Soán Đường

Quyển 1 - Chương 34: Trịnh Ngôn Khánh đi học

Người này nói với ta, đây là thư tín trọng yếu của Trịnh quản gia, lúc giao cho Thôi đại ca ta đã nhắc lại một lần, về sau đi luyện công buổi tối gặp được Thôi quản gia, chỉ là lúc đó quản gia uống nhiều quá nên ta cũng không hỏi lại... ngày hôm sau ta đã quên đi chuyện này. Mọi sự chính là như vậy.

- Ừ, ta hiểu rồi.

Trịnh Nhân Cơ gật đầu sau đó ôn hòa nói:

- Vậy ngươi xuống trước đi, nhớ chuẩn bị một chút, hai ngày nữa cùng với Hoành Nghị lạy Nhan tiên sinh xong cùng nhau đọc sách, ngươi ở cùng với Hoành Nghị nhất định phải đề tỉnh hắn.

- Con biết ạ.

Từ Thế Tích hành lễ sau đó rời khỏi phòng.

Đúng lúc này, lời nói của Trịnh Thế An đã không hề sai.

Trịnh Thế An nói không sai vậy chính xác lời nói của Thôi Đạo Lâm có vấn đề.

Trong lòng Trịnh Nhân Cơ thầm hận Thôi Đạo Lâm, nghiến răng nghiến lợi, nhưng trước mặt Trịnh Thế An, hắn biết rằng không nên trách cứ Thôi Đạo Lâm.

- Lão quản gia, những ngày nay thật là khổ cực cho ông.

- Ha ha, đây là bổn phận của lão nô, có gì đâu mà khổ cực.

Trịnh Thế An càng khiêm tốn, Trịnh Nhân Cơ càng khó chịu trong lòng, trước kia ở Trường An, hắn cảm thấy Thôi Đạo Lâm rất không tệ, nhưn sau khi tới đây so sánh với Trịnh Thế An, hắn càng cảm thấy chênh lệch so với Thôi Đạo Lâm càng quá nhiều.

Bất kể là làm việc hay khí độ đều không bằng.

Cuối cùng người đi ra từ An Viễn đường, phụ thân đối với lão quản gia này tín nhiệm cũng không phải là không có đạo lý...

Chỉ là....

Nghĩ tới việc ngũ thể của Trịnh Thế An không được đầy đủ, Trịnh Nhân Cơ lại cảm thấy chán ngán.

Nhưng hắn lại không tìm ra tật xấu của Trịnh Thế An nên chỉ có thể cười hỏi:

- À, ta nhớ lão quản gia có một tôn nhi, cũng tới đây chứ?

Trịnh Thế An giật mình, nhưng trong lòng cũng có mấy phần hi vọng....

- Đúng thế, Ngôn Khánh xác thực là theo lão nô, hắn hôm nay đang ở điền trang.

Trịnh Thế An vẫn hi vọng Trịnh Ngôn Khánh có thể nhi tử Hoành Nghị của Trịnh Nhân Cơ cùng học với nhau.

Tương lai có thể giúp đỡ Trịnh Hoành Nghị cũng là một chuyeej tốt.

Nhưng Trịnh Nhân Cơ đã phất tay cắt đứt lời ông....

- Trịnh Ngôn Khánh, ha ha ta nhớ rồi...

- Ta nhớ ông có một đứa cháu nhỏ, năm nay nó cũng đã bảy tuổi.

- Bẩm công tử, năm ngoái nó đã tám tuổi rồi ạ.

Cổ nhân tính tuổi phần lớn tính cả mười tháng hoài thai, hài nhi vừa ra đời đã là một tuổi, đợi lễ mừng năm mới thì hai tuổi, Trịnh Thế An cũ không biết Trịnh Ngôn Khánh sinh năn nào cho nên lúc đăng ký hộ tịch thì ông ghi Trịnh Ngôn Khánh sinh vào cuối năm.

Theo tính toán thì Trịnh Ngôn Khánh năm nay đã tám tuổi.

Trịnh Nhân Cơ gật đầu cười nói:

- Tám tuổi, cũng bắt đầu đi học rồi... lão Trịnh, điền trang chúng ta khoảng cách so với Hột Đậu Lăng cũng không xa, ta nghe nói Hột Đậu Lăng chuẩn bị mở trường học, như vậy đi ta sẽ nói với người của Lăng gia cho Ngôn Khánh tới lăng gia thôn đi học, ông thấy thế nào?

Trịnh Thế An nghe được thì cảm thấy thất vọng!

Những năm cuối của Khai Hoàng, làn sóng học tập xuất hiện, nhưng số lượng cũng không nhiều lắm, trình độ phổ cập cũng không quá lớn.

Mà ở bên trong các thế gia vọng tộc môn phiệt, việc học tập rất náo nhiệt, đặc biệt là sĩ tộc Quan Đông, đương nhiên, các thế gia vọng tộc chính thức đều mời các tiên sinh đến rồi truyền thụ. Những người có thể mời tiên sinh phần lớn là những danh sĩ đương thời, những sĩ tử bình thường thì chưa có tư cách. Tộc học cũng xưng là thôn học, chủ yếu là lấy giáo dục vỡ lòng là chính, bồi dưỡng một chút nhân tài dự bị mà thôi

Thôn học cũng công khai tính chất tuyển nhận học sinh không nghiêm khắc lắm.

Những nơi này chỉ có thể dạy viết chữ là được, còn muốn học vấn cao thì phải có cơ duyên.

Trịnh gia cũng có thôn học, ở Huỳnh Dương cũng có vài phần danh tiếng.

Nếu quả thật là vì chỉ muốn biết chữ, với năng lực của Trịnh Thế An thì có thể dễ dàng đưa Ngôn Khánh đi vào bên trong học tập, cần gì phải tới Lạc Dương.

Trịnh Thế An biết rõ, Trịnh Nhân Cơ dùng phương thức này chẳng qua là để trấn an tâm tình của ông mà thôi.

Chỉ là Trịnh Thế An cũng có thể cự tuyệt, nhưng làm vậy chỉ khiến cho Trịnh Nhân Cơ càng thêm phản cảm với ông, cho nên lập tức khom người cảm kích rồi cáo từ rời đi.

--------------------

Về sau, Trịnh Ngôn Khánh nghe nói, Trịnh Nhân Cơ thưởng cho Thôi Đạo Lâm mười roi, mà Thôi Sinh bị vả vào miệng một trăm roi, đánh cho đến mức mất mấy cái răng.

Từ Thế Tích đúng là đã đem thư cho Thôi Sinh, nhưng lúc đưa thư đã nói một câu:

- Lão quản gia nói, phong thư này vô cùng phi thường, bảo Thôi quản gia lập tức xem.

Chữ " bảo" này mang theo một hương vị mệnh lệnh khiến cho Thôi Sinh nghe xong lập tức tức giận.

Ngươi chỉ là một lão già ngũ thể không đầy đủ, hôm nay bị đày tới điền tran còn dám chạy tới ra lệnh cho các ông sao?

Cho nên hắn liền ném thư lên trên bàn, sau đó đi tầm hoan tán nhạc, không hề để tâm.

Mà Thôi Đạo Lâm trở về thì đã uống say mèm, ngày hôm sau tỉnh lại, Thôi Đạo Lâm không nhắc nên hắn cũng không lưu ý.

Về sau Thôi Đạo Lâm sai người quét dọn bàn học, thấy phong thư kia cũng ném vào sọt rác.

Tóm lại phủ tử của Thôi Đạo Lâm trong thời gian ngắn tiếp theo không dám khoa trương nữa.

Ngôn Khánh cảm thấy hơi tiếc, không thể nhân cơ hội này khiến cho Thôi gia phụ tử bị rơi đài, về sau nhất định bọn họ còn gây thị phi. Tuy nhiên hắn cũng hiểu rõ, muốn cho Thôi gia phụ tử rơi đài không phải là điều đơn giản như vậy, có Thôi phu nhân ở đó, rất khó thành công.

Tạm thời nhẫn nại một chút.

Dù sao thời gian còn rất dài, tuổi của Trịnh Ngôn Khánh còn nhỏ, còn rất nhiều thời gian tìm ra đấu pháp với phụ tử Thôi Đạo Lâm.

Hơn nữa hắn cũng chẳng muốn tìm phụ tử Thôi Đạo Lâm kia, bởi vì Trịnh Thế An sau khi trở về nói cho hắn biết là hắn sắp đi học rồi.

- Hột Đậu Lăng. danh tự này hình như là tên của người hồ, Lạc Dương có gia tộc này sao?

Trịnh Thế An cười nói:

- Tại sao không có, Dòng họ Hột Đậu Lăng này đích thật là dòng họ của người hồ, thời Bắc Ngụy, Ngụy Hiếu đế dời ba mươi tám họ về định cư ở Lạc Dương xong, Hột Đậu Lăng đã đổi thành họ Đậu, con đã hiểu rõ chưa?

Họ Đậu?

Trịnh Ngôn Khánh thất thanh nói:

- Chính là họ của An phong quận công.

Trịnh Thế An gật đầu đồng ý.

Họ Đậu này đúng là họ của người hán.

Từ lúc Triều Hán bắt đầu, họ Đậu phân chia làm Thanh Hà Tân đậu và Bình Lăng đậu, hiện lên không ít nhân vật nổi danh.

Trong năm Tây Hán, vợ của hán đế Lưu Hoằng chính là người họ Tân đậu, là thái hậu của hán vũ đế, về sau ca ca của Đậu thái hậu là Đậu Trường Quân chết sớm, con của hắn là Đậu Bành Tổ được phong làm Nam Bì hầu, mà đệ đệ của thái hậu là Đậu Thiếu Quân thì phong làm Chương Võ hầu, cháu trai của Đậu Thiếu Quân là một nhân vật cực kỳ nổi danh, đã làm tới chức Ngụy Kỳ hầu, Đậu Anh.

Thời kỳ Đông Hán, họ Đậu đã nổi danh với danh thần Đậu Dung.

Đậu Dung có đứa cháu gái là hoàng hậu của hoàng đế Đông Hán, mà cha của vị hoàng hậu nà lại là đại tướng đương thời Đậu võ.

Sau đó bị hoạn quan làm hại, Đậu Võ vì thân phận ngoại thích mà bị tru sát, toàn bộ tộc nhân họ Đậu phải lưu lạc bên ngoài, trở thành tổ tiên của Hột Đậu Lăng Thị. Sở dĩ chuyển thành Hột Đậu Lăng là để tránh bị uy hiếp.

Mãi tới lúc Ngụy Hiếu Đế dời đô về Lạc Dương, người hồ định cư tại Sông Lạc, Hột Đậu Lăng mới khôi phục lại họ Đậu tổ tiên của mình.

An Phong quận công theo lời của Trịnh Ngôn Khánh là một đại nhân vật.

Người này chính là Đậu Vinh, cũng là nhi tử của Đậu Thiện, thuở nhỏ giao hảo cùng với Dương Kiên, từng được phong làm tước tướng quân. Vợ của Đậu Vinh chính là tỷ tỷ của Dương Kiên cho nên khi Tùy Đế Dương Kiên cướp Bắc Chu, Đậu Vinh kiên định ủng hộ Dương Kiên.

Nhớ năm đó, Hột Đậu Lăng trở về có tổng cộng năm huynh đệ.

Lão Tam Đậu Nhạc, Lão Tứ Đậu Thiện, Lão ngũ Đậu Sí, đều mang về chiến công hiển hách cho nên đời sau xưng hô Đậu Thị là Tam Tổ Phòng. Con của Đậu Nhạc chính là Đậu Nghị. Mà con gái của Đậu Nghị lại càng nổi danh, đã gả cho Đường Cao Tổ Lý Uyên, sau này trở thành Thái Mục hoàng hậu. Đương nhiên lúc này Đậu gia chỉ nổi tiếng vì một chi của Đậu Vinh. Tuy nhiên Đậu Vinh hiện tại đã chết, con của hắn là Đậu Kháng đang đảm nhiệm chức U Châu tổng quản, cũng là một nhân vật có thực quyền.