Điều này thì Y Tịch lại không mong muốn.
Gia Cát Lượng nói:
-Tấm lòng của Huyền Đức Công trời đất có thể chứng giám.
Sở dĩ đến nói chuyện với Cơ Bá tiên sinh, là vì muốn xóa bỏ mối lo ngại trong lòng tiên sinh. Huyền Đức Công nguyện phò tá đại công tử lên kế vị, cai quản chín quận Kinh Tương.
Về điểm này, Cơ Bá tiên sinh không cần phải lo. Có đại công tử ở đây, Huyền Đức Công nhất định sẽ tận lực phò tá, tuyệt đối không để tiên sinh phải khó xử.
Chỉ cần Lưu Kỳ còn sống một ngày, thì Kinh Châu sẽ vẫn là địa bàn của đại công tử hắn.
Còn bọn ta, chỉ là người đến sống nhờ mà thôi.
Y Tịch cũng hiểu rất rõ, với tài năng của Lưu Kỳ, không đủ để làm chủ Kinh Châu.
Nếu như có Lưu Bị phò tá, thì ngược lại có thể ngồi vững ở chín quận Kinh Tương. Còn về một ẩn ý khác trong lời nói của Gia Cát Lượng, thì Y Tịch lại vô ý bỏ qua mất! Phò lập Lưu Kỳ là để báo đáp ơn chi ngộ với Lưu Biểu, còn về phần sau này sẽ thế nào, thì phải xem bản lĩnh của Lưu Kỳ.
Y Tịch đâu có thể sống lâu được như thế, những việc sau này làm sao mà có thể lo cho hết?
Còn nữa, tuổi tác của Lưu Bị lớn hơn Lưu Kỳ, nói không chừng…
Nếu quả đúng như vậy, thì Kinh Châu chưa chắc sẽ phải đổi chủ.
-Phải làm thế nào?
Lời này của Y Tịch vừa nói ra, Gia Cát Lượng như trút được một hơi thở phào.
Thành công rồi!
Ông ta khẽ mỉm cười, trầm giọng nói:
-Năm ngày sau sẽ là thất đầu của Cảnh Thăng Công.
Lần này ta đến Tương Dương, đi theo còn có ba trăm binh sỹ, do Tử Long cầm đầu, tất cả đều giao cho Cơ Bá tiên sinh điều động. Năm ngày sau, Huyền Đức Công sẽ đến phúng viếng Cảnh Thăng Công. Đến lúc tiên sinh và ta bắt tay, nội ứng ngoại hợp, ra tay giành lấy Tương Dương, diệt trừ Thái thị. Chỉ cần đoạt được Tương Dương, Huyền Đức Công sẽ cho người đến Giang Hạ đón đại công tử về Tương Dương. Đến lúc đó, chỉ cần đại công tử về đến Tương Dương, thì mọi việc chẳng phải sẽ xong xuôi cả sao?
Y Tịch trầm ngâm không nói gì.
Thật lâu sau, ông ta ngẩng đầu lên nhìn Gia Cát Lượng, nói:
-Ta phải giao ước ba điều với Khổng Minh.
Sau khi đoạt được Tương Dương, không được đại khai sát giới, khiến lòng người bất ổn; không được làm hại đến tính mạng của Tông công tử, mà phải sắp xếp thỏa đáng; Kinh Châu nhất định phải do đại công tử kế vị. Liệu Khổng Minh có dám thề rằng, nếu như làm trái, trời tru đất diệt! Nếu được thế, thì ta sẽ hợp tác với Huyền Đức Công…
-Một lời đã định, nếu có làm trái, trời tru đất diệt.
Y Tịch nói:
-Nếu đã như vậy, thì có thể nói Tử Long đem người đến đây.
Có điều, trước khi ra tay, phải hết sức cẩn thận, không được để lộ phong thanh. Ta sẽ nghĩ cách điều động Văn Sính và Vương Uy trở về, đoạt lấy binh quyền trong tay bọn họ. Hai người này đều thân với Tông công tử, tuyệt đối không thể lơ là. Năm ngày sau, chúng ta sẽ ra tay ở châu giải, diệt trừ Thái thị.
Nói đoạn, Y Tịch giơ tay ra, vỗ tay ba lần với Gia Cát Lượng.
Hai người đưa mắt nhìn nhau, không hẹn mà cùng cười…
Chủ công, việc ta có thể làm được cho người cũng chỉ có bấy nhiêu đây thôi!
Nếu như đại công tử có tài đức thật, thì tất sẽ có thể giữ gìn được cơ nghiệp của người!
Tuần thất đầu của Lưu Biểu đã tới gần.
Trong sự thấp thỏm lo âu, Tương Dương nghênh đón đại biểu của các gia tộc cường hào từ khắp nơi đến Kinh Châu. Lưu Biểu ở Kinh Châu cai trị đã được mười mấy năm, tuy không đến mức đạt được thành tích chính trị trác tuyệt, nhưng cũng giữ được cho Kinh Châu bình yên một cõi. Những cuộc chiến quy mô nhỏ tuy là liên miên không dứt, nhưng xét một cách tổng thể, thì cũng không xuất hiện chiến loạn gì.
Đặc biệt Lưu Biểu là người yêu thích văn học, là một trong “bát tuấn Giang Hạ” đương thời, góp phần đưa văn phong Kinh Tương trở nên cường thịnh, rất được các văn sỹ tán thưởng.
Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị âm mưu chiếm lấy Kinh Châu, có thể nói là đã chiếm hết thiên thời…
Lưu Biểu bệnh chết, Kinh Châu sợ hãi.
Nhân sỹ khắp nơi ai cũng có suy tính của riêng mình, tạm thời chưa thể thống nhất ý kiến, nên trở thành năm bè bảy mảng. Nếu như Lưu Bị có thể đoạt được Kinh Châu, thì có thể dùng chín quận Kinh Tương làm cơ sở, bắt tay với Tôn Ngô ở mạn đông, đoạt lấy Ba Thục ở mạn tây, chống cự với Tào Tháo ở mạn bắc. Gia Cát Lượng đã đi một nước cờ lớn, nếu như thành công, thì thiên hạ tất sẽ phân chia làm ba phần rành mạch. Chỉ có điều, bản thân Gia Cát Lượng cũng hiểu rằng, chuyện này cũng hết sức mạo hiểm, không thể không cẩn trọng.
Về tổng thể mà nói, Kinh Tương chia làm ba phái.
Trong số đó, đám thủ hạ cũ mà Lưu Biểu dẫn theo từ Sơn Dương, thì ủng hộ Lưu Kỳ, nguyện cùng hợp tác với Lưu Bị.
Hai phái còn lại lần lượt là Lưu hệ do Thái Mạo, Trương Doãn cầm đầu, và đám cường hào địa phương do anh em nhà họ Khoái cầm đầu. Nếu đem ra so sánh, thì Thái thị hy vọng phò lập Lưu Tông, kế vị Kinh Châu, nương tựa Tào Tháo, giữ lại quyền tự chủ ở một mức nhất định. Còn Khoái thị, thì lại không giống như Thái thị, bọn họ nguyện ý nghe theo triều đình, đồng thời bảo vệ lợi ích tại chỗ của giới Kinh Tương thế tộc. Xét trên một mức độ nào đó, thì Khoái thị và Thái thị cũng giống như một thể thống nhất, nhưng lại có chỗ khác nhau. Nhưng nếu xét theo tình hình trước mắt, thì chủ trương chính trị của anh em nhà họ Khoái và Thái thị về cơ bản là thống nhất với nhau.
Gia Cát Lượng không dám xem thường anh em nhà họ Khoái.
Hai người này là nhân vật đại diện cho các danh sỹ Kinh Tương, sở hữu trí tuệ hơn người.
Cho nên, kế hoạch đoạt lấy Kinh Châu của ông ta, ngoại trừ Lưu Bị và Y Tịch ra, không hề thương lượng qua với một người nào khác. Thậm chí ngay cả Triệu Vân, cũng không hiểu mục đích mình đi đến Tương Dương là gì. Lưu Bị chỉ dặn dò hắn, là phải nghe theo sự điều phái của Y Tịch, tuyệt đối không được để lộ hành tung.
Cứ như thế, Triệu Vân ở lại trong phủ của Y Tịch mà thần không biết, quỷ không hay.
Còn về phần Y Tịch thì dường như là không hề có chuyện gì xảy ra, giúp Thái Mạo chuẩn bị việc tang sự cho Lưu Biểu. Nhưng đằng sau, ông ta lại ngấm ngầm liên lạc với các thành viên của đám thủ hạ cũ từ Sơn Dương.
Thời gian, trôi qua dần.
Trước mắt, ngày thất đầu của Lưu Biểu đã đến gần, trong thành Tương Dương trở nên náo nhiệt khác thường.
Thái phu nhân dẫn theo Lưu Tông, ra mặt đón tiếp quan khách các nơi đến viếng. Cùng lúc đó, Thái Mạo cũng đang huy động lực lượng trong gia tộc, chiếng trống rùm beng liên lạc với các nơi, thuyết phục các gia đình Kinh Tương thế tộc phò lập Lưu Tông lên làm chủ nhân của Kinh Châu. Chỉ xét riêng về điểm này, thì Lưu Kỳ, lúc này đang không ở Tương Dương, đã phải chịu thế hạ phong. Vào ngày thứ hai sau khi Lưu Biểu chết, Lưu Kỳ phái người tới Tương Dương, thỉnh cầu bọn người Thái phu nhân cho phép y trở về Tương Dương.
Nhưng, Thái phu nhân lại lấy cớ là chiến sự ở Giang Hạ đang hồi cấp bách, Lưu Kỳ thân mang trách nhiệm nặng nề, nên không thể rời đi, cự tuyệt lời thỉnh cầu của Lưu Kỳ…
Sau đó, Lưu Kỳ lại lui tiếp một bước, dùng lời khẩn thiết mà khuyển nhủ Thái phu nhân, rằng: “ta có thể không làm chủ Kinh Châu, nhưng xin phu nhân hãy trân trọng cơ nghiệp mà phụ thân ta vất vả gây dựng cả đời, đừng đầu quân cho Tào Tháo. Kinh Châu là tâm huyết của phụ thân ta, sao có thể dễ dàng nhường cho người khác được?
Huống chi, người đó lại còn là một tên quốc tặc!”
Thái phu nhân không trả lời, mà chỉ đuổi sứ giả về…
Cũng vào ngày thứ ba sau khi Lưu Biểu chết, Tôn Quyền ở Giang Đông lại đột nhiên có hành động. Bổ nhiệm Hải Xương Trưởng Lục Tốn làm Vu Hồ Lệnh, lại lệnh cho Trình Phổ, Hoàng Cái tập kết binh mã ở huyện Xuân Cốc, nhòm ngó Hoài Nam như hổ rình mồi. Hành động bất thình lình này của Tôn Quyền, khiến cho ba quận của Hoài Nam lập tức cảm thấy lo lắng khẩn trương. Cam Ninh lập tức phải người đưa tin, hỏa tốc báo tin về cho Tuân Úc ở Hứa Đô, đồng thời lại cho người liên hệ với Vu Cấm, nghe rõ sự tình.