Cùng lúc đó, các chiến tuyến đều mở ra chiến sự. Trừ Tiểu Bái thủ thành khá là vất vả ra, tình hình chiến đấu ở nơi khác thì đúng như hắn dự đoán, tiến triển cực kỳ thuận lợi.
Yến Minh canh giữ Cửu Lý Sơn, phát hiện đã có kẻ địch canh gác, gã không nóng lòng liều lĩnh. Tuy đối phương thường tiến đến khiêu chiến nhưng gã làm theo lời Trương Lãng, vẫn là dựa núi đóng trại, chiếm lĩnh nơi trọng yếu, không thèm để ý đối phương khiêu khích, chỉ phòng thủ chứ không tấn công. Hơn nữa đêm đêm nổi trống ba lần, Tào binh vừa ra trận là sẽ ngừng, quay về trại nghỉ ngơi chưa được vài phút là lại đánh trống nữa, khiến Tào binh nghi thần nghi quỷ, khổ không thể tả.
Lý Điển, Nhạc Tiến, Hạ Hầu Uyên lĩnh bốn vạn quân đội, vừa tiến vào lãnh địa Đằng quận chưa tới mười dặm thì chẳng ngờ binh Từ Châu đã trước một bước, bị Thái Sử Từ và Tàng Bá liên tục thiết kế phục kích, tổn thất không nhỏ. Tào quân muốn xuất chiến thì Thái Sử Từ né, Tào quân nhổ trại muốn tiến bắc thì binh Tàng Bá tìm đến. Hai quân như chơi trò trốn tìm, binh Từ Châu núp, Tào quân kiếm. Điều này khiến Hạ Hầu Uyên nóng nảy như giẫm phải lôi, ra lệnh binh sĩ lấy tốc độ cao nhất tiến lên. Kết quả đi đường không rành địa lý, thường trúng mai phục, còn bị cướp trại, đại quân tiến lên rất chậm.
Có Thái Sử Từ và Tàng Bá bảo vệ, vợ chồng Cao Thuận không chút lo lắng bắt đầu dốc sức tấn công Lỗ quốc dồn dập, tranh thủ thời gian ngắn nhất đánh vỡ thành trì, sau đó tiến thẳng Đông quận. Lỗ quốc tuy có năm ngàn thủ binh, lại có đại tướng canh gác, nhưng trong thế công như gió táp mưa sa của Cao Thuận thì lung lay sắp đổ, suốt đêm sai người báo nguy hướng Phong quận.
Đến đây thì mọi người hiểu tại sao Trương Lãng chỉ để lại mình Cao Thuận canh gác quận Lang Gia quan trọng, càng yên tâm việc gã đánh hạ được Lỗ quốc.
Kỳ thực Trương Lãng có hiểu về sách sử cho nên mới to gan dám dùng Cao Thuận. Bàn về năng lực chỉ huy, gã ở dưới tay Lữ Bố lĩnh binh làm đại tướng một phương, thuộc hạ bảy trăm ‘xông vào doanh địa địch’ ‘mỗi lần công kích không lần nào không phá được’. Kiến An năm thứ ba, Lữ Bố và Lưu Bị bất hòa, sai Cao Thuận chỉ huy đại quân công kích quân Lưu Bị ở Tiểu Bái. Dù có hai tướng Quan và Trương cũng không thể ngăn cản gã ‘xông vào trận địch’, đại bại mà đi. Cao Thuận chiếm lĩnh Tiểu Bái, tiếp theo đánh bại đại tướng hàng đầu thuộc hạ của Tào Tháo là Hạ Hầu Đôn thống lĩnh viện quân Tào binh. Bàn về võ lực, Hạ Hầu Đôn trước khi nhổ mắt nuốt vào bụng từng cùng Cao Thuận đánh bốn, năm mươi hiệp.
Gã không chỉ có thế thôi, còn nghĩa dũng song toàn, trung tâm không tòng hai danh tướng. Gã sống thanh liêm, sinh hoạt đơn giản, giỏi về khắc chế, theo Lữ Bố ra sống vào chết. Kiến An năm ba, Tào Tháo đông chinh Lữ Bố, vây thành ba ngày. Lữ Bố bị chúng bạn xa lánh, các tướng mở thành đầu hàng, trong đó bao gồm cậu em vợ mà Lữ Bố tin tưởng nhất, Ngụy Tục. Sau khi Lữ Bố bị bắt, Trương Liêu thấy đại thế đã mất, dẫn theo bộ hạ đầu hàng, Tàng Bá một mình chạy trốn. Cao Thuận thì bị hàng tướng sở phu, Lữ Bố nhiều phen khất mệnh, Trần Cung anh dũng hy sinh, trước đó nhớ thương mẹ già vợ con. Cao Thuận lúc bị Tào Tháo gặn hỏi, không nói một lời dứt khoát hy sinh.
Trương Lãng đối với vị danh tướng cuộc đời ngắn ngủi, lý tưởng không thành, tuổi trẻ chết sớm rất là thương tiếc, muốn cho gã một võ đài lịch sử hoàn toàn mới, để gã ở trong tay hắn phát huy tài hoa, tung hoành thiên hạ.
Lại nói Tào Tháo thấy các mặt chiến tuyến có tiến triển không như mong đợi, vô cùng tức giận, cùng thuộc hạ binh sĩ dốc sức không chia ngày đêm công thành. Y sai Lý Điển, Nhạc Tiến ngừng tấn công Đằng quận, cố hết sức viện trợ Lỗ quốc. Để cho Hạ Hầu Uyên lĩnh một vạn tinh binh ngăn chặn Thái Sử Từ. Còn vấn đề Cửu Lý Sơn thì Tào Tháo suy nghĩ nửa ngày, sau đó trong sự khó hiểu của các quân sư mưu sĩ, ra lệnh cho đội quân Mao Giới nửa đường đổi mục tiêu, cùng Vu Cấm đi trấn thủ Cửu Lý Sơn. Y hiểu là Trương Lãng sai binh đến Cửu Lý Sơn, ngày chỉ phòng thủ chứ không tấn công, hàng đêm nổi trống là chuẩn bị tê liệt thủ binh Cửu Lý Sơn, sau đó nhân lúc họ thả lỏng thì đại quân xông lên giết, cho nên y phải tăng thêm quân canh gác Cửu Lý Sơn mới được.
Lý Điển, Nhạc Tiến dẫn hai vạn binh vội vàng chuẩn bị bắc tiến Lỗ quốc, nhưng ở nửa đường bị một vạn binh Từ Châu của Thái Sử Từ bám dính không tha. Chiến không được, mà không chiến cũng không được. Tào Binh bị ép giao đấu ba, năm phen, có thắng có bại. Dù là thắng hay bại thì Thái Sử Từ đã đạt tới mục đích rồi. Tào quân bất đắc dĩ, chỉ đành sửa đi đường vòng tới Nhâm thành. Hạ Hầu Uyên và một vạn Tào binh thì bị Tàng Bá chắn ở tại Đằng quận, không thể tiến nửa bước.
Sau khi chặn Tào quân mãnh liệt công thành một tuần thì Tiểu Bái bắt đầu biến dạng. Trên tường thành khắp nơi đều gập ghềnh, vô số máu tươi nuộm vách đá thành màu đỏ sậm, khắp nơi là dấu hằn do cung tên tạo thành, tàn phá rách nát. Dưới thành thi thể chồng chất thành núi. Thủ quân Tiểu Bái từ tam vạn bốn ngàn giảm mạnh còn khoảng hai vạn năm ngàn người. Mà bên Tào Tháo cũng trả cái giá cực đắt. Trong chiến dịch này chết gần hai vạn, người bị thương vô số. Do đó có thể thấy trận chiến này thảm khốc tới trình độ nào.
Lúc này Dương Dung lĩnh mấy trăm binh sĩ không có sức chiến đấu tại trên đường Tiểu Bái, trong khi dân chúng bất an và sợ hãi, lấy cách tuyên truyền chiến tranh của thế kỷ hai mươi mốt, khiến dân chúng trong thành biết trận này liên quan đến an toàn mạng sống của mười vạn cư dân trong thành, động viên mọi người. Dân chúng sớm nghe nói Tào quân sau khi được thành thì sẽ đồ sát, không bằng trên dưới một lòng, đoàn kết. Đại gia tộc địa phương thỉnh thoảng ra lệnh thực khách của mình trợ trận, hơn nữa trên trí trăm họ, dưới trí hương dũng, hễ là trai tráng thì đều tòng quân. Còn phụ nữ trẻ em người già, tuy không thể ra tiền tuyến nhưng ở hậu phương làm việc cứu viện, bổ sung.
Trương Lãng chẳng những phải ngày đêm tranh đấu ở tiền tuyến, còn cùng binh sĩ ăn cùng mâm, thật là rất mệt mỏi. Hắn tùy tiện tìm chỗ ngủ, tuyệt không bởi vì mình là tướng lĩnh ba quân mà khiến bản thân có đãi ngộ tốt hơn. Chính bởi vì Trương Lãng đối xử với binh sĩ ngang hàng với mình, cho nên binh Đan Dương Từ Châu trên dưới một lòng, sử dụng thì nhanh nhẹn như cánh tay, ra sức giết địch, kiên quyết tử chiến đến cùng.