Tào Bằng là ai?
Ngay khi Lưu Bị bắt đầu cảm nhận được áp lực thật lớn từ Tào Bằng là lúc toàn bộ Nam Dương, thậm chí cả Kinh Châu cũng đang nhắc tới cái tên này.
Cửa ải gần cuối năm, Tương Dương nghênh đón một trận tuyết lớn.
Lưu Biểu dựa vào giường, nghi hoặc nói:
- Mạnh Đức dùng lệnh gì mà để một thằng nhãi một mình đi đảm đương vậy?
Trong lời nói lộ ra tất cả sự khinh thường.
Nhưng đám người Khoái Việt, Khoái Lương, Thái Mạo, Trương Doãn, Y Tịch, Lý Khuê đứng ở bên giường đều biết Lưu Biểu nghĩ một đằng nói một nẻo. Trên thực tế, Lưu Biểu đích thực cảm thấy đáng tiếc. Tào Bằng này, vốn là thủ hạ của lão, không ngờ lại bị Hoàng Xạ bức đi Hứa Đô xa xôi.
Năm đó, sự việc Hoàng Xạ thành Cửu Nữ bức phản Tào Bằng, sao Lưu Biểu có thể không nghe thấy chứ?
Đến nay lão vẫn nhớ rất rõ huynh đệ Bàng Quý chạy đến Châu Giải phẫn nộ chất vấn, khiến Lưu Biểu cứng họng không trả lời được. Chỉ có điều lúc đó Lưu Biểu cũng không để ý. Căn bản đó chỉ là một thảo dân nhỏ bé tầm thường, còn người kia là con cháu Hoàng Thị tại Giang Hạ, là con trai Hoàng Tổ, ái tướng tâm phúc của lão. Ai gần ai xa, đương nhiên nhìn là có thể hiểu ngay. Mà huynh đệ Bàng Quý tuy rằng bất mãn nhưng cũng chỉ chất vấn một trận, rồi sau đó không nói gì nữa.
Bởi vì bọn họ biết chuyện này không thể nào có kết quả.
Cuối cùng, Bàng Quý tăng thực lực quân đội, còn Bàng Đức Công thì nhập núi Lộc Môn mà ẩn cư, từ đó về sau không màng thế sự nữa.
Sự việc này cũng dần dần lắng đi.
Tận đến hai năm sau, Tào Bằng ở Đông Lăng Đình làm một bài Lậu Thất Minh mà nổi danh mới khiến cho Lưu Biểu chú ý.
Lưu Biểu đối với người có tài văn chương lại rất có thiện cảm, bản thân lão chính là một trong Bát Cố, ở Kinh Châu được tôn xưng là Giang Hạ bát tuấn. Thống trị Kinh Tương, ngoại trừ bề ngoài máu lạnh nhưng trên cơ bản cũng lấy văn để trị. Khi lão đọc xong bài Lậu Thất Minh cũng phải liên tục khen ngợi. Tuy nhiên khi lão hỏi người bên cạnh lai lịch Tào Bằng thế nào, sau đó ghi nhớ thật kỹ. Lại sau này Tào Bằng là Yếu phụ Thành long thì trở thành giai thoại.
Lưu Biểu lại nảy sinh sự hứng thú với Tào Bằng, từng tỏ ra tiếc nuối với tả hữu: đáng tiếc ta có lương tài nhưng lại không được sử dụng...
Tận đến lúc đó lão mới cảm thấy hối hận.
Về sau, Tào Bằng lại càng không thể vãn hồi.
Tam Tự kinh, đệ tử quy hai bài văn xuất thế được cái tên Tào Tam Thiên.
Nếu đặt Lưu Biểu ở thời hậu thế, tuyệt đối là thanh niên trí thức điển hình. Sau khi xem xong Tam Tự kinh, đã không kìm nổi bóp cổ tay mà thở dài tiếc nuối sâu sắc.
Và đó cũng là lần đầu tiên Lưu Biểu tỏ vẻ bất mãn với Hoàng Tổ.
Đương nhiên, lúc đó Hoàng Tổ đã chết!
Mọi người xung quanh giường đều im lặng để đối phó.
Tào Bằng có thật sự là thằng nhãi không? Nếu như đúng vậy, hắn sẽ không có khả năng mà ở Tây Bắc diệt Mã Đằng, dẹp Khương Hồ giành toàn bộ Lương Châu cho Tào Tháo.
- Lúc này Huyền Đức thế nào rồi?
- Lưu Hoàng thúc trấn thủ Uyển thành, đang chiêu binh mãi mã.
Thằng nhãi Tào Bằng nếu tới đó, sợ là cũng không được lợi ích gì, phụ thân đừng lo. Hạ Hầu Quyên không phải là đối thủ của Huyền Đức Công, Tào Bằng cũng vậy.
Người nói chuyện là Lưu Bàn, con trai của Lưu Biểu.
- Cự Thạch, lời ấy sai rồi.
Cự Thạch là tên chữ của Lưu Bàn.
Thái Mạo cười lạnh, nói:
- Ta nghe nói, Hạ Hầu Quyên vốn tình tình cương liệt, còn Tào Hữu Học thì giỏi về việc hậu phát chế nhân. Người này ngay cả Hạ Hầu Quyên cũng không thể sánh bằng, huống hồ hắn còn là người quận Nam Dương, so với Hạ Hầu Quyên còn có ưu thế lớn hơn, càng được cường hào địa phương coi trọng.
Lưu Bị có thể thắng được Hạ Hầu Quyên nhưng chưa chắc đã là đối thủ của Tào Bằng.
Lưu Bàn vốn là con trai thứ của Lưu Biểu, cũng là bè đảng của con cả, mà con cả, chính là Lưu Kỳ.
Quan hệ của Lưu Bàn và Lưu Kỳ còn xa Lưu Tông mới có thể sánh bằng. Lưu Bàn y cũng là bộ cũ Sơn Dương, hơn nữa nắm giữ binh quyền trong tay ra trấn Trường Sa. Luận quyền thế chưa chắc đã thua đám người Thái Nhược.
Lưu Bàn lạnh lùng nói:
- Theo ý của tướng quân thì chính là bó tay chịu trói sao?
- Ta..
- Đức Giai, Cự Thạch, các ngươi đừng tranh chấp nữa.
Huyền Đức đóng quân Nam Dương cũng không phải là không có lợi, ít nhất có thể vì Kinh Châu bảo vệ môn hộ. Hắn có phải là đối thủ của Tào Bằng hay không thì tạm thời không rõ, nhưng ta nghĩ, chắc chắn Huyền Đức sẽ thử, tuy nhiên nếu chỉ dựa vào Huyền Đức thôi thì có chút thế đơn lực cô...Hổ nhi đâu?
- Cháu ở đây!
Đứng phía sau Lưu Bàn là một người đàn ông ba mươi tuổi, người cao gần chín thước, bờ vai rộng lưng eo, cao to lực lưỡng.
Người này tên là Lưu Hổ, là cháu của Lưu Biểu, đồng thời cũng là bộ cũ Sơn Dương. Tuy gã đi lại tiếp cận với đám người Y Tịch nhưng lại rất trung thành với Lưu Biểu. Lưu Hổ là một viên mãnh tướng! Năm ngoái trấn thủ ở Vũ Lăng đã giao phong với Khê Man nhiều lần, sau đó lại đi tới Giang Hạ, rồi lại ẩu đả với Tước Sách. Gã cũng là một trong những mãnh tướng hiếm có dưới trướng Lưu Biểu. Lưu Biểu từng khen ngợi nói: Sư Nhi Giang Đông cũng khó mà địch được mãnh hổ nhà ta.
Trước đây Lưu Hổ ra Trấn Giang Lăng, nắm trong tay toàn bộ lương thảo quan trọng của Kinh Tương.
Lưu Biểu nói:
- Cự Nham có thể nguyện đóng ở Chương Lăng?
Chương Lăng thuộc về đông Tân Dã, cách Hồ Dương chỉ một huyện Tương Hương, cũng là nơi môn hộ Kinh Tương, có vị trí cực kỳ quan trọng.
Nơi này cần có tâm phúc đóng ở đó.
Cùng lúc có thể hiệp trợ Lưu Bị, kiềm chế quân Tào dẫn binh đến Hồ Dương, mặt khác, có thể kiềm chế Lưu Bị, phòng ngừa Lưu Bị lớn mạnh ở Nam Dương.
Lưu Hổ chắp tay tuân mệnh:
- Cháu xin nghe theo sự sắp xếp của thúc phụ.
- Văn Đức!
- Có mạt tướng.
- Để ngươi trấn thủ trấn Triều Dương. Cự Nham ở Chương Lăng vẫn còn mong ngươi quan tâm nhiều hơn.
Văn Đức, tự là Lý Khuê, là mạc quan Lưu Biểu. Cái gọi là mạc quan, chính là phụ tá không có thực quyền, là giống chức năng tham mưu của đời sau. Tuy nhiên, Lý Khuê cũng vô cùng trung thành với Lưu Biểu, cho nên Lưu Biểu tín nhiệm để y đến trấn giữ Triều Dương. Mục đích cũng giống như để Lưu Hổ xuất trấn Chương Lăng.
Lý Khuê ngẫm nghĩ một chút, nói:
- Mạt tướng nguyện đi đến Triều Dương, nhưng không biết có thể xin mượn một người từ Bàn công tử, có được không?
Lưu Bàn lập tức lộ ra sự cảnh giác.
- Văn Đức, ngươi muốn ai?
Nhưng ta cũng phải nói trước, nếu người ngươi muốn là Thúc Bình, ta nhất quyết không đồng ý.
Thúc Bình, tự là Vương Uy, được phong chức quan Tì tướng quân, cũng là một viên tướng lĩnh có năng lực dưới trướng Lưu Biểu. Vương Uy là nhân sĩ Kinh Tương, cho nên thuộc nhất mạch Lưu Tông.
Người này quả thực rất có năng lực, Lưu Bàn xuất trấn Trường Sa cũng không muốn quá cứng rắn cùng quý tộc Kinh Tương, cho nên đã để Vương Uy làm việc dưới tay mình.
Lý Khuê mỉm cười:
- Bàn công tử không cần khẩn trương, ta biết ngươi rất coi trọng Vương Thúc Bình, cho nên không muốn lấy ông ta.
Ta mượn người của công tử, chính là Hoàng Hán Thăng. Không biết công tử có đồng ý hay không?
Lưu Bàn do dự!
Hoàng Hán Thăng mà Lý Khuê nhắc tới chính là người quận Nam Dương, tên là Hoàng Trung, người này cực kỳ dũng mãnh, đã từng cùng Lưu Bàn phòng thủ các huyện Tịnh Khấu, Tây An, Du Huyện. Sau đó Biệt Sách không thể không phân Hải Hôn, Kiến Xương làm tả hữu sáu huyện, cũng hạ lệnh Thái Tảo làm Đô úy Kiến Xương, mới xem như là ngăn cản đám người Lưu Bàn. Người này cũng được Lưu Bàn xem trọng, chỉ có điều tuổi đã nhiều, cho nên so sánh mà nói, Lưu Bàn càng xem trọng Vương Uy hơn.
Dù Hoàng Thăng không có cái dũng của vạn phu, cho mượn cũng không được.
Nhưng nếu Lý Khuê đã mở lời, mà y lúc trước đã nói ngoại trừ Vương Uy ra thì ai cũng có thể mượn, nên y không thể nuốt lời.
- Văn Đức muốn mượn Hán Thăng cũng được, nhưng không được làm ông ta thiệt thòi.
Lý Khuê cười nói:
- Cự Thạch yên tâm, Hán Thăng dũng mãnh như nào ta rất hiểu. Nếu như Bàn công tử nguyện ý cho ta mượn, ta sẽ xin chủ công một chức Tì Tướng quân, không biết chủ công có đồng ý hay không?
Lưu Biểu cười đồng ý.
Chỉ có điều, ngoại trừ Khoái Việt ra, ai cũng không để ý đến trên mặt Lưu Hổ lộ ra chút không vui.
Lưu Hổ là Tì Tướng quân còn Hán Thăng chỉ là một lão tốt, sao lại cùng đẳng cấp với gã được? Điều này khiến gã cảm thấy vô cùng mất hứng, thậm chí còn cảm thấy nhục nhã.
Khoái Việt thầm thở dài, không nói gì.
Sau khi thảo luận một hồi, Lưu Biểu cảm thấy rất mệt mỏi, vì thế liền sai mọi người lui ra.
Hai người Khoái Việt, Khoái Lương sau khi ra khỏi đại môn Châu Giải, Khoái Lương đang định trèo lên xe ngựa thì nghe Khoái Việt nói:
- Tử Nhu, có đồng ý đi cùng xe của ta không?
Khoái Lương ngẩn ra, cười nói:
- Nếu huynh trưởng đã mời, Lương sao dám từ chối?
Dứt lời, y ra hiệu cho gia thần đánh xe ngựa đi theo sau, còn y thì trèo lên xe ngựa của Khoái VIệt, lúc ngồi xuống ở trong xe thì duỗi người một chút.
- Huynh trưởng, xe của huynh thật xa hoa.
Khoái Việt xa hoa, nhân sĩ Kinh Tương ai ai cũng biết.
Nghe Khoái Lương cảm thán, Khoái Việt cười nói:
- Nếu Tử Nhu thích, vậy ta tặng cho Tử Nhu.
- Tiểu đệ mà từ chối thì sẽ là bất kính.
Quan hệ hai huynh đệ rất tốt nên không hề khách sáo gì.
Khoái Lương hỏi:
- Huynh trưởng tìm đệ là có chuyện gì?
Khoái Việt trầm ngâm một chút, rồi nói:
- Tử Nhu, nghĩ Tào Công lệnh Tào Hữu Học đảm nhiệm Thái Thú Nam Dương, thâm ý là gì?
Khoái Lương vén rèm lên, nhìn ra ngoài, hạ giọng nói:
- Con người Tào Hữu Học đệ cũng khá hiểu. Lúc trước Khoái Chính làm Cức Dương Lệnh từng viết thư nói về Tào Hữu Học kia với một thái độ không hề khinh thị. Chỉ có điều ai cũng không ngờ con cháu Hoàng Gia làm hỏng việc khiến ta bị vuột mất thời cơ lương tài. Xem Tào Công làm việc, mỗi bước đều có thâm ý. Lão ta lệnh Tào Bằng ra trấn Nam Dương, sợ là đã có mưu kế sau này, trận chiến Hà Bắc đã tới giần, con cháu Viên Thị không phải là đối thủ của Tào Công. Đợi khi Tào Công đến phương Bắc thì chắc sẽ xuất binh chinh phạt Kinh Tương.
- Tào Bằng có thể ổn định được Nam Dương không?
- Rất khó nói, nhưng Tào Công dùng người xưa nay rất cẩn trọng.
Ngay cả Hạ Hầu Quyên cũng không phải là đối thủ của Lưu Huyền Đức, vậy mà Tào Công lại lấy Tào Bằng làm Thái Thú Nam Dương, chắc là tin tưởng Tào Bằng có thể chống được Lưu Bị.
- Lưu Yến Đức, Sài Lang hồ?
Nếu như y yên ổn ở Nam Dương, chỉ sợ Kinh Châu khó giữ được.
Khoái Lương thừa nhận sâu sắc, gật đầu không nói.
- Hôm nay ta để ý thấy Lý Văn Đức tiến cử Hoàng Hán Thăng, hình như Cự Thạch công tử không vui.
Nghĩ Hoàng Hán Thăng kia chỉ là một lão tốt, nhưng lại có cùng đẳng cấp với Cự Nham công tử, ta định khuyên can nhưng thấy chủ công dường như đã quyết định rồi, nếu như ta đoán không sai, Kinh Tương có mất thì Chương Lăng tất có sơ hở. Lưu Bị cũng khó mà ngăn được Tào Bằng, huynh đệ ta cần vì tộc nhân mà tìm một đường ra.
Khoái Việt càng nói càng khiến Khoái Việt thần sắc biến đổi.
- Vậy theo cách nhìn của huynh trưởng, chúng ta nên làm gì đây?
- Ngày mai đệ đi tới núi Lộc Môn, bất kể thế nào cũng phải gặp Đức Công.
Hãy nói, đệ tử năm xưa của ông đã trở về Nam Dương. Nếu như không đành lòng thấy sinh linh Kinh Tương đồ thán, xin Đức Công hãy xuống núi, thay đệ tử ông nói tốt cho người.
Rất nhiều người đều biết lúc trước Bàng Đức Công rất muốn nhận Tào Bằng làm đệ tử.
Sau khi Tào Bằng thành danh, Bàng Đức Công không chỉ một lần tỏ ra tiếc nuối trước mặt người khác. Chỉ có điều, ai cũng không ngờ, Tào Bằng lại bái Hồ Chiêu làm thầy. Việc này cũng là nguyên nhân khiến Bàng Đức Công nản lòng thoái chí. Lại sau khi Hoàng Thừa Ngạn vừa rời Hứa Đô, chưa kịp quay về thì Bàng Quý ốm chết, cuối cùng khiến cho Bàng Đức Công nhập núi Lộc Môn, từ đó về sau lánh đời không ra. Trừ một số ít người ra thì không ai biết rõ tung tích của ông ta.
Vừa khéo Khoái Lương chính là một trong số ít người đó.
- Ngoài ra, Tào Hữu Học khi vừa tới Nam Dương, đệ hãy phái Khoái Chính đi một chuyến tới Vũ Âm, thăm dò Tào Bằng.
Ta nhớ Dương Nhi hiện nay nhàn rỗi ở nhà, vậy hãy phong cho y một chức quan, đi một chuyến thay ngươi và ta, Tử Nhu nghĩ thế nào?