Đối với phần lớn mọi người mà nói, cái tên Trương Xương Bồ này, đích thực rất xa lạ.
Ngay cả Tào Bằng cũng là trong một lần vô tình ở kiếp trước, trên một tấm áp phích có đề > mới biết được sự tồn tại của người này. Cuộc sống của Trương Xương Bồ cũng không có sự nghiệp to tát gì, nhưng lại có một đứa con quý hóa đáng nể. Mà con trai của bà ta, cũng chính là vào đầu năm Hàm Hi, là một danh tướng của Tào Ngụy cuối thời tam quốc, con thứ của Chung Diêu, Chung Hội.
Mà sở dĩ Tào Bằng nhớ rõ tên này, khả năng cao nhất là bởi vì Đặng Ngải.
Đặng Ngải vào đầu năm Hàm Hi, cũng chính là công nguyên năm 264, sau khi công phá nước Thục, chết dưới mưu đồ hợp tác nhau giữa Chung Hội, Vệ Quán, Sư Toản, Hồ Liệt vân vân, nhưng người khởi xướng, chính là Chung Hội. Lúc đầu Chung Hội vu khống Đặng Ngải tạo phản, Tấn Vũ Đế Ti Mã Viêm lệnh cho Chung Hội áp giải Đặng Ngải về Đế Đô. Còn phía Chung Hội, ngược lại cũng không giết Đặng Ngải, lệnh cho người trục xuất phụ tử Đặng Ngải rời khỏi, sau đó liền phát động cuộc nổi loạn ở Thành Đô.
Tuy nhiên, kẻ hại người thì luôn bị người hại.
Cuộc nổi loạn của Chung Hội vẫn chưa thành công, bị trấn áp kịp lúc, bản thân Chung Hội cũng bị giết chết tại chỗ.
Vốn dĩ thuộc hạ của Đặng Ngải, đã sớm giải cứu Đặng Ngải ra ngoài. Nhưng không ngờ một kẻ chủ mưu khác đã hãm hại Đặng Ngải là Vệ Quán, y lo lắng sẽ bị Đặng Ngải báo thù, lại muốn độc chiếm công lao giết Chung Hội, bèn sai Điền Tục giết chết cha con Đặng Ngải tại phía Tây Miên Trúc, còn những đứa con khác của Đặng Ngải ở Tuy Dương đều bị giết sạch, vợ và cháu của Đặng Ngải, cũng bị lưu đày ở Tây Vực, mãi đến năm chín Thái Thủy, mới quay trở về Trung Nguyên.
Vệ Miểu, nay là Giáo Úy Ti Đãi, kiêm chức Thị Trung con trai của Vệ Khải.
Mà Điền Tục, thì là cháu họ của Điền Trù.
Giờ đây, Đặng Ngải trở thành cháu ngoại trai của Tào Bằng, đương nhiên không thể dễ dàng để cho Đặng Ngải bị kẻ khác hãm hại.
Trong lịch sử Đặng Ngải là một cô nhi.
Đến cuối cùng có thể trở thành công thần thành công tiêu diệt Thục Quốc, đây cũng là do y đã từng bước đi lên, dựa vào bản lĩnh của chính mình. Nhưng dù sao sau lưng y cũng không có bất kỳ bối cảnh nào, tuy được sự ưu ái của Tư Mã Ý nhưng do tính tình cương trực nóng nảy, cũng không kết bè kết cánh.
Bởi thế cho nên vào năm ông hơn 70 tuổi, bị đám người Chung Hội hãm hại, trong triều không ngờ chẳng một ai đứng ra nói đỡ lời cho ông. Mãi đến năm thứ tư sau khi Đặng Ngải chết đi, lúc đó Đoạn Chước giữ chức Nghị Lang đã thượng tấu lên trên, kêu oan cho Đặng Ngải. Mà mãi đến sáu năm sau, oan tình của ông mới được sửa lại án xử sai, con cháu mới được quay trở về Trung Nguyên.
Ti Mã Thị thật sự không nhìn ra nỗi oan khuất của Đặng Ngải thật sao?
Tào Bằng thì không cho là vậy.
Phải nhìn xem đám người hãm hại Đặng Ngải, đều có lai lịch như thế nào.
Chung Hội là con cháu của Chung Thị ở Dĩnh Xuyên, Vệ Quán lại là con cháu của Vệ Thị ở Hà Đông, Còn có một gã Hồ Liệt, là con trai của Thứ sử Tấn Châu Hồ Tuân trong lịch sử.
Chỉ có điều Hồ Tuân của hiện giờ, đã đi cùng Mã Siêu rồi. Còn sót lại một Sư Toản đã hãm hại Đặng Ngải, tuy là Hàn Sĩ, nhưng lại có mối quan hệ thân thiết với đám người Vệ Quán, đúng rồi, còn có một Khương Duy tác oai tác oái, lúc ấy ở Ích Châu, cũng là người có được năng lực và danh vọng mà không ai bì được.
Nhiều người như thế bắt tay lại hãm hại Đặng Ngải, vừa có con cháu thế tộc, lại có gia đình bần hang, càng có các thần tử đã tụt dốc.
Cho dù Tư Mã Viêm hiểu được nổi oan của Đặng Ngải, cũng đành phải ngậm ngùi, xử trí Đặng Ngải. Tuy nhiên, y chưa nghĩ đến chuyện giết Đặng Ngải, cho nên mới có hành động áp giải Đặng Ngải quay về Tuy Dương, nhưng cái chết của Đặng Ngải, ngay cả Ti Mã Viêm cũng không còn cách nào khác, đành phải xử tội chết cho cả nhà Đặng Thị, sau đó suốt mười năm trời, Ti Mã Viêm cũng từng nghĩ sẽ rửa sạch nổi oan cho Đặng Ngải, nhưng lại bị bức ép bởi thế lực các hào tộc nên lại thôi.
Vỏn vẹn mười năm trời, cháu của Đặng Ngải cũng xem như quay trở về Trung Nguyên, nhưng lại chẳng thể báo thù rửa hận.
Có lẽ cũng vì lý do này, sau nhiều năm tái sinh như vậy Tào Bằng vẫn nhớ được thân phận của Trương Xương Bồ. Mẫu thân của Chung Hội, đó lại là mẫu thân của Chung Hội! Nhưng hiện giờ, lại chỉ là một tiểu tỳ nữ không danh không phận.
Số mệnh, đôi khi cũng khiến người ta cảm thấy thật khó nắm bắt.
Trong móc thời gian ban đầu, vốn dĩ Chung Hội sẽ hại chết Đặng Ngải, nhưng trong khoảng thời gian và không gian này, Chung Hội có lẽ không tài nào xuất hiện được nữa, mà mẫu thân của y, lại trở thành tỳ nữ bên cạnh Đặng Ngải. Tào Bằng càng lúc càng cảm nhận được, sự biến đổi to lớn mà hắn đã mang lại cho thời đại này.
Một nhân vật nổi tiếng lừng lẫy như thế, lại để một con bướm nhỏ như hắn, trong cái vỗ cánh nhấp nhánh liền vụt biến đi mất ư?
-Phu quân, chàng cười gì thế?
Đối với tràn cười sảng khoái của Tào Bằng, Hoàng Nguyệt Anh cũng được, Hạ Hầu Chân cũng được, đều không tài nào thấu hiểu.
Tào Bằng thật vất vả mới ngưng cười, nghe thấy Hạ Hầu Chân hỏi, không nhịn được lại cười to một lần nữa.
-Cứ để Trương Xương Bồ này hầu hạ Tiểu Ngải đi. Ha ha…tuổi của tiểu nha đầu này, cũng xấp xỉ tuổi của Tiểu Ngải, vừa hay thích hợp.
Tiểu tử, ta đã cho ngươi cơ hội báo thù đấy, Chung Hội chết tiệt, cũng coi như có một sự báo ứng cho nỗi oan khuất ban đầu của ngươi.
Chung Hội chết rồi, nhưng còn có Vệ Quán, Sư Toản và Hồ Liệt.
Vệ Khải giờ vẫn chưa sinh hạ Vệ Quán, hơn nữa với mối quan hệ giữa Tào Bằng và Vệ Khải, chỉ e Vệ Quán sẽ rất khó gây hại được đến tính mạng của Đặng Ngải. Còn về phần Sư Toản và Hồ Liệt? Nay vẫn còn chưa rõ tung tích. Nếu có cơ hội, nhất định phải diệt trừ hết hai người này, nhằm loại trừ tai họa cho Đặng Ngải về sau.
Nghĩ đến đây, Tào Bằng vẫn vẻ mặt tươi cười, nhưng trong long thì đã tràn ngập sát ý nồng hậu.
Lúc bắt đầu khởi hành lại, Trương Xương Bồ đã trở thành tỳ nữ tùy tùng của Đặng Ngải.
Tào Bằng đã từng lén lút quan sát một chút, thì lại phát hiện mỗi lần Đặng Ngải nhìn Trương Xương Bồ, đều không kìm được mà đỏ mặt. Tào Bằng không thể không cảm thán, thiếu niên của Đông Hán, quả nhiên trưởng thành sớm. Đặng Ngải mới có mười tuổi, mà Trương Xương Bồ thì mười một…khoan hãy nói, cũng có thể ghép đôi được.
Chỉ là Tào Bằng hiểu rõ, với tình trạng của Đặng Ngải lúc này, khả năng lấy Trương Xương Bồ làm vợ không lớn.
Cùng lắm cũng chỉ là một thiếp phòng thôi.
Cha của y là Thái thú quận Đông, mẹ của y cũng đã được cáo mệnh. Còn ông ngoại của y, là Thứ Tẩu Lương Châu, cậu của y, càng là Thái Thú Nam Dương, danh sĩ đương thời. Đặng Ngải của lúc này, hoàn toàn khác biệt so với xuất thân của Đặng Ngải trong lịch sử. Tuy rằng không thể xem là phú quý kinh người, nhưng nếu chiếu theo quan cửu phẩm mà tính, y chí ít cũng là người xuất thân dưới nhị phẩm. Mà ở trong thời đại này, chắc chắn là không hề tầm thường.
Ôi dào, nghĩ cái gì chứ?
Tào Bằng ngồi trên ngựa vỗ nhẹ cái trán, xoay người nhìn về phương xa.
Mới mười tuổi thôi mà, nhóc con này mười bốn tuổi thành thân đi, cũng còn đến bốn năm nữa…lại nói, cha nó còn không gấp mình gấp gì chứ?
Cứ vậy đi, Tào Bằng liền đem chuyện của Trương Xương Bồ quẳn lại phía sau.
Mắt thấy tết âm lịch đang ngày một cận kề.
Những năm trước đây là lúc gia đình đoàn tụ, bận rộn lo liệu đồ tết.
Tết năm nay, Tào Cấp phải trở về Hứa Đô báo cáo công tác. Chiếu theo kế hoạch ban đầu, Tào Bằng vốn dĩ dự định cùng vui vẻ đoàn tụ với cha mình, nhưng không ngờ lại bị phái đi quận Nam Dương. Năm nay lại sắp là một năm không được trọn vẹn rồi, điều này làm cho Tào Bằng càng lúc càng nảy sinh cảm giác lạc lỏng lạ lùng.
Chức quan thì ngày càng to.
Nhưng gia đình thì dường như ngày một rã.
Đặng Tắc ở quận Đông, nghe Quách Gia nói, đợi sau khi trận chiến U Châu kết thúc, dường như Tào Tháo có ý muốn lệnh cho Bang Tắc nhậm chức Thái Thú Hà Nội. Từ quận Đông đến Hà Nội, phẩm cấp của quận huyện được thay đổi cao thêm một bậc. Diện tích trị vì, cũng mở rộng hơn một chút. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, tại Hà Nội không chỉ cai quản mỗi mười tám huyện thôi, còn phải đảm nhận cả vùng đất trọng yếu nối liền từ Hà Nam đến Trường An. Mà cai quản nhiều thế tộc Hà Nội, trong đó lại đứng đầu bởi Tư Mã huyện Ôn. Đến lúc đó, một khi Đặng Tắc nhậm chức ở quận Hà Nội, áp lực phải đối mặt chắc chắn càng lớn hơn nữa, công vụ sẽ càng thêm bận rộn hơn nữa.
Mà năm tới Lương Châu sẽ phổ biến ao cá Tang Cơ và ao cá Quả Cơ.
Đồng thời con đường buôn bán ở Tây Vực cũng theo đó mà được mở rộng triệt để, áp lực trên người Tào Cấp, cũng sẽ càng lúc càng lớn.
Mẫu thân, còn có các nàng Bộ Loan, đến lúc đó chỉ có thể ở Huỳnh Dương. Cũng không biết rằng, lần này mình đi đến Nam Dương thì bao lâu mới có thể quay trở về?
Nghĩ đến đây, Tào Bằng không khỏi có chút sầu não.
Không hay không biết, xe ngựa đã đến huyện Ngô Phòng, thuận theo thủy triều hướng về phía Tây, qua khỏi núi Trung Dương sẽ tiến vào lãnh địa của quận Nam Dương.
Trong lòng Tào Bằng có chút hồi hộp, nhìn đoàn xe ngựa chậm rãi tiến lên trong lòng đột nhiên hoảng loạn. Nam Dương bị vứt bỏ, sẽ là tình hình thế nào đây?
Nam Dương, huyện Uyển.
Tuân Kham thần sắc hấp tấp chạy vào trong phủ nha của huyện Uyển, liền thấy Lưu Bị đang ngồi uống rượu trong đại sảnh.
-Hữu Nhược, cớ sao lại hoảng hốt như vậy?
-Vừa mới có tin, Tào Tháo đã ủy nhiệm cho tộc cháu Tào Bằng, đảm nhận chức Thái thú quận Nam Dương, đoàn xe đã xuất phát khá lâu, nghĩ chắc đã sắp tiến vào Nam Dương. Nếu chủ công không mau tính đường, chỉ sợ sẽ gặp phiền phức.
Không đợi Lưu Bị mở miệng, trong đám người ở trong đại sảnh, hai người Trương Phi và Quan Vũ sắc mặt trở nên giận dữ.
-Tiểu tặc Tào Gia đó, sắp đến Nam Dương ư?
Trương Phi nghiến răng nghiến lợi, trên mặt lộ vẻ méo mó dữ tợn.
Tuân Kham giật mình kinh hãi, nghi hoặc hỏi:
-Dực Đức, sao lại thế này?
-Oa da da…
Trương Phi nổi giận rít gào, nhưng lại không nói rõ nguyên do, ông ta thật sự cũng không tài nào nói ra được. Chẳng lẽ nói bản thân mình từng bị Tào Bằng cướp mất ngựa ư?
Năm bốn Kiến An, Tào Bằng từ Từ Châu trở về Hứa Đô, trên đường dừng chân, đã nảy sinh xung đột với Trương Phi. Mặc kệ là Tào Bằng đã dùng thủ đoạn gì, kết quả là bị hắn cướp mất con ngựa yêu của Trương Phi, còn chuyển sang dâng tặng cho Cam Ninh. Cũng chính là vào năm đó, Lưu Bị và Tào Tháo đã hoàn toàn trở mặt với nhau, không thể không chạy nạn đến Nhữ Nam.
Quan Vũ và Tào Bằng không có tụ họp nhiều, nhưng lại có ấn tượng sâu đậm với Tào Bằng, con trai của ông ta là Quan Bình đã từng bị Tào Bằng đánh cho tơi bời hoa lá. Người làm cha như ông ta, đã sớm muốn đòi lại công bằng cho con, cọ xát vài chiêu với Tào Bằng.
Ngoài ra, quan ngoại giao xuất sắc nhất dưới trướng Lưu Bị là Biệt Càn, bị Tào Bằng bắt làm tù binh.
Mà nay ở Hứa Đô, không rõ sống chết.
Nếu xét về trước hơn nữa, Tào Bằng từng chặn đường tài lộc của Lưu Bị ở Hải Tây, còn ngoại thành, tại cửa viên môn của đại doanh Lưu Bị, hắn từng một đao chặt đứt đại kỳ viên môn. Càng khỏi phải nói, huynh trưởng của Trần Đáo vị tướng Lưu Bị yêu thích, vào năm tư Kiến An, chết trong tay của Tào Bằng.
Từng món nợ cũ chất chồng lên nhau, kể ra cũng thật không nhỏ.
Trong phút chốc, đám người trong đại sảnh bức xúc phẫn nộ, từng người một tức giận không nguôi.
Chỉ có điều những việc này, Tuân Kham vốn không tường tận, Gia Cát Lượng cũng chưa nghe nói qua, vì thế hai người thấy vẻ tức giận trên mặt đám người Quan Vũ, đều cảm thấy có chút ngạc nhiên.
Sau lưng Lưu Bị, còn có một người đang đứng.
Người này thân cao tám thước, diện mạo đường đường.
Cả người mặc áo bào chiến màu trắng, đặc biệt nổi bật trong đại sảnh.
Nghe thấy cái tên Tào Bằng, đầu tiên gã ngẩn ra, tiếp đó chợt lộ ra nét mặt tưởng nhớ lại chuyện xưa.
Nhớ mang máng rằng, vào nhiều năm trước kia… vâng, đích thật là rất nhiều năm rồi! Tiểu Lan từng viết thư cho ta, bảo ta đầu quân cho một thiếu niên tên là Tào Bằng. Lúc đó ta đã không đồng ý, bởi vì ta và chủ công đã sớm có giao ước. Ta còn viết bức thư, mời Tiểu Lan cùng dốc sức cho chủ công, nhưng lại bị Tiểu Lan từ chối. Thoáng chốc, đã tám năm rồi! Tào Bằng mà Tiểu Lan nói, chẳng lẽ chính là Thái Thú Nam Dương ư?
Thế thì Triệu Tử Long phải thử sức xem vị Thái thú Nam Dương này, rốt cục có bản lĩnh như thế nào, có thể khiến cho Tiểu Lan hết sức sùng bái đến nhường này!