Cả ba người đều gả dưới dạng bình thê, hơn nữa địa vị của ba nhà này
cũng không chênh lệch nhiều lắm, Trưởng Tôn Vô Cấu là con gái của Thượng trụ quốc Trưởng Tôn Thịnh đại tướng quân đã qua đời, Bùi Thúy Vân là
con gái của Quang Lộc đại phu, hữu Giam Môn đại tướng quân Bùi Nhân Cơ,
ba năm trước đã ước định chuyện hôn nhân với Lý Ngôn Khánh, chỉ là lúc
đó Lý Ngôn Khánh phải giữ đạo hiếu với Trịnh Thế An cho nên một mực trì
hoãn.
Trưởng Tôn Vô Cấu, Bùi Thúy Vân mọi người không xa lạ gì.
Nhưng Cốt Lan Đóa thì có địa vị gì?
Vì trước đó họ chưa từng nghe qua.
Rất nhanh Lý phủ truyền ra đáp án, Cốt Lan Đóa không phải là người hán mà là con gái của Liêu vương.
Cốt Lan Đóa là con gái của Liêu vương cũng là một công chúa.
Chỉ là nàng tuy là con gái của Liêu vương nhưng so với Trưởng Tôn Vô Cấu,
Bùi Thúy Vân thì lại không sánh được, xem như xuất thân thấp nhất, vì dù sao dựa vào huyết thống, thân phận của người Liêu thuỷ chung không cách nào sánh được với người Hán.
Dù sao đây là phương pháp duy nhất của Lý Hiếu Cơ.
Đóa Đóa là hậu duệ của Bắc Chu hoàng thất, Tùy thất một ngày chưa vong thì Đóa Đóa không cách nào khôi phục thân phận của mình.
Cho dù là công chúa Liêu man thì không phải cũng là một công chúa sao?
Tuy nhiều người xem thường Đóa Đóa nhưng nhìn thấy đồ cưới mà nàng mang tới thì ai cũng phải hoảng sợ.
Da cọp trắng hai bộ, vàng ròng hai mươi xe, ước chừng một nghìn cân, còn
có một số đặc sản vật phẩm, gấm Tứ Xuyên các loại, cũng đều là giá cả
đắt đỏ, đối mặt với những đồ cưới này, cho dù ai có bất mãn thì cũng
phải nuốt vào bụng.
Người ta có thể gả cho Lý vô địch cũng là có vốn liếng.
Thậm chí có người còn thầm ghen ghét với Lý Ngôn Khánh, Liêu man giàu có và
đông đúc như thế, Lý Ngôn Khánh có được con gái của Liêu vương xem như
tiền đồ rộng lớn.
Trong vòng một đêm Lý phủ trở nên vô cùng náo nhiệt.
Trong hào khí náo nhiệt này ai cũng không để ý ở Kỳ Lân quán đã tăng thêm một học sinh tên là Lý Đạo Huyền, ở trong huyện thành Củng huyện cũng xuất
hiện một thương gia mới, độc quyền bán hàng Tây Vực.
Mấy ngày
sau, Cao phu nhân cùng với Bùi Thục Anh, mang theo Trưởng Tôn Vô Cấu và
Bùi Thúy Vân và Mao Tiểu Niệm từ Tâm Duyến Tự trở về.
Sau đó Giam Môn đại tướng quân Bùi Nhân Cơ cũng đến Củng huyện, tạm thời ở lại Hào
Đồi ổ, ngoài ra còn có Đậu Uy từ Giang Đô trở về và phụ tử ba người Đậu
Hiền.
Tất cả mọi người đều biết rõ thế cục hôm nay vẫn chưa ổn định.
Lý Mật lui về Khai Phong thè lưỡi liếm vết thương, không biết khi nào sẽ ngóc đầu trở lại.
Huỳnh Dương không phải là lúc ca múa thanh bình, cho nên chuyện thân sự của
Lý Ngôn Khánh cũng nhanh chóng giản lược, tránh chuyện ngoài ý muốn.
Cho dù vậy thân sự của Lý Ngôn Khánh vẫn dẫn tới sự chú ý của rất nhiều người.
Việt Vương Dương Đồng phái người đưa đại lễ tới, ở phía xa xa Trường An Đại
Vương Dương Thúc cũng phái người tới chúc mừng, quận trưởng Hà Đông
Nghiêu Quân Tố, Trường An lưu thủ phụ thần, tả hộ vệ tướn quân Quân Thế
Sư, Lạc Dương thái phủ khanh, thượng thư phó xạ Nguyên Văn Đô và các
hiển quý trong triều cũng liên tục phái người tới chúc mừng.
Thậm chí ngay cả Vương Thế Sung cũng phái thứ tử là Vương Huyền Thứ tới Củng huyện.
Trong nhất thời thị trấn Củng huyện trở nên vô cùng náo nhiệt.
Huỳnh Dương, Đông Lâm tự ở Tuân vương biệt viện.
Dương Khánh đưa thiếp mời cho Liễu Chu Thần.
- Chu Thần, Lý Ngôn Khánh đưa thiệp mời nói rằng ngày 27 tháng tư sẽ cùng với ba nương tử của hắn thành thần, thỉnh ta tới đó, ngươi nghĩ chuyện
này thế nào?
Liễu Chu Thần nói:
- Tiểu nhân cũng nghe nói
vài ngày trước sư phụ của Lý lang quân đã đến cho nên hắn mới vội vàng
tổ chức thân sự như vậy, sao vậy điện hạ không muốn tới xem lễ sao?
Dương Khánh cười ha hả:
- Ta đúng là không muốn đi.
- Đông Lâm tự này non sông tươi đẹp không sao kể xiết, Củng huyện bên kia chật kín hết người, ta dùng thân phận này tới thì không tương xứng, cả
triều đình văn võ đều phái người tới, ta tự mình đi qua chẳng phải không hợp sao.
- Tuy nhiên Chu Thần, ngươi có muốn qua đó xem lễ không?
Liễu Chu Thần mỉm cười gật đầu:
- Không nói dối điện hạ, tiểu nhân thực sự muốn xem lễ.
- Tuy nhiên tiểu nhân không phải có hứng thú với thân sự của Lý lang quân mà là về sư phụ thần bí kia, tiểu nhân rất ngạc nhiên sư phụ của Lý
lang quân rốt cuộc là nhân vật thế nào mà bồi dưỡng được Lý lang quân
tuấn kiệt cỡ nào, mà trước đó không hề có phong thanh, tựa hồ từ không
trung xuất hiện.
Dương Khánh giương mày lên:
- Thế nào, ngươi hoài nghi Lý Hiếu Cơ này sao?
Liễu Chu Thần lắc đầu nói:
- Hoài nghi thì không, chỉ là có phần hiếu kỳ mà thôi.
- Đã hiếu kỳ thì phải đi, thay ta tới Củng huyên, miễn cho Lý lang quân nói ta bạc tình.
Dứt lời Dương Khánh hất tay áo, quay người hướng về phía cảnh đẹp ở trên Động Lâm hồ nhìn lại.
- Huỳnh Dương là nơi tốt, ta nhìn thế nào cũng không thấy đủ.
Liễu Chu Thần sau đó cung kính thi lễ với Dương Khánh, cáo từ rời đi.
Đối với tính tình của chúa công nhà mình, Liễu Chu Thần có thể thấy Dương
Khánh lòng không ôm chí lớn, thậm chí có vẻ sợ sệt tham luyến quyền thế, cộng thêm ảnh hưởng của gia đình trước kia khiến cho Dương Khánh mỗi
khi làm việc đều lo sợ. Tuy nhiên Dương Khánh không phải là kẻ bất lực
hồ đồ như lời đồn đãi.
Dương Khánh xuất thân nhất phẩm, trên người có một chữ vương, trách nhiệm trấn thủ Huỳnh Dương rất nặng, quyền lợi rất lớn.
Giống như hắn nắm giữ quyền hành trong hoàng thất, bình thường hắn đối đãi
với cấp dưới có thể tận lực lôi kéo nhưng mà đối với những tướng lãnh
cầm binh quyền kia vẫn kiêng kỵ rất sâu, Lý Ngôn Khánh cũng thế Từ Thế
Tích cũng thế, cuộc chiến ở Hắc Thạch quan, Hổ Lao quan quan Dương Khánh thậm chí cũng không hề thăm hỏi.
Tại sao vậy?
Bởi vì thân phận hoàng thất của hắn quá mức mẫn cảm.
Dương Quảng ở phía Giang Đô xa xa, Dương Đồng ở Lạc Dương, Dương Thúc ở
Trường An cũng vậy đều không muốn Dương Khánh kết giao với tướng lãnh,
hơn nữa còn là tướng lãnh chiến công hiển hách, phải biết rằng, nghi kỵ ở Giang Đô rất sâu, cho dù là huynh đệ cũng ngoan tâm thủ lạt, Dương
Khánh làm sao có thể không cẩn thận?
Bởi vì phong tục tập quán thân sự cho nên Ngôn Khánh cảm thấy mệt mỏi cho dù đã được đơn giản hóa.
Dựa theo nghi lễ thì phải trải qua sáu giai đoạn:
Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.
Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con gái.
Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ
hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi.
Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.
Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới. Và sau cùng là
Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.