Tào Tặc

Chương 315: Ai đã giết Nhan Lương

Tự Thụ hít một hơi thật sâu rồi nói:

-Theo chiến báo của Tử Viễn, sau khi Tào Tháo chiếm được Bạch Mã liền lập tức tập trung tất cả binh lực đi giao phong với Lưu Bị. Vì vậy, người ở lại đóng giữ Bạch Mã là cháu của Tào Tháo, tên là Tào Bằng. Nhan Lương gần như không mất chút binh mã hay máu nào đã đoạt được Bạch Mã nhưng không ngờ trúng quỷ kế của tên tiểu Tào tặc đó. Tiểu Tào tặc đã đốt cháy toàn bộ Bạch Mã, Nhan Lương bị chết thê thảm sau trận hỏa hoạn ấy.

-Tào Bằng?

Mắt Viên Thiệu long lên sòng sọc, ngẩng đầu lên:

-Cái tên này nghe hơi quen.

-Chủ công đã quên rồi sao, Tào Bằng đó chính là Tào Bát Bách đã làm ra "Bát Bách tự văn", cha của hắn là Dân Tào đô úy, là Vũ Khố lệnh, tên là Tào Cấp - Ẩn mặc cự tử

Quách Đồ khẽ trả lời.

Viên Thiệu lập tức nổi điên lên:

-Ta hận không thể tiêu diệt được Tào Bát Bách.

Nhớ ngày đó, Tào Bằng làm "Bát Bách tự văn", cũng từng được lưu truyền tới Hà Bắc và được rất nhiều người tán thưởng.

Trong đó, có cả tông sư nho học sáu đời, tiến sĩ ngũ kinh, người sáng lập Trịnh học tên là Trịnh Huyền. Nghe nói, khi ấy Trịnh Huyền đã nằm trên giường không dậy nổi, bệnh sắp chết. Kết quả sau khi đọc "Bát Bách tự văn", đêm đó Trịnh Huyền lại uống một đấu rượu, còn cao giọng ngâm xướng, cực kỳ khen ngợi.

Vì lẽ đó, Viên Thiệu cũng biết tới cái tên "Tào Bát Bách."

Nói lý ra, tương lai nếu giành được Hứa Đô, sau khi giết được Tào Tháo thì có hai người trong Tào thị tộc nhất định phải bắt sống để đưa tới trước mặt hắn.

Một người là Tào Cấp, người kia chính là Tào Bằng.

Tào Cấp biết rèn đao, đã sáng tạo ra cày Tào Công, xe Tào Công, có thể nói là bậc thầy trong nghề rèn.

Tào Bằng có tài văn chương xuất chúng, thậm chí không thua Trần Cầm giỏi văn chương nhất dưới tay Viên Thiệu.

Hiện giờ, nếu có người đưa Tào Bằng tới trước mặt Viên Thiệu, chắc rằng Viên Thiệu sẽ lập tức rút đao chém chết hắn.

-Ta muốn qua sông ngay tức khắc để quyết chiến với Tào tặc.

-Không thể được!

Tự Thụ vừa nghe thấy chợt giãy nảy lên.

Y vội bước lên ngăn lại:

-Tào Tháo vừa đoạt được Bộc Dương và Bạch Mã, sỹ khí đang vượng. Lúc này qua sông quyết chiến với chúng, e rằng không phải là thượng sách.

Tự Thụ cho rằng nên đóng quân ở Lê Dương, từ từ qua sông. Đồng thời đóng vững đánh chắc, sai người tới nơi biên thùy của bọn chúng làm cho tình hình bất an, tướng quân có thể hưởng lợi từ đó. Tình thế hiện giờ không cần bó buộc trong một trận quyết chiến, từ từ lập mưu, trước tiên nên ổn định và có chỗ đứng vững chắc ở Hà Nam, từng bước xâm chiếm mới là thượng sách. Phải biết rằng, Sung Châu của Tào Tặc không hề vững chắc, chỉ cần chủ công đứng vững là có thể khiến cho Sung Châu đại loạn.

Một khi Sung Châu loạn thì Thịnh Phách ở Thanh Châu không đáng để lo nghĩ.

Tới lúc đó, chủ công có thể tấn công mạnh. Tào Tháo dù đã chiếm được Hà Nam nhưng bốn phía đều là địch, đâu có thể là đối thủ của chủ công được?

Nếu Tào Tháo ngồi ở đây, nghe được những lời này của Tự Thụ nhất định sẽ kinh hãi thất sắc.

Y liều mạng xây dựng cục diện chính là để thúc giục Viên Thiệu quyết chiến với y. Suy cho cùng, Viên Thiệu chiếm được đất đai của Tứ châu, dân số đông đúc, tiền bạc, lương thực giàu có, thế lực cực kỳ hùng mạnh. So sánh giữa hai bên thì Tào Tháo dù chiếm được Ti Châu, Dự Châu, Sung Châu, Từ Châu nhưng bốn phía đều bị địch bao vây.

Phía tây có Mã Đằng, người đã lưu danh ở Y Đai Chiếu, dưới trướng có hùng binh Lương Châu, thực lực không kém.


Giang Đông mặc dù đang rối ren nhưng từ khi Tôn Quyền kế thừa cơ nghiệp của phụ thân và đại huynh thì dần dần đã làm tình hình ổn định hơn.

Kinh Châu có Lưu Biểu, Ích Châu có Lưu Chương, những người này đều là đối thủ mà hiện giờ Tào Tháo lo ngại nhất. Nếu một khi chiến cuộc rơi vào thế giằng co thì đám Lưu Biểu sẽ rục rịch hành động. Đến lúc đó, Tào Tháo sẽ bị địch bao vây tứ phía, hơn nữa nội bộ Hứa Đô càng thêm hỗn loạn.

Chỉ có điều, lời này của Tự Thụ lại không khiến Viên Thiệu suy nghĩ.

Lúc này, hắn một lòng muốn báo thù cho Nhan Lương, hơn nữa còn tràn đầy tự tin, sao có thể từ từ tiến lên được? Hắn thề phải đấu một trận mới thôi.

Vì thế, lời khuyên can của Tự Thụ khiến Viên Thiệu giận dữ.

-Bản mỗ giờ có trăm vạn hùng binh, nghìn viên chiến tướng, giằng co với Tào tặc đâu cần phí công hoảng hốt như thế?

Tào tặc nay có được Bộc Dương, kiêu căng hống hách. Nếu ta không qua sông đánh y, chẳng phải khiến người trong thiên hạ nhạo báng sao? Ý ta đã quyết, chớ có nói nhiều lời.

Giọng điệu của Viên Thiệu vô cùng hung hăng!

Tự Thụ còn muốn khuyên nữa, Viên Thiệu đã phất tay áo bỏ đi.

Thấy tình cảnh này, Tự Thụ không khỏi hụt hẫng. Y có một dự cảm xấu, nếu Viên Thiệu quyết chiến với Tào Tháo, rất có khả năng đại bại.

Y chết cũng không tiếc, nhưng còn dòng tộc...

Ngay ngày hôm đó trở về trong quân, Tự Thụ lập tức lệnh cho người tâm phúc suốt đêm trở về Kỳ thành, lệnh cho dòng tộc phân tán của cải để phòng ngộ nhỡ xảy ra chuyện gì.

Tự Thụ bắt đầu sắp xếp những hậu chiêu, đám Quách Đồ cũng rục rịch hành động.

Đêm đó, một người khác trong tứ đình trụ Hà Bắc là đại tướng Văn Sú, một trong những trợ thủ đắc lực của Viên Thiệu đã vận chuyển lương thực tới Lê Dương.

Quách Đồ lập tức tới bái kiến Văn Sú và báo tin cái chết của Nhan Lương.

Văn Sú và Nhan Lương thân như huynh đệ, hai người cùng nhập ngũ, đi theo Viên Thiệu đánh đông dẹp bắc, tuy không phải huynh đệ ruột thịt nhưng lại hơn hẳn máu mủ ruột già.

Nghe tin Nhan Lương bị chết, Văn Sú tức thì nổi điên.

Gã xông ngay vào Lê Dương soái phủ, sau khi tìm được Viên Thiệu liền quỳ phục trên mặt đất, lớn tiếng kêu khóc:

-Chủ công, đại huynh của tại hạ chết thảm thương, sao chúa công không xuất binh báo thù?

-Không phải bản mỗ không muốn, thực sự là Tào Tháo…

-Tào Tháo chẳng là cái gì cả, chỉ là hoạn thần, kẻ tiểu nhân dối trên gạt dưới.

Văn Sú xin dẫn một đội nhân mã qua sông ngay để quyết chiến với Tào Tháo. Nếu không thể tự tay chém chết cháu của Tào Tháo là Tào Bằng, Văn Sú nguyện dâng thủ cấp.

Viên Thiệu nghe thấy mừng rỡ:

-Bản mỗ đang muốn xuất binh quyết chiến với Tào Tháo.

Quách Đồ lại nói chen vào lúc này:

-Chủ công, hôm nay nghe lời Tự Thụ, hình như có vẻ sợ hãi.

Hiện giờ, y là giám quân, quyền uy quá mạnh. Mà y lại không muốn giao phong với Tào Tháo, tin này lan truyền ra ngoài, chẳng phải sẽ khiến sỹ khí giảm sút hay sao? xem tại TruyenFull.vn

Huống hồ cuộc chiến Bộc Dương lần này có rất nhiều điểm khả nghi.


Khi Lưu Bị đóng ở Bộc Dương, Tào quân nhiều lần tấn công thành mà không được; Nhưng Tự Hộc vừa đến, bộ Dương lập tức bị chiếm đóng, phương diện này có phải...

Quách Đồ hồn nhiên quên mất rằng lúc trước người bảo Tự Hộc thay cho quân Lưu Bị chính là hắn.

Còn Viên Thiệu nghe những lời này cũng không khỏi lăn tăn trong lòng:

-Đúng thế, Bộc Dương mất có phần rất trùng hợp.

Ý Công Tắc là…

-Chủ công đã muốn quyết chiến, càng cần đề phòng kẻ xấu.

Dĩ đồ chi kiến, sao không phân tán chức giám quân, lập thêm đô đốcgiám sát quân sự. Chủ công có thể cử người tâm phúc, bảo đảm sẽ không có trở ngại gì.

Viên Thiệu mừng rỡ, luôn mồm tán thưởng.

Hắn lập tức hạ lệnh, bỏ chức giám quân, thiết lập ba đô đốc trong quân đội.

Tự Thụ nhận một vị trí trong đó, Quách Đồ và ái tướng tâm phúc của Viên Thiệu là Thuần Vu Quỳnh giữ hai vị trí còn lại, đồng nghĩa với việc chia quyền lực của Tự Thụ đi một phần ba, mà trong đó hai đội nhân mã tinh nhuệ nhất do Quách Đồ và Thuần Vu Quỳnh nắm giữ. Như vậy, chức đô đốc của Tự Thụ chỉ tồn tại trên danh nghĩa mà thôi.

-Tân Ất.

-Có mạt tướng.

Văn Sú đứng dậy tuân mệnh.

-Ta lệnh cho ngươi thống lĩnh binh mã bản bộ, sáng sớm ngày mai qua sông, tập hợp với Hứa Du, quyết chiến tại Diên Tân.

-Mạt tướng tuân mệnh!

Văn Sú lau nước mắt, nhanh chóng rời khỏi.

-Truyền lệnh của ta, yêu cầu các bộ nhanh chóng vận chuyển lương thảo vũ khí. Mười ngày sau, bản mỗ muốn đích thân dẫn đại quân qua sông và quyết một trận tử chiến với tên Tào tặc kia.

-Vâng!

Quách Đồ nở nụ cười hài lòng!

Ban đầu, Viên Thiệu định hai ngày nữa sẽ phải qua sông.

Thế nhưng do Bạch Mã bị thiêu hủy, vũ khí lương thực mà quân Viên Thiệu vận chuyển qua sông đã bị một mồi lửa thiêu rụi.

Hứa Du ở Diên Tân, khốn khổ vì thiếu thốn lương thực. Còn vũ khí và lương thực ở Lê Dương thì cần phải điều động lại, vì thế chỉ có thể trì hoãn thời gian qua sông. Bạch Mã đã không cần chiến đấu nữa, ở đó, nghe nói đã bị san bằng phẳng, không đủ để tích trữ lương thảo.

Viên Thiệu hiện giờ cần cho xây dựng lại một kho thóc để bảo đảm chiến sự sau này.

Điều này không phải một sớm một chiều là có thể xây dựng được...

Nóng, cực kỳ nóng!

Cả người nóng bừng như đang ở trong biển lửa, sắp bị nướng khô vậy.

Tào Bằng hoảng hốt, cơ thể ở trong vòng vây lửa cháy rừng rực. Ngọn lửa bập bùng đó ẩn hiện hết khuôn mặt này đến khuôn mặt khác, vừa lạ mà lại vừa quen.

Người bạn thân Trương Dương kiếp trước đã phản bội và giết chết hắn; Lôi Tự ở Trần Lưu đã bị mình chém chết; Còn cả Hoàng Xạ, Mưu Tài, Mã Anh và một vài người không rõ là có quen hay không quen, họ quay chung quanh, rít gào bốn phía, từng khuôn mặt dữ tợn, nhe răng cười độc ác với hắn...

-A!

Tào Bằng bỗng dưng mở to mắt, chỉ thấy trời đất quay cuồng.

Bên tai vang lên những âm thanh ầm ĩ:

-Trung hầu tỉnh rồi, Tào trung hầu tỉnh rồi!

Theo sát sau, tiếng bước chân cất lên, hết bóng người này tới bóng người khác lắc lư trước mắt hắn. Tào Bằng cảm thấy u u mê mê, muốn ngồi dậy nhưng toàn thân không còn sức nữa.

Tầm mắt dần dần khôi phục bình thường, những khuôn mặt trước mắt cũng từ từ rõ ràng lên.

Có Cam Ninh, có Điển Mãn, có Hứa Nghi.

-Đây là đâu? Ta làm sao vậy?

Ít nhất hắn có thể xác định một chuyện, bản thân mình không hề xuyên không một lần nữa.