Khương Duy ở Thành Ðô được thư Gia Cát Cách muốn hiệp nhau đánh Ngụy, trong lòng cả mừng. Bèn sai Liêu Hóa làm Tả tiên chuông, Trương Dực làm Hữu tiên phong, Hạ Hầu Bá làm tham mưu, Trương Ngưng làm Vận lương sứ, kéo đến Dương Bình Quan phạt Ngụy Hạ Hầu Bá bàn:
- Trước kia thất bại vì binh Khương không đến. Nay nên gửi thư ước hẹn chu đáo rồi hãy tấn binh lấy Nam An, vì đây lương thảo rất nhiều. Khương Duy y kế bèn sai Khước Chánh qua Khương quốc ước hẹn Khương Vương là Mê Ðương tiếp Khước Chánh xong, bèn dấy binh sai Nga Hà Thiên Qua làm Tiên Phong kéo thẳng tới Nam An Quách Hoài hay tin bèn về cấp báo cho Tư Mã Sư. Sư hỏi chư tướng ai muốn ra cự địch. Từ Chất tình nguyện ra đi Tư Mã Sư nói:
- Nếu có Từ Chất làm Tiên phong còn lo gì nữa. Nói xong, phong Từ Chất làm Tiên phuông, Tư Mã Chiêu làm Ðô Ðốc nhắm Lũng Tây tấn phát. Khi đến Ðông Ðình, Từ Chất gặp Liêu Hóa, hai bên giao chiến. Hóa đỡ không nổi bỏ chạy. Trương Dực xông ra tiếp ứng ; nhưng cũng chỉ được vài hiệp cũng tháo chạy. Từ Chất rượt theo giết vô số. Quân Thục đại bại. Khương Duy nói với Hầu Bá:
- Từ Chất dũng mãnh vô địch. Ta phải dụng mưu mới xong , nay ta thấy binh Ngụy thường chận nghẹt đường lương của binh ta. Vậy nên phải dụng kế mới thắng. Bèn kêu Liêu Hóa, Trương Dực vào dặn Sau đó, Duy còn sai quân rải chung quanh trại để đánh lừa Ngụy Còn Từ Chất đem binh khiêu chiến cả ngày nhưng không thấy tướng Thục ra đánh, lại được tin binh Thục dùng mộc ngưu lưu mã chuyện lương sau núi Thiết Lung, chờ Khương binh tiếp viện. Tư Mã Chiêu bèn nói với Từ Chất:
- Binh phục trước kia thua cũng chỉ vì bị chặn đường lương. Nay ngươi lại dẫn quân đến chận nghẹt đường lương của nó, ắt nó phải lui. Từ Chất vâng lệnh ra đi, quả thấy binh Thục đang đẩy mộc ngưu và lưu mã. Binh Ngụy xông vào đánh. Binh Thục phải bỏ xe mà chạy. Binh Ngụy hùng hổ rượt theo Ði được một quãng , bỗng sau núi lửa dậy, quân Thục hô lớn rồi dùng tên bắn xong. Bên mặt Liêu Hóa, bên trái Trương Dực đánh dồn lại giết binh Ngụy vô số Từ Chất ôm đầu mà chạy, gặp Khương Duy đón đánh ; Từ Chất trở tay không kịp bị Khương Duy đâm một thương chết tốt. Binh Ngụy vừa chết vừa đầu. Hạ Hầu Bá khiến binh Thục lấy y giáp của Ngụy mặc vào rồi kéo thẳng tới trại Ngụy. Binh Ngụy tưởng thiệt bèn mở cửa thành cho vào. Binh Thục xông vào liền chém giết tơi bời. Tư Mã Chiêu hốt hoảng, lên ngựa chạy dài, bỗng gặp Liêu Hóa chận đánh, túng thế phải chạy lên núi Thiết Lung đóng trại Thiết Lung địa thế hiểm trở, lại không có nước uống. Khương Duy bèn đem quân đến vây chặt dưới chân núi. Tư Mã Chiêu thấy quân sĩ chết khát bèn ngửa mạt lên trời than:
- Ắt là ta chết tại đây. Quan Chủ bộ Vương Thao thưa:
- Xưa Cảnh Cung bị khổn lạy vái giếng mà có nước. Ðô Ðốc thử làm theo xem? Tư Mã Chiêu nghe lời Vương Thao. Vái vừa dứt thì nước suối trào lên. Nhờ đó mà binh Ngụy khỏi chết. Khương Duy nói với Hầu Bá:
- Phen này chắc Tư Mã Chiêu hết đường sống! Còn Quách Hoài hay tin Tư Mã Chiêu bị vây nơi Thiết Lung, muốn đến tiếp cứu, Trần Thới can:
- Ta đem binh đến chưa chắc đã giải vây được Khương binh kéo đến lấy Nam An thì sẽ nguy cấp ngay, chi bằng đem binh đó đánh Khương Duy đã. Nếu phá đượ đạo binh của Khương Duy mới mong giải vây Thiết Lung. Quách Hoài nghe theo bèn nghĩ kế với Trần Thới rằng:
- Nay ngươi hãy trá hàng Khương binh, xúi chúng về đây cướp trại, ta sẽ bắt chúng Trần Thới vâng lệnh đến xin ra mắt Khương vương. Khương vương cả mừng cho vào. Thới thưa:
- Quách Hoài ỷ mình có công, không coi chư tướng ra gì, nên tôi đến xin đầu. Khương vương hỏi:
- Ngươi biết binh trại Quách Hoài thế nào không? Thới thưa:
- Biết hết. Ðêm nay tôi nguyện dẫn binh đến cướp trại y Khương vương bèn sai Nga Hà Thiên Qua cùng Trần Thới đến cướp trại Ngụy. Nga Hà sai Thới đi tiền bộ, kéo đến trại Ngụy. Thới bèn giục ngựa vào trước Nga Hà theo sau. Chẳng ngờ vừa xông vào, người ngựa liền sụp hết dưới hầm. Thới ở phía sau đánh tới. Hoài phía trước đánh ép về Khương binh chết như rạ. Nga Hà tự vận chết Quách Hoài, Trần Thới bèn dẫn binh đánh tới Khương trại Khương vương cả sợ lên ngựa chạy bị Quách Hoài bắt sống đem về trại Hoài nói với Mê Ðường:
- Khương, Ngụy là đồng minh, sao lại giúp Thục? Khi dẹp Thục xong tôi sẽ tâu cùng Ngụy chúa mà hậu tạ Khương Vương nghe xong thuận lời. Quách Hoài nói:
- Vậy đêm ta đến Thiết Lung, ông sẽ ra mắt Khương Duy rồi thừa cơ mà giết hắn Quách Hoài sai Trần Thới theo Khương binh, còn mình kéo đại binh đi đến Thiết Lung. Ðêm ấy, Khương Vương sai người đến trước nói với Khương Duy. Duy cả mừng bèn đi với Hạ Hầu Bá ra rước vào Khương Vương vừa vào đến trướng chưa kịp nói thì một tùy tướng phía sau rút gươm chém Khương Duy. Duy cả kinh chạy ra sau, lên ngựa thẳng tới Nam Bình Phương, còn binh Ngụy xông vào chém giết, binh Thục cả loạn, chết đầy trại. Khương Duy trong tay không có khí giới lại gặp Quách Hoài rượt đuổi. Khương Duy giương cung bắn, Quách Hoài né vài lần biết cung không tên bèn bắn trả lại. Duy bắt được tên lắp vào cung bắn trúng trán, Quách Hoài té chết. Duy giục ngựa tới giật cây thương của Hoài rồi thu binh mà chạy về Hớn Trung Tư Mã Chiêu đem quân rượt theo, nhưng không kịp, đem thây Quách Hoài trở về Lạc Dương Trong khi đó Ngụy chúa Tào Phương càng ngày càng thấy Tư Mã Sư lộng quyền thì trong lòng cả sợ. Mỗi khi Tư Mã Sư vào triều thì run rẩy bước xuống điện mà rước. Tư Mã Sư nét mặt nghênh ngang, ngạo mạn, mọi việc quyết đoán một mình. Lúc ấy Tào Phương chỉ còn ba người tâm phúc là Hạ Hầu Huyên làm Thái Thượng kinh, Lý Phong làm Trung thơ lịnh , Trương Tập làm Quản lộc đại phu, người này là cha của Trương hoàng hậu, hoàng trượng của Tào Phương Lúc ấy Tào Phương nắm tay Trương Tập khóc lóc mà nói:
- Tư Mã Sư quá lộng quyền, sớm muộn ắt nó sẽ tiếm ngôi Lý Phong tâu:
- Bệ hạ chớ lo! Tôi sẽ lãnh chiếu của bệ hạ mà trừ đứa gian tặc ấy Tào Phương nói:
- Sợ ba khanh làm không nổi? Ba người đồng tâu:
- Dầu có thác cũng xin báo đền Tào Phương bèn cởi long bào rồi trích huyết viết chiếu trao cho Trương Tập:
- Lúc trước ông nội là Võ Hoàng đế giết Ðổng Thừa cũng vì để lộ việc y đái chiếu đó. Vậy các khanh hãy thận trọng! Trương Tập tâu:
- Chúng tôi đây há phải bọn Ðổng Thừa Nói rồi ba người từ giả. Ði đến cửa Ðông Ba thì gặp Tư Mã Sư xách gươm đi vào. Sư thấy ba người khép nép thì hỏi:
- Sao các ngươi ở lại lâu vậy Trương Tập đáp:
- Thiên Tử khiến chúng tôi đọc cách hầu ngài. Tư Mã Sư nạt lớn:
- Chúng bay khóc lóc chi mắt còn ướt nhèm, giấu ta sao được. Nói xong, truyền tả hữu khám ba người đó, lục thấy trong mình Trương Tập có áo Long bào, với tờ mật chiếu viết bằng máu, chiếu rằng: Anh em Tư Mã Sư nắm giữ đại quyền trong chuyên chế vua ngoài áp bức quần thần, thiệt là bọn gian nịnh. Vậy ai trừ được thì trẫm mang ơn chẳng cùng. Tư Mã Sư nổi giận, nạt lớn:
- Té ra tụi bây mưu hại ta? Nói đoạn dẫn ba người ra chém quách Sau đó, Tư Mã Sư vào cung, nhằm lúc Tào Phương và Trương Hoàng Hậu đang đàm đạo, Tào Phương thấy Tư Mã Sư xách gươm vào thì cả sợ. Tư Mã Sư chống gươm nói:
- Cha tôi lập bệ hạ lên ngôi cao, còn tôi phò bệ hạ chẳng khác Y Doãn, nay bệ hạ lấy ân làm oán, muốn đồng mưu với bọn gian thần hại tôi làm cớ chi vậy? Tào Phương nghe nói thất kinh bèn quì xuống đất mà rằng:
- Trẫm đâu dám làm điều ấy. Tư Mã Sư liền lấy áo Long Bào liệng xuống đất mà nói:
- Chữ của ai viết đây? Tào Phương đáp:
- Ấy cũng vì người ta ép Trẫm. Tư Mã Sư chỉ Trương Hoàng Hậu nói:
- Ngươi này là con của Trương Tập phải chết! Nói đoạn, bắt Trương Hoàng Hậu thắt cổ mà chết, lại khiến tru di tam tộc Trương Tập Hôm sau Tư Mã Sư nói với các quan văn võ:
- Nay Chúa Thượng hoang dâm vô đạo. Lại nghe lời dua nịnh hại kẻ hiền thần. Vậy ta muốn noi theo Y Doãn và Hoắc Quan mà lập tân quân trị vì thiên hạ Các quan lớn nhỏ đều không dám cãi. Tư Mã Sư bèn dắt các quan vào ra mắt Thái Hậu. Thái Hậu cả kinh hỏi:
- Vậy các khanh tính lập ai đây? Tư Mã Sư tâu:
- Nay có Cao Quí Hương Công là Tào Mạo (con Tào Lâm, cháu Tào Phi) đáng lập ngôi cả Hoàng Thái Hậu buộc phải nghe theo. Tư Mã Sư bèn khiến Tào Phương phải nhường ngôi cho Tào Mạo Tào Mạo từ chối ba phen nhưng rốt cuộc cũng phải chịu Tào Mạo lên ngôi cải niên hiệu là Chánh Nguyên niên, phong Tư Mã Sư làm Ðại Tướng quân, được phép vào chầu khỏi lạy, khỏi xưng tên, lại được mang gươm lên điện Còn Tào Phương trở lại chức Tề Vương, nội ngày phải lên đường.