Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng

CHÚ THÍCH

  (1) Tự đánh mất mình trong thế giới của hình tướng: Vì không còn biết bản chất chân thực của mình, chúng ta thường tự đánh mất mình trong thế giới của hình tướng tức là những được, mất, hơn, thua, những đấu tranh giành giật với nhau trong đời sống, trong những thói quen nghiện ngập,…để lấp đầy sự trống vắng, khổ đau của một con người đã đánh mất gốc rễ, cội nguồn.

(2) Sự im lắng: Là sự tĩnh lặng, không có hình tướng nhưng tràn đầy ý thức ở trong bạn. Đó cũng chính là bản chất chân thực của bạn.

(3) Chân Ngã: Chân Ngã tức là bản chất chân thực, bất hoại, vĩnh cửu của mình. Chúng ta thường nhầm lẫn chân ngã của mình với những biểu hiện tạm bợ của hình tướng như: tên họ, địa vị, nghề nghiệp, danh tiếng, tài sản,…với bản chất chân chính của mình.

(4) Tên Gọi và Hình Tướng: Những qui ước, tên gọi của chúng ta về những biểu hiện tạm bợ của đời sống. Ví dụ, tiền là những mảnh giấy hay kim loại mà chúng ta trao đổi với nhau khi mua bán. Lễ cưới là một buổi tiệc để chính thức công bố quan hệ luyến ái giữa hai người… Dĩ nhiên, Tên Gọi và Hình Tướng chỉ là danh từ, khái niệm mà chúng ta dùng để mô tả một thực tại sinh động, mà đã là danh từ và khái niệm…thì nó không thể nắm bắt được chân lý, nắm bắt được thực tại sinh động, liên tục chuyển biến trong từng phút, từng giây.

(5) Tâm: Tức là cái Biết linh hoạt và sống động nhưng vô hình tướng ở trong ta. Đó chính là bản chất chân thực của mình.

 (6) Thói quen thích tự đồng hoá mình: Thói quen cho rằng mình chỉ là một cảm xúc, ý tưởng, hay cảm giác nghiệp ngập một cái gì đó ở trong mình. Vì dụ khi có một cảm giác khổ sở, bất hạnh đang phát sinh ở trong lòng, ta không dừng lại ở chỗ “Ồ có một cảm giác bất hạnh đang có mặt ở trong lòng tôi”, mà chúng ta nhanh chóng đồng hoá mình với cảm giác bất hạnh ấy và tự kết luận rằng “Tôi là một kẻ bất hạnh” hay tệ hơn nữa, “Tôi chính là sự bất hạnh của cuộc đời”.

 (7) Mọi thứ hữu hình: Là tất cả những gì trong đời sống, trong vũ trụ mà ta có thể sờ mó, nhìn thấy, cảm nhận hoặc có thể tạo thành một khái niệm ở trong ta. Tất cả đều là biểu hiện của Tâm. Nói một cách khác, Tâm là nơi muôn vật, mọi thứ hữu hình được tjạo ra, được sinh ra.

 (8) Những biểu hiện tạm bợ của hình tướng liên hệ đến bạn: Ví dụ cơ thể, tuổi tác, cảm xúc, ý nghĩ, hành động, nghề nghiệp, tài sản…mà ta thường lầm tưởng là bản chất của mình. Đây chỉ là biểu hiện của cái Tâm vô hình, vô tướng, bản chất chân thực của bạn.

 (9) Cảm nhận hạn hẹp về tự thân: Tức là thói quen rất bó buộc, chỉ nghĩ đến chính mình mà không nghĩ đến người khác. Đây là một ngục tù mà trí năng của bạn tự tạo ra cho chính mình.

 (10) Tâm thức chưa-bị-trói-buộc: Là khả năng nhận thức nguyên sơ, rộng lớn, khoáng đạt ở trong mình.

 (11) Bản chất Thưọng Đế: Theo Thiên Chúa giáo, mỗi con người đã được Thượng Đế tạo ra theo khuôn mẫu thánh thiện, hoàn hảo, đẹo đẽ của chính Ngài. Đó là bản chất Thượng Đế ở trong mỗi con người.

 (12) Phật Tánh: Tương tự như quan niệm Thiên Chúa giáo, theo Phâậ giáo,  Phật Tánh là sự thuần khiết, thánh thiện, trong sáng không hề bị hoen ố, có sẵn ở trong mỗi con người.

 (13) Những khuôn mẫu phản ứng rất bó buộc trong suy tư hay tình cảm: Đó là những rãnh mòn, những thói quen không thể cưỡng lại trong cách tư suy tnghĩ và cảm nhận mọi sự, mọi việc. Ví dụ khi trong ta bỗng nhiên có một cảm giác trống vắng, cô đơn đang biểu hiện, phản ứng không thể cưỡng lại ở trong ta đi tìm quên qua sự chìm đắm trong một thú vui nào đó như dục tình, bài bạc, rượ chè,…để lấp đầy khoảng trống củat sự cô đơn đó.

 (14) Những tình huống của cuộc đời bạn được phơi bày: lấy nhau, sống chung, mất việc làm, gặp khó khăn, ly dị…

 (15) Đừng quan trọng hoá những suy-tư-không-chủ-đích, những cảm xúc tiêu cực, lo sợ miên man: Trong ta thường phát sinh những cảm xúc như sợ mất việc, sợ người khác không hài lòng về mình… Nếu ta quan trọng hoá mộit cảm xúc thường đến bất chợt như thế thì ta dễ trở nên hoảng hốt, lo lắng về một cái gì rất tạm bợ, không vững chắc, như bong bóng trên mặt nước, như mây trên trời, khi có khi không ,khi đi khi đi.. Chỉ cần chú ý và yên lặng thở với cảm xúc ấy khi chúng xuất hiện ở trong bạn, chỉ vài phút sau là bạn sẽ hồi phục lại được sự quân bình ở trong mình. Nếu bạn có thì giờ thì hãy tiếp tục thở và nhìn cho sâu vào những cảm xúc ấy, bạn sẽ hiểu được gốc rễ, nguyên nhân của những cảm xúc ấy.

 (16) Bị trói buộc vào những những ngục tù của khái niệm của chính mình:  Khi có một chuyện gì đó xảy ra, chúng ta cho sự việc ấy là như thế này hoặc như thế kia, điều này là một chuyện rất bình thường. Nhưng về sau, tuy đã biết thêm chi tiếp và sự thật của chuyện ấy, chúng ta vẫn khư khư giữ lấy những suy nghĩ cũ của mình.

 (17) Tâm: Tức là cái Biết linh hoạt, và sống động ở trong ta. Đó chính là bản chất chân thực của mình.

 (18) Chủ thể và đối tượng: Một thuật ngữ của Thiền, chủ thể là bạn, là người quán sát, chiêm nghiệm; còn đối tượng là vật, là cảm xúc hay một đề tài nào đó mà bạn đang quan sát, đang quán chiếu.

 (19) Trốn chạy những gì đang hiện diện: Bạn không muốn đối diện với những gì bạn đang trải qua, như đang bị kẹt xe ở trên đường, hoặc bạn đang trả lời một cuộc phỏng vấn để xin việc làm, hoặc phải tiếp một người mà mình không thích tiếp,… Hoặc dang có khó khăn, có vấn đề với người thân của mình.

 (20) Tư tưởng có thể làm một “ngón tay chỉ trăng”: Ý nói tư tưởng và khái niệm không thể nắm bắt được thực tại, là một gì sinh động đổi thay từng giây từng hút. Do đó, tư tưởng chỉ có thể làm công việc giúp chúng ta hướng về thực tại mà thôi.

 (21) Giáo lý “Tất cả là một”: Một giáo lý được nêu trong kinh Hoa Nghiêm, ngụ ý một hàm chứa trong tất cả, và ngược lại, tất cả cũng hàm chứa trong cái một.

 (22) Cảm nhận về tự thân: Qua suy tư, trí năng ở trong ta cảm thấy “Ồ, tôi là một cái gì có thực” hay nói một cách khác có một cái gọi là “Tôi” hiện hữu. Nhưng đây chỉ là cảm nhận rất sai lầm về chính mình, vì quả thực cái mà ta gọi là “Tôi” ấy không thực sự hiện hữu bên ngoài những suy tư của bạn. Những mặc cảm mà ta có về bản thân mình như “Tôi là một kẻ bất tài” hay “Tôi là một chẳng ra tích sự gì”…cũng vậy, đây là những cảm nhận không thực sự hiện hữu, mà chỉ là những kết luận sai lầm của riêng mình về chính mình, chỉ nằm ở trong đầu mình mà thôi.

 (23) “Tôi và những câu chuyện của tôi”: Khi xác minh cho mình một sự hiện hữu, tự ngã ở trong ta cũng tạo nên những câu chuyện để xác minh cho sự hiện hữu đó. Đó thường là những mẩu chuyện bất hạnh đã xảy ra trong đời chúng ta, trong đó chúng ta là vai chính, là nạn nhân…

 (24) Khi nói về cái Chết, đối với tự ngã của chúng ta, thì đó quả là một điều đang sợ, vì Chết, đối với tự ngã, đồng nghĩa với sự hoại diệt, chẳng còn gì nữa cả. Nhưng đối với Bạn thì sống/chết không thể động đến được vì bản chất chân thực của bạn không bị giới hạn trong tấm hình hài mong manh, chóng tàn hoại này. Do đó, khi hình hài này đến thơi kỳ chấm dứt, đó là một sự giải thoát. Một sự giải thoát của Tâm ra khỏi sự giới hạn tù túng của hình tướng.

 (25) Sợ hãi và ham muốn: Vì tự ngã cảm thấy bơ vơ, tách biệt với cội nguồn do đó luôn cảm thấy lo sợ và thiếu thốn, đây chính là gốc rễ của sợ hãi và ham muốn ở trong ta. Ham muốn về dục tính, tiền bạc, danh tiếng…là những biểu hiện rất phổ biến của lòng ham muốn, khao khát ở trong ta . Nhưng dù có đạt được tiền bạc, danh tiếng,                              hay sự thoả mãn trong chuyện tình dục…những ham muốn này không bao giờ thoả mãn d dược bạn vì chúng không bao giơ giải quyết được vấn đề gốc rễ của bạn: không biết bản chất chân thực của mình là gì, và do đó cảm thấy cô đơn, cách biệt với cội nguồn.

 (26) Giọng nói ở trong đầu bạn: Luôn luôn có một giọng nói vang vang ở trong đầu ta, phê bình, phán xét, trách móc chính mình hay về người khác…Đây chính là bản ngã, cái Tôi ở trong mình . Khi bạn nhận ra rằng mình không phải là tiếng nói ồn ào đó và thôi không còn cả tin vào những gì tiếng nói ấy muốn bạn làm theo, đó là lúc bạn đã bắt dầu tỉnh thức, và không còn bị tiếng nói của tự ngã ấy khống chế.\

 (27) Than phiền và  phản kháng là hai thói quen cư xử khá phổ biến của trí năng: Chúng ta có thói quen than phiền và phản kháng về vợ hay chồng mình vì khi làm như thế, chúng ta ngụ ý rằng :Tôi không bết bát, dở haơi như cô ấy/anh ấy đâu!”

 (28) Mình luôn luôn đúng: Hãy quan sát xem, trong tất cả những câu chuyện ta kể về người khác, ta luôn luôn ngụ ý rằng: “Nhớ nhé tôi luôn luôn đúng”.

 (29) Ảo tưởng về một “cái Tôi” ở trong mình:  Chúng ta tin rằng có một “cái Tôi” hiện hữu, độc lập, không dính líu gì với cuộc đời. Nhưng nhìn sâu, đó chỉ là những ký ức, những kinh nghiệm hạnh phúc và khổ đau của quá khứ mà ta đã trải qua. Vì ảo tưởng sai lầm này về sự hiện hữu của một “cái Tôi” riêng biệt, và cần được bảo vệ, chúng ta đã nhìn thế giới rất sai làm và tạo ra rất nhiều khổ đau cho mình và cho người khác.

 (30) Cha: Là danh xưng chúa Jesus dùgn để gọi Thượng Đế.

 (31) Câu này cũng áp dụng cho bạn: Nghĩa là chúng ta cần học hỏi và thực hành như chúa Jesus, tức là tha thứ những lỗi lầm, sai trái của người khác vì họ đã làm những điều ấy từ chỗ thiếu hiểu biết của họ trong phút giây đó.

 (32) Vô Ngã: Chúng ta thường hiểu một cách sai lạc rằng có Ngã, có một “Cái Tôi” biệt lập, không dính gì đến đời sống quanh ta, do đó ta tạo ra rất nhiều khổ đau cho chính mình và cho những người chung quanh. Nhưng sự thật là chúng ta không hề biệt lập, trái lại chúng ta có liên hệ sâu sắc với mọi người và mọi vật trong đời sống. Dù chúng ta có đầy đủ mọi thứ về vật chất, nhưng khi người thân của chúng ta khổ thì chúng ta không thể an vui; khi đất dá, sông ngòi, cây cỏ, hành tinh,…này bị ô nhiễm, tàn hoại thì chúng ta cũng không thể sống hạnh phúc, an vui. Do đó, Vô Ngã là một giáo lỹ rất sâu sắc mà Đức Phật đã tìm ra để giúp chúng ta thực tập và hiểu sâu hơn về cuộc đời.

 (33) Chịu trách nhiệm cho phút giây này: Những gì đang có mặt trong phút giây này là hoa trái của những gì ta đã tư duy, nói và làm trong quá khứ, do đó trong phút giây này, chúng ta có khi cảm thấy rất khó chịu, rất khổ sở,…Nhưng thay vì tiếp tục chống đối một cách vô vọng,  chúng ta chịu trách nhiệm và nhanh chóng nhận ra những gì mình có thể làm để thay đổi tình trạng.

 (34) Nương theo những gì đang có mặt trong đời sống: Khi một cơn bãn cuốn tới, một thân cây biết nương theo chiều gió thì sẽ không bị gãy đổ. Nhu đạo (Judo) là loại võ thuật dựa vào nguyên tắc này, sử dụng sự khéo léo, uyển chuyển để nuơng theo sức của đối phương trong khi giao đấu, dùng một cái gì rất mềm yếu để hoá giải những gì rất  cương mạnh.

 (35) Không có một cái gì hoặc sự việc gì có thể hiện hữu độc lập, riêng rẽ: Đó là giáo lý tương tức trong đạo Phật, rằng mọi thứ tồn tại được vì có tương quan rất mật thiết với nhau. Đức Phật đã dạy rằng “cái này có vì cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh; cái này diệt nên cái kia diệt”, do đó chúng ta không thể có một cái Tôi, một bản ngã độc lập, riêng biệt với mọi người và với thế giới chung quanh ta - một nhận thức rất sai lầm của bản ngã ở trong ta.

 (36) Niềm nở với những gì đang hiện diện: Không có nghĩa là bạn phải yêu thích những hoàn cảnh oái ăm, hay bế tắc,… mà bạn đang gặp phải trong  phút giầy này. Niềm nở chỉ đơn thuần là có mặt và chú tâm đến những gì đang xảy ra mà không phản kháng, chê bai hay bác bỏ tình huống ấy. Từ đó bạn sẽ dễ dàng nhận ra những gì cần làm và bạn sẽ làm, sẽ giải quyết tình huống tiêu cực này trong một thái độ rất tích cực một cách rất tự nhiên. Người phương Tây có thành ngữ: “ Nếu ai ném chanh vào người bạn, thì hãy lượm những quả chanh ấy, và đi làm những ly nước chanh thật ngon mời người ấy!”.

 (37) Hãy chấp nhận tất cả những gì đang phát sinh trong Phút Giây Hiện Tại: Dù bạn vừa được báo là bạn sẽ bị đuổi việc thì trong phút giây đó, bạn đâu thể làm gì khác hơn để thay đổi tình  trạng ấy. Thay vì giận dữ hay b ất mãn với sếp, điều hay nhất mà bạn có thể làm là từ tốn và chấp nhận tình trạng không may ấy, hỏi xem bạn có thể làm được gì, như thu xếp những việc cần làm hay huấn luyện cho người sẽ thay thế cho bạn. Điều này có lẽ sẽ giúp cho bạn có triển vọng hơn khi họ cần thuê người sau này.

 (38) Hiện Hữu: Là sự sống thênh thang đang diễn ra khắp nơi trong vũ trụ trong phút giây này.

 (39) Tạo cho mình một cá tính, một nhân cách: Có những điều chúng ta biết được lặp đi lặp lại nhiều lần nên lâu ngày đã trở thành một thói quen ở trong ta. Ngay cả những thói quen như hút thuốc, uống rượu, nói phét, bài bạc…là những thói quen không hữu ích gì cho chúng ta, chúng ta vẫn không muốn từ bỏ, có thể vì yếu đuối thoặc khi bạn nghĩ đến chuyện bỏ đi những thói quen này thì bạn sợ phải đối diện với câu hỏi “Tôi thực sự là gì?” cho nên trong vô thức, bạn cố bám vào những thói quen này để tạo cho mình một cá tính, một nhân cách, dù đó là cá tính hay nhân cách rất tiêu cực.

 (40) Tâm: Khả năng nhận biết, không hình tướng ở trong ta. Đây là bản chất chân thật của mình.

 (41) Nhìn kìa, Tôi đó: Đó là khi bạn chỉ vào một công xưởng, một cao ốc, một chiếc xe hơi lộng lẫy,…và nói với người đối diện rằng bạn là người sở hữu những tài sản này. Hoặc khi bạn khoe với người khác về chức vụ, những điều bạn dadx thành công…trong đời. Tất cả đều là một nỗ lực để xác định rằng có một “cái Tôi” hiện hữu.

 (42) Cái Tâm vô hình tướng: Khả năng nhận biết bản chất chân thật của bạn.

 (43) Lòng tham đắm: Vì cảm nhận sai lầm rằng có một “Cái Tôi biệt lập với người khác và thế giới chuyng quanh”, nhận thức này làm phát sinh trong ta một khoảng trống cô đơn ở trong tâm hồn. Nhưng vì không ý thức được cảm giác hụt hẫng, cô đơn này nên chúng ta dễ rơi vào cạm bẫy của sự tham đắm qua chuyện khát chung đụng xác thịt, nghiện ngập rược chè, ma tuý, bài bạc,…để lấp đầy khoảng trống, cảm giác cô đơn này. Nhu yếu tích luỹ của cải, tiền bạc cũng là để bảo đảm một tương lai cho “cái Tôi” này.

 (44) Sợ hãi: Tương tự như thế, vì nghĩ rằng bạn có một “cái Tôi biệt lập với người khác và thế giới chung quanh” nên bạn đaam ra sợ chết, sợ bệnh tật, sợ đánh mất tiếng tăm, đánh mất tài sản…của mình.

 (45) Anh nhiene tự tại là thứ bạn không thể thâu tóm hoặc đánh mất được: VÌ an nhiên tự tại chính là bản chất chân thực của bạn, là một cái gì bạn đã luôn sẵn có ở bên trọng, nên bạn không thể thâu tóm hoặc đánh mất như là một vật gì ở bên ngoài bạn như tiền bạc, tài sản, địa vị xã hội…

 (46) Sự phản kháng một cách vo ovọng: Giả sử như bạn đang bất đồng với người thân trong gia đình, thay vì phản kháng với tình trạng này hay với tính tình hoặc cách cư xử của người ấy thì bạn hãy chấp nhận rằng: Trong phút giây này người ấy đang như thế, tánh tình và cách cư xử của người đấy đang như thế, quan hệ của bạn với người ấy đang như thế…từ đó bạn sẽ có không gian để nhìn sâu, chiêm nghiệp xem tâtá cả những gì đã xảy ra, nguyên do chính là gì,…từ đó bạn mới biết mình cần làm gì, về phía mình, để thay đổi tình trạng. Tránh rơi vào thái độ thụ động, mong đợi rằng người kia phải thế này, thế kia thì mình mới hành động. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, im lặng nhưng không hề phản kháng là điều nên làm đẻ giúp cho tình trạng căng thẳng được lắng yên lại và sau đó, vấn đề của bạn sẽ có nhiều cơ may được hoà giải.

 (47) Thói quen chống đối hay phản kháng ở trong bạn chỉ làm cho tự ngẵ của bạn mạnh hơn: Khi bạn chống đối hay phản kháng một điều gì thì trong vô thức bạn ngụ ý rằng: “Tôi đúng, người kia sai” hoặc “người ấy rất xấu, tôi tốt”. Làm như thế thì vô tình làm cho tự ngã, cảm nhận về “cái Tôi” rất sai lầm ở trong bạn thân ta càng mạnh hơn.

 (48) Bản ngã, sự đồng hoá một cách sai lầm với hình tướng: Khi đa mắc phải cái nhìn sai lầm về bản ngã thì đồng thời bạn không thể tránh được chuyện đoán sai lầmvới những biểu hiện của hình tướng như giới tính của bạn (nam hay nữ), chủng tộc, màu da, quốc tịch, địa vị trong xã hội, nghê nghiệp, tài sản, …ngay cả đến tính tình, cách suy tư, quan điểm, thói quen trong cách ăn uống, trong chuyện tình dục,…đều là những biểu hiện của hình tướng,. Nhưng hình tướng đó không thể tồn tại khi bạn có thái độ chấp nhận mọi việc.

 (49) Làm hết lòng mỗi việc: Khi đang ăn, bạn tập cho mình chỉ để ý đến chuyện ăn mà không bận tâm suy nghĩ, tính toán đến những chuyện gì khác trong khi ăn. Khi ngỉ ngơi, bạn thực tập để có sự nghỉ ngơi hoàn toàn mà không suy nghĩ vẩn vơ gì khác.

 (50) Cái Tôi riêng rẽ: Tức là tự ngã sai lầm ở trong chúng ta. Bạn không còn bị bó buộc và sợ hãi vì bạn nhận thức được rằng cảm nhận về cái Tôi riên rẽ ấy là một cái gì giải dối, sai lâầ.

 (51) Bi kịch đau thương: Khi vô thức, bạn để cho bản ngã của mình thêu dệt, vẽ vời những gì đang xảy ra thì mỗi chuyện không may xảy ra đều dễ trở thành một bi kịch. Ví dụ ban đã ly hôn, đừng để cho trí năng - tức bản ngã - của mình tạo nên cách suy nghỉằng mình là “một người bị ruồng bỏ”. Ai hỏi thì bạn chỉ cần trả lời “Vâng, chúng tôi đã ly hôn với nhau được mấy năm rồi” hoặc“Tôi và nhà  tôi đã không còn chung sống với nhau”.

 (52) Trạng thái không suy tư, trạng thái vắng bặt các ý tưởng quấy nhiễu: Đây là trạng thái Không Tâm, rỗng rang, vắng lặng ở trong Thiền. Trạng thái này thường xuyên xuất hiện như những khe hở giữa hai ý tưởng ở trong đầu bạn. Do đó những khi trong bạn có trạng thái an ổn, trong lắng này, hãy thưởng thức trạng thái an nhiên tự tại ấy trước khi thói quen suy tư bận rộn, lo nghĩ cũ ở trong bạn trở lại, chiếm hữu toàn bộ tâm tư của bạn.

 (53) Hãy nhìn những bông hoa kia, xem chúng có mặt và chấp nhận đời sống sâu sắc như thế nào: Tương tự như thế, Chúa Jesus cũng đã từng nói: “Con hãy nhìn những bông hoa huệ kia, chúng không loay hoay mà cũng chẳng nhọc nhằn”, có nghĩa là chúng an trú trong trạng thái an nhiên tự tại.

 (54) Ý thức hơi thở của mình: Đây chính là phương pháp Thiền tập trung trong đó bạn chú tâm đến hơi thở của mình. Đang thở vào thị bạn biết là mình đang thở vào. Đang thở ra thì bạn biết là mình đang thở ra. Đó gọi là thực tập để có ý thức về hơi thở của mình. Nhờ tập như thế lâu ngày,   sự chú tâm ở trong bnạ càng ngày càng mạnh hơn. Do đó bạn dễ dàng nhận ra những gì đang xảy ra ở trong bạn hoặc chung quanh bạn. Điều này sẽ giúp cho bạn dễ dàng nhận diện những thói quen, những cách suy nghĩ tiêu cực mà trước đây bạn chưa hề nhận ra. Từ đó, giúp cho bạn có cơ hội chuyển hoá những thói quen cũ này.

 (55) Vượt lên trên những ham muốn và sợ hãi trong quan hệ luyến ái của bạn: Eckhart Tolle đã từng nói rằng: “Ở một điểm nào đó trong quá trình tiến hoá, sự sống hay Nhất Thể được phân chia thành hai đối cực căn bản: Âm và Dương, Trên mặt hình tướng, mỗi người chúng ta được biểu hiện qua một trong hai đói cực này: Bạn hoặc là đàn ông hoặc là đàn bà, điều này có nghĩa là một người chúng ta chỉ là một nửa của toàn thể”. Có một động lực trong mỗi người chúng ta để hướng về Nhất Thể, với sự nguyên vẹn lúc ban đầu, đây là một sức đẩy của chiều hướng tâm linh để trở về với cái Một, với Nhất Thể. Trên mặt hình tướng, chiều hướng này biểu hiện là một mong muốn một sự toàn vẹn qua sự phối hợp của hai đối cực Nam-Nữ, Âm-Dương. Ở mức độ căn bản, điều này được biểu hiện như là năng lượng tình dục, sau đó là nhu yếu tình cảm cần có một người đàn ông hay đàn bà bên cạnh mình, kế đó là biểu hiện của tình yêu nam nữ. Rốt cùng, dĩ nhiên chúng ta tìm thấy Nhất Thể hay sự thoả mãn sâu xa qua hình tướng, mà chỉ có thể qua sự trở về với đời sống tâm linh, trở về với Tâm. Nhu yếu có một người phối ngẫu và có con là một nhu yếu căn bản. Nhưng nhu yếu này không nhất thiết có liên quan đến tự ngã, mặc dù rất có thể trở thành một phần của tự ngã khi bạn vô tình kết hợp nhu yếu đó với sự phán xét hay những câu chuyện bạn tự thêu dệt nên (như “Tôi cần phải có một người đàn ông (hay đàn bà) ở bên cạnh để làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc”). Đó là lúc quan hệ nam/nữ của bạn sẽ trở nên lắm vấn đề.  Ngay cả tình yêu chân thật cũng dễ dàng bị băng hoại bởi cách suy nghĩ này. Bạn có cần phải sống trong một hoàn cảnh khổ sở chỉ vì bạn chưa tìm ra được một người phối ngẫu, lập gia đình hay có con? Dĩ nhiên là không. Rất nhiều người vẫn chẳng có hạnh phúc, tuy họ đang sống trong hôn nhân hay đang có mối quan hệ luyến ái. Vì bạn đang có một đời sống tâm linh, bạn bắt đầu nhận ra bản chất chân thật của mình, đó là Vô Tương (những gì không thể nắm bắt được bằng khái niệm), do đó bạn sẽ không bị ảnh hưởng gì, ngay cả khi trên mặt hình tướng bạn có thể cảm thấy sự thiếu thốn hay nhu yếu có một người khác phái ở bên cạnh. Đối với một số người, nhờ kinh nghiệm thiếu thốn này, họ đã đi sâu vào bên trong để tiếp xúc với những gì chân thật ở trong họ - đó là Hiện Hữu mà không cần một thuộc tính nào cả, đó chính là an nhiên tự tại. Dĩ nhiên, bạn cần sẵn sàng chào đón một quan hệ hay hôn nhân xảy đến trong đời bạn, lúc đó chuyện có con là một điều sẽ làm bạn vui sướng. Nhưng niềm an bình nội tại của bạn và cảm nhận về tự thân sẽ không bị phụ thuộc vào những điều kiện này. Thông thường, khi bạn kinh nghiệm sự thiếu thốn một thứ gì trên mặt hình tướng, mà người đời thường cho rằng bạn phải có những thứ ấy thì bạn mới thực sự hạnh phúc (hôn nhân, tiền bạn, tự do, sức khoẻ, địa vị xã hội,…) hãy dùng những thiếu thốn này để đi sâu hơn vào bên trong đẻ tìm ra bạn chính là Hiện Hữu, trước khi bạn đồng hoá mình với cái này hay cái kia. Đồng thời, trên mặt hình tướng, bạn sẽ làm tất cả những gì bạn có thể làm được để khắc phục sự thiếu thốn này. Bạn sẽ dễ thành công ở bên ngoài hơn khi nào bạn dadx thành công ở bên trong. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy có tự do ở trong lòng, dù những điều bạn mong ước sẽ xảy ra hay không.

 (56) Tâm thức đồng nhất: Đó là phút igây  khi trong ta không có sự phản biệt ta với người. Ví dụ: Một người mẹ bồng đứa con của mình vừa sinh ra; hoặc khi ta cần giải cứu một người thân của mình trong cơn nguy biến,…Trong phút giây đó, ta với người kia là một. Sự an nguy của người kia chính là sự an nguy của ta. Trong trường hợp này, khi lắng nghe người khác một cách sâu sắc thì ta sẽ tiếp xúc với người kia trực tiếp đến độ ta không còn bị chia cắt bởi những hàng roà của khái niệm ta và người.

 (57) Nhu yếu giành phần đúng: Đây là một khuôn mâu cư xử rất phổ biến của bản ngã ở trong ta, trong đó bản ngã thích giành phần đúng về phía mình. Nhu yếu “cho mình là đúng” là một cách cư xử không thể cưỡng lại được ở trong ta, đến độ chúng ta thà để cho những quan hệ thân thiện và quan trọng của mình bị tổn thương hoặc đổ vỡ hơn là nhận phần khiếm khuyết của mình trong vấn đề này. Trong một quan hệ luyến ái, ta có thể xoá bỏ những căng thẳng và củng cố lại tinh thần bằng câu nói chân thật: “Em hãy tha thứ cho những khiếm khuyết, lỗi lầm mà anh đã gây ra”. Trong một quan hệ thân hữu, ta có thể nói với bạn mình: “Tôi trân quý tình bạn của chúng ta bấy lâu nay hơn là chuyện tôi đúng hay anh đúng. Nếu tôi đúng mà tình bạn của chúng ta bị tổn thương hay sứt mẻ thì thà là tôi nhận lấy phần sai, muôn ngàn lần. Chúng ta có thể vượt qua những hiểu lầm này không?”.

 (58) Nghiệp báo: Là hậu quả, là hoa trái rất tự nhiên và tất yếu của mỗi hành động, mỗi lời nói hay trong cách ta suy nghĩ trong quá khứ. Như người hay nói dối thì không được người khác tin cậy. Để tay trên lửa thì bị bỏng. Ăn đồ ăn thiu thì bị đau bụng.  Uống rượu thì sẽ bị say, mất khả năng tự chủ của mình, dễ gây tai nạn khi lái xe. Lấy cắp vật gì của người khác thì trong lòng bứt rứt, bất an, có nguy cơ bị tù đày…Có những việc ta làm hôm nay, hậu quả xảy ra ngay lập tức như những ví dụ vừa kể trên, nhưng có những việc của ta hoặc của ông bà ta đã làm trong nhiều đời, nhiều kiếp thì bây giờ hậu quả mới biểu hiện ra.

 (59) Khối khổ đau sâu nặng: Là những khổ đau đã tích luỹ trong quá khứ với nhiều tầng lớp chồng chất lên nhau mà chưa được hoá giải, đến độ khối khổ đau  ấy trở thành một thực thể, một sinh vật, hay nói chính xác hơn, đó là một con quái vật đầy thương tích. Khối khổ đau này cần thức ăn để tiếp tục sống còn. Để tạo ra thức ăn, khối khổ đau này sẽ đứng đằng sau giật dây để tạo nên những tranh giành, xung đột, bất hoà,…ở trong bạn.

 (60) Những phản ứng rập khuôn: Khi rơi vào những phản ứng như thế, có người bỗng trở nên khép kín,  im bặt không có khả năng phân bày, truyền thông,…gì được         khi ở trong một tình trạng khó khăn, lúc phải đối diện với những khiếm khuyết của mình. Cùng trường hợp đó thì người khác lại trở nên giận dữ, lớn tiếng tranh luộn gay gắt bảo vệ cho mình. Có người thì biết mình sai nhưng cứ phớt lờ đi như không có chuyện gì cả.

 (61) Làm một chứng nhân yên lặng: Là lặng lẽ chú tâm  quan sát những gì đang xảy ra ở trong mình và chung quanh mình mà không phán xét, không phản ứng với những gì bạn đang nghe, đang thấy. Thực tập này sẽ giúp cho bạn có thêm không gian để nhìn ra những đường đi nước bước của tâm tư ở trong mình.

 (62) Quan hệ giữa người và người có thể giống như ở địa ngục: Đa số những quan hệ luyến ái, quan hệ vợ chồng sau giai đoạn đằm thắm lúc ban đầu thường trở nên đầy nhiêu khê, đầy sự chịu đựng; chúng ta cảm thấy những quan hệ này như là một gánh nặg, như là ngục tù của nhau.

 (63) Quan hệ giữa người và người cũng có thể là một thực tập tâm linh rất sâu sắc: Những khó khăn và chướng ngạo trong quan hệ giữa ngươờ và người có thể trở thành những cơ hội quý bâu cho mỗi người khám phá những góc cạnh khác của chính mình mà mình chưa biết. Ví dụ trong một quan hệ luyến ái, nhờ yêu nhau mà người ta sẽ cố gắng nhìn lại mình và có nhiều cơ hội hơn để nhận ra những khiếm khuyết của mỗi người. Chúng ta nhận thức rằng mình không phải là những thói hư, tật xấu đó nên có thể thực tập để khắc phục được những khía cạnh vô thức này của mình. Do đó quá trình vượt thắng những khó khăn trong mối quan hệ giữa mình với người khác sẽ trở thành một thực tập tâm linh sâu sắc, giúp chúng ta đi tới.

 (64) Thế giới hình tướng: Là tất cả những gì bạn tiếp xúc: vợ/chồng, con cái, những người thân trong gia đình bạn, những người bạn làm việc chung, hoặc gặp gỡ trong công việc, nhà cửa, xe cộ,…

 (65) Trở nên vướng mắc: Khi mất mát một vật gì quý hay mất một người thân thì ai cũng khổ sầu, đây là một điều rất hiển nhiên. Nhưng khi bạn khổ sầu vì cảm thấy giá trị về chính mình bị tổn thương lúc bạn bị mất chiếc xe, mất nhà, mất tiền bạc, hay ý nghĩ “mình mất đi người vợ hay chồng của mình” cũng đủ làm bạn sầu khổ…thì có lẽ bạn đã trở nên vướng mắc hay đã xem những đồ vật hay những người này là một vật gì thuộc về sở hữu của bạn, hoặc bạn xem họ như là một phương tiện cho bạn đạt được một điều gì đó.

 (66) Ở cấp độ phân tử, mọi vật quả thực là một trường năng lượng rung động một cách rộn ràng: Theo những khám phá mới của khoa học thì ở cấp độ phân tử, mọi vật không phải là một cái gì chết cứng,ù lỳ hay cố định như giác quan của chúng ta nhìn thấy mà mỗi vật quả thực là một trường năng lượng của những điện tử rung động, chuyển biến liên tục, tưng phút từng giây.

 (67) Sẽ chẳng bao giờ có ai khác cả, ngoài chính bạn: Trong mỗi quan hệ, những khó khăn, những vấn đề mà ta nhìn thấy ở người kia thực ra là vấn đề của chính bạn. Họ là những chiếc gương phản chiếu những khiếm khuyết của chính bạn mà bạn hoặc chưa ý thức hoặc đang muốn chối bỏ.

 (68) Những câu chuyện mà bạn tự thêu dệt nên: Khi có một biến cố xảy ra, chúng ta thường không nhìn sự việc một cách chính xác, đúng đắn, khách quan. Trái lại, chúng ta có khuynh hướng nhìn sự việc rất lệch lạc và có khuynh hướng xem mình là nạn nhân của biến cố đó. Khi làm một nạn nhân như thế, chúng ta sẽ không phai chịu trách nhiệm phần của mình trong biến cố và do đó đánh mất cơ hội để hiểu mình hơn, đánh mất cơ hội nhìn ra và chữa lành những khiếm khuyết cũng như những vết thương lòng được bộc lộ ra trong biến cố đó. Chúng ta thích làm nạn nhân của cuộc đời và thường có rất nhiều mẩu chuyện với tâm thức nạn nhân được chúng ta đem ra chứng minh, kể đi kể lại nhiều lần.

 (69) Niềm an bình toát ra từ chỗ trống vắng ấy: Có thể nói rằng chỗ trống vắng ở trong tâm hồn mình chính là nơi phát ra tiếng gọi, gọi ta trở về với nguồn cội. Do đó, khi trở về với khoảng trống ấy ở trong ta, bạn sẽ cảm nhận được một niêm an bình như một người đã trở về nhà.

 (70) Nhận lầm mình chỉ là cơ thể của mình: Theo duy thức học Phật giáo, Thân Kiến là một nhận thức sai lầm khi bạn cho rằng “Tôi chính là cơ thể này của tôi” hay “Cơ thể này là của tôi”. Từ sai lầm khi tự đồng hoá mình với cơ thể như thế, chúng ta sẽ có nhu yếu xem trọng thân thể của mình một cách quá đáng hoặc lo cung phụng, đi tìm lạc thú cho cơ thể qua chuyện dục tình, truy hoan. Hoặc lo sợ, bất an đến khủng hoảng tinh thần khi nghĩ đến bệnh tật, già nua, một chuyện gì đó có thể xảy ra làm tổn thương đến cơ thể của mình. Mặt khác, ta cũng sai lầm khi cho rằng mình chỉ là những cảm xúc vẩn vơ, hay những lo sợ miên man thường phát sinh ở trong đầu.

 (71) Giai đoạn chuyển tiếp (của người hấp hối): Theo Tử Thư Tây Tạng, một cuốn sách dạy vêề  những giai đoạn trong 49 ngày mà linh hồn người chết sẽ trải qua khi đi qua cái Chết, thì cái Chết thực sự là một giai đoạn chuyến tiếp chứ không phải điểm kết thúc của một đời người. Tình trạng tâm lý của người hấp hối và nghiệp lực của ngưòi ấy dã tạo ra lúc sinh tiền có ảnh hưởng rất lớn đến những gì sẽ xảy ra cho người đó khi họ đi qua sự chuyển tiếp này. Nếu người hấp hối lúc sống thường ở trong tâm trạng sợ hãi, buồn phiền, giận dữ,…thì phút lâm chung họ sẽ rất khó chọn một kinh nghiệm tốt đẹp để đi đầu thai sang một kiếp khác. Điều mà người thân có thể làm là giữ cho lòng mình đừng  quá bi thương khi người thân hấp hối hay vừa mất, vì khi mình khổ thì người ấy sẽ cảm nhận nỗi khổ của mình với cường độ gấp trăm lần nỗi khổ của mình. Do đó, người hấp hối sẽ rất bất an, bối rồi vì không làm được gì để giúp cho nỗi khổ của người thân; nên họ sẽ không dễ dàng siêu thoát, hoặc sẽ thiếu sáng suốt để chọn con đường lành khi đi đầu thai. Đó là lý do người ta thường nhờ các thấy đến tụng kinh, cầu siêu hay nhờ các vị linh mục ban phép giúp cho linh hồn người chết cảm thấy nhẹ nhàng, yên ổn.

 (72) Đập vỡ chiếc vỏ cứng cua bản ngã: Những gì bạn làm, nói và nghĩ lâu ngày dã trở thành thói quen; những thói quen tiêu cực này thường rất khó bỏ. Nhưng tệ hơn nữa là chúng ta không có ý thức rằng mình đang cho rằng nhữgn thói quen tiêu cực ấy chính là mình. Chúng ta còn đồng hoá mình với những khổ đau mà chúng ta đã cưu mang. Lúc dó, những thứ ấy trở thành chiếc vỏ cứng của bản ngã, rất khó để bị đập vỡ. Nhưng khi nhận ra rằng bạn không phải là những thói quen, những khổ đau ấy, thì nhận thức này sẽ giúp bạn đập vỡ được chiếc vỏ cứng của bản ngã.

 (73) Thể tính chân thật: Tức là chân như, thể tính bất động, thường hằng của mọi sự, mọi vật, nằm ngoài mọi lý luận, hiểu biết của con người.

 (74) Adam và Eva dã ăn phải trái cấm từ cây biết phân biệt Thiện, Ác: Ngụ ý rằng từ khi con người bắt đầu có óc phân biệt nhị nguyên: Tốt/Xấu, Thiện/Ác, Đúng/Sai,… thì đã tạo nên sự đấu tranh không ngừng ở bên trong về những cặp đôố nghịch này. Chúng ta cần ý thức và vượt qua thói quen nguy hại này.

 (75) Cho cái này là tốt, cái kia là xấu: Đây là một thói quen lâu đời ở bên trong của chúng ta đã tạo nên rất nhiều khổ đau và tranh chấp.

 (76) Thôi kình chống lại với những gì mà bạn cho là xấu: Thái độ phân biệt, ghét bỏ,…trong tình cảm khi cho một điều gì là xấu…lâu đời ở trong ta, tạo nên rất nhiều khổ đau và tranh chấp ở trong lòng. Khi gặp một điều gì xấu thì ta tránh, ta không làm, nhưng không cần phải đầu tư quá nhiều cảm xúc, cảm thấy ghét bỏ, chống đối trong phản ứng của mình về điều mình cho là xấu. Điều này không có nghĩ là ta sẽ không biết bảo vệ cho người thân của mình khi có nguy hiểm hay sẽ không biết bảo vệ đất nước mình khi có ngoại xâm. Vừa Trần Nhân Tông vừa làm vua, vừa biết thực tập Thiền. Ngài đã hai lần đánh bại giặc Nguyên Mông (1285 và 1287), bảo vệ cho nước nhà.

 (77) “Ý Cha được nên” hay “Ý của Cha sẽ được tuân theo”: Tương truyền rằng đây là câu nói cuối cùng của Chúa Jesus, hàm ý Ngài sẽ chấp nhận những gì Thượng Đế (qua danh xưng “Cha”) đã an bày cho số phận cua Ngài - tức là chịu bị đóng đinh trên cây Thập Giá.