Soán Đường

Quyển 8 - Chương 114: Suy đoán thành sự thật

Sau khi Sài Thanh cất bước, Lý Thế Dân lập tức sai người mời Vương Thông tới, Vương Thông vốn là thư ký ở Thái Nguyên phủ, là thủ hạ của Lý

Uyên.

Tuy nhiên sau khi Lý Thế Dân được phong làm Đôn Hoàng công Vương Thông đã theo Lý Thế Dân.

Lý Uyên đối với Vương Thông không có hảo cảm.

Năm đó hắn tự mình tham dự cuộc văn đấu giữa Lý Ngôn Khánh và Vương Thông,

Lý Ngôn Khánh dùng một bài văn làm khiếp sợ quần hào, Lý Uyên vốn chuẩn

bị đánh giá Lý Ngôn Khánh thắng cuộc không ngờ Thái Nguyên Vương thị lại dùng một số tiền lớn mua chiến thắng cho Vương Thông.

Về sau hắn đảm nhiệm chức Lâu phiền thái thú mới biết được quan hệ giữa Lý Ngôn

Khánh và Lý Hiếu Cơ, vì vậy thỉnh cầu Trưởng Tôn Thịnh nhận Lý Ngôn

Khánh làm đệ tử.

Mặc kệ cuộc văn đấu trước kia có xuất phát từ ý nguyện của Vương Thông hay không.

Cũng chớ luận Vương Thông khổ đọc mười năm, tính tình khí chất bất đồng so với trước kia.

Lý Uyên đối với Vương Thông vô cùng chán ghét cho nên Lý Ngôn Khánh muốn

điều động Vương Thông Lý Uyên không hề do dự mà đáp ứng.

Dưới trướng của hắn có vô số người cũng không cần phải quan tâm tới Vương Thông này.

Nhưng đối với Lý Thế Dân mà nói, Vương Thông là người nhiều mưu trí, là người đáng tin cậy được.

- Đại đô đốc gọi ta có gì phân phó.

Vương Thông đi vào trong phòng lộ vẻ vô cùng cung kính.

Lý Thế Dân đem bức thư giao cho Vương Thông:

- Văn Tĩnh nói ở Hùng Nhĩ sơn có phiêu kỵ tướng quân Tần Quỳnh và Trình

Giảo Kim dưới trướng Lý Mật muốn quy hàng, còn nói hai người này có tài

đại tướng, có thể trọng dụng, Ngụy Chinh dưới trướng Lý Mật cũng quy

thuận, ta nên làm sao cho phải?

- Ngụy Chinh?

Vương Thông nghĩ nghĩ rồi nói:

- Người này thuộc hạ nghe nói hắn là thư ký của Nguyên Bảo Tàng ở Vũ

Dương quận sau đó quy thuận Lý Mật, đích thực là có tài cán, về phần Tần Quỳnh cùng với Trình Giảo Kim đích thật là đại tướng dưới trướng Lý

Mật.

Nếu như đại đô đốc có thể thu phục ba người này dưới trướng thì không khác nào như hổ thêm cánh.

- Ta cũng nghĩ như vậy tuy nhiên làm sao mới thu phục được ba người này.

Lý Thế Dân buồn rầu nói:

- Ba người này hiện tại đều ở Hùng Nhĩ sơn, phía bắc có Nghi Dương thành trì, muốn bọn họ quy thuận thì hung hiểm rất nhiều.

Vương Thông nghĩ nghĩ nhịn không được cười to một tiếng:

- Chuyện này có đáng gì, ba người bọn họ không cách nào tới, đại đô đốc mang binh tới Đồng Quan nghênh đón họ là được.

- Mang binh ra Đồng Quan?

- Đúng thế.

Vương Thông nói:

- Vương Thế Sung trước đây ở Lạc Dương làm ra chuyện tru sát Lô Sở,

Nguyên Văn Đô, ý đồ dùng thiên tử uy áp thiên hạ, dã tâm đã rành rành,

thừa tướng lấy Trường An sớm muộn cũng phải tấn công Lạc Dương, đã như

vậy tại sao chúng ta không tiến công chiếm đóng Lạc Dương?

- Nhưng mà Trường An mặc dù chiêm được nhưng Quan Trung chưa ổn định.

- Tiết Cử vẫn nhìn chằm chằm, Lý Quỹ chiếm giữ Võ Uy, còn có Lương Sư Đô

và Lưu Vũ Chu cấu kết với Đột Quyết, thời điểm này phụ thân chưa hẳn

chịu trở mặt với Vương Thế Sung.

- Vương Thế Sung chỉ là một tên hồ man.

- Ta xem hắn như rơm rác, chỉ cần thà tướng góp lời, trận chiến này tuy

nói là đánh chiếm kỳ thực là đe dọa Vương Thế Sung. Phía đông có nhị Lý

kìm chế, Vương Thế Sung lo lắng hai mặt thụ địch, cho nên Vương Thế Sung sẽ không giao chiến mà sẽ xin hòa với chúng ta.

Lý Thế Dân hai mắt sáng ngời:

- Ý của tiên sinh là phụ thân sẽ cho ta xuất binh?

- Đó là điều dĩ nhiên, thừa tướng cũng muốn mượn cơ hội này mà trấn

chiếm trung Nguyên, đại đô đốc chỉ cần giả vờ thì sẽ khiến cho Trung

Nguyên đại loạn.

- Mà ta cũng được ba người kia.

Lý Thế Dân dứt lời cùng với Vương Thế Sung cười cười với nhau.

- Đúng rồi còn có một chuyện cần cho tiên sinh biết... chuyện mà trước

đây chúng ta suy đoán ở Thái Nguyên đã trở thành hiện thực.

Vương Thông khẽ giật mình:

- Chuyện gì?

Lý Thế Dân khẽ nói:

- Lý Ngôn Khánh chính là con ruột của Cửu thúc.

Sáng sớm đã có người sai vặt tới giữ chặt dây cương cung kính vấn an Tiết

Thu, bọn họ cũng biết, Tiết Đỗ Trưởng Tôn chính là ba bằng hữu tốt nhất

của Lý huyện ba tước, cũng là người mà Lý huyện bá tước tâm phúc nhất,

đủ khiến cho nghiều người đỏ mắt.

Người nhà Lý phủ dĩ nhiên không dám lãnh đạm.

- Ngôn Khánh có ở trong phủ không?

- Chủ nhân lúc này không ở đây.

- Hắn đến nơi nào rồi?

- Tối hôm qua hào đồi phái người đưa tin lão phu nhân thân thể không tốt

cho lắm, chủ nhân biết được sáng sớm hôm nay đã cùng Trưởng Tôn lang

quân cùng với Trưởng Tôn nương tử tiến tới, trước khi đi chủ nhân còn

nói trước trời tối sẽ trở về.

Tiết Thu sau khi xuống ngựa do dự ở trên bậc thang rồi cất bước đi vào trong phủ.

Người nhà tiến lên dẫn đường, tuy nhiên sau khi xuyên qua tiền viện là một võ đài, ở đó đang truyền ra từng thanh âm quát lớn.

- Trong phủ có người diễn võ sao?

Tiết Thu tò mò mà hỏi.

Người nhà liền lập tức đáp:

- Không phải là diễn võ mà là nhị nương tử đang truyền thụ võ nghệ.

Nhị nương tử chính là tôn xưng của Đóa Đóa, ở trong phủ Ngôn Khánh có ba

thê thất, Bùi Thúy Vân lớn tuổi nhất, năm nay hai mươi lăm tuổi, Đóa Đóa nhỏ hơn hai mươi bốn tuổi, Trưởng Tôn Vô Cấu thì thấp nhất năm nay mới

mười sáu tuổi.

Tiết Thu đã nghe nói vị nhị nương tử kia của Lý Ngôn Khánh võ công cao cường.

Nghe nói lúc nàng ở đất thục từng một mình xông vào trong bộ lạc người Liêu, thần không biết quỷ không ai lấy đầu của đầu lĩnh liêu man.

Một

trận chiến này kết thúc, thanh danh của Cốt Lan Đóa đại chấn, được người Liêu tôn làm thần nữ, thậm chí địa vị còn áp đảo cả Cốt Tư Man.

Ngôn Khánh khi nào quen biết với nàng?

Tiết Thu vô cùng tò mò, theo bài thúc trang thơ mà Lý Ngôn Khánh làm lúc đại thân Lý Ngôn Khánh và Cốt Lan Đóa đã quen biết nhau rất lâu, thậm chí

trước cả Bùi Thúy Vân và Trưởng Tôn Vô Kỵ, tuy nhiên về sau khi Cốt Lan

Đóa gả cho Lý Ngôn Khánh rất ít xuất đầu lộ diện, Tiết Thu càng vì vậy

mà càng hiếu kỳ, nghe nói Đóa Đóa đang truyền thụ võ nghệ liền động lòng muốn tới xem.

- Chúng ta tới võ đài xem một chút.

Hạ nhân kia cũng không ngăn cản, đi trước dẫn Tiết Thu tới võ đài.

Trong võ đài bày mấy lọa khí giới, ở xung quanh thì trải đá xanh.

Đóa Đóa đang dạy cho Tiết Lễ và Tống Lệnh Văn hai người.