Cuối tháng mười Lý Ngôn Khánh ngay cả Nguyên Vũ, Dương Vũ nhị huyện và Đại Lương thành cũng phá được, đoạt lại ba trấn.
Lý Mật lui binh trăm dặm, tập trung hỏa lực mười lăm vạn, dùng Lý Công
Dật, Lý Thiện Hạnh làm chủ giằng co với tùy quân còn hắn thì đích thân
dùng hai mươi vạn đóng ở trong núi, tuyên bố trước khi hết tháng sẽ đoạt lại Dương thành. Vương Huyền Thứ nhìn thấy tình huống không ổn thì lập
tức rút khỏi Dương thành. Hắn biết rõ giao dịch giữa Lý Mật và Vương Thế Sung, hai mươi vạn quân Dương thành không thể nào ngăn cản được.
Lúc này Lý Ngôn Khánh lại ra lệnh cho Diêu Ý nhập trú ở Hầu thị huyện
thành, đại tướng dưới trướng của hắn là Vương Phục Bảo thì binh lâm tới
Cửu Sơn.
Cửu Sơn cách Tung Cao ước chừng hơn mười dặm.
Chuẩn xác mà nói, nhị huyện này đều thuộc sự quản lý của Huỳnh Dương quận, Lý Ngôn Khánh phái binh tới đây cũng là hợp tình hợp lý.
Ngắn ngủi
trong vòng hai mươi ngày sông Lạc đã phát sinh biến hóa long trời lở
đất, Vương Thế Sung trước lấy được Dương thành, sau đó lại mất đi, tuy
nhiên hiện tại hắn đã nắm giữ được Lạc Dương, dùng thiên tử làm bù nhìn, coi như đứng vững chân, Lý Ngôn Khánh đoạt được ba trấn xong, bàn tay
kéo dài tới tận Đông Quận và Tế Âm quận, quyền lực Hà Nam Thảo Bộ Đại Sứ của hắn càng thêm được củng cố, địa vị ở Huỳnh Dương không thể dao
động.
Quận trưởng Lương quận Dương Vượng đầu hàng, danh vọng của Lý Mật càng tăng lên.
Hắn mặc dù đã mất đi ba trấn nhưng có được Lương quận lại càng ổn định,
quan trọng nhất là Đông Quận Tế Âm Quận cùng Huỳnh Dương quận có liên hệ chặt chẽ với nhau. Lý Ngôn Khánh ở phía đông dây dưa với Lý Mật, Lý Mật sau khi phục đoạt Dương thành lại mang binh về phía Tây Đông, trực tiếp đối mặt với đại tướng Dương Công Khanh của Vương Thế Sung, phía bắc thì có thể tiến công Lý Ngôn Khánh.
Đồng thời, Lý Ngôn Khánh cùng với Vương Thế Sung ở cách sông Tương Vọng, đề phòng lẫn nhau.
Thế cục dần trở nên bình tĩnh, tam phương kìm chế nhau, rối loạn phức tạp.
Vương Thế Sung biết được Lý Ngôn Khánh chiếm được ba trấn thì càng thêm hoảng sợ.
Hắn hi vọng Lý Ngôn Khánh và Lý Mật đầu rơi máu chảy với nhau, lưỡng bại
câu thương, đồng thời lại sợ Lý Ngôn Khánh mượn cơ hội này làm cho thực
lực lớn mạnh, uy hiếp vị trí của hắn ở Đông Đô, trước mắt mà nói, Vương
Thế Sung không đứng vững ở Lạc Dương, vẫn chưa khống chế hoàn toàn.
Nếu không cửa hàng Hùng Ký đóng cửa, Trương thị tộc nhân rời khỏi làm sao có thể nhẹ nhõm như vậy được?
Vương Thế Sung cần phải có thời gian mới vững chắc thực lực được.
Lý Ngôn Khánh cần có thời gian để lớn mạnh.
Lý Mật cần có thời gian để liếm láp vết thương.
Cho nên nhất thời sông Lạc gió êm sóng lặng.
Ngôn Khánh không ở lại Huỳnh Dương huyện.
Hắn chiếm Trịnh huyện và Nguyên Vũ ba trấn xong lại mệnh cho Tân Văn Lễ
suất bộ đóng ở Huỳnh Trạch, làm tổng đốc chiến sự ba trấn.
Tân Văn Lễ không từ chối mà cũng không thể từ chối.
Dù hắn biết rằng ở trong Huỳnh Dương quận triều địa đã thay đổi nhưng vẫn
phải giả vờ như không biết, ra trấn Huỳnh Trạch, Tân Văn Lễ là một người lão luyện thành thục, vô cùng thích hợp.
Nếu như tiến công thì
hắn không hiệu quả nhưng mà chỉ thủ không công thì là một nhân tuyển
chính xác, hắn vốn là Ưng Dương Lang Tướng đóng ở Huỳnh Trạch là chuyện
kinh thiên địa nghĩa, cho dù Vương Thế Sung cũng không làm gì được.
Sau khi sắp xếp xong chiến sự, Ngôn Khánh lại mệnh cho Tiết Thu ra trấn Hổ Lao quan.
Tiết Thu là người vô cùng thâm trầm, tràn ngập kinh luân, sau khi La Sĩ Tín
suy nghĩ lại để cho La Sĩ Tín âm thầm hiệm trợ. Vốn Lý Ngôn Khánh muốn
để cho Lưu Hắc Các tiến tới giúp nhưng cân nhắc đến Đậu Kiến Đức hắn lập tức gạt bỏ suy nghĩ này.
Lưu Hắc Các trước kia được Đậu Kiến Đức quan tâm quan hệ hai người vô cùng tốt, Lý Ngôn Khánh làm sao có thể
yên tâm cho hắn trấn Hổ Lao quan.
Cho nên Ngôn Khánh đổi La Sĩ
Tín với Lưu Hắc Các, sau đó mệnh cho Đỗ Như Hối tập trung hỏa lực ở bờ
đông Lạc Thủy, thuộc sự quản lý trực tiếp từ Lý Ngôn Khánh.
Vương Thế Sung huyết tẩy Đông Đô hắn mệnh cho Đỗ Như Hối tiến về phía Đông ba mươi dặm đóng ở bên bờ Lạc thủy.
Đừng nhìn ba mươi dặm là nhỏ, thực sự đã khiến cho Dương Công Khanh như lâm
đại địch, vội vàng triệu tập đôi ngũ nghiêm mật phòng vệ. Sài Hiếu Hòa
cũng mệnh cho Diêu Ý và Vương Phục Bảo chủ động xuất kích chiếm lĩnh Hầu thị và Tung Cao.
Tung Cao bên cạnh có Tung Cao Sơn, phía nam Dương thành huyện, lưng tựa Cửu Sơn trại.
Như vậy thoáng cái chẳng khác nào đã án ngữ cổ họng của Lý Mật, Lý Mật nếu
như muốn đánh Hắc Thạch quan thì phải đối diện với sự phòng ngự ở Tung
Cao, mà Hầu thị bên cạnh cũng có thể tập kích.
Hai nước cờ này tinh diệu vô cùng khiến cho Lý Ngôn Khánh thoáng cái đã chiếm thượng phong.
Ngôn Khánh sau khi sắp xếp thỏa đáng mọi chuyện thì lập tức lên đường trở về Củng huyện.
Hắn tới Lạc Khẩu kho dò xét một phen, thấy Sài Hiếu Hòa xử lý mọi chuyện vô cùng nhẹ nhàng hắn cũng không hỏi đến.
Sài Hiếu Hòa đúng là một người có tài kinh thiên vĩ đại. Củng huyện không
còn đáng ngại, Huỳnh Dương cũng không đáng ngại, đáng tiếc Lý Mật lại
không biết dùng người.
Nhân vật như thế vô duyên vô cớ đã thành tiện nghi cho Lý Ngôn Khánh.
Ngôn Khánh thầm nghĩ: Nếu như đổi là ta, những đồ quân nhu lương thảo thì
đáng là gì? Bồ Sơn công thì đáng là gì, có Sài Hiếu Hòa thì cho dù một
trăm Bồ Sơn công cũng không bằng.
- Chúa công, phía trước chính là Củng huyện, chúa công một tháng rồi chưa về nhà, hôm nay cũng cần tiến vào nghỉ ngơi.
Lương Lão Thực dắt ngựa nói với Lý Ngôn Khánh.
Vốn Lý Ngôn Khánh muốn đi Hắc Thạch quan dò xét thì dọc đường Lương Lão Thực nhắc tới, lòng hắn liền sinh ra lửa nóng.
Nếu như hắn không về thăm nhà chỉ sợ kiều thê ở trong sẽ sinh ra oán niệm
Nghĩ tới đây Ngôn Khánh gật đầu.
Vì vậy nhân mã lập tức chuyển về phía đông, hướng về phía Củng huyện mà tiến tới.
- Lão Thực, ngươi về nhà báo cáo với ba vị phu nhân nói rằng ta đi huyện
nha gặp mặt Sài công thương nghị công vụ, sau đó sẽ về nhà dùng cơm.
- Vâng.
Lương Lão Thực lập tức lên ngựa hướng về phía huyện nha mà tiến tới.
Thời gian rét đậm, nhiệt độ đã cực kỳ thấp.
Nhưng xe ngựa ở Củng huyện vẫn như nước, cảnh tượng vẫn nhiệt náo vô cùng,
nhân khẩu ở Củng huyện gia tăng khiến cho diện tích của Củng huyện cũng
không tiếp nhận nổi, vì vậy đầu mùa thu, Lý Ngôn Khánh thương nghị với
chúng quan, xây dựng thêm nội thành, thỏa mãn yêu cầu nhân khẩu. Tiếp
theo cũng khuếch trương thành trì năm mươi dặm về phía Tây, năm mươi dặm về phía bắc, tổng diện tích gần bảy trăm dặm vuông, tương đương với
thành phố Trịnh Châu đời sau. Củng huyện mặc dù gia tăng hai mươi vạn
nhân khẩu nhưng mà vẫn không thiếu đất cày, đại đa số là do Vũ Sĩ Ược
chủ trì.