Văn Thừa mà buột miệng nói:
- Cảnh giác!
Lưu Dung cười, rồi thuận miệng hỏi:
- Có gì mà cảnh giác!
Người đó cũng cười:
- Cảnh giác cũng không thừa.
Lưu Dung lộ sự vui vẻ ít khi thấy:
- Một chiêu này cũng đủ để Văn Thừa no đến mấy ngày, đúng thế không?
Văn Thừa đành chỉ gật đầu:
- Nước cờ này hiểm quá, thật đúng là đại trượng phu.
Lưu Dung cười to một cách vô cùng thoải mái:
- Chỉ có một nước cờ con, sao lại gọi là đại trượng phu!
- Đại trượng phu tức là đại trượng phu mà, nếu không, người ta đã chẳng viết như thế.
Lưu Dung nghe xong, chợt nghiêm lại, hỏi:
- Văn Thừa, ta hỏi anh: Thế nào gọi là đại trượng phu?
Văn Thừa tắc tịt, vì chẳng hiểu ý tứ trong câu hỏi ra sao nên đã ngẩng đầu lên, nhìn nhũng người xung quanh, ngơ ngẩn chẳng hiểu gì.
Lưu Dung nói:
- Lai lịch của cái từ đại trượng phu ấy vốn có tự lâu đời. Chỉ có điều là, vào thủa ban sơ, nó chẳng có liên quan gì tới con người cả.
Nhiều người không hiểu, hỏi:
- Tại sao lại thế
Lưu Dung đáp:
- Trượng phu, chẳng qua chỉ là dùng vào việc cân đong đo đếm mà thôi. Lưu Tích người đời Minh đã viết trong "Phi tuyết lục" rằng: Cái mà người đời gọi là trượng phu, theo quy chế của đời nhà Chu, lấy tám tấc làm một thước, mười thước làm một trượng, người cao tám thước, thì gọi là trượng phu. Lại như trong "Thuyết văn giải tự", cũng có những ghi chép tương tự: "Phu, tức là trượng phu vậy, thêm chữ đại vào nữa, tức là to lớn vậy. Theo quy chế đời nhà Chu, lấy tám tấc làm một thước, mười thước làm một trượng, người cao tám thước, gọi là trượng phu...!"
Nói tới đây Lưu Dung ngừng lại, nhìn Văn Thừa hỏi:
- Hiểu chưa? Văn Thừa?
Văn Thừa không nói năng gì.
Lưu Dung cũng biết rằng, đến đây là nên thôi. Ông cười cười, vuốt râu và vui ngầm. Những người xung quanh đều tán thưởng, khen ngợi cách giải thích của Lưu Dung.
Lưu Dung phớt lờ, không nghe.
Một lát sau, Lưu Dung thấy những nước cờ của Văn Thừa còn non kém, hớ hênh, ông bèn nói với Văn Thừa:
- Văn Thừa ơi, ta làm một bài thơ vịnh cờ tướng đi.
Văn Thừa và mọi người nghe xong đều rất vui mừng.
Văn Thừa cũng biết rằng cờ mình chẳng bao giờ thắng được cờ của Lưu Dung, nên ngẩng đầu lên nói:
- Đại nhân, xin đọc câu đầu đi...
Những người xung quanh cũng nhất tề thúc giục.
Nhưng thấy Lưu Dung cứ bình thản như không, rồi chỉ vào,'bàn cờ" đọc:
Cách sông đỏ trắng, rất rạch ròi.
Bẩy trận hai bên nhập cuộc chơi.
(Cách hà, sán lạn, hỏa đồ phân,
Cuộc thế phương viên liệt trận vân).
Lưu Dung nói xong đâm một nước tốt:
Chỉ tiến không lùi, duy có tốt,
Ẩn thân, mình tướng chẳng ra ngoài.
(Nhất khứ vô hoàn duy tốt ngũ
Thâm tàng bất xuất thị tướng quân).
Lưu Dung lại nhấc con pháo lên:
Tung xe, hãm trận khôn ngăn chặn,
Bay pháo công thành, khốn tả tơi.
Sĩ cũng nhẹ nhàng nghênh chiến mã
(xung xa trì đột thực nan ngự,
Phi pháp bình lăng cánh dật quần,
Sĩ giã phiên phiên phi hãn mã).
Lưu Dưng đưa con pháo vào án tướng của Văn Thừa. Văn Thừa thua.
Còn xem tướng ấy giỏi hay tồi.
(Giã tùy bí tướng lục trung cần).
Mọi người nghe xong, lại tán thưởng một trận. Lưu Dung cười, đẩy vào bàn cờ một cái, hỏi:
- Nào ai nữa?
Thấy chẳng người nào đáp lại, liền nói:
- Ta nói chuyện chơi vậy nhá?
Mọi người đồng thanh tán thưởng.
Tất cả ngồi quây cả lại. Lưu Dung nhìn trăng treo lên bầu trời, bèn nói:
- Trước hết tôi hãy kể cho các người nghe một câu chuyện. Mọi người nghe vậy, liền xúm quanh ngồi sát vào với Lưu Dung. Sau đó Lưu Dung liền kể cho mọi người nghe một câu chuyện: "Bao công dùng mưu trí phá một kỳ án”.
Chuyện kể rằng: Có một lần Bao Chửng đi xem xét dân tình, ngẫu nhiên nghe được một vụ án kỳ lạ:
Vợ chồng nhà họ Từ chỉ sinh được mỗi một mụn con trai, và cưới vợ cho anh ta, vào cái đêm động phòng, cô dâu nói với chú rể: "Thiếp ra cho chàng một vế đối, nếu chàng không đối được thì không được phép nhập phòng.”
Nói xong liền đọc ngay:
Điểm đăng, đăng các, các công thư
(Đốt đèn, lên gác, đọc các sách)
Chú rể nghĩ khốn nghĩ khổ mà vẫn không sao đối được đành nhịn nhục đi đến trường học.
Hôm sau, cô dâu thấy chú rể buồn rười rượi, nên hỏi: "Chàng làm sao mà buồn bã vậy?". Chú rể đáp: "Vì vẫn không sao đối được vế đối của nàng!”. Cô dâu nói: "Đêm qua, chàng đã dối được rồi đấy thôi!”.' Chú rể lập tức đáp: "Đêm qua, tôi về nhà lúc nào, mà bảo đối câu đối?"...
Cô dâu nghe nói vậy, biết rằng mình đã bị hiếp dâm, thấy xấu hổ, nhục nhã quá, bèn treo cổ tự tử chết.
Cô dâu chết, chú rể bị bắt giam vào ngục, một anh chàng thư sinh yếu ớt, làm sao chịu đựng nổi những cuộc tra tấn của một ông quan hồ đồ, xét xử tùy tiện? Bị mớm cung, ép buộc phải nhận tội. Bị xử tử hình, và sẽ đem chém, vào sau mùa thu. Vợ chồng ông lão Từ vì quá uất ức, đều nhảy xuống sông chết cả.
Bao Công nghe được vụ án kỳ lạ đó, cũng thấy rất đau lòng, âm thầm, nghĩ ngợi: Kẻ nào đã gây ra cái chết oan uổng cho cô dâu này? Muốn phá cái án này, trước hết phải đối được vế thách đối của cô dâu kia. Đêm khuya tĩnh lặng, Bao Công cứ bước đi bước lại, loanh quanh trong sân, suy nghĩ mông lung, sau đó gọi người theo hầu vác ra sân một chiếc ghế bành. Ngồi đó, ông lại tiếp tục suy đi nghĩ lại, chợt Bao Công cười lên hất sức vui mừng, ông nói một mình:
- Đây rồi, đây rồi! Đúng là vế đáp đây rồi!
Di ỷ, ỷ đồng, đồng thưởng nguyệt (1)
(Vác ghế, ngồi ghế tựa cây ngô đồng, cùng ngắm trăng)
Khi đã đối được vế thách, thì cách thức phá án cũng đã có. Trời sáng, Bao Công tới huyện nha hạ lệnh cho quan huyện dán bố cáo:
“Nay muốn tuyển chọn một số nhân sĩ có tài trong bản địa, đưa về kinh làm quan. Chỉ tuyển chọn những người đối được vế thách đối sau đây:
Điểm đăng đăng các các công thư ".
Bảng treo chẳng được bao lâu, đã có một thư sinh tìm đến, với đầy niềm tin rằng mình sẽ giật được giải.
Anh ta đến bái kiến Bao Công và nói:
- Tiểu sinh xin theo đại nhân về kinh!
Bao Công hỏi:
- Vậy anh có đối được vế đối đó không?
Anh thư sinh trầm tư một lát rồi nói:
- Có thể đối được, có điều, cái chữ "thư” kia là vần bằng, nên chính nó phải là vế đối lại thì đúng hơn, cho nên buộc tiểu sinh phải đối lại bằng vần trắc. Có thể đối:
“Di ỷ, ỷ đồng, đồng thương nguyệt".
Bao Công nghe xong, cười nhạt, rồi đập miếng gỗ lệnh xuống bàn, quát lớn:
- Bắt lấy hắn cho ta!
Chàng thư sinh sợ đến lạc phách kinh hồn, và bị trói nghiến ngay lại. Anh ta chẳng hiểu tại sao, bèn quỳ ngay xuống, kêu lên:
- Oan uổng quá!
Bao Công nghiêm giọng nói:
- Còn oan uổng nỗi gì? Lòng dạ mi đen tối, lừa lúc đêm tối, vào gian dâm với vợ người ta, hủy hoại mấy mạng người mà còn là oan uổng sao? Tả hữu đâu, tra khảo!
Anh thư sinh thấy công việc đã bị bại lộ, sợ hết hồn, quỳ ngay xuống van xin:
- Tiểu nhân xin khai!
Anh thư sinh khai rằng:
- Hôm đó, chú rễ đến trường nói: “Cô dâu ra một vế thách đối, mà không đối được, nên đành phải đến trường ngủ vậy". Kẻ tiểu nhân này, nhân lúc đêm tối, lẻn tới buồng cô dâu, đối được câu đối trên, trong khi cô dâu không phân biệt được thực giả thế nào, nên vào động phòng với cô dâu như chú rễ thật.
Ngay tại công đương, Bao Công bắt tội phạm ký nhận lời khai, rồi lập tức tống vào ngục tử hình, đồng thời hạ lệnh thả ngay chú rễ bị bắt oan uổng kia ra.
Mọi người nghe xong đều thở phào nhẹ nhõm, đồng thời rất khâm phục kiến thức uyên thâm của Lưu Dung...
Lúc đó, Lâm đại gia vợ Lưu Dung đã gọi mọi người đi “phá cỗ". Mọi người hào hứng kéo nhau vào bàn tiệc.
Trong lúc ăn tiệc, có người hỏi Lưu Dung:
- Lưu đại nhân, có nên tiếp tục làm câu đối với nhau nữa không?
Lưu Dung đáp:
- Nên?
Tất cả mọi người đều cười vui reo hò.
Lưu Dung nói:
- Tôi ra vế thách, mọi người sẽ làm vế đối, nếu đối được, tôi phải uống một cốc rượu.
Tưởng Kỳ thô thiển can:
- Xin Lưu đại nhân đừng quá chén.
Lưu Dung cười, đáp:
- Vớ vẩn.
Lưu Dung đọc:
- Tam quang nhật nguyệt tinh
(Ba nguồn sáng: Trời, trăng, sao).
Tưởng Kỳ nghĩ ngợi một lát rồi đáp:
- Tôi biết rồi: “Tứ sinh ngưu dương mã" (Bốn vật nuôi: bò, dê, ngựa).
Mọi người cười ồ, nói:
- Đã nói là bốn vật nuôi, mà chỉ có bò, dê, ngựa, thế mới là ba!
Tưởng Kỳ đáp:
- Còn lừa nữa!
Mọi người lại cười ồ thêm một phen. Có người cười đến gập cả lưng, không nhỏm dậy được.
Lúc này Văn Thừa suy nghĩ rất mông lung.
Lại có người đối:
- Ngũ Nhạc sơn khứu lỉnh (Ngũ Nhạc Sơn: gò, đống, núi).
Lưu Dung nghe xong bèn nói:
- Giỏi, đối thế mới là đối chứ!
Người đó tỏ vẻ thẹn thò, vì không biết Lưu Dung khen mình thực hay không muốn bắt bẻ mình.
Văn Thừa lúc đó, suy nghĩ cũng đã kỹ, bởi nghĩ đến việc hàng ngày Lưu Dung vẫn hay ngâm vịnh Kinh Thi, vì mới ngày hôm qua, ông còn nói với Văn Thừa rằng: Kinh Thi có phần Phong, phần Nhã, phần Tụng. Cho nên xin đối. Văn Thừa nói:
- Con xin đối thế này: Thi Kinh: Phong Nhã Tụng (Kinh Thi: Phong, Nhã, Tụng).
Vế đối vừa buột ra khỏi miệng, Lưu Dung đã đứng dậy, nói:
- Văn Thừa ơi là Văn Thừa. Anh thật là thông minh tuyệt đỉnh Tôi sẽ uống liền bốn cốc mừng anh.
Nói xong, liên tiếp rót bốn cốc rượu, uống cạn từng cốc một.
Khi ngồi xuống, ông nói với Văn Thừa êm như ru:
- Văn Thừa ơi, vế đối này của anh, chỉ cần chữa một chữ thôi, nó sẽ thành rất tuyệt vời, nên đối là: "Tứ Thi: phong, Nhã, Tụng". Bởi vì “nhã” lại chia thành "Đại Nhã" và “Tiểu Nhã"...
Tất cả mọi người nhìn Văn Thừa một cách đầy thán phục, khiến Văn Thừa đỏ cả mặt.
Tưởng Kỳ đứng lên, nói:
- Tôi xin có một bức hoành...
Mọi người liền thúc giục đọc ngay xem hay dở thế nào.
Tưởng Kỳ đọc:
- "Nguyệt bính dương không” (Bánh nguyệt – bánh Trưng thu - trên không).
Hớp rượu Lưu Dung còn đang ngậm trong miệng chưa kịp nuốt, đã phì hết cả ra ngoài. Kỷ Hà vội lấy khăn đưa lên. Lâm đại gia cũng vui, cười đến chảy nước mắt. Và tất cả mọi người đều vui vẻ, đùa cợt đến nổ trời.
Rượu vào lời ra, cân chuyện của mọi người lại chuyển sang những tin tức xã hội. Có người đã phê phán những tệ nạn trong triều…
Tưởng Kỳ đứng dậy nói:
- Tôi xin kể cho mọi người nghe, về một người, vào hồi còn trẻ...
Mọi người đều rất lấy làm lạ rằng: Tại sao hôm nay Tưởng Kỳ lại hăng tiết, bồng bột như thế, và rượu cũng uống một cách rất thoải mái...
Tưởng Kỳ bèn nói:
- Chuyện kể rằng, có một hôm, có một vị tướng quân, đem theo vệ binh, để đến một ngôi chùa thắp hương làm lễ, quân hầu đã chuẩn bị xa mã rất đầy đủ. Vị tướng quân đó khuệnh khoạng nghênh ngang ra khỏi phủ, bọn vệ binh rầm rập theo sát phía sau, khi vị tướng quân bước lên xe, tên vệ binh vội vã vén rèm. Vị tướng quân, cúi người để lên xe, bất ngờ phì ra một cái rắm thật kêu. Những người theo hầu bên xe, bất chợt đều phì cười. Nhưng rồi ngay lập tức câm luôn miệng lại, và toát hết mồ hôi, bởi không biết rồi đại họa sẽ giáng xuống lúc nào. Vị tướng quân nghe tiếng cười, xấu hổ đỏ bừng mặt, đỏ xong lại trắng bạc ra, rất bực bội nhưng không dám gắt gỏng. Giữa lúc đó có một tên vệ binh quỳ xuống nói:
- Tiểu nhân vô lễ đánh rắm, xin tướng quân đại nhân đại xá cho!
Những ngươi hầu bên xe, hết nhìn vị tướng quân, lại nhìn tên vệ binh, cứ nghĩ rằng mình đã hiểu lầm vị tướng quân của mình, nên đều cúi hết đầu xuống. Song vị tướng quân kia biết rất rõ rằng "cái đó" là của mình, mình đánh ra, nhưng tên vệ binh lại chủ động công nhận là của nó, làm cho mình đỡ bị ngượng đây và nghĩ bụng: "Thằng ôn con này rất thông minh đây". Và chẳng bao lâu sau, tên vệ binh kia đã được đề bạt, thăng cấp.
Mọi người nghe xong, đều cảm thấy là lạ...
Lúc đó Tưởng Kỳ đột ngột hỏi:
- Các vị có biết tên vệ binh ấy là ai không?
Nói xong, Tưởng Kỳ liền cười lên sằng sặc. Lưu Dung cứ nghĩ rằng Tưởng Kỳ kể chuyện về một người quen nào đó của anh ta, nên cũng chẳng chú ý bao nhiêu. Không ngờ Tưởng Kỳ đã nói:
- Cái tên vệ binh đó chính là đương triều Tế tướng Hòa Thân.
Lưu Dung nghe xong, bèn quát:
- Tưởng Kỳ, láo lếu!
Tưởng Kỳ nhấp một hớp rượu, rồi nói:
- Đúng như thế mà, chính A Thất nói với con.
Lưu Dung tức giận thực sự:
- Bậy bạ'
Mọi người liền bảo Tưởng Kỳ nhận tội, xin lỗi. Tưởng Kỳ biết rằng, xưa nay, Lưu Dung không bao giờ dung túng cho người dưới quyền mình bàn bạc lăng nhăng về công việc của triều chính, triều thần. Tưởng ấy biết mình đã phạm sai lầm, liền đứng dậy, nói:
- Thưa Lưu đại nhân, con đã phạm sai lầm, từ nay về sau con không dám nói như thế nữa.
Nói xong, lại quay mặt về phía mọi người làm lễ nói:
- Thưa quý vị thân hữu, các bạn đều biết Tưởng Kỳ tôi vốn là một con người thô lỗ, mong sao những lời nói của tôi hôm nay, không lọt ra ngoài.
Nói xong, đứng ngây cán tàn ra đó.
Lưu Dung thấy thái độ của Tưởng Kỳ thành khẩn, hơn nữa lại chuếnh choáng có chút hơi men, bèn nói:
- Từ nay về sau phải cẩn thận.
Tưởng Kỳ nói:
- Thưa vâng.
Lưu Dung quay ra nói với tất cả mọi người:
- Kể cả các ngươi nữa!
Tất cả mọi người đều gật đầu.
Lâm đại gia, vợ Lưu Dung, thấy không khí vui, có phần bị giảm sút, liền bẻ sang chuyện khác, và bầu không khí vui vẻ thân mật lại dần dần được khôi phục, và cuộc rượu cũng được bắt đầu trở lại...
Văn Thừa vốn từ lâu đã thương mến Kỷ Hà, nên cặp mắt hầu như chẳng lúc nào rời khỏi cô. Kỷ Hà cũng biết tấm lòng của Văn Thừa dành cho mình, nên cũng đưa mắt tỏ tình.
Rượu uống cũng đã nhiều, Kỷ Hà thấy khó mà chịu đụng nổi cặp mắt thèm khát của Văn Thừa, nên nhẹ nhàng đứng dậy, rời khỏi bàn tiệc, đi lấy thêm rượu. Văn Thừa cũng từ từ rời khỏi chỗ ngồi của mình, và thấy mọi người còn đang mải mê với những chén rượu ngon, chẳng chú ý gì đến mình, nên bỏ hẳn đó, chạy theo Kỷ Hà xuống sân sau.
Lại nói về việc Lâm dại gia, vợ Lưu Dung cùng ngồi uống rượu với mọi người, và cùng chuyện trò thân mật. Bất chợt lại trông thấy Văn Thừa đi xuống sân sau, nhưng mà cũng chẳng để ý gì. Lâm đại gia là một người vợ vô cùng hiền thục, tốt bụng. Bà thấy mọi người uống nhiều rượu, liền nghĩ rằng, mình phải đi lấy thêm rượu mới phải để tránh cho mọi người phải đòi hỏi. Nên quay người định sai Kỷ Hà đi lấy thêm rượu, nhìn lại, lại chẳng thấy Văn Thừa đâu, bất chợt bà lại nhớ tới việc thấy Văn thừa đi xuống sân sau, và đột nhiên bà đã hiểu được ra một điều gì đó. Bà ngồi đó suy nghĩ một mình: Biết đâu họ lại chẳng đang gặp gỡ nhau ở sân sau, tốt nhất là bây giờ ta cứ đi xuống đó, rồi nhân được ngày lành tháng tốt hôm nay, thúc đẩy cho xong hẳn chuyện này đi. Nếu không, Lưu Dung cứ suốt ngày bận bịu công việc ở bên ngoài, sợ rằng chẳng còn thì giờ đâu mà nghĩ tới chuyện này cho chúng. Bà vẫn cứ ngồi nguyên tại đó, nghĩ đi nghĩ lại mãi về một chuyện này, và cảm thấy như thế cũng là được, cho nên đứng dậy, quyết định đi xuống sân sau.
Văn Thừa theo Kỷ Hà ra sân sau. Kỷ Hà cũng biết rằng Văn Thừa đi theo mình, nên trống ngực đập thình thình, và mặt đỏ tưng bừng lên.
Đột nhiên cô nghe thấy Văn Thừa gọi:
- Kỷ Hà!
Cô không thể không dừng chân lại.
Cô nói trong sự luống cuống đến tột độ:
- Em đi lấy rượu, anh theo đến đây làm gì vậy?
Văn Thừa nói:
- Hôm nay trời đẹp trăng trong, anh thấy em xinh đẹp hơn ngày thường rất nhiều. Em xinh đẹp như cô Hằng Nga trong cung trăng vậy.
Kỷ Hà nói:
- Đừng có nói lăng nhăng, đi theo Tể tướng, học đòi được mấy câu thơ mà cũng ra bộ văn chương.
Văn Thừa nói:
- Kỷ Hà, nào em hãy quay mặt lại đây, cho anh đã nhìn ngắm em một chút nào.
Tim Kỷ Hà càng đập dồn dập hơn, đâu có chịu ngoảnh lại. Và nói:
- Ngày nào chả nhìn thấy, mà còn nhìn nhìn, ngắm ngắm cái gì nữa.
Văn Thừa cũng cố nén tình cảm căng thẳng, dồn dập của mình, nói:
- Hôm nay ngắm nhìn hoàn toàn khác với thường ngày ngắm nhìn đấy, hôm nay trăng trong, cảnh đẹp. Kỷ Hà, anh muốn hỏi em một việc, nhất định em phải trả lời anh đấy.
Kỷ Hà càng bối rối hơn, nói:
- Có gì mà phải trả lời với trả miếng. Cái gì mà phải trả lời. Cái gì mà không phải trả lời nào?
Văn Thừa tiến lên một bước:
- Kỷ Hà, em có... mến anh không?
Kỷ Hà đáp:
- Anh thật là ăn nói hồ đồ. Tôi sẽ bẩm với phu nhân, để rồi nói với ông trị cho anh một trận.
Văn Thừa nói:
- Ông với bà đều là người hiền lành, tốt bụng cả, chỉ cần hai đứa mình tốt đẹp với nhau thì ông bà cũng vui lòng thôi.
Kỷ Hà chẳng còn biết nói thêm gì nữa, chỉ nói:
- Để em đi lấy rượu!
Nói thế, nhưng trong lòng đâu có nghĩ tới rượu, cho nên chẳng bước đi được bước nào, mà lại quay người chạy lên sân trước. Nhưng Kỷ Hà vừa quay người thì Lâm đại gia lại bắt gặp. Xấu hổ quá, chỉ biết cúi đầu bỏ chạy. nhưng Lâm đại gia lại người rất rộng bụng, bà liền dang hai tay ra, ôm lấy Kỷ Hà, nói:
- Kỷ Hà, đi lấy rượu đã chứ!
Kỷ Hà đành lại phải quay người, đi lấy rượu. Văn thừa đúng trơ tại đó, trông như một thằng ngốc.
Đợi đến khi Kỷ Hà đã đi lấy rượu về. Lâm đại gia mới đi cùng Kỷ Hà trở về sân trước.
Bữa rượu uống tới tận đầu canh, mọi người mới giải tán ra về. Lưu Dung cũng đã cảm thấy mệt, bèn gọi Văn thừa và Tưởng Kỳ bảo họ cùng đi nghỉ. Văn Thừa và Tưởng Kỳ đều vâng lời ra về. Lúc ấy Lâm đại gia mới nói:
- Văn Thừa hãy nán lại, còn Tưởng Kỳ cứ đi về đi, ta có chuyện cần bàn với Văn Thừa.
Lưu Dung cũng chẳng biết đó là chuyện gì, bèn nói:
- Trời cũng đã khuya rồi, đi nghỉ cả đi thôi.
Lâm đại gia nói:
- Còn sớm chán. Nói dài, không hết chuyện, nói ngắn, chỉ một câu.
Lưu Dung lại càng mờ mịt chẳng hiểu ra sao. Lúc đó Lâm đại gia bảo Văn Thừa hãy tạm đi ra ngoài một lúc bèn đem chuyện gả Kỷ Hà cho Văn Thừa ra nói rất tường tận với Lưu Dung.
Việc này, Lưu Dung cũng đã sớm nghĩ tới rồi, làm sao có chuyện không đồng ý được. Nên ngay lập túc cả hai vợ chồng cho gọi cả Kỷ Hà lẫn Văn Thừa vào.
Lưu Dung nói trước:
- Văn Thừa, Kỷ Hà, hai con, đúng là nhất kiến chung tình cùng thương mến lẫn nhau, tình ý không phải là không có. Ta cũng đã có những quan sát của ta, nhưng lại chưa có dịp nào để nói. Hôm nay nhân ngày Trung thu tiết đẹp, gió tuệ thoáng thông, trăng trong trời sáng ta hỏi hai con, có đồng ý hay không đồng ý kết tóc xe tơ bách niên giai lão với nhau? Văn Thừa, anh nói trước đi!
Văn Thừa nói ngay:
- Thịnh tình, thịnh ý của đại nhân, con xin tuân mệnh.
Lưu Dung cưới hỏi nữa:
- Kỷ Hà ý con thế nào?
Mặt Kỷ Hà sớm đã đỏ tưng bừng, quay mặt nhìn đi.
Lâm đại gia nói:
- Kỷ Hà nói đi chứ!
Kỷ Hà cúi đầu nói:
Mọi việc con hoàn toàn xin nghe lời đại nhân sắp đặt chỉ bảo.
Lưu Dung nói:
- Chung thân đại sự, con phải nói rõ ý kiến của mình. Nếu không, từ là không đồng ý mất rồi.
Kỷ Hà chẳng còn cách nào khác, đành chỉ còn biết gật đầu.
Lưu Dung và Lâm đại gia vô cùng mùng rỡ cùng đưa mắt nhìn nhau.
Lưu Dung bèn nói:
- Thế là tốt. Bay đâu, mang lò hương lại đây.
Chỉ một lát sau, bọn a hoàn đã mang hương tới, đưa cho Văn Thừa và Kỷ Hà.
Lưu Dung nói:
Hôm nay là ngày hai con bách niên hợp hảo. Hai con hãy châm hương, thề nguyền với nhau đi. Nhìn vầng năng sáng mà bầy tỏ tấm lòng mình, và coi như việc trăm năm đã quyết định xong.
Văn Thừa châm hương, nhìn lên vầng trăng sáng mà thề:
- Tôi, Văn Thừa, xin nguyện kết tóc xe tơ với Kỷ Hà cô nương. Trước nay, tôi vẫn có lòng hâm mộ, một dạ yêu hương, đêm ngày ao ước. Nay được vợ chồng Tể tướng đứng ra làm chủ, xe duyên cho, tấm lòng trung thành được thổ lộ, Văn Thừa xin đượ cảm tạ ân đức của ông bà Tể tướng. Tôi xin thề từ vầng trăng sáng rằng: Uyên ương thành đôi, vĩnh viễn yêu thương nhau.
Lưu Dung liên tiếp gật gật đầu. Lâm đại gia cũng vô cùng cảm động.
Kỷ Hà châm hương, thề với vầng trăng sáng:
- Nay đội ơn Tể tướng cùng phu nhân đứng ra làm chủ, tác thành, Kỷ Hà này xin ghi nhớ suốt đời.
Thề xong, hai người cùng quay nó về phía Lưu Dung và Lâm đại gia cúi đầu rất thấp, bái lậy.
Lưu Dung và Lâm đại gia cùng dựng Văn Thừa và Kỷ Hà dậy.
Lưu Dung nói:
- Đợi ít hôm nữa, chọn được ngày lành sẽ cho các con thành thân.
Văn Thừa và Kỷ Hà lại cúi xuống bái lậy lần nữa, và cùng nói:
- Cảm ơn Tể tướng, cảm ơn phu nhân.
Lưu Dung và phu nhân sung sướng cười.
Chú thích:
(1) Đây là một câu đối khó, khó có thể dịch thành câu đối tiếng Việt, vì những chữ đồng âm dị nghĩa (cả chữ viết cũng khác) đứng liền bên nhau. Suy nghĩ chán chê, các bạn tôi đều nói. - Khó có thể dịch, để đảm bảo sự đồng âm dị nghĩa, với những chữ đồng âm đứng liền bên nhau như trong nguyên bản được. Nếu làm một vế chơi bằng tiếng Việt theo kiểu đó. thì còn may ra, và anh bạn tôi đọc:
Thúc trống, chống lũ, lũ tràn đê
Một người bạn khác cũng đọc:
Xin sơn, sơn gác, gác từ chương
Anh nói: Cũng là thuổng ý, thuổng chữ trong câu thách của tác giả cho gọi là có thế thôi. Vì tôn trọng sự nghịch ngợm dễ thương của anh cũng như tôn trọng sự nghịch ngợm dễ thương của Tể
tướng Lưu Dung nên tôi để nguyên không chữa. chép vào đây. Nếu có gì không đúng, chúng tôi đồng xin lỗi (L.B)
(2) Sau khi đã dịch sang hồi khác, thì anh bạn NH đến chơi. Tôi lại nói về cái khó trong việc dịch đôi câu đối ở hồi 21 này. Anh bảo: Cùng bàn, may ra... Cuối cùng sau khi cố ép chữ ép nghĩa. chúng tôi xin tạm dịch như sau và xin ghi vào đây: “Đốt đèn lên, lên gác sách, sách từng ngăn. Dịch thế tựa, tựa cây đồng, đồng thưởng nguyệt” (L.B).