Năm hai mươi tuổi, cha Hòa Thân tìm khắp các nhà quen có danh vọng, công lao lớn, viết cho Phó Tổng Binh Cam Túc là Phúc An một bức thư, gửi con trai là Hòa Thân dưới trướng ông ta, cũng mong sau này tiến tới, do thế Hòa Thân kiếm được một chức tham quân trong cửa của Phúc An. Lúc đó, 43 làng ở đất Tô nổi loạn, thanh thế rất lớn, quan quân đánh dẹp nhiều lần không nổi, triều đình chấn động, vua Càn Long liền sai trọng thần là A Quế làm khâm sai đem quân đánh dẹp. A Quế đến ngay Cam Túc, đúng vào lúc Phúc An đi đánh bị đại bại, trúng thương, quân bị giết đến trên sáu ngàn, lương thế khí giới mất rất nhiều, A Quế nổi giận, quyết đem ra trùng trị.
Ngay hôm ấy, A Quế hạ lệnh đem Phúc An và bộ hạ đến trước dinh chuẩn bị hỏi tội gia hình. A Quế cho chỉnh đốn quân uy, ra oai thị chúng, để lấy lại lòng quân sĩ và dân chúng, cũng là do đám quan quân ở Hải Lan, lên biên ải đã lâu, chưa được xem xét để về gần, khổ sở lâu ngày không phục, sợ quân đi dẹp giặc ngay bất lợi, A Quế mới chủ động bầy ra việc này.
Công trường lớn đã mở, ba người bị trói lôi vào, đó là Phúc An, người thứ hai là Vũ tướng Trương Dũng, người thứ ba là tham quân Hòa Thân.
A Quế ngồi trên trướng lớn, hỏi:
- Lũ chúng bây đã biết tội hay chưa?
Ba người biết bữa nay lành ít, dữ nhiều, không dám nói nửa câu. A Quế thấy thế lại hỏi:
- Phúc An, ngươi chịu ơn vua đã lâu, không nghỉ việc hết lòng đánh giặc, để thua hoài, nuôi chí giặc thêm lớn, giờ nói sao đây?
Phúc An nghe hỏi, cúi mặt trả lời: Tôi biết tội khó tránh, xin đại nhân mở lượng hải hà, cho đối tội lập công, để báo ơn Hoàng thượng.
A Quế nghe, cười mỉm: Tất cũng nên thế, nhưng người còn nhơn nhơn, ta đang xem nên xử thế nào!
A Quế trong triều đình ai chẳng biết là người xảo trá, lòng dạ đen tối, tham lam, tính nết kỳ quái, vui giận thất thường, huống hồ bây giờ quyền bính nghiêng trời. Kỳ này đem binh đi, được lệnh trong triều, trong quân hay các vùng nổi loạn, kẻ nào không phục, đều có quyền ra oai, do đó, A Quế càng làm tới với đám Phúc An.
Việc đến thế, Phúc An làm gì chẳng sợ. Nghe A Quế nói, giọng có dịu đi, xem ra có vẻ phóng khoáng, liền quỳ xuống, dập đầu nói:
- Tướng quân mở lòng ân đức, tôi nghĩ, đại nhân vốn lòng từ bi, chắc không nở giết tôi.
Nào ngờ nghe thế, A Quế mặt biến sắc, quát to:
- Nói láo. Từ bi làm gốc là quái gì? A Quế ta, dùng đao thương làm gốc, hiểu chưa. Ngươi bảo ta không biết giết ư, ta cho người biết tay! Tả hữu đâu?
- Dạ.
- Lôi đi chém!
- Tuân lệnh!
Võ sĩ lập tức lôi ra khỏi trướng chém đầu, sau đó giải Trương Dũng vào. A Quế nhìn Trương, nói:
- Chủ ngươi là kẻ sợ chết, cầu ta tha mạng không xong. Còn nợ, ta chưa rõ ra sao. Người ta thường nói, anh hùng không sợ chết, sợ chết chẳng anh hùng. Đúng không, người nghĩ thế nào. Muốn chết hay muốn sống?
Trương Dũng nghĩ: xem ra lành ít dữ nhiều, cầu sống thì hắn bắt chết, chi bằng không thèm xin xỏ, may ra còn có cơ sống, do đó, thẳng mình, nói:
- Tôi nghĩ tướng quân muốn giết tôi, chẳng qua giết thêm được một kẻ tầm thường, làm gì mà chẳng giết được! Thế là ta cũng đã làm một trang hảo hán được hai mươi năm rồi!
A Quế nghe cười ầm lên, nói:
- Nói rất hay, cũng đáng mặt là một võ tướng. Tấm lòng khí khái ấy, lão phu lẽ nào không cho người về tây thiên!
Nói vậy, liền rút bảo đao từ trướng, sai võ sĩ đem giết luôn.
Giết luôn hai người, A Quế mở nửa mắt, không biết có nên chém tiếp, hay nên mở lượng hiếu sinh, liền hỏi:
- Hãy còn một đứa nữa à? Ngươi nghĩ sao? Bản soái, giết ngươi cũng đáng đấy!
- Tướng quân tha tội cho tôi được nói lời thẳng, việc này, kẻ học trò tồi này chẳng có cách nào dứt nổi.
“Chà", câu đáp xem ra nghe được đây! A Quế lập túc mở mắt nhìn, thấy một người trên hai mươi tuổi, trắng trẻo thư sinh, biết là quan văn. Nhìn khí sắc của A Quế này, người nói lấp lủng à! A Quế không căn dặn thêm gì, chỉ nói.
- Ngươi làm gì?
Người kia đáp:
- Tiểu nhân là Hòa Thân, làm tham sự dưới trướng Hải đại nhân.
A Quế nhìn chàng tuổi trẻ, nét mặt không tỏ ra sợ hãi, lòng đã vài phần vui lên, liền hỏi:
Người nói không có cách nào là sao? Nếu như ta lại hỏi, rồi giết ngươi, thì sao?
- Đó là oai vũ của tướng quân.
- Nếu như không giết.
- Như thế là tướng quân giữ được đức.
- Ồ...
- Dùng uy hay mở đức, hai thứ đó chỉ chọn một. Quyền sinh sát trong tay tướng quân, tôi làm sao định đoạt được!
Câu nói vừa thấu lý vừa mạnh mẽ. A Quế nghe, nghĩ bụng: Thằng này, tuổi thì trẻ nhưng gan thì lớn. Kể cũng khó tìm, ta đi tiểu giặc chính là phải dùng những người như hắn đây! Liền vẫy tay bảo:
- Trời còn mở đúc hiếu sinh, lão phu há thích giết người. Hai người kia tội đáng chết, thư sinh như ngươi làm gì được. Tha tội!
Tả hữu nghe tướng quân nói "tha tội”, liền cởi trói cho Hòa Thân, cho uống rượu để hết sợ. A Quế tha cho anh ta, chỉ vì anh ta tài trí hơn người, lại có ý thu dụng dưới trướng.
Một năm sau, A Quế dẹp loạn có công, Đức vua ban áo thêu kỳ lân, tiền vàng, phong hàng công thần đệ nhất, vinh hoa tột bậc.
Do đó, A Quế trấn tại Cam Túc, xa vua, muốn làm gì thì làm, thế lực càng lớn, Hòa Thân mười phần gắng sức!
Hòa Thân thục ra trong lòng chẳng muốn qui phục A Quế, thứ nhất là việc quan ở ngoài ải vô sự, thứ hai thấy A Quế kiêu căng, cậy quyền làm tới, sớm muộn thế nào cũng mắc tội. Khôn còn trẻ, hãy cứ nương náu lúc y còn đang vượng. Trong những có người bạn bảo Hòa Thân:
- Đại tướng quân tự mình xoay xỏa, e không phải kế lâu dài! Làm sao tránh những điều làm sai trái của ông ấy được!
Người bạn ấy làm dưới trướng A Quế đã lâu, hưởng thụ quen rồi. Trước mắt cứ theo dấu chân của cây đại thụ, lời ấy chẳng qua là theo thời, nếu có chuyện gì thì sao! Hay mình thác bệnh xin A Quế cho thôi chức! Hòa Thân nghĩ lúc này hợp nhất, liền thưa với A Quế!
A quế biết, miễn cưỡng nói. "Ta đã có bản tâu lên hoàng thượng, nói rõ công lao của anh. Ta lại viết thư cho Bộ Lại cho ngươi về kinh làm sai sứ rồi!" Nói đoạn lấy một ngàn lạng bạc đưa cho làm lộ phí.
Lúc đi, Hòa Thân nói với A Quế:
- Vãn sinh không chết, ơn của tướng quân không bao giờ quên, chưa có gì báo đáp, chỉ xin được nói một câu. Ngày nay tướng quân là bề tôi hạng nhất, nên nghĩ đến chuyện khi yên ổn nghĩ ngay đến hoạn nạn”. Câu nói của kẻ học trò tầm thường này, mong tướng quân đoái nghĩ!
A Quế không hề biến đổi sắc mặt, chỉ mỉm cười. Hòa Thân ân cần lưu luyến, rồi hướng kinh thành mà đi.
It lâu sau, A Quế bị đồng liêu đố kỵ phải giáng 18 cấp, cuối cùng bị xử chết.
Hòa Thân vào kinh thành làm sai sứ, đến Bộ Lại, nhân ở đó khuyết một nhân viên, Hòa Thân được bổ Tam đẳng thị vệ, hầu hạ trong cung chưa được nửa năm, liền có được cơ hội thết tiệc ở vườn vua, do đó, anh ta và Càn Long nửa bước không rời.
Trong "Thanh sử", có ghi chép một số đoạn về Hòa Thân, từ lúc vào kinh đô cho đến lúc chết. Xin chép lại như sau:
“Hòa Thân, tự Chí Trai, họ Nữa Khô Lộc (Niu-khu-lu), người Chính Hồng Kỳ, tỉnh Mãn Châu. Thuở nhỏ nhà nghèo, là thư sinh. Càn Long năm thứ 34, được tập ấm làm đô úy hạng 3, rồi làm thị vệ hạng 3 (Tam đẳng), bổ làm sai sứ. Năm Càn Long thứ 40, làm Ngư Tiền thị vệ ở Cung Càn Thanh, kiêm Phó đô thống. Năm sau được trao chức thị lang bộ Hộ, sung Quân cơ đại thần, Nội vụ phủ đại thần, rồi lại kiêm Thống lĩnh quân đội, sung Sùng Văn Môn Duyệt vụ giám đốc, Tổng lý hành doanh sự vụ. Năm thứ Bốn Mươi Lăm (đời Càn Long), được phái xuống Vân Nam, làm Tham tư sự cho Tổng đốc Vân Nam Lý Thị Nhiêu. Thị Nhiêu là quan coi việc tài chính, được nhà vua ủy nhiệm. Hòa Thân đến, điều tra công việc, đàn hặc Thị Nhiêu, tâu các việc bê bối. Ở Vân nam về triều, việc các châu, phủ, huyện hư trệ, cần được chấn chỉnh, phế bỏ Nhiêu. Vua định dùng Hòa Thân làm Tổng Đốc, sau tính lại lấy Phúc An Khang thay thế. Vâng mệnh về cung được bổ Thượng thư, Thiết chính đại thần, lại phụng mạng tâu bầy các việc chính sự, tiền tài, biên giới ở Vân Nam đều hợp ý vua, được trao giữ chức Ngự tiền đại thần kiêm Đô Thống, cho con là Phong Thân được lấy công chúa Hòa Khảo, đợi năm sau sẽ tiến hành hôn lễ. Rồi lại cho làm Thị vệ nội đại thần sung Tổng tài tứ khố toàn thư quán kiêm Lý Phiên Viện Thượng Thư sự, là quan lớn hàng đầu triều Thanh.
Năm thứ Bốn Mươi Bảy, nhân tuần phủ Sơn Đông tham nhũng, vua sai Hòa Thân và Lưu Dung đến tận nơi xem xét, thu lại hết tiền bạc của cải, hặc tội tuần phủ Quốc Thái, được gia ân làm Trung ngoại đại thần, hàm Thái Tử Thái Bảo, làm thầy dạy cho thái tử ở tòa Kinh Diễn. Năm thứ Bốn mươi tám ban thưởng tiền vàng sung làm Tổng tài Quốc Sử quán, kiêm Tổng Tài Thanh tự kinh quán. Sau khi dẹp giặc ở Cam Túc về, luận công trạng, ngoài chức cũ là Lại bộ Thượng Thư, Hiệp Biện độ học sĩ..., Quản lý Bộ hộ, còn kiêm chức Khinh xa đô uý, hàm nam tước hạng nhất.
Năm thứ năm mươi mốt (đời Càn Long), xảy ra việc ngự sử tào là Tích Bảo cùng người quen của Hòa Thân là Lưu Toàn, xây nhà vượt qui ước, Vua cho là họ được Hòa Thân che chở, nhưng không nói rõ ra, đổ tội cho gia nhân, lệnh cho hội đồng đại thần cùng Viện Đô sát xét hỏi Tích Bảo. Biết rõ nhũng chuyện riêng hủ bại ở nhà Hòa Thân, nhung không dám nói ra. Hòa Thân liền cho phá nhà của Lưu Toàn, ra tay trị Toàn. Tháng sau, vua chỉ trao chức Đại học sĩ Viện Văn Hoa, lại xuống chiếu rằng: Thân làm Giám Đốc Sùng Văn điện tám năm, là đại học sĩ, giữ quyền chức, để cho quan ở huyện là Tích Bảo lộng hành, lỗi ấy ở Giám Đốc. Sau đó liên tiếp xảy ra các vụ việc Tri phủ Quảng Tín, Tổng Đốc Lưỡng Quảng Phú Lặc Hồn, Hòa Thân thảy đều dính dáng đến Kinh thành thóc cao gạo kém, Hòa Thân xin cấm tích trữ, ai trữ trên năm mươi thạch đều bị phạt tội. Đám con buôn cho rằng không nên. Đình thần họp bàn việc, có ý khiển trách.
Năm thứ năm mươi ba, do dẹp giặc Lâm Giáp Văn ở Đài Loan, tấn phong Trung Nhượng Bá hạng 3. Năm thứ năm mươi năm ban cho đai vàng, áo bào. Kịp đến tuần Càn Long mừng thọ tám mươi, cho Thân làm Thượng Thư lo việc khánh điển.
Năm năm mươi sáu, do việc Thượng Thư Bành Vô Thụy soạn bài có lỗi bị khiển trách, Hòa Thân hặc tội Thụy dám soạn lời riêng vượt lời vua, liền xin đục bỏ...
Năm năm mươi bảy, đánh giặc có công, được làm Hàn lâm viện Trưởng Viện học sĩ. Năm thứ sáu mươi, sung Điện thí điển khảo quan. Bởi dính vào việc chấm thi, định lệ có uẩn khúc bị bãi chức năm Gia Khánh thứ hai, điều sang giữ bộ Hình, vì hao hụt quân nhu, thôi không kiêm quản Hộ Bộ. Năm Đại Khánh thứ ba, có công bình giặc Tam Quế, thăng tước Công.
Hòa Thân nắm quyền lâu, thao túng triều đình, điều tay chân về triều, tạo bè cánh, tham lam, tước đoạt, không chuyện gì không dám. Từ lúc làm bộ hạ cho A Quế, cho đến khi vào triều làm đại thần, công nhiều, tội lắm, xét cho cùng cũng là mưu hoạch cho mình cả...
Mãi cho đến năm Gia Khánh thứ tư, Hòa Thân mới bị vua Gia Khánh cho tự chết, xét cả cuộc đời của Hòa Thân, là người giảo trá, ác độc, nhưng lại khéo mồm, suốt thời Càn Long trị vì, nắm quyền trên 30 năm, trong triều ngoại nội không thiếu gì người căm ghét, nhưng y lại khéo chiều những ham thích của Càn Long, không việc gì không được lòng vua, do đó càng được thể vung tay, làm điều gian dối.
Từ ngày Càn Long được gã thị vệ phát hiện ở bàn tiệc đem về, đem lòng yêu quý, vì Hòa Thân còn có tướng mạo hao hao một người - Phú Sát.
Phú Sát là một hậu phi được Càn Long rất yêu. Bà chết được 4 năm, Càn Long cũng chưa chọn ai vào cung.
Hoàng thái hậu (mẹ Càn Long) mấy lần bảo Càn Long kén hậu phi, đều bị Càn Long thưa: "Phi tần tuy nhiều, nhưng không ai được bằng Phú Sát", do đó bỏ việc tuyển chọn. Trong bữa đại yến mới lần đầu thấy Hòa Thân, khiến cho Càn Long gan ruột bần thần. Phú Sát không nhũng rất đẹp, mà kỳ, cầm, thư, họa (đánh cờ, đàn, viết chữ, vẽ) đều giỏi. Vì thế vua Càn Long luôn gần gũi Phú Sát Suốt ngày, Phú Sát ở bên vua, lại càng trao dồi cầm, kỳ, thư, họa, nghệ thuật ngày càng hay, giỏi. Cho nên vua cùng Phú Sát suốt ngày cầm ca không dứt, đàn hát, ngâm thơ. Do đó vua rời nàng sao nổi.
Thời gian chơi bời kéo dài, Hoàng Thái hậu phải nói nhỏ với Càn Long. "Nhà vua nên lấy xã tắc làm trọng, không nên suốt ngày đắm vào thanh sắc, đàn ca...". Bà còn nặng lời nói thẳng với Phú Sát: "nhà người không vì nghiệp vua, chỉ muốn được vua yêu, suốt ngày kéo vua vào ca ngâm không dứt, hết ca lại làm thơ, ý ngươi muốn gì? Vua tuy yêu ngươi, nhưng còn gia pháp, quốc pháp, đừng làm như vậy mãi!".
Càn Long được mách lại, trong bụng không thích thú gì. Lại một bữa, hoàng thái hậu nhắc chuyện xưa: Đúc Thánh Tổ thuở làm vua, làm việc không ngơi nghỉ, nên mới có giang sơn Đại Thanh ngày nay, đến nỗi đoản thọ, còn nhà vua, đã làm nên việc gì chưa? Càn Long nghe liệu có hưng chí khí được không. Vua lâm triều, sớ tấu nhiều, biên cương tây bắc không yên, loạn lạc nổi lên, binh tướng mấy lần chưa dẹp nổi. Vua về cung, lòng không vui, nói: Ta đường trường là hoàng đế Đại Thanh, thế mà trong không vỗ về nổi thê thiếp, ngoài không yên nổi đất nước còn mặt mũi nào nhìn thấy tổ tông nữa.
Thấy vua buồn bục, Phú Sát biết, liền gượng bệnh mà đến, nói với Càn Long: "Hoàng thượng có điều gì không vui? Thiếp xin có một khúc ca, bệ hạ có muốn nghe không? ".
Phú Sát, lấy hết tinh thần, hát khúc: "Tiễn Chiêu Quân”. Càn Long nghe lòng đang phiền muộn, khúc ca lại như khêu gợi thêm, cứ thở ngắn than dài... Phú Sát lòng thêm xúc động, hát xong liền ngã ngất luôn. Mấy ngày sau, Phú Sát lại càng gầy sút, khiến Càn Long sót sa, không coi chầu sớm được.
Do đó, dù Càn Long có định chăm lo việc nước, nhưng lòng còn vương vấn về Phú Sát đau ốm, làm sao nguôi được. Hoàng Thái Hậu hối hận, cũng không thúc giục nhiều nữa. Sở dĩ Thái hậu làm như trên là vì trước sau bà vẫn muốn tuyển cho con một hậu phi, nhưng Càn Long không quên nổi Phú Sát, nên ngầm oán thái hậu, mấy lần đưa đẩy từ chối, thái hậu cũng đành thôi, chờ dịp khác.
Một năm rồi hai năm trôi qua, chuyện Phú Sát, Vua Càn Long cũng khuây khỏa dần, sau ba năm nàng mất, vua mới chịu tuyển hoàng hậu, và sinh được Gia Khánh hoàng đế sau này.
Lại nói trong bữa đại tiệc, hoàng đế Càn Long thấy Hòa Thân, mặt mày tuấn tú, nói giọng nước Ngô, hành vi cử chỉ xem ra tài tình, phong độ, sao tránh khỏi cảm tình.
Sau bữa tiệc, vua cho vời Hòa Thân, cho làm thị vệ hầu hạ bên mình. Từ đó, vua luôn luôn có con mắt xanh với Thân, chẳng bao lâu cho làm đại tổng quản đúng là một bước lên mây vậy.
Lại nói, vua Càn Long, từ bé đã có chí khác thường, tính tình phong độ, rất thích ăn chơi. Vớ được Hòa Thân, như gấm thêu hoa, huống chi y lại rất khéo chiều ngươi, nhất nhất Càn Long nghĩ ra việc gì đều biết nương theo ý. Huống hồ Hòa Thân tuy trẻ, nhưng hiểu biết rộng, lớn lên ở Giang Nam, nên lại có chút tài hoa. Cứ mỗi lần Càn Long tỏ ý muốn đi chơi xa, Hòa Thân đón ý đều nói về phong cảnh Giang Nam, người phương bắc có ai khoe về nơi khác, đều bị Thân khua môi, múa mép phản bác kỳ thắng mới chịu thôi. Thế thì Càn Long sao không thích, không yêu. Hòa Thân từ đó, luôn ở bên vua và rất được lòng.
Một hôm Càn Long bảo Hòa Thân: Ta muốn đi chơi Giang Nam một chuyến, hiềm vì nam bắc đường xá xa xôi, sợ tốn sức quan lại và dân chúng, tiêu pha tấn kém, nên chưa quyết. Ngươi nghĩ thế nào?
Hòa Thân nói:
- Đức Thánh Tổ hoàng đế nhà Thanh ta sáu lần đến thăm Giang Nam, dân chúng có ai phàn nàn đâu, trái lại rất ca tụng công đức. Các vị vua thánh ngày trước như vua Nghiêu, vua Thuấn, theo điển lệ cũ, năm năm một lần tuần du. Huống chi, đời Nghiêu Thuấn, dân tình thuần phác, còn như thời của Hoàng thượng bây giờ, sao lại không làm! Nhà nước đang lúc hưng thịnh kho đụn vàng bạc đang sẵn, nhiều năm vô sự, khắp nơi giầu có, nếu có tốn ít vàng bạc, liệu có là bao!
Bình sinh vua Càn Long, rất muốn noi gương hai triều vua trước là Khang Hy và Ung Chính, rất thích học Nghiêu, Thuấn, nghe Hòa Thân nói, liền yên tâm nói:
- Thế thì ta khỏi lo lắng rồi!
Chẳng bao lâu, Càn Long xuống chỉ chuẩn bị tuần thú phương nam. Hòa Thân vâng mệnh sai đóng thuyền rồng làm thật đẹp, thật khéo, tiêu tốn khá nhiều tiền, tiêu tiền như nước chảy, Hòa Thân cũng kiếm được vài vạn lạng. Càn Long thưởng cho Thân làm thị lang vì tỏ ra mẩn cán.
Thuyền rồng đóng xong, Hòa Thân sức cho tuần phủ tổng đốc các tỉnh, sớm tu sửa hành cung, sửa sang đường thủy bộ thông suốt chuẩn bị đón vua.
Càn Long được hoàng thái hậu triệu vào, sau đó chọn các phi tần, văn võ đi theo hộ giá, trừ những người ở lại coi giữ kinh thành. Vua lên thuyền đi tuần, xe ngựa đầy đường, thuyền bè chật sông, không sao đếm nổi. Nơi nào vua qua, địa phương hết lòng đón tiếp, đều giao cho Hòa
Thân kiểm tra. Hòa Thân bảo tốt thì vua nói tốt, Hòa Thân bảo chưa tốt, Càn Long cũng nói là chưa tốt. Đôn đốc mọi mặt, đều một tay Thân, mưu mẹo lợi riêng, cũng trăm phương ngàn kế.
Hai cung bỏ bộ lên thuyền, thuyền rồng xuôi về Giang Nam, trước hết thăm chơi từ Trực Lệ đến Sơn Đông, rồi xuôi về Liêu Ninh. Do đất Giang Đông là đất Lục triều xưa hưng thịnh, Càn Long lưu lại vài ngày, lại ở Dương Châu vài ngày, Tô Châu cũng ở lại vài ngày, đây vốn nhiều thắng cảnh, không đâu là không đến. Tô Châu, Hàng Châu, đường thủy rất tiện, từ Tô Châu, đến Hàng Châu, quan đốc phủ tỉnh Chiết Giang biết Càn Long tính tình rất thích sông núi, nên xây hành cung ở Tây Hồ, lộng lẫy khác thường. Hòa Thân vốn lớn lên ở vùng Giang Chiết, đến đó lại càng được thể, mượn dịp tu sửa mộ tổ.
Hai cung đến đất này, thăm đủ các lầu, gác, quả đã thấy núi, hồ, đẹp đến thật khác thường. Càn Long hào hứng, làm thơ, khắc bia, có lúc say quá, Hòa Thân lại khéo nhắc để thăm thú nơi khác. Vua lại đến thăm sông Tiền Đường, thăm Tế Vũ Lăng, rồi coi duyệt binh trên sông nước.
Một ngày chợt được báo Hải Ninh Trần Các Lão sai con trai đến nghênh giá. Càn Long chợt nhớ khi rời cung điện, thái hậu dặn kỹ hãy đến thăm Hải Ninh một lần, vì thế từ Hàng Châu, vua mới bảo đến Hải Ninh. Trần Các Lão nghe tin vua ngư giá, liền cho sửa vườn An Lão, trang hoàng cực kỳ lộng lẫy, trong ngoài vuông phủ đều sửa sang thật đẹp, rồi đem hết các con cháu trong họ, chờ nghênh tiếp đức vua. Chẳng bao lâu, thấy thuyền rồng đang tới, liền sắp hàng quỳ lại, vua cho miễn lễ.
Trần Các Lão đón hai cung lên bờ, dẫn vào thăm nhà, thăm vườn An Lão, mời ngồi rồi sắp hàng trẻ già, trai gái trước sau cúi lạy. Hai cung cho phép vợ chồng Trần Các Lão ngồi ở hai bên, vợ chồng Trần Các Lão cung kính tạ ơn. Đám đàn ông, đàn bà vâng chỉ lui ra. Rồi hiến trà, dâng rượu, gia nhân bận tíu tít. Một nửa hầu giá vào vườn, một nửa lưu lại trong thuyền, vì vườn không thể chứa hết người. Rồi vua cho vợ chồng Trần Các Lão hầu tiệc, cùng với văn võ bá quan cung nga thể nữ theo thứ bậc ngồi vào, có tới một vài trăm mâm, những thứ ăn ngon sơn hào, hải vị ở phương nam, phương bắc bày la liệt, lại có một ban nữ nhạc hầu tiệc, một lần khoản đãi, tốn không biết bao nhiêu tiền bạc. Thấy vẻ mặt vua Càn Long có đôi nét giống Trần Các Lão, nên Trần Lão thái thái luôn đưa mắt ngó nhìn mặt rồng, như có chút gì nghi hoặc, ngoài miệng thì không tin lời đồn, nhưng trong bụng không khỏi thắc mắc, tiệc tan, theo lời thái hậu, vua cùng vợ chồng Trần Các Lão thăm vườn một vòng, rồi bước vào chính sảnh. Vua Càn Long ban lời cho vợ chồng Trần Các Lão rằng: Vùng này rất tiện, trẫm vâng lời thái hậu định ở lại vài ngày, nhưng thấy hai vị già cả, sức yếu, lại luôn giữ lễ, khiến ta nể không muốn ở lâu.
Trần Các Lão vội nói:
- Hai cung xa giá đến đây, không quản nhà cửa của thần tồi xấu, xin được ở chơi vài ngày, đó là gia ơn đặc biệt cho thần vậy.
Thái hậu cũng bảo: Ở lâu người hầu hạ cũng nhiều, hai vợ chồng ông già cả, có thể lúc nào lui ra cũng được, không phải luôn bên mình chúng ta chầu chực.
Vợ chổng Trần Các Lão tạ ơn lui ra.
Tối đó? Càn Long gọi Hòa Thân đến bàn việc kín, nói lại việc trên bàn tiệc, dặn Hòa Thân rằng: Ta thấy chuyện tưởng như có thể bỏ qua, song lòng vẫn áy náy. Ngươi không được lộ ra ngoài, làm to chuyện để mọi người biết, mà hãy lẳng lặng tìm hiểu ra sao.
Hòa Thân phụng chỉ, không cho ai hay, một mình đi đi lại lại trong vườn hoa, giả cách chờ trăng, ngắm hoa.
Đến lúc đêm khuya, bốn bề vắng tiếng người, Hòa Thân lặng lẽ đến gần vườn hoa, không thu được tin tức gì, liền đến gần khu nhà, thấy ngôi nhà ở góc vườn, cửa phòng ánh ra một ánh đèn le lói, bên trong có hai người chuyện trò to nhỏ, liền nhẹ nhàng đến tận bên cửa, thấy bên trong, một người nói:
- Cậu còn trẻ, biết làm sao chuyện ấy được.
Người nói trước lại hỏi:
- Bác là người cao tuổi hẳn biết được nhiều chuyện cũ, sao chẳng nói lại cùng tôi.
Hòa Thân áp tai vào có nghe xem người kia trả lời ra sao, nhưng không hiểu sao, bên trong im bặt, chỉ nghe thấy một tràng tiếng ho khù khụ, khiến Hòa Thân không còn cách nào phải tiến lại gần hơn, nghe tiếng thầm thì.
Vừa mới bước lên, dẫm luôn phải một bồn hoa, nghe đánh cạch một cái. Thế là Hòa Thân phải quay ngoắt, ẩn sau cửa ngoài vườn hoa, nghe thấy tiếng trong nhà vọng ra:
- Cái gì ở ngoài ấy thế nhỉ? Hay là có người nào, nhanh ra xem đi!
Hai người đổ ra nhìn ngó, thấy một chậu hoa không, lăn xuống vườn, một người bảo:
- Đây là con mèo từ căn phòng nhảy xuống khiến cái chậu lật đấy. Chẳng phải ma quỉ gì đâu!
Họ nhìn trái, nhìn phải, thấy chẳng có gì khác thường, liền quay vào phòng. Thế là câu chuyện bị gián đoạn. Hai người lại nói đến chuyện ma quỉ. Một người nói:
- Mấy hôm nay, nhà này ắt có chuyện nào đó, từ đâu bỗng dưng đến, hay là chuyện ai đó buông lời quấy quá nhân chuyện sửa vườn, sửa nhà đón xa giá chăng?
Người kia nói:
- Bữa trước thật cũng lạ, nữ lão gia của chúng ta, từ ngoài bước vào ở góc cửa tây, rõ ràng là không thấy cổng vườn đã hạ, nên đâm xầm phải, ngã bật ngửa ra, người nhà phải đến đỡ, không cả dám cho đại lão gia biết. Hỏi cụ bà, cụ nói: Trong bụng chẳng nghĩ là có cửa, thì làm sao trông thấy được. Chính lúc như có ai xui ra thế mà ngã đấy. Thế có lạ không?
Mấy người trong nhà cứ bàn tán, Hòa Thân đứng ngoài sân vẫn không động tĩnh, rồi thoắt lén nhanh chân, đến ngay dưới cửa sổ, xem họ nói những gì. Đến nơi, thấy họ nói lung tung nhũng chuyện khác, lòng thêm ngao ngán, song vẫn cố náu, gắng chờ đợi. Mấy người càng nói, chuyện càng rầu, nghe thế, Hòa Thân không đứng nổi nữa, bụng nghĩ, cái khói đèn xông ra, ta đến bị trúng độc mất, nhưng bỏ đi, cũng chẳng cam lòng, cắn răng chịu đựng, lại nghe người trong nhà nói:
- Mọi người cũng không nên cho thế là chuyện bất an, như ngươi và ta phúc nhỏ, ơn mỏng, nghèo hèn thế này, quỉ thần cũng chẳng thèm ngó đến đâu!
Người kia bảo:
- Thế câu chuyện kia thì sao?
Người kia nói:
- Bắt không nổi thì quỉ thần mới đâm ghét, nếu bắt đi rồi ắt là sẽ có mưu kế định theo. Người như ta và ngươi, bắt thì được cái nổi gì?
Người kia cười nói:
- Nếu như thần vườn bắt anh đi, anh được lên trời, liệu có sướng rơn lên không?
Ta không ăn ở thất đức, bụng dạ không đen tối, không như lũ chúng mày, thịt người chết cũng ăn sống, nuốt tươi, thì ta tất được lên trời chứ!
Tiếng ai đó:
- Bác nói rằng bụng dạ không đen tối, thì có chuyện hay, sao bác không kể đi!,
Lại nói thêm:
- Cái chuyện kia ấy!
- Chuyện trong phủ này có nói hoài cũng không hết!
- Cái lão tổng quản trời đánh, muốn hại bác không xong, cũng chẳng là chuyện đáng kể ư! Vả lại chuyện cũ trong phủ, can gì đến chúng ta. Bác cứ nói mà chơi, tôi nghe mà chơi, nói rồi, cũng như là chưa nghe ấy mà!
- Thôi kể đi! Không kể chuyện còn biết làm quái gì nữa!
Hòa Thân nghe thấy thế, liền lấy lại tinh thần, trong bụng nghĩ, chúng mày nói gì thì nói nhanh lên, không tao biến luôn thành quỉ thần, bắt luôn chúng mày đi đấy.
Cái lão gia, được gọi là già Khương nói:
- Trong phủ này tao cũng được xếp vào hàng thân thiết, nhưng chưa thật được tin cẩn đâu. Chuyện trong phủ có ối chuyện lăng nhăng, nhưng chuyện này thì không thể quên được.
- Thôi, rong chuyện mãi, kể nhanh đi!
Cái người tên là Già Khương lại nói:
- Tao và đại lão gia hơn ba mươi năm trước, lúc ở Bắc Kinh, thái thái sinh được một cậu con trai, đương kim thái hậu biết chuyện, sai ôm đi luôn. Đại lão gia đâu dám trái lệnh. Rồi một đứa trẻ được đưa đến thay thế, biến trai thành gái, lão thái thái cũng đành chịu, bảo đại lão gia, lão gia không thể nào chống lại được, đành để cho ôm đi. Đến nay được trông thấy Đức vua, ta lại nghĩ đến chuyện ấy, không biết vua có phải là đứa con trai đánh đổi ấy không!
Câu chuyện ấy lọt vào tai Hòa Thân, tưởng như sét đánh bên tai, phải lâu mới định thần lại được. Chợt nghe bên trong lại nói:
- Cái lão đại tổng quản ấy rất lỗ mãng, không biết bên ngoài có ai nghe trộm không?
Hòa Thân không dám nghe tiếp, ba chân bốn cẳng chạy mất.
Giữa đường gặp thị vệ đi tuần, tưởng Hòa Thân là giặc may nhận ra Hòa đại nhân, liền tiến đến hỏi han, Hòa Thân xua tay đuổi đi, vội vã đi về phòng cả đêm trằn trọc, không ngủ được, đến sáng, vội sang thỉnh an đức vua.
Càn Long vội hỏi:
- Đã có tin tức gì chưa?
Hòa Thân nói:
Có được một tin, thần sợ là không chuẩn xác!
Càn Long nói:
- Bất luận đúng hay không đúng, cứ nói Trẫm nghe.
Hòa Thân nói:
- Tin này, nô tài không dám tâu!
Càn Long hỏi duyên cớ, Hòa Thân đáp:
- Việc rất quan trọng, thẳng hoặc tâu sai thì tội đáng tùng xẻo.
Vua Càn Long nói:
- Ta tha tội cho người, nói đi.
Hòa Thân rút cục vẫn không dám nói, Càn Long bộ bảo:
- Ngươi không nói, ta xử người phải chết đấy!
Hòa Thân quỳ xuống nói:
- Thánh thượng xá cho tội muôn lần đáng chết, nô tài mới dám tâu. Xin thánh thượng thật bình tâm!
Càn Long gật gật đầu. Hòa Thân đem chuyện nghe được ở trong vườn kể lại một lượt. Càn Long nghe thấy cả kinh, chầm chậm bảo:
- Những lời nói chưa có căn cứ ấy, đã chắc gì đúng!
Hòa Thân nói:
- Nô tài nghe không biết đúng sai thế nào, xin Đức vua xá tội!
Càn Long nói:
- Biết rồi, không phải nói nữa!
Câu chuyện ẩn ức ấy, từng nghe được trong cung, Hòa Thân cũng không dám hỏi, cũng không dám giảng giải, chỉ tự mình lưu tâm xem xét động tĩnh ra sao. Bữa nay nghe được chuyện ấy, không thể không bẩm lại cho Càn Long. Lại thấy thái độ của vua như vậy, trong bụng thầm nghĩ:
- Xem ra chuyện này Hoàng thượng cũng đã lưu ý, biết thế, ta chẳng nên nghe chuyện của mấy đứa giữ vườn. Không biết Hoàng thượng có ghét không, mình cũng phải để tâm đây!
Chẳng biết làm sao, vua lại bảo sau khi đi chơi Giang Nam về, vua Càn Long sẽ mặc trang phục người Hán.
Liệu có phải từ cái chuyện trao đổi với Hòa Thân không!
Hòa Thân trong lòng sợ hãi, nhưng nhìn lại vua, thấy không đả động đến việc ở Trấn phủ, nên cũng tin đến tám, chín phần. Nếu như ta nói không nên mặc trang phục đời Hán, sợ trái ý vua. Nếu như nói mặc là rất hợp, thì vua lại cho rằng mình chưa quên câu chuyện kia, nói bỏ đi, nếu Đức vua ghét mình, thì chuộc khổ vào thân, nghĩ hết cách, Hòa Thân vẫn chưa yên lòng.
Hòa Thân trả lời:
- Tâu Đức Vạn Tuế, việc này nhìn đại thể mà nói, ví như Hoàng thượng, xuất ngoại thăm thú, du ngoạn thì thay đổi quần áo chẳng có gì đáng ngại, còn ở trong hoàng cung, e không tiện. Thứ nhất sợ đó không phải là ý nguyện của người trong cung điện; thứ hai, nếu như dễ đổi thay trang phục, trong ngoài cung điện, triều đình đua nhau làm theo thì tiền của cũng rất phí phạm, mà sau này khó có thể ra nổi chế định. Theo ý thần, việc này chưa gấp gáp nếu như ý Hoàng thượng quyết như vậy, thần đâu dám không làm theo, vả lại việc nhất thời há phải lo xa làm gì, không biết ý Ngài như thế nào?
Càn Long nghe Hòa Thân nói, thầm nghĩ. Anh chàng này quả là kẻ biết thưa gửi đây, người thế, không tin sao được, liền nói:
- Người nói đúng, để ta nghĩ thêm đã!
Chẳng bao lâu, thái hậu biết chuyện, truyền chỉ cho Càn Long rằng: “Nếu con đổi mặc trang phục ngươi Hán là bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa? Ta không làm đâu,"
Càn Long bấy giờ mới thôi không dám, và câu chuyện trang phục ngươi Hán mới cho qua luôn.
Từ đó, nhất nhất mọi chuyện, Càn Long đều tin Hòa Thân, khiến Hòa Thân ngày càng kiêu căng.
Lần chơi Giang Nam này, một bận đang trên đường, Càn Long hứng lên bảo: Chuyến đi này, giá có Lưu Dung thì rôm rả chừng nào. Hòa Thân trong lòng không vui.
Sau khi về đến kinh thành, biết mình chẳng còn được như lúc ở Giang Nam. Cứ nhớ đến câu vua nhắc đến Lưu Dung, trong ruột đầy ghen tức. Thế là giữa hai người không còn là chuyện đối đáp lời qua tiếng lại nữa mà ghét giận vào đến tận xương cốt, bụng nghĩ Lưu gù kia, ta phải ra tay với ngươi mới xong đây!