- Ha ha. Chúng ta không thể đánh đồng thành phố Đồng Lĩnh và khu Phong Châu được. Khi nãy, Vụ trưởng Dư cũng đã nói rồi. Nếu đưa ra được điểm điểm đặc sắc nào thì có thể sẽ cân nhắc.
Thành phố Đồng Lĩnh chúng tôi là một trong chín cố đô lớn của Trung Quốc. Về mặt nhân khẩu, chúng tôi cũng đứng thứ hai toàn tỉnh Tấn Lĩnh. Đồng Lĩnh cũng là một trong những thành phố trung tâm của khu vực Hoa Bắc, là cái nôi sản xuất nguồn năng lượng lớn của đất nước, là thành phố có tầm ảnh hưởng tới quốc tế, được mệnh danh là "cố đô điêu khắc của Trung Quốc" là "cái nôi sản xuất than đá của Trung Quốc".
Hơn nữa quanh Đồng Lĩnh còn có sáu nhà máy điện lớn, đã bước đầu hình thành "vòng điện lực" Đồng Lĩnh, lấy Đồng Lĩnh làm trung tâm.
Mục đích xây dựng đường cao tốc Kinh Ngân là gì? Tất nhiên là để thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Tấn Lĩnh, tỉnh Tam Tần và khu tự trị Hồi Ninh.
Đường cao tốc Kinh Ngân đi qua tỉnh Tấn Lĩnh, nếu đến cả thành phố thứ hai của Tấn Lĩnh cũng không xem xét để đưa vào thì con đường cao tốc ấy còn thúc đẩy cái gì nữa.
Đặt bốn triệu dân Đồng Lĩnh ra bên ngoài thì làm sao có thể phát huy tác dụng thúc đẩy kinh tế Tấn Lĩnh, đẩy nhanh tốc độ nâng cao đời sống của người dân?
Diệp Phàm cũng phản bác lại một cách thấu tình đạt lí.
- Nếu như việc xây dựng giao thông xem xét được một cách toàn diện mọi mặt thì đã không còn gọi là cao tốc Kinh Ngân nữa rồi mà phải gọi là cao tốc Tấn Lĩnh của các cậu. Nói về mặt đầu tư, người ta không thể mất nhiều tiền oan đến như vậy được.
Nếu đi qua cả thành phố Đồng Lĩnh mà chỉ mất thêm ba bốn kilomet thì còn có thể cân nhắc được. Mấu chốt là khoảng cách với thành phố các cậu lớn quá.
Không thêm bốn năm chục kilomet thì không được. Xây dựng thêm vào thì tăng thêm bao nhiêu kinh phí. Mà riêng dự án đường cao tốc khởi công, chiều dài cũng là bốn năm mươi kilomet rồi.
Việc này cũng giống như là xây dựng thêm một đường cao tốc khác. Cái mà Bộ giao thông xem xét là đại cục cả nước chứ không thể chỉ phục vụ riêng cho một mình thành phố Đỗng Lĩnh được. Nguồn truyện: Truyện FULL
Tôi đã nói rồi, toàn tỉnh Tấn Lĩnh nằm trên vùng đường cao tốc đi qua thì còn có thể xem xét thỏa đáng nhưng phạm vị điều chỉnh không thể lên đến mấy chục kilomet được.
Dư Ái Quốc thực sự cạnh tranh với Diệp Phàm.
- Ha ha. Được rồi, chúng ta ăn đi thôi. Trên bàn rượu không bàn tới công việc nữa.
Đúng lúc đó Chu Tiến Phong cười nói, sau đó ông ta lại thêm một câu:
- Tuy nhiên thì vị trí của Đồng Lĩnh với tỉnh Tấn Lĩnh là vô cùng quan trọng. Bộ giao thông sẽ cân nhắc dến kiến nghị của đồng chí Diệp Phàm. Nhưng cứ nói trước với cậu vậy thôi chứ khả năng cũng không lớn đâu. Mấu chốt là ở chỗ đầu tư.
Những lời nói của Chu Tiến Phong không dễ khiến người khác phải để ý nhưng những người ngồi ở đó đều là những kẻ lõi đời. Họ đều nhận ra, Thứ trưởng Chu đã có chút dao động rồi.
Hơn nữa hình như ông ta còn mở đường cho Diệp Phàm, tức là nếu như có thể giải quyết được khâu đầu tư thì việc để cao tốc Kinh Ngân qua Đồng Lĩnh vẫn có khả năng.
Sau khi ăn cơm xong, Diệp Phàm và Bí thư La đến một phòng khách nhỏ ở bên cạnh.
- Đã có việc gấp thì anh cứ trực tiếp nói luôn đi. Sắp đến giờ vào làm rồi, đừng nói chuyện phiếm nữa.
Bí thư La ra hiệu cho Diệp Phàm ngồi xuống chiếc ghế sofa đối diện rồi nói thẳng.
- Bí thư La, ông xem một chút các tài liệu này.
Diệp Phàm lấy từ trong chiếc cặp da ra các tài liệu mà Điền Sơ Nhất và Tề Chấn Đào đã kí.
- Nếu không phải là văn kiện hay tài liệu chính thức gì thì anh cứ trực tiếp nói ra đi.
Bí thư La khoát tay nói.
- Tuy đây không phải là tài liệu chính thức nhưng tôi đã báo cáo lần lượt theo các cấp, còn có cả chỉ thị của lãnh đạo các bên phân quản. Tất nhiên là nếu như Bí thư La không có thời gian rảnh thì tôi đành phải báo cáo trực tiếp lại rồi.
Diệp Phàm nói.
- Đưa cho tôi xem.
Vừa nghe đến đây, La Khảm Thành đã vội giơ tay nhận các tài liệu có liên quan đến dự án nhiệt điện với vốn đầu tư năm tỉ của tập đoàn điện lực Viễn Đông.
Lúc đầu La Khảm Thành còn có chút tùy tiện, sau đó ông ta bắt đầu xem một cách cẩn thận. Xem hết tệp tài liệu đó cũng mất đến hơn nửa tiếng đồng hồ.
Ông ta gọi thư kí riêng vào dặn dò rồi nói:
- Thành phố Đồng Lĩnh các anh có bao nhiêu phần trăm khả năng có thể giành được một dự án lớn như thế này? Theo những phân tích trên tài liệu thì thành phố các anh không nắm ưu thế. Nếu như là tôi thì có lẽ cán cân lựa chọn sẽ nghiêng về phía nam rồi. Tất nhiên điện phát ra thì phải bán lấy tiền. Nếu không có lợi nhuận lớn thì người ta làm sao có thể đồng ý?
- Bí thư La cũng biết đấy,có lời này tôi không biết có nên nói ra hay không?
Diệp Phàm bắt đầu hỏi một cách thăm dò.
- Chỉ cần có liên quan đến dự án này, có yêu cầu gì anh cứ nói thẳng ra. Đồng chí Diệp Phàm ạ, một dự án năm tỉ không phải là trò chơi. Những lợi ích mà nó mang đến tạm thời các anh không thể thấy hết ngay được. Chỉ cần các yêu cầu đó không quá đáng thì Tỉnh ủy sẽ cân nhắc, xem xét thêm.
La Khảm Thành đáp lại. Tất nhiên ông ta sớm đã nhìn ra ý của Diệp Phàm rồi.
- Người Trung Quốc chúng ta trước nay trọng tình nghĩa. Dù vẫn nói là công việc và tình cảm cá nhân phải rạch ròi nhưng làm sao mà phân rõ ràng ra được. Có một số việc luôn gắn chặt với vấn đề tình cảm. Vì thế tôi cần một người từ Bí thư La.
Diệp Phàm nói. Hắn đang từng bước thăm dò, nhằm chuẩn bị giới thiệu Kiều Hà.
- Cần ai?
La Khảm Thành hỏi với vẻ mặt nghiêm túc.
- Đó là Phó chủ nhiệm Kiều Hà bên ban tổng hợp của văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng chí ấy là một cán bộ chính thức, có năng lực tốt mà thời gian làm việc chính thức cũng đã ba năm rồi.
Diệp Phàm trả lời.
- Mục đích cần anh ta của anh là gì?
Bí thư La hỏi.
- Tôi nghĩ, nếu anh ta có thể đến Đồng Lĩnh phục trách việc giành dự án nhiệt điện lần này thì chúng ta đã nắm thế chủ động rồi.
Diệp Phàm nói.
- Một cán bộ chính thức thì làm gì có khả năng làm việc đó. Anh ta thì có liên quan gì đến dự án nhiệt điện này?
La Khảm Thành sớm đã ngầm đoán ra tuy nhiên ông ta còn muốn khẳng định lại một chút.
- Chẳng giấu gì bí thư La, phó tổng giám đốc Kiều Chính Hòa của tập đoàn điện lực Viễn Đông chính là cha của đồng chí Kiều Hà.
Diệp Phàm đã lật ngửa cả ván bài.
Hắn ta lại nhìn Bí thư La, đoạn nói tiếp:
- Các tài liệu liên quan này thực chất là tôi có được từ chỗ Kiều Hà.
Đây chính là ý tưởng quy hoạch trước kia của tập đoàn điện lực Viễn Đông. Tôi nghĩ, chỉ cần thành phố Đồng Lĩnh chúng ta hành động trước, chọn ra được địa điểm tốt chuẩn bị tốt các điều kiện cơ bản như điện nước, đường xá thông thoáng.
Thì có thể khiến cho các chuyên gia khảo sát của tập đoàn điện lực Viễn Đông cảm thấy thuyết phục một chút. Hơn nữa lại hợp với ý của bọn họ.
Cứ như vậy, có lẽ có thể cứu vãn được việc so sánh các ưu thế giữa thành phố Đồng Lĩnh chúng ta và các thành phố ở phía nam. Lại thêm sự tác động của phó tổng giám đốc Kiều, tôi hoàn toàn tự tin với việc giành dự án này về.
Hơn nữa quanh Đồng Lĩnh còn có sáu nhà máy điện, đã hình thành quy mô "vòng tròn điện".
- Như vậy thì khác nào các anh đang đánh cược. Cho dù có được sự giới thiệu của đồng chí Kiều Chính Hòa, các anh cũng không thể nói là nắm chắc được chín trong mười phần. Anh đã có sự chuẩn bị tâm lí này chưa?
Bí thư La trầm ngâm hỏi lại.
- Trên đời này rất hiếm có việc nào có mười phần mà nắm chắc đến chín phần. Tôi sẽ cố gắng dẫn dắt Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Lĩnh và các cán bộ khác nhiệt tình hoàn thành tốt việc này.
Công việc trước mắt tôi đã sắp xếp cho hai đồng chí là Trưởng ban thư kí Thành ủy Mễ Nguyệt và ủy viên Thành ủy,Bí thư Thành ủy thành phố Chương Hà là Vương Long Đông phụ trách việc tìm hiểu rồi.
Theo báo cáo của đồng chí Vương Long Đông thì một vùng gọi là Ngưu Gia Bình, cách mỏ than Hải Sơn của thành phố Chương Hà không xa, rất thích hợp để xây dựng nhà máy nhiệt điện.
Đồng chí Long Đông rất có trách nhiệm với công việc. Khi việc này còn chưa có chút manh mối nào, đồng chí ấy đã lập tức hành động, suốt đêm vào tận trong tỉnh để mời các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến xem khu vực đó trước.
Các chuyên gia cho rằng địa điểm này không có vấn đề gì lớn cả. Còn về vấn đề giao thông thì khi nãy tôi kiên quyết xin Thứ trưởng Chu chính là vì muốn để đường cao tốc Kinh Ngân đi qua thành phố Chương Hà.
Nếu như có thể xây dựng được một đầu mối giao thông gần Ngưu Gia Bình thì chẳng phải điều kiện giao thông thuận lợi sẽ càng có sức thuyết phục hơn cho dự án nhiệt điện sao.
Diệp Phàm nói.
- Anh chọn Ngưu Gia Bình cách mỏ than Hải Sơn không xa, có lẽ là muốn tận dụng mỏ than Hải Sơn để làm nguyên liệu sản xuất điện?
La Khảm Thành quả thực không dễ qua mặt. Ông ta đã nhìn thấu được cả những tình tiết nhỏ trong lời Diệp Phàm.
- Bí thư La quả là nhạy bén. Quả thực tôi có ý định đó. Một khoản đầu từ lớn năm tỉ cho dự án nhiệt điện
Theo như Kiều Hà nói thì tập đoàn điện lực Viễn Đông phải chi ra 2,6 tỉ vì họ phải khống chế cổ phần. còn lại 2,4 tỉ thì phía Đồng Lĩnh chúng ta phải tự liên hệ với các đơn vị doanh nghiệp để góp cổ phần.
Bên chính quyền chắc chắn là sẽ góp cổ phần theo một hình thức nào đó nhưng số cổ phần đó không lớn. Hi vọng chính vẫn là bên phía các doanh nghiệp.
Tôi không sợ lời ra tiếng vào, cũng không sợ người ta nói này nói kia. Tập đoàn đầu tiên tôi nhắm được chính là tập đoàn khai thác mỏ Thiên Mộc.
Thực lực của tập đoàn này tôi không cần phải nói thêm nữa. Bí thư La cũng đã nghe nói, việc lần trước chúng ta đoạn tuyệt quan hệ với họ may thay bây giờ đã hòa giải rồi.
Vì thế chỉ cần họ có thành ý, chuyện rút ra hơn một tỉ không thành vấn đề. Hơn nữa, than đá của tập đoàn họ chúng ta hoàn toàn có thể nhập vào.
Đến lúc đó, về vấn đề tiền mặt còn có thể thương lượng trước với nhau để vay một chút. Cứ như thế các vấn đề về vốn đều có cách giải quyết rồi.
Chỉ cần cổ đông lớn đồng ý thì việc đi tìm các doanh nghiệp nhỏ góp cổ phần không phải là vấn đề lớn nữa.
Diệp Phàm nói luôn về dự định của mình.
- Phía các nhà đầu tư cho dự án nhiệt điện khá là khó tìm. Ví như tập đoàn khai thác mỏ Thiên Mộc, khả năng họ sẽ đầu tư là bao nhiêu?
Mặt khác, nhu cầu điện của Tấn Lĩnh cùng đang giảm dần. Sản lượng của các doanh nghiệp nhiệt điện tăng, đầu tư vào các doanh nghiệp này giảm xuống, dẫn đến hậu quả trực tiếp là tốc độ của dự án sẽ chậm lại.
Mặt khác, nếu mưa nhiều thì nguồn điện từ thủy điện sẽ tăng nhanh, các công ti trong mạng lưới điện sẽ giảm bớt mạng lưới nhiệt điện thì lợi nhuận của các doanh nghiệp nhiệt điện sẽ bị giảm xuống.
Hơn nữa việc Bộ bảo vệ môi trường rà soát các dự án tiêu hao nhiều năng lượng, sản sinh nhiều nước thải, gây ô nhiễm mô trường ngày càng chặt chẽ sẽ khiến cho việc thẩm định dự án nhiệt điện gặp nhiều khó khăn.
Anh đã cân nhắc các vấn đề này hay chưa?
Bí thư La hỏi vặn lại Diệp Phàm.
- Vấn đề thì rất nhiều, áp lực cũng vô cùng lớn nhưng về mặt lợi ích thì một dự án như vậy trên thành phố Đồng Lĩnh sẽ đem lại rất nhiều.
Dù sao thì thành phố Đồng Lĩnh cũng cách một thành phố lớn như Kinh Tân rất gần. Nhu cầu điện của các thành phố lớn như vậy khá là nhiều.
Hơn nữa nguồn nguyên liệu của Đồng Lĩnh cũng không phải tốn nhiều chi phí vận chuyển. Đây chính là một ưu thế rất lớn.
Hơn nữa thành phố Đồng Lĩnh chúng ta có kinh nghiệm thực hiện các dự án nhiệt điện và cũng đã bước đầu hình thành "vành đai điện lực". Về cơn bản chúng ta có ưu thế.
Còn về việc thẩm định dự án thì chỉ cần các điều kiện của chúng ta đầy đủ, tất nhiên là phải thêm sự linh động của chúng ta. Mặt khác, Bí thư La cũng hi vọng tôi có thể biến Đồng Lĩnh thành một thành phố Ma Xuyên thứ hai.
Chính vì hi vọng này của bí thư La mà tôi phải cố gắng hoàn thành việc này. Đồng Lĩnh không chỉ cần nguồn tài nguyên thiên nhiên để khai thác mà việc sử dụng, khia thác thế nào cho hợp lí cũng cần được quy hoạch.
Mà mục tiêu của tôi cũng đã thay đổi rồi. Thu hút đầu tư, phát triển chủng loại sản phẩm của các doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình các doanh nghiệp, tăng lợi nhuận từ sản phẩm mới là khuynh hướng phát triển chính của thành phố Đồng Lĩnh.
Về việc này tôi tự tin để nỗ lực một phen.
Diệp Phàm trả lời với thái độ rất kiên quyết.