Tôn Quyền sẽ không thu dụng Lưu Bị!
Nếu tiếp nhận lực lượng trong tay Lưu Bị nói vậy hắn sẽ vô cùng cao hứng, nhưng thu dụng Lưu Bị? Tôn Quyền không muốn làm chuyện nuôi hổ thành họa này. Nhớ năm xưa Đào Khiêm mời Lưu Bị, kết quả phải tặng Từ Châu cho Lưu Bị; Lưu Biểu tiếp nhận Lưu Bị, kết quả lại khiến bên trong Kinh Châu lập tức bị chia năm xẻ bảy.
Đó là một kẻ có dã tâm thật lớn, Tôn Quyền không thể không suy xét cẩn trọng.
Nhưng nếu muốn hắn tiếp nhận quận Trường Sa, Tôn Quyền không thể từ chối.
Phải biết rằng hai đời Tôn thị, khát vọng Kinh Châu của ba cha con họ Tôn cho đến bây giờ vẫn chưa từng vơi đi. Từ lúc Tôn Quyền kế vị tới nay, tuy nói đã gắng sức khống chế dã tâm của mình nhưng dã tâm đối với chín quận Kinh Tương thì lại ngày càng mãnh liệt. Chẳng qua hắn ngại Tào Tháo nên Tôn Quyền mãi không có cơ hội xuống tay. Mà nay Lưu Bị dâng tặng quận Trường Sa, đối với Tôn Quyền không thể nghi ngờ là có sự hấp dẫn cực lớn. Có quận Trường Sa, hắn chẳng những có thể tiến thêm một bước mở rộng địa bàn tại Kinh Nam, mà còn có thể khiến thủy quân Giang Đông hoành hành nước sông, thậm chí kéo dài tới Vân Mộng Trạch.
Một sự hấp dẫn lớn như thế, sao Tôn Quyền có thể cự tuyệt?
Lưu Bị dùng chiêu “tráng sĩ chặt tay”, xuất ra Trường Sa.
Nói thật đây cũng là lựa chọn bất đắc dĩ. Mà thế cục hiện nay, ông ta muốn sống yên tại Kinh Châu cũng vô cùng khó khăn. Đặc biệt từ lúc Ngũ Khê Man quy thuận Tào Tháo khiến cho Tào Tháo đã nắm được trong tay một bộ phận lực lượng Võ Lăng Sơn man. Dù không sợ Lưu Bị có thể lợi dụng được Phi Đầu man, nhưng dù sao vẫn bị sự kiềm chế rất lớn.
Dưới tình huống như vậy, Lưu Bị chỉ có xuất ra Trường Sa, tây tiến Ba Thục.
Có lẽ, có người sẽ hỏi!
Nếu nhân phẩm Lưu Bị kém như vậy, Lưu Chương sẽ giải quyết thế nào, cho Lưu Bị nhập Xuyên?
Trên thực tế, việc Lưu Chương mời Lưu Bị nhập Xuyên cũng từng bị phản đối mãnh liệt tại Ba Thục. Rất nhiều người không đồng ý để Lưu Bị tiến vào Ích Châu, nhưng Lưu Chương lại suy tính cho sau này nên vẫn quyết định thu dụng Lưu Bị.
Tình trạng trong Xuyên cũng không lạc quan.
Từ khi các loại tiền giả tràn ngập, khiến giá hàng Ba Thục tăng cao, vật tư cũng theo đó mà khan hiếm.
Sách lược của Tào Bằng đối với Ích Châu chính là dùng sách lược của nước Mỹ đời sau. Ta tiêu phí tiền vàng, mua các tài nguyên làm dự trữ, đợi khi ngươi tài nguyên thiếu thốn, ta có thể nắm đủ một lượng tài nguyên lớn trong tay.
Tây Xuyên, nơi giàu tài nguyên thiên nhiên!
Nhưng nếu nói vật tư phong phú cũng chỉ là tương đối mà thôi.
Tào Bằng thông qua các đội thương thuộc thương hội Hà Tây không ngừng qua lại mua bán tại Ba Thục.
Đồng thời, thống nhất tiền phương bắc, phong tỏa tiền giả lưu thông.
Tình huống này cũng liền tạo thành tiền Tây Xuyên liên tục bị giảm giá trị, mặc dù là Lưu Chương ở đầu năm cũng ra mặt điều chỉnh, hiệu quả cũng không mạnh lắm. Đáng sợ nhất là, tiền phương bắc không ngừng xâm nhập vào Tây Xuyên.
Trọng bảo Kiến An được chế tác tinh mỹ, không dễ dàng tạo ra. Trừ phi quan phủ thống nhất phát hành, nếu không tư nhân đúc trọng bảo Kiến An, dù có chế tác hoàn mỹ chỉ sợ cũng phí công, chỉ sợ cũng không thể vượt qua giá trị của trọng bảo Kiến An. Vì thế, trọng bảo Kiến An dần dần được thay thế bằng tiền Hán Ngũ thù thịnh hành ở Tây Xuyên trở thành một loại đồng tiền mạnh. mặc dù Lưu Chương có lòng ngăn cản nhưng thị trường thối nát khiến hắn cũng không thể làm gì được, đành trơ mắt nhìn cuộc sống người dân Tây Xuyên rơi vào sự sụp đổ.
Dưới tình huống như vậy, quan hệ giữa Nam Man và Lưu Chương vốn không tồi thì bắt đầu xuất hiện sự dao động.
Bốn quận Nam Trung là nơi người Hán và dân bản xứ sống chung.
Cường hào Nam Trung dã tâm thừa dịp Tây Xuyên đang vô cùng hỗn loạn, liên hợp với Thái Thú Tường Kha, Tù trưởng dân bản xứ Việt Tây là Cao Định, đám người cường hào Nam Trung Mạnh Hoạch công nhiên tuyên bố từ chối chính lệnh của Lưu Chương, tách ra độc lập.
Mạnh Hoạch kia rất có danh vọng ở Nam Trung.
Rất được tín nhiệm trong người Hán hay là người bản xứ.
Đầu năm Kiến An thứ mười ba, Mạnh Hoạch âm thầm phát động dân bản xứ và động chủ ba mươi sáu động ở Nam trung cùng đồng thời tạo phản, tự xưng làm Đại Vương, thoát ly khỏi sự quản lý của Tây Xuyên. Dưới sự cổ vũ của Mạnh Hoạch đã liên tục xuất kích, đẩy Lưu Chương vào đường cùng.
Dưới tình huống như vậy, Tây Xuyên đã xuất hiện nguy cơ rất lớn, kinh tế thối nát, Nam Man uy hiếp…cha con Lưu Chương thống trị Tây Xuyên hơn hai mươi năm, nghênh đón một nguy cơ thật lớn mà trước nay chưa từng xuất hiện.
Lòng người dao động, giá hàng tăng cao!
Trương Lỗ tại Hán Trung cũng như hổ rình mồi, ý đồ phát động công kích với Tây Xuyên.
Dưới loạn trong giặc ngoài, Lưu Chương đã mất lực ứng phó. Vừa lúc Lưu Bị cũng xuất hiện nguy cơ.
Vì thế liền có người đề nghị với Lưu Chương: “Nếu Lưu Bị không thể ở Kinh Nam, sao không mời người này tiến vào Tây Xuyên, đóng ở quận Việt Tây, chống lại dân bản xứ Nam Man?”
Khi Hoàng Quyền ở Ích Châu đã từng khuyên bảo Lưu Chương:
- Lưu Bị cũng là người kiêu hùng, lòng muông dạ thú, không thể khinh thường. Lúc trước hắn đường cùng, Lưu Biểu đã thu nhận và giúp đỡ. Nhưng người này ở Kinh Châu lại thu mua lòng người, lôi kéo trọng thần của Lưu Biểu, khiến nội bộ Kinh Châu hỗn loạn. Nếu không có như thế, sao Tào Tháo có thể binh không dính máu mà cướp được Kinh Tương?
Nay nếu như mời người này tiến nhập Xuyên, chỉ sợ Tây Xuyên nguy rồi.
Chủ công cần suy nghĩ kỹ, nay tuy Tây Xuyên có chút hỗn loạn, nhưng không phải là không trị được. Đầu năm, chủ công đã lệnh Lưu Ba xuất sĩ tiếp nhận sự vụ Tây Xuyên, dù chưa có công tích nhưng ít nhiều cũng tạo nên yên bình.
Mà dưới tình huống hiện nay mời Lưu Bị nhập Xuyên chẳng khác dẫn sói vào nhà, chủ công cần phải cẩn trọng.
Hoàng Quyền, tự Công Hành, là người Ba Tây Lãng.
Trên lịch sử thì trước đó hiệu lực cho Lưu Bị, sau đó quy hàng Tào Ngụy, được phong làm Xa Kỵ Tướng quân.
Lúc này Hoàng Quyền đang làm chủ bộ cho Lưu Chương, đương nhiên phải ra sức khuyên bảo ngăn cản ý đồ nhập Xuyên của Lưu Bị
Lưu Chương nghe Hoàng Quyền khuyên bảo thì dao động.
Đúng vậy, thanh danh Lưu Bị cũng không hề quá tốt đẹp, đi đến đâu thì nơi đó sẽ xuất hiện hỗn loạn, thật sự khiến người khác không yên lòng.
Vốn Lưu Chương đã dứt bỏ suy nghĩ này nhưng khi con rể khuyên bảo thì lại không thể không nghĩ lại.
Phí Quan này tự Tân Bá, nhân sĩ Kinh Châu Giang Hạ.
Người này và Lưu Chương có quan hệ rất mật thiết, mẹ của Lưu Chương chính là tộc cô của Phí Quan. Phí Quan từ nhỏ đã nhập Xuyên, được Lưu Chương gả con gái cho Phí Quan, cho nên Phí Quan tuy là người Kinh Châu nhưng lại rất có uy vọng ở Tây Xuyên, được Lưu Chương rất tin tưởng. Phí Quan vẫn còn trẻ, chưa đến 30 mươi vẫn cùng thê tử ở tại phủ Châu Mục. Một ngày thấy Lưu Chương về nhà vẻ mặt đầy ưu sầu.
Phí Quan liền hỏi.
Lưu Chương nói suy nghĩ của mình ra với Phí Quan:
- Ngô Ý nói có thể mời Lưu Bị nhập Xuyên, chống lại Nam Man.
Nhưng Hoàng Công Hành lại không đồng ý, cho rằng để Lưu Bị nhập Xuyên là dẫn sói vào nhà.
Ta cũng biết, Lưu Bị người này có dã tâm. Nhưng không thể thừa nhận là người này cũng là tay đánh giặc giỏi, hắn từng đánh bại Tào Tháo cho dù thực lực của hắn không bằng người khác. Nếu có hắn trấn thủ Nam Trung thì có thể khiến ta đỡ buồn phiền.
Phí Quan nghe vậy lập tức bày tỏ ý kiến.
- Lưu Bị cũng là dòng họ Hán Thất, cùng dòng họ với nhạc phụ.
Nay Hán thất suy yếu, nhạc phụ là Đại Tư Đồ, đương nhiên cũng nên liên hệ với dòng họ Hán thất, tương lai phục hưng Hán thất.
Nay Lưu Bị đường cùng, nếu nhạc phụ thu nhận và giúp đỡ thì chắc sẽ mang ơn.
Hơn nữa, Nam Trung hoang lạnh, đa số đều là dân bản xứ, hắn đóng ở Nam Trung cũng không quá ảnh hưởng đến nhạc phụ. Nhạc phụ chỉ cần phong tỏa đường thủy hiểm yếu là có thể ngăn được người này không dám hành động thiếu suy nghĩ. Nghĩ xem, hiện giờ để Lưu Bị nhập Xuyên cũng không phải là chuyện không tốt.
Hoàng Công Hành cũng là người Tây Xuyên.
Tuy là người có tài nhưng lại hay bài xích quê người, khiến tây Xuyên khó mà bỏ cũ lấy mới. Theo con thấy hắn vẫn đang có tư tâm, nếu Lưu Bị nhập Xuyên, chỉ sợ làm hỏng chuyện tốt của hắn.
- Thật sao?
Lưu Chương là người nhu nhược
Phí Quan là con rể hắn, hơn nữa lại là người thân, đương nhiên càng tin Phí Quan hơn.
Dưới sự khuyên bảo của Phí Quan, cuối cùng Lưu Chương đồng ý mời Lưu Bị nhập Xuyên. Để tránh cho đám người Hoàng Quyền phản đối, ba ngày sau, Lưu Chương đột ngột hạ lệnh mệnh cho Hoàng Quyền làm Quảng Hán Trường, dời thành đô nhậm chức.
Tiếp theo, Lưu Chương lệnh cho Trung Lang Tướng Ngô Ý đi tới Trường Sa, nghênh đón Lưu Bị nhập Xuyên.
***
Mà lúc này, Lưu Bị đang lệnh Mã Lương đi sứ Giang Đông, thương thảo công việc. Tôn Quyền nghe nói Lưu Bị muốn tặng Trường Sa, đương nhiên là vô cùng vui mừng, sau khi thảo luận với Mã Lương xong, Tôn Quyền quyết định tặng ba nghìn binh mã cho Lưu Bị, đồ quân nhu lương thảo vô số, để đáp lại, Lưu Bị xuất ra Trường Sa. Thừa dịp Tào Tháo đang bệnh Tôn Quyền nhanh chóng cướp lấy Lâm Tương.
Mà Lưu Bị thì thần không biết quỷ không hay nhảy ra khỏi quận Trường Sa dẫn bộ cùng với Trần Đáo hợp binh tại Dậu Dương.
Tháng chín năm Kiến An thứ mười ba, thủy quân Tào Tháo và thủy quân Giang Đông phát sinh xung đột tại Tam Giang Khẩu.
Đại đô đốc Thuỷ quân Thái Mạo chỉ huy sai lầm khiến thuỷ quân tổn thất thê thảm và nghiêm trọng. Đại đô đốc Thuỷ quân Giang Đông hỏa thiêu chiến thuyền thuỷ quân Kinh Châu, chém giết phó đô đốc thuỷ quân Kinh Châu Trương Doãn, thuỷ quân Kinh Châu chết gần một phần ba...
Thuỷ quân thất bại là chuyện nhỏ!
Mấu chốt nhất chính là trận chiến này, thuỷ quân Giang Đông khai thông thông lộ Vân Mộng Trạch hoành hành trên Đại Giang.
Quân Tào mất đi sự yểm hộ của thủy quân đương nhiên bị rơi xuống thế hạ phong.
Tuy là sau đó Đỗ Kỳ đã tử chiến chiếm lại được Tam Giang Khẩu nhưng với đại cục mà nói vẫn không thay đổi nhiều lắm.
Tào Tháo đang bệnh biết được thủy quân thất bại đã vô cùng tức giận.
Cuối cùng ông hạ quyết tâm phải thu hồi quyền khống chế thủy quân, vì thế lệnh cho Từ Hoảng dẫn bộ đến đại doanh Thủy quân bắt giữ Thái Mạo, áp giải về Tương Dương. Đồng thời, Tào Tháo lệnh cho Thái Thú Hợp Phì là Cam Ninh đảm nhiệm chức Đại đô đốc thuỷ quân.
Cam Ninh là ai?
Năm xưa là Cẩm Phàm tặc tại Ba quận.
Tuy nhiên, khi hắn xuất thân là môn hạ Tào Bằng, chiến công hiển hách.
Sau khi Hoàng Thừa Ngạn đến Kinh Châu lập tức thăm hỏi gia tộc các nơi Kinh Châu. Sau khi Hoàng Thừa Ngạn du thuyết, người Kinh Châu cũng đã không có mâu thuẫn gì lớn đối với Cam Ninh. Thứ nhất, bản thân Cam Ninh là ngừi Kinh Châu, nguyên quán Nam Dương, sau đó mới đi Ba quận. Kinh nghiệm lý lịch của hắn vậy là đủ rồi! Ba năm làm Thái Thú, tích lũ chiến công vô số. Một người như vậy cũng có thể tính là người Kinh Châu.
Thứ hai, Cam Ninh từng là khách Tào Bằng, cũng là môn hạ Tào Bằng.
Người Kinh Châu vẫn rất có tình cảm tốt với Tào Bằng.
Đặc biệt như Khoái thị, Bàng thị, bao gồm cả gia tộc Thái thị đều rất tán thành Cam Ninh, đương nhiên cũng không không ra mặt ngăn cản.
Mà Hoàng Thừa Ngạn bản thân lại là danh sĩ Kinh Tương, danh vọng rất lớn.
Có ông ra mặt du thuyết càng tiến thêm một bước để Cam Ninh tiếp quản thuỷ quân, bình định đường thủy. Cam Ninh đảm nhiệm Đại đô đốc thuỷ quân là kết quả đã định. Tiếp đó Tào Tháo lại lệnh cho Tào Nhân tiếp nhận Hợp Phì, kế nhiệm Thái Thú Hợp Phì.
Mà Phó Đô Đốc thuỷ quân Đỗ Kỳ cũng xuất thân là môn hạ Tào Bằng, nên cũng không có nhiều phản cảm lắm với Cam Ninh.
Tào Tháo lại lệnh cho Chu Thương đảo Đông Lăng làm Phó Đô đốc thủy quân, tướng quân trấn hải, tiếp tục đóng ở đảo Đông Lăng, thao luyện thủy quân.
Vị tướng quân trấn hải này là Tạp Hào tướng quân, trước đây chưa từng xuất hiện.
Tào Tháo đã bắt đầu coi trọng thủy quân, ông biết rõ tương lai nếu chinh phạt Giang Đông, thủy quân trở thành chủ lực. Không chỉ một đội thủy quân hùng mạnh hiệp trợ, muốn chinh phạt Giang Đông cũng không phải là chuyện dễ dàng.
Cho nên, ông đặc biệt bố trí chức tướng trấn hải, cũng thể hiện ông rất coi trọng thủy quân.
Nhưng đúng lúc này, sự việc Lưu Bị nhượng lại quận Trường Sa,Tôn Quyền tiếp nhận Lâm Tương đã bộc phát xảy đến.
Người gây kíp nổ này lại vẫn là Lưu Bị.
Dựa theo ước định giữa Lưu Bị và Tôn Quyền, Tôn Quyền chưa nắm giữ Trường Sa trước, song phương tốt nhất vẫn là giấu diếm tin tức. Dù sao Tôn Quyền muốn từ Giang Đông điều binh khiển tướng vẫn cần một thời gian. Về Quế Dương, Tôn Quyền vẫn chưa kịp tiêu hóa hoàn toàn, nếu lại chiếm lĩnh Trường Sa, đích xác không phải là việc dễ dàng.
Nào ngờ, ngay lúc Tôn Quyền điều binh khiển tướng thì Lưu Bị lại bất ngờ ra tay.
Sau khi ước định với Lưu Chương xong, giữa tháng chín năm Kiến An thứ mười ba, Lưu Bị tập kết binh mã tinh nhuệ tổng cộng một vạn hai ngàn người, lấy Trương Phi làm tiên phong, Lã Cát làm phó tướng dẫn bộ cường công Di Lăng, đột phá phòng tuyến quân Tào.
Quân Tào đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi và chỉnh đốn.
Vì không quen khí hậu tại nơi này nên quân Tào không thể tiến công.
Nhạc Tiến đang ở trạng thái điều hòa, căn bản không nghĩ Lưu Bị sẽ đột nhiên phát động tấn công.
Sau khi tử thủ ở Di Lăng ba ngày, Nhật Tiến bỏ chạy. Lưu Bị thuận thế chiếm lĩnh Di Lăng, lại tập kích bất ngờ Tương Dương. Tào Tháo nghe được tin lập tức phái Văn Sinh gấp rút tiếp viện. Không ngờ, dưới chân núi Hổ Nha, quân Tào lại gặp phải phục kích, Văn Sính chết trận. Tin tức này truyền ra, Kinh Châu chấn động, lòng người ở Tương Dương hoảng sợ.
Thứ Sử Kinh Châu Hạ Hầu Đôn, Thái Thú Nam quận Lưu Tiên vội vàng cầu viện Tào Tháo.
Tào Tháo cũng quá sợ hãi, lập tức lệnh cho Hạ Hầu Đôn đi đoạt lại Di Lăng, cũng hạ lệnh Tào Thuần đang trấn thủ tại Ô Lâm đi cứu viện tại Di Lăng. Quân Tào điều động quy mô lớn khiến cho trên dưới Kinh Châu thấp thỏm lo âu. Lúc Hạ Hầu Đôn điều binh khiển tướng, chuẩn bị đi giành đoạt lại Di Lăng, thì Lưu Bị đột nhiên dẫn bộ chuyển hướng lao thẳng tới Tỷ Quy, cướp lấy Vu huyện,
Ông ta buông bỏ Di Lăng!
Hạ Hầu Đôn toàn lực đánh một kích lại như đánh vào không khí.
Hạ Hầu Đôn lập tức nổi giận lôi đình dẫn bộ truy kích, muốn tiêu diệt Lưu Bị tại Vu huyện, nhưng không ngờ Lưu Bị lại mai phục ở Tỷ Quy. Khi Hạ Hầu Đôn tiến vào chiếm giữ Tỷ Quy, Lưu Bị đã hỏa thiêu Tỷ Quy, hai người Trương Phi Trần Đáo phục kích, trận chiến tại Tỷ Quy thiếu chút nữa khiến Hạ Hầu Đôn táng thân trong biển lửa. Tuy rằng được thân quân liều chết cứu ra, nhưng lại bị thương nặng khó có thể tiếp tục đảm đương trọng trách.
Trận chiến Tỷ Quy, quân Tào chết hơn hai ngàn người.
Hạ Hầu Đôn bị đuổi về Hứa Đô để điều dưỡng, trong khoảng thời gian ngắn không thể tiếp tục xuất chiến.
Đây lại là thất bại của Hạ Hầu Đôn, ba lượt giao phong với Lưu Bị, kết quả là đều chấm dứt bằng thất bại thảm hại. Đầu tiên là bao vây tiêu trừ Nhữ Nam, bị Lưu Bị dẫn lòng vòng ngàn dặm, không phân rõ phương hướng; khi tìm được hứng quay về trấn thủ Nam Dương, lại bị Lưu Bị tập kích bất ngờ, cướp lấy Uyển thành, thảm bại mà chạy; hiện giờ trận chiến Tỷ Quy, Hạ Hầu Đôn đều thua đến bầm dập. Hạ Hầu Đôn thất bại, Hạ Hầu Uyên tiến vào chiếm giữ Tương Dương, đảm nhiệm Kinh Châu Mục.
Còn Lưu Bị nhân cơ hội này rút khỏi Kinh Châu, tiến vào chiếm giữ Giang Quan.
Trung Lang Tướng Ích Châu Ngô Ý, Thái Thú Ba quận Nghiêm Nhan dẫn bộ tiếp ứng, bày tư thế phòng ngự tại Ngư Phục.
Sự việc tới nước này, Tào Tháo cuối cùng mới bừng tỉnh ngộ.
Ông đã bị Lưu Bị đùa bỡn!
Tào Tháo tức giận thậm chí không để tâm tới bệnh tình mà đích thân dẫn mười vạn quân Tào vây thành Lâm Tương.
Tôn Quyền này thật quá đáng.
Chân trước vừa mới kết minh với ta, sau lưng liền đâm ta một đao. Ngay cả quận Quế Dương ta cũng cho ngươi, không ngờ ngươi không tốn sức mà lại có được quận Trường Sa? Chuyện như này tuyệt đối không thể phát sinh, cho nên Tào Tháo không khống chế được lửa giận, bỏ ngoài tai sự khuyên can của Tuân Úc, Quách Gia, muốn toàn lực đánh chiếm Lâm Tương rồi sau đó đoạt lại Quế Dương.
Tào Tháo lệnh Kim Toàn người Kinh Triệu làm tiên phong, Thượng Tướng Hình Đạo Vinh làm phó tướng vây thành Lâm Tương.
Thái Sử Từ vừa mới được bổ nhiệm làm Thái Thú Trường Sa đã phải đối mặt với sự tấn công của mấy vạn đại quân nhưng không chút nào kích động. Lúc này, binh mã Giang Đông vẫn chưa nắm giữ hết, binh lực Lâm Tương không đủ, nhưng Thái Sử Từ không sợ hãi, khi Tào Tháo dẫn binh đến Lâm Tương, Thái Sử Từ thừa dịp quân Tào còn chưa yên ổn đã lập tức dẫn bộ xuất kích.
Y tự mình dẫn ba trăm tử sĩ giết nhập vào trung quân quân Tào.
Kim Toàn gấp gáp ứng chiến bị Thái Sử Từ một tiễn bắn chết; mà Hình Đạo Vinh thì bị hai người Sử Hanh và Đổng Tập cuốn lấy, ác chiến hơn mười hiệp thì Thái Sử Từ thúc ngựa đuổi tới, một thương đâm Hình Đạo Vinh ngã xuống ngựa, giành được toàn thắng.
Trận chiến Lâm Tương khiến Tào Tháo chấn động.
Ngay lúc Tào Tháo đích thân dẫn đại quân đến Lâm Tương, Thái Sử Từ lại lần nữa xuất kích.
Thừa dịp trời tối, Thái Sử Từ lĩnh ba trăm cảm tử xông vào đại doanh quân Tào, một thương đâm Thiên tướng quân Lưu Độ, bắn chết Thượng Tướng Hàn Huyền, hỏa thiêu đại doanh quân Tào rồi thong dong rút khỏi. Ba trăm cảm tử sĩ lại không thương vong người nào.
Tào Tháo ở trong loạn chiến bị Thái Sử Từ bắn trúng vai.
May mắn Điển Vi ra tay cứu giúp, nếu không rất có khả năng Tào Tháo đã bị chôn thân dưới thành Lâm Tương.
Trận chiến Kinh Nam đối với Tào Tháo mà nói quả thật là một nơi không tốt, từ sau khi trận chiến Kinh Nam mở màn, ông đã hao binh tổn tướng,tổn thất vô cùng thê thảm và nghiêm trọng.
Khi biết được người đánh lén đại doanh là Thái Sử Từ, Tào Tháo không kìm nổi cảm thán: Người này có thể tranh phong tiểu bá vương với Trần Đình Lĩnh Hạ, uy phong này không hề giảm so với năm xưa.
Trong lòng ông lại nảy sinh lòng yêu mến với Thái Sử Từ.
Đáng tiếc yêu mến là yên mến, một trăm ngàn đại quân vẫn bao vây Lâm Tương.
Mà binh mã Giang Đông cũng cuồn cuộn đến không ngừng.
Sau khi Thái Sử Từ để Tào Tháo công kích, thì viện binh Giang Đông đến Kinh Nam. Tôn Quyền bắt đầu dùng Lục Tốn làm Thái Thú Quế Dương, đảm bảo thông đường cho Thái Sử Từ. Đồng thời lại từ Giang Đông điều động nhân mã lấy Ngu Phiên làm Thiên tướng quân, gấp rút tiếp viện sở bộ của Thái Sử Từ.
Thời gian một tháng ngắn ngủi, Kinh Nam thay đổi bất ngờ khiến người khác không kịp nhìn.
Trong lòng Tào Tháo biết, cường công Trường Sa thì khó khăn không nhỏ.
Nhưng trơ mắt nhìn miếng thịt béo bị Tôn Quyền cướp trắng như vậy, Tào Tháo thật không cam tâm.
Song phương ở Kinh Nam nhưng lại hình thành tình trạng giằng co ngắn ngủi.
Quân Tào không quen thuộc thủy thổ, sĩ khí giảm sút, muốn lấy lại Trường Sa, có lòng mà không đủ sức; cũng như thế, Giang Đông muốn đánh tan Tào Tháo, tuy rằng sĩ khí tăng cao, nhưng có lòng lại không có sức,chỉ có thể duy trì tình trạng phòng ngự.
Dưới tình huống như vậy, Tôn Quyền phái ra Trương Hoành lại tiếp tục triển khai ngoại giao với Tào Tháo.
***
- Xem ra đầu năm Thừa tướng sẽ lui binh.
Trong thành Hứa Đô, Giả Hủ cảm thán một câu.
Tào Bằng ngồi đối diện với gã, nhìn xe ngựa như nước dưới lầu, Hứa Đô đã dần dần khôi phục sự phồn hoa,vẻ mặt hắn đầy nghiêm trọng.
Lúc này, hắn và Giả Hủ đang ở Thiên Hạ Lâu uống rượu nói chuyện phiếm.
Chuyện phục giết Phục Hoàn, chém giết phản nghịch đã dần nhạt dần, Hứa Đô cũng đã bắt đầu cuộc sống bình thường.
Tuy rằng trên Nhật báo Hứa Đô vẫn thỉnh thoảng có người nhảy ra mắng Tào Bằng một chút.
Nhưng ngôn ngữ cũng không kịch liệt như trước.
Áp lực của Tào Bằng cũng theo đó mà giảm đi nhiều. Đặc biệt là sau khi kết hôn, Thái Diễm và Tôn Thượng Hương đã vào Tào gia cũng khiến tâm trạng Tào Bằng tốt hơn rất nhiều, gặp người khác thì luôn tươi cười.
Ai ngờ chiến sự Kinh Nam lại thay đổi đến như này?
- Giả độc xà, chúng ta quá khinh thường Lưu Bị.
Giả Hủ gật gật đầu, không kìm nổi cười nói:
- Lưu Bị này đúng là có thủ đoạn giỏi, lật tay thành mây, đảo tay thành mưa,không ngờ đã lật ngược lại chiến cuộc tại Kinh Nam. Trước kia ta chỉ cảm thấy người này chỉ giỏi về thủ đoạn lôi kéo người khác, có chút thủ đoạn, không ngờ hắn cũng có quyết đoán như vậy! Trường Sa luôn là căn cơ cuối cùng của Lưu Bị hắn, người này lại không nói lời nào tự dùng thủ đoạn tráng sĩ chặt tay, khiến chủ công rơi vào thế khó xử.
- Ngược lại ta cảm thấy chưa chắc là chủ ý của Lưu Bị.
- Ồ?
Tào Bằng trầm ngâm thật lâu, sau đó nói:
- Trận chiến Di Lăng, trận chiến Tỷ Quy, nói là do Lưu Bị chủ đạo, ta tin.
Người này ngựa chiến cả đời, bản lĩnh hành quân đánh giặc này không thể khinh thường.
Nhưng chiêu thức “tráng sĩ chặt tay”, ta lại có cảm giác rất có khả năng là do mưu chủ của hắn, Gia Cát Khổng Minh kia.
- Gia Cát thôn phu Ngọa Long Cương kia sao?
Gia Cát Lượng quy thuận Lưu Bị thời gian khá dài, nhưng bởi vì nhiều nguyên nhân mà thanh danh không quá vang dội. Hành trình Giang Đông, mặc dù có tài hùng biện nhưng vẫn chưa đạt được kết quả lý tưởng, nên cũng khiến tài năng của Gia Cát Lượng ít người biết đến. Nhưng Tào Bằng lại không hề khinh thường người này! Chỉ bởi vì nhiều nguyên nhân mà Gia Cát Lượng không có cơ hội bộc lộ tài năng, chỉ cần cho y cơ hội, y chắc chắn sẽ trở nên nổi tiếng.
Ví dụ như lần này Lưu Bị buông bỏ Trường Sa, Tào Bằng thấy rõ ràng là do Gia Cát Lượng bày mưu.
- Một chiêu “tráng sĩ chặt tay” khiến bản thân mình thoát được ra sự việc, lại khiến Thừa tướng và Tôn Quyền rơi vào vũng bùn lầy Kinh Nam.
Thôn phu?
Giả độc xà, ta cũng là một thôn phu!
Nếu ngươi bởi vậy mà khinh thường Gia Cát Khổng Minh, chỉ sợ sẽ thiệt thòi lớn.
Tuy nhiên cũng may, Lưu Bị hắn đã lui nhập Tây Xuyên, lực ảnh hưởng cuộc chiến Kinh Nam cũng không quá lớn. Nếu hắn ở lại Kinh Châu, kết quả này thật khó mà nói...Giả độc xà, Kinh Nam tiếp theo chắc sẽ rất nhanh bình ổn lại.
Giả Hủ hơi sửng sốt, bỗng nhiên nhớ ra Tào Bằng hiệu là Trung Dương Thôn phu.
Gã cười cười, không tranh luận nữa.
Tóm lại Gia Cát Lượng có bản lĩnh thế nào, bây giờ có nói cũng không ích gì, tuy nhiên chiến sự tại Kinh Nam rất có khả năng sẽ dừng lại như vậy. Đáng tiếc, nếu không có biến cố này, Kinh Nam dẹp yên, hai ba năm sau đợi thừa tướng hoàn toàn chỉnh hợp Kinh Tương là có thể nhân cơ hội đó đoạt lấy Giang Đông là thiên hạ được bình định.
- Đúng vậy, thật sự là đáng tiếc.
Tào Bằng cũng thở dài.
Kinh Nam xuất hiện biến cố quả thật khiến Tào Bằng bất ngờ.
Nói Tào Tháo không biết đánh giặc ư?
Đúng là xằng bậy.
Cũng là tình huông đó, nếu đổi lại là mình, sợ là còn thảm bại hơn so với Tào Tháo.
Chỉ có điều kể từ đó, vận mệnh thiên hạ nhất thống sẽ phải chậm lại một thời gian! Tôn Quyền chiếm cứ Kinh Nam, cũng chẳng khác nào cắm một cây đao ở Kinh Châu, có trời mới biết tương lai sẽ nảy sinh biến hóa gì?
Mà Lưu Bị tiến vào vào Tây Xuyên cũng khiến Tào Bằng cảm nhận được một tia uy hiếp.
Nếu chẳng may người này được Tây Xuyên, tuy Tây Xuyên hiện nay thối nát nhưng cũng vẫn tạo ra một sự uy hiếp rất lớn! Tào Bằng cũng không cho rằng với bản lĩnh của Lưu Chương sẽ đối phó được Lưu Bị. Xem ra, kế hoạch Tây Xuyên phải tung lưới bắt rồi!
- Đúng rồi, hôm nay tới tìm a Phúc ngươi còn có một chuyện thảo luận.
- Chuyện gì?
- Trọng Đức phái người liên lạc với ta, ý muốn giúp Thừa tướng phong vương.
Không biết ý ngươi thế nào?
- Hả?
Tào Bằng nghe vậy giật mình sợ hãi.
Xin phong vương cho Tào Thào?
Đây là một chuyện lớn.
Người ta thường nói, Tam quốc là là sau khi Tào Tháo chết mới chính thức mở màn. Nhưng trên thực tế, lại là sau khi Tào Tháo xưng vương, tập đoàn Tào thị mới đường đường chính chính đi lên vũ đài lịch sử. Tuy nhiên trên lịch sử Tào Tháo là chuyện gì mà phong vương thì Tào Bằng lại không nhớ rõ, nhưng có thể khẳng định không phải là lúc này.
Trình Dục muốn vì Tào Thào xin phong vương.
Chẳng lẽ sự thật lịch sử đã thay đổi sao?