Bấy giờ tôi hay uống ở quán cóc bà Xiếc. Gọi quán bà Xiếc chỉ bởi cái quán nước của bà ở cạnh bến tô Kim Liên trông sang rạp xiếc bên vườn hoa Thống Nhất ở đường bên kia. Bà là người Hà Nội cũ. Bà bán hàng cho vui - mà cũng có thể là kiếm được. Trông cái tay bà đếm lóng cóng tùng đồng hào giấy, cùng biết không phải là người bán quan. Rượu bà Xiếc cũng là quốc lủi tạp nhưng được cái đều giọng. Chỉ vì bà lấy rượu một thổ quanh năm - cái thổ rượu hiểm hóc mà thật chắc đấy. Rượu đồng chiêm trũng nào chò chỉ, nào Phú Xuyên... Cứ lâu lâu lại có một xe cứu thương ở phía nam lên. Xe lừ lừ không bóp còi toe toe, hai bên sườn xe có hai chữ thập đỏ, cứ thế mà bon bon. Đến chỗ mấy cây si bờ hồ Thiền Quang của vào Công viên Thống Nhất, cái xe cứu thương ấy đỗ từ từ. Bác lái xe mặc áo đại cán chỉnh tề xách ra một cái bọc nilông xám bước vào hàng bà Xiếc. Bà cất ngay vào nhà trong cai bọc nilông ấy. Nó là cái bìu đựng rượu chui đồng chiêm lên. Người nghĩ ra được cái xe cứu thương đụng rượu lậu đã là mưu mẹo hơn một đầu các tay bắt rượu bấy giờ.
Thỉnh thoảng bà Xiếc cũng lấy rượu của ông Đặng Đình Hưng. Bà cười: "Ông này vừa bán rượu vừa uống rượu. Nhưng cái rượu Chương Mỹ quê ông, khách khen cái Chương Mỹ đậm”.
Ngồi quán cóc như ngồi xem sách, có khi ham hơn xem sách vì cứ ngồi mà đoán ra lắm kiểu người. Cứ đến buổi tan cơ quan, đi làm về buổi trưa, buổi chiều người đi xe đạp tíu tít qua. Người vào quán lăng lặng, bà hàng đã biết lệ, rót ngay cho một chén, hai chén. Ông ghếch xe, uống đứng, rồi đạp xe bay luôn. Chắc ông này uống rượu vụng, nhà đương đợi cơm. Có hôm thấy thằng Viễn con ông Đoàn Giói làm ở Công ty Cây Xanh bên Công viên Thống Nhất. Nó chào lễ phép, mời tôi uống. Khác Nguyễn Đỉnh Chính có hôm nhác qua quán đi ngay, làm như không trông thấy. Cũng như cái quán ở gần rạp Đông Đô, Lưu Quang Vũ vào mua chai rượu con con rồi lủi ngay.
Cũng như uống rượu với cụ Nguyễn Tuân ở nhà hàng trước cửa ga Hàng Cỏ, cụ Tuân bước sang bàn bên kia chào cụ Cao Xuân Huy. Hai cụ bắt tay nhan. Tôi biết cụ Cao có con rể là nhà nghiên cứu văn học Văn Tâm, nhà ở phố gần đấy. Cụ Cao ngồi một mình, uống một cốc bia ngữ nhỏ. Cụ khẽ ho. Cụ lặng lẽ lấy mảnh báo trong túi ra khạc đờm rồi gấp lại, bỏ vào túi áo vét. Có lẽ cả thành phố chỉ còn cụ Cao giữ vệ sinh công cộng lịch sự đến thế? Thành phố ngày ngày báo động, có lúc bị bắn, bị ném bom, chiều chiều người ta la đà uống bia. Trên phố Tông Đản, quán bia thường mở sớm. Người mua bia xếp hàng dài lằng lặng. Cụ Nguyễn hay đạp xe lên uống bia ở đây vì ở đây thường có bia mới rót ở thùng ra. Mà cụ đi đâu chăng có người phục dịch vô tư. Cụ vào ngồi trong sân cơ quan có cây đại cổ thụ, cán bộ miền Nam tập kết ở, cụ cứ việc ngồi đấy. Có người kẹp hai ngón tay xách vào hai vại bia trước tiên. Cụ ưa cái quán này uống được hơn cái bia chuồng cọp bên hồ Thiền Quang. "Bia Chuồng Cọp" hay "phở không người lái" là tiếng lóng thời sự chớp nhoáng, thời sự chiến tranh cả đấy. Ở ngoài Côn Đảo mấy phóng viên nước ngoài ra viết phóng sự về tù binh ngoài ấy đã mày mò tìm ra được những khu xà lim giam đặc biệt các chiến sĩ Việt Cộng bị án nặng, chúng tôi đặt tên chỗ ấy là "chuồng cọp". Sự việc được phanh phui lên tin tức và báo chí thế giới. Các ông háu bia ở Hà Nội cũng đặt tên chỗ xếp hàng mua bia là cái "chuồng cọp" chỉ vì nhà mậu đóng song hành hai vành gỗ như vành móng ngựa để người sắp hàng phải lên lĩnh bia lần lượt không thể chen ngang được. Trong kia bia không rót ở thùng mà bia đổ ra cái bể ximăng, cô nhà mậu lấy cái gáo nhựa mục bia ở bể ra cho nhanh. "Phở không người lái" có sự tích ác liệt của Thủ đô và của chiến trường miền Nam trong kia đang ác liệt cả đấy. Ngày ngày máy bay Mỹ không người lái vẫn do thám trời Hà Nội, người ta bèn đặt tên cho hàng phở ban không thịt là phở không người lái, và canh không người, cơm cũng không người lái!
Những hôm bia nhạt, các cô nhà mậu pha nước lã liều lượng quá tay chăng, tôi phải đến các quán cóc ở cạnh rạp Đông Đô. Vì mềm môi, rồi hay rủ rê nhau, tôi cũng uống lân ở quán này. Cái quán chăng ra cái hàng quán gì cả. Vào một ngách nhà như vào trong lối đi của phu đổi thùng phân mỗi nhà ngày trước. Thế rồi lọt một cái buồng con. Bà bán rượu chít khăn lượt, đầu bạc, bà lôi rượu ở nhũng chai đã đong sẵn ở bịch nilông ra. Bà chỉ có thức nhắm lạc luộc, mấy bị lạc treo quanh tường.
Cái bà bán rượu trong hẻm này người Công giáo, sáng chú nhật bà đi lễ nhà thờ Hàm Long. Trong gian buồng chỉ có cái phản gỗ ba miếng ván. Bà lấy chai rượu và đĩa chén ở gầm giường ra. Chúng tôi đều ngồi cả trên phản, người bó gối, có người thòng cả hai chân xuống. Như ngồi xem bói tướng tay. Không còn nhở ngồi trên cái phản chỉ có một hai tấâm ván ấy thì rồi mùa hè tới, mùa đông qua thế nảo. Chỉ nhớ mỗi khi gió thổi hun hút như ống sao đầu tường, chúng tôi vẫn dựa vào tường, nói, cười ầm ĩ.
Có cái anh Hùng viết kịch. Tôi chỉ thấy anh ngồi uống rượu trong quán cóc này. Có lẽ thấy nhiều người văn thơ đến uống thì anh tương là viết văn, viết kịch thì phải uống rượu, hôm nào Hùng cũng đến, ngồi lúc nhúc với mọi người. Vóc người anh tợn tạo, uống bợm lắm. Ít lâu không gặp, lại lâu lắm không gặp. Có người bảo anh chết rồi, người ta cãi anh chết vì ốm, không phải vì uống rượu.
Ở đây tôi cùng gặp lại anh Nghĩa làm ở cơ quan thông tấn, quê trong Quảng Ngãi. Nghĩa uống rượu như uống nước. Nghĩa hay dắt cả vợ đến cùng uống. Chị ấy cũng uống ra trò. Lúc về, chồng đèo xe đạp đi thong thả như không. Mấy năm, khi đất nước đã thống nhất, Nghĩa có ra Hà Nội chơi. Bà bán rượu đã mất, chị ấy cũng đã mất. Nghĩa già quăn queo, lúc nào cũng đội mũ nồi, vì tóc rụng trọc cả đầu. Nghĩa chịu khó đi tìm đến chơi với bạn rượu. Nhưng Nghĩa chùa rượu từ lâu. Ở các quán gần chợ Hôm này, tôi cũng hay gặp Nguyễn Thế Phương. Ấy là nhũng hôm tôi thường cùng Dương Bích Liên, khi đã uống vài vại tà tà ở bãi Chuồng Cọp rồi đến làm thêm đôi ba chén trắng cho khỏi nhạt miệng ở cái quán trước cái may nước cụt vòi ở ngã tư chợ Hôm.
Bấy giờ cũng gần lên đèn. Bà chủ quán, như người Đình Bảng chợ Dầu đã cứng tuổi chít khăn nhung đen, đôi mắt sắc như dao. Hàng nhà bà chỉ kê chiếc ghế dài, đặt hai cái ấm giỏ. Khách uống nước chè có chén bên cạnh. Khách dùng cái trắng thì chén cất vào trong, rồi bà chủ lấy ra rót ở ấm khác. Ông thuế chỉ bắt rượu. Chúng tôi đến quán này khi nào cũng đã sẩm tồi. Nhà hàng chưa bật đèn, ở góc tường có cai đèn hoa kỳ cho người hút thuốc lào.
Hôm nào ông Phương cũng ngồi ở góc tường trong, chốc lại cầm cái điếu cày hút thuốc lào, lúc ấy mới chỉ có một ngọn điện le lói. Cái mặt rượu lừ đừ của ông như trông thấy tôi mà cũng như không trông thấy tôi. Mấy năm nay, Nguyễn Thế Phương đã viết những truyện ngắn và mấy truyện dài. Ông hay uống bia pha cái trắng. Không biết ông nghiện hay không, ông ngồi từ chập tối đến lúc lên đèn, cạnh cái ấm giỏ đựng rượu và cái điếu cày. Cứ một chỗ như thế.
Ít lâu, nghe nói Nguyễn Thê Phương lại về Thanh. Rồi nghe tin ông mất. Cái quán cóc có hai cái ấm đụng nước chè và đụng rượu, đi qua không thấy và các mảnh gỗ đóng kín Cái quán ở phố Bà Triệu ngày trước có bà hàng hay có đậu nghệ nướng, đã có hôm cụ Nguyễn Tuân nhớ bánh đậu nướng có mùi nghệ chấm muối cũng mò đến. Cụ Nguyễn ngồi cái ghế dài ngoài cửa hàng, ngồi uống chen vai với khách. Thế là cụ đã chịu khó lắm. Những mặt các người quen lại tụ tập cả. Hoàng Trung Thông, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Trọng Hứa... Nhưng một cái phiền khác lại đến, gần đấy có một bệnh viện. Các thầy thuốc vãn việc ra uống rượu, mặc cả áo trắng. Các nhà thuốc uống nhanh và uống nhiều. Hồi này có một ông thầy thuốc trẻ đi guốc mộc hút thuốc lá, đi nghênh nghênh. Tôi đành bỏ ông ngầu pín.
Tôi được mách ông giáo Xưởng ở Sinh Từ. Cụ Nguyễn Tuân cũng hay dùng rượu ở quán ông giáo. Cụ cho là rượu ông giáo uống được. Nhưng cụ cũng chỉ cho cậu Đảo con cụ đi mua về uống thôi.
Ông giáo là người Cầu Giấy. Ngày trước tôi có quán ông giáo Mai, hoạt động phong trào Mặt trận bình dân ở dưới ấy nên ông giáo với tôi biết nhau ngay. Tôi nói tôi về hưu, làm kế toán Bộ Văn hoá - ngày xưa tôi cũng biết làm sổ sách nhà giày ba ta mà! Cái rượu của ông giáo Xương được đấy. Đầu phố nhà ông buổi sáng có một bác phở gánh đông khách. Sáng sớm ngà ngà rồi điểm tâm bát phở chín cũng hay. Rồi lại không lui tới được rượu ông giáo Xưởng. Một hôm, cậu con trai đi dạy học về, trông thấy tôi cậu chào vồn vã. Thế rồi, ngay bấy giờ ông Xưởng lập cập đem trong nhà ra cho tôi một quyển vở, ông nhờ tôi đọc hộ mấy bài thơ Lamáctin của ông dịch để kỷ niệm bà ấy mất. Họa sĩ Nguyễn Sáng ưa cái rượu hơi khê khê của ông giáo. Cũng tiếc. Nhưng Sáng bảo cái rượu ở quán Thủy Hử mới đặc biệt. Sáng kết nghĩa với chủ quán. Một hôm, tôi đến rủ Sáng. Nguyễn Sáng đương mặc quần áo sắp đi đâu. Nghe tôi nói, Sáng nói như quát: “Đi chỗ khác thôi! Tao vừa đánh nhau với nó”'.
Làm sao mà Nguyễn Sáng đánh nhau được với người ta. Không biết cái tay còn cái hồn vẽ không, chứ cái miệng đã rụng hết răng, chỉ đi ăn cháo tiết ở chợ cửa ga Trần Quý Cáp cho khỏi phải nhai thì còn hùng hổ với ai. Nhưng cái tính hùng hố bất thường của ông này thì biết rồi. Có lần người yêu của ông đến chơi, không hiểu trò chuyện hay cãi cọ ầm ầm thế nào, Nguyễn Sang đuổi cô ấy hốt hoảng chạy xuống cầu thang gác rơi cả mũ mà không dám quay lại nhặt.