thì nói đại họa đến rồi, mau mau trở vào động, liền dạy tiểu đồng khóa cửa động lại,
rồi hóa phép niêm phong cửa động. Lý Tòng thấy thầy lật đật trở vào, mặt mày thất
sắc, bèn nói rằng: "Chẳng hay có việc chi mà thầy kinh sợ, phải đóng cửa động như
vậy?".
Tôn Tẫn nghe hỏi, than dài một tiếng nói rằng: "Đệ tử không rõ: Vì nước Tần
đang đánh phá Dịch Châu, Tôn Yên đến nước Tề cầu cứu, thì nó biết Viên Đạt, Lý
Mục không phải là người đối thủ của Vương Tiễn, nên trước mặt vua Tương Vương
năn nỉ muốn đến ra mắt thầy, nhân vì lúc thầy từ biệt về núi, thì có để lại một phong
thơ cho quốc sư là Bốc Thương, vả chăng va là người hiền lương, ai ai cũng đều cung
kính, lúc nọ thầy có ý muốn độ cho va về cõi tiên, nên để phong thơ lại, ngày sau va
tỉnh ngộ, tới đây mà tìm ta, không dè tình cờ gặp việc như vậy, mà trở lại mắc lấy
họa căn, nay Bốc Thương cùng Tôn Yên đến núi Thiên Thai, đốc thỉnh thầy xuống
núi, song thầy tưởng đến cái cừu cha anh, và thù của thầy trò, thì lẽ đâu không trả
đặng, nguyên Vương Tiễn vốn là cửu thiên ứng ngươn lôi thanh phổ hóa thiên tôn
giáng thế, học trò của Hải Triều thánh nhơn ở nước Ảo Ly, động Vân Quang, vả lại
nó vâng chỉ Ngọc đế, và phật điệp, phò tá Thủy Hoàng gồm thâu sáu nước, mà nay
nước Yên khí số hết rồi, dẫu có tài phép hơn trời đi nữa, cũng không cứu đặng. Nếu
cho Tôn Yên vào thì ắt bị nó khóc lóc năn nỉ, làm cho ta phải quyến luyến xiêu lòng,
bỏ núi xuống chốn hồng trần, mà khai sát giới, ắt là tai họa chẳng nhỏ, nên phải
niêm phong cửa động, lánh cơn tai nạn".
Lý Tòng nói: "Nếu mà bọn nó tới đây thì có lẽ nào kiếm không đặng cửa động,
như kiếm đặng ở ngoài gõ cửa om sòm, thì mình làm sao mà không mở". Tôn Tẫn
nói: "Thầy đã ra phép dùng mây trắng che bít cửa động bọn nó biết đâu mà tìm
đặng". Lý Tòng nghe rồi, miệng tuy chẳng nói, trong lòng nghĩ thầm rằng: "Rất
chướng cho lão đạo sĩ này, cái cừu của cha anh, cùng học trò, mà chẳng trả, trở lại
khoe khoang lỗ miệng doạ người, ngày thường làm việc chi thì không làm cứ khoe
rằng: "Có tài hay lên trời đổi mặt nhựt, hôm nay sánh với một tên tướng Tần là
Vương Tiễn mà khiếp sợ, chẳng dám xuống đánh, thôi ta chẳng nghe theo lão, hễ có
người đến gõ cửa thì mở ra cho hắn vào, coi thử lão làm sao cho biết". Nghĩ rồi bèn
bước xuống Tam Thanh điện đi tuốt.
Nói về núi Thanh Bạch, động Nhàn Am, có vị chơn nhơn, họ Mao tên Toại, sanh
ra hình dung ngũ đoản (là tay ngắn, chân lùn, mình cụt, cổ thấp, đầu nhỏ) tướng đi
như ngỗng, chân bước như vịt, mắt vàng, mày đỏ, tánh tình khôn khéo, tay chân
nhanh lẹ, nguyên đời xuân thu đắc đạo thành tiên, thường chơi bời kết thân với
Mạnh thường quân là Điền Văn, bảo hộ Mạnh thường quân ba phen qua nước Sở,
trộm áo hồ cừu, cứu Mạnh thường quân, và lại nơi ải Kê Minh, giả tiếng gà, gạt mở
cửa ải làm cho Mạnh thường quân ra khỏi cửa ải rồi, bỏ hồng trần, lên núi tu tiên,
đến sau tới núi Thiên Thai kết làm anh em với Tôn Tẫn, lúc nọ Bàng Quyên dùng
đinh đầu đầu thất tiễn thơ làm hại Tôn Tẫn, cũng nhờ va cướp lấy hình nhân bằng
cỏ, cứu khỏi Tôn Bá Linh (là tên chữ Tôn Tẫn), đến sau Nhạc Nghị đầu Yên, đem
binh đánh Tề, Huỳnh Bá Dương xuống núi, lập ra cái trận kêu làÂm Hồn trận, cũng
nhờ có va cứu Tôn Tẫn. Ngày kia ở trong động Nhàn Âm, đọc sách xong rồi, chẳng
có việc chi, xảy nhở đến núi Thiên Thai, bèn dạy tiểu đồng mở cửa động, mình cỡi
trên mây nhắm núi Thiên Thai thẳng tới, đến trước núi, bay xuống, xem thấy cửa
động mây trắng phủ che, thì nghĩ thầm rằng: "Tam ca ngày nay không có ở trong
động chẳng biết đi đến động nào, vậy ta tới động khác rồi sẽ trở lại". Bèn cỡi mây đi
tuốt.
Nói về Bốc Thương của Tôn Yên, dẫn vài mươi gia tướng, ra khỏi Đông môn,
nhắm phía sau thẳng tới, đi luôn bảy ngày vào quán nghỉ ngơi. Bốc Thương bèn lấy
thơ Tôn Tẫn để lại, giở ra xem thấy có đề ít hàng chữ nhỏ như vầy:
Muốn tới núi Thiên Thai,
Phía Động năm trăm dặm,
Giai cảnh thiệt tên làng,
Qua Tây Bắc thăm thẳm,
Đi luôn đôi ba ngày,
Thấy rừng tòng như cặm,
Khỏi rừng có cái cầu,
Qua cầu tua vịn nắm,
Gặp cội phải trở quanh,
Đường Thiên Thai xa lắm.
Bốc Thương cùng Tôn Yên xem thấy rất mừng, bèn kêu tên quân đến hỏi rằng:
"Chẳng hay gần đây chỗ nào, kêu là làng Giai cảnh chăng?". Tên quân bẩm rằng:
"Cách đây sáu chục dặm kêu là Giai cảnh thôn, thuộc về Đông Tề ta cai trị, nơi ấy
sơn minh thủy tú, xem chơi vui lắm, tướng gia cùng tướng quân tới đó dạo chơi,
phong cảnh rất đẹp, hôm nay trời đã tối rồi, không đi được, để mai tôi sẽ dẫn đường
cho tướng gia đi". Bốc Thương nói: "Thôi ta chẳng cần mi dẫn đường làm chi, bọn ta
đến đó, không phải du ngoạn đâu, tới nơi đó, rồi lên núi Thiên Thai". Tên quân nghe
nói thì không biết núi Thiên Thai ở chỗ nào, cũng chẳng dám chỉ bày, bèn trở xuống
dọn bàn rượu cơm khoản đãi, hai người ăn uống xong rồi, ngủ nơi quán một đêm qua
ngày thứ ra đi, cứ theo đường tên quân chỉ, đi nửa ngày, vừa đến Giai cảnh thôn, quả
nhiên phong cảnh đẹp đẽ, hai người không lòng xem chơi, tìm nhà vàonghỉ, cho ngựa
ăn uống, rồi coi theo trong thơ mà đi, ngày đêm dong ruỗi bỗng thấy hòn núi tòng
rậm sum suê, hai người dẫn gia tướng đi ngang qua núi ấy, quả nhiên u nhãn, thiệt
khiến cho người vui vẻ tấm lòng, dường như đi sông biển, tiếng sóng vang tai, đi
hơm nửa ngày, qua vừa khỏi núi, xem thấy núi cao vòi vọi, đứng sững giữa trời, khắp
núi cỏ cây chẳng có lá úa nhành khô, gió thổi phất qua, tiếng suối cùng tiếng cây
reo như giọng đèn cầm ăn nhịp.
Bốc Thương xuống ngựa ngồi trên hòn đá. Tôn Yên cũng bước xuống ngựa.
Bốc Thương nói: "Từ xưa kẻ ở ẩn, thì nương mình nơi chốn núi non, tuy quý đến bực
Vương hầu, giàu có bốn biển, cũng không dời chí, ta thấy chỗ này rất nên vui vẻ,
khiến cho lòng ta ái mộ, nghĩ lại trong cuộc công danh, thiệt chẳng xiết nỗi nhọc
nhằn". Tôn Yên hỏi rằng: "Chẳng hay chỗ nào cách núi Thiên Thai, còn xa hay
gần". Bốc Thương cười rằng: "Tướng quân, ta đâu biết được, ta cũng chưa từng đi
đến". Tôn Yên nói: "Nếu vậy thì ta chẳng nên ở đây, mà cho trễ nãi ngày giờ, hãy
lên núi Thiên Thai là việc cần kíp".
Bốc Thương bèn lên ngựa ra đi, chưa đặng vài dặm, xem thấy một cây cầu đá
lớn, qua khỏi cầu thì thấy một khoảng đất trống cây tùng vô số, chim kêu thảnh thót,
chẳng thấy dạng người, qua vừa khỏi rừng, có một cái khe nhỏ, trước mặt núi non
chất ngất, chẳng thấy tiều phu, rồi coi trong thư mà đi, giây lâu gặp cây cối, đi quanh
theo đường tắt, lần lần mặt trời đà chen lặng, non núi chập chùng, gió thổi tiếng
nghe như rồng ngâm cọp rống, may vì dưới cây, bóng trăng rọi sáng, xem thấy
đường đi chúng nhân chẳng dám nghỉ ngơi, cứ việc đi hoài. Lúc ấy trời vừa hừng
sáng, ngước mặt xem thấy một tòa núi cao lớn, bốn mùa bông hoa chẳng rụng, hạc
kêu, vượn hú, rông ngâm cọp ré. Thật là:
Tùng xanh liễu tía che trời nắng,
Cây gấm hoa thơm ửng dạng mây.
Chúng nhân lên núi dạo xem phong cảnh, xảy thấy một tấm bia đá, đứng sựng
như vách, có khắc ba chữ Thiên Thai sơn, ai ai cũng đều vui mừng, la: "Tới rồi, tới
rồi". Tôn Yên nói với Bốc Thương rằng: "Chúng ta hãy xuống ngựa, kiếm tìm cửa
động". Rồi chúng nhân phò Bốc Thương đi bộ lên núi, kiếm một hồi lâu, xem thấy
khí mù nghi ngút, chẳng có động phủ, Tôn Yên nói với Bốc Thương rằng: "Ông có
thấy động Thiên Thai chăng?" Bốc Thương nói: "Tôi không thấy, song tưởng lại chỗ
này đã kêu là Thiên Thai sơn, thì ắt có Thiên Thai động tướng quân chớ nên nóng
nảy, vậy bọn ta ra sức tìm kiếm". Nói rồi bèn dẫn chúng nhân đi khắp một vòng nữa,
cũng không thấy cửa động. Bốc Thương vốn là người tuổi lớn, tuy co gia đình vịn đỡ,
song đi giáp một vòng, mệt thở hào hển, cứ nói: "Lạ kỳ, lạ kỳ núi đã tới rồi, làm sao
không thấy cửa động".
Tôn Yên thấy Bốc Thương mệt, đã thở dốc, thìnói rằng: "Lão quốc khanh, hãy
tạm ngồi đây mà nghỉ, để tôi chia nhau tìm kiếm, có khi đi chung một tốp không đọc
kỹ lưỡng chăng?". Bốc Thương nói: "Tướng quân phân rất phải". Rồi Tôn Yên cùng
chúng nhân, chia nhau bốn phía kiếm tìm, giây phút chúng nhân đều tựu về chỗ cũ,
nói rằng: "Nguyên núi này bốn phía, đều là đường xuống dưới chân núi, chớ không
thấy chỗ nào có hang hố chi cả, tuy rằng cao lớn mặc dầu, song núi đứng sững,
chúng tôi bắt từ trên chót mà kiếm tới dưới chân, rồi bắt từ dưới chân mà kiếm lên
chót, cũng chẳng thấy cửa động, đến nỗi một cái hang lớn cũng không có". Lúc ấy
Tôn Yên lòng như dao cắt, chẳng xiết lo phiền, bỗng nghe Ban Báo nói: "Phải rồi a,
có khi núi Thiên Thai khác, còn động Thiên Thai khác nữa chăng, chớ không phải ở
chung một chổ".
Bốc Thương nghe nói cười rằng: "Có lẽ đâu vậy, trong thư nói rõ ràng, hễ đến
núi Thiên Thai thì là động Thiên thai đó, đâu có ở riêng một chỗ khác". Tôn Yên nạt
Ban Báo rằng: "Mi chớ nói xàm, tam thúc ta để thư lại cho Lão quốc khanh, có lẽ
nào đi nói dối sao". Còn đang chuyện vãn, cãi lẫy om sòm, bỗng nghe tiếng trâu
rống, chúng nhân đều sửng sốt. Bốc Thương nói: "Vậy chớ không phải tiếng trâu
rống đó sao? Chắc là trâu của tam thúc ngươi đó, vậy chúng bây hãy đi kiếm một
vòng nữa".
Chúng nhân vâng lệnh ra đi, giây lâu trở lại nói: "Trâu ở đâu không thấy hình
dạng chi hết". Nói dứt lời thì nghe trâu kêu luôn hai tiếng nữa, Bốc Thương nói:
"Quả thiệt là tiếng trâu Bàn đốc Thanh ngưu chẳng sai". Tôn Yên nói: "Đã có tiếng
Thanh ngưu kêu, thì có khi cửa động ở gần đây, làm sao mà tìm kiếm không được".
Bốc Thương ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi nói rằng: "Hể là tiếng kêu trong núi nghe lớn mà
lại xa, chúng ta chẳng cần đi bậy làm chi cho mệt, các người cứ pháp hiệu của
tamthúc, mà kêu lớn thì trong ấy người nghe tiếng, ắt sai ra dắt chúng ta vào, cũng
chưa biết chừng". Tôn Yên nói: "Phải". rồi dạy chúng nhân kêu réo om sòm, tiếng
vang dậy núi.
Nói về Mao Toại, lúc nọ đi tới núi khác chơi rồi, trở lại núi Thiên Thai, đang bay
trên mây, xảy nghe tiếng người réo gọi đạo hiệu Tôn Tẫn liền ngó xuống xem thấy
dưới núi, có một tốp người đi đường và vài mươi con ngựa, trên hòn đá ngồi một ông
già, một người trẻ, ăn mặc đồ quan, trong lòng không rõ cớ chi, mới tính rằng: "Để ta
xuống hỏi thử coi'. Bèn bay xuống đất, nhắm trong nhóm đông người mà đi vào. Lúc
ấy có tên gia nhân, mắt lẹ, ngó thì nói rằng: "Chúng ngươi, hãy coi đó mà coi, trong
núi chạy ra một vật chi chi, rất lạ kỳ, có khi yêu tinh hay là ma quỷ gì đó chăng?".
Có người nói lại: "Vốn là người lùn, chớ không phải yêu quỷ đâu". Tôn Yên nghe
nói quay đầu, quả thấy một người lùn, chạy lăng xăng mà đi lại, trong lòng rất mừng
nói: "Có người đến đây, mình hỏi thăm đường đặng, chúng bây chớ làm cho người
kinh sợ". Còn đang nói thì người ấy đã tớitrước mặt, coi kỹ lại, té ra là một người ăn
mặc đạo phục.
Cặp mắt lộ ra sáng tựa sao,
Mình hơn ba thước kể bề cao.
Áo xanh dày dạn dường mây chói,
Râu tóc còn xanh mặt trắng phau.
Lúc ấy Bốc Thương cùng Tôn Yên bước tới, xá nói rằng: "Chào đạo trưởng tới
đây". Mao Toại cũng xá đáp lễ lại. Bốc Thương hỏi rằng: "Chẳng hay đạo trưởng ở
đâu mà đến đây vậy?" Mao Toại nói: "Vốn tôi trước ở núi này, đi ngang qua đây, vì
muốn kiếm một người anh em bạn, đặng nói chuyện chơi, chẳng hay liệt vị ở đâu
đến đây, có việc chi chăng? Vì làm sao mà kêu réo Tôn Bá Linh như vậy? Có khi ở
trong núi, mất người ấy chăng?"
Bốc Thương nói: "Không phải, tôi là người nước Tề, làm quan Quốc Khanh, tên
Bốc Thương, còn vị này là Hoàng thân nước Yên, cháu Thoại lăng quân, con của
Chánh tổng nhung Tôn Long, vốn là cháu của Quản văn tiên tử ở núi Thiên Thai,
động Thiên Thai, vả chăng ông cha người, cùng với nước Tần giao binh, bị chết nơi
tay Vương Tiễn, nay binh Tần đang vây thành Dịch Châu, cho nên người lãnh thơ
vua nước Yên, qua Lâm Tri cầu cứu, và vâng mạng Yên Đơn côngchúa, đến núi
Thiên Thai, thỉnh Quản văn tiên tử, nguyên vì mười năm trước, Quản văn tiên tử có
để lại cho tôi một phong thơ, dặn rằng: "Ngày sau muốn lên núi Thiên Thai, thì giở
cái thơ ấy ra, sẽ rõ đường đi, nay chúa tôi gởi cho một phong thơ, sai tôi cùng Tôn
tướng quân ra đi, cứ theo phong thơ, đi liền chỗ này, thấy dưới núi có một tấm bia
đá, khắc ba chữ Thiên Thai sơn, tìm kiếm hơn nửa ngày, chẳng thấy cửa động, nếu
đạo trưởng biết xin ra ơn chỉ giùm, tôi sẽ trọng đáp".
Mao Toại nghe nói, trong lòng nghĩ thầm rằng: "Nguyên lại có cớ sự như vậy,
lão cụt chân này, sợ cháu đến mà làm cho mất công, nên dùng mây trắng, phong
niêm cửa động, làm cho nó kiếm tìm không được, song hễ là đúng con người, thì coi
cha mẹ anh em là trọng, nếu người không chịu xuống núi báo thù, thì há chẳng để
tiếng nhơ muôn thuở". Nghĩ rồi bèn đáp rằng: "Té ra liệt vị quý nhân muốn tới núi
Thiên Thai, đặng cố thỉnh Tôn quản văn, vì tôi biết chỗ động Thiên Thai ấy, thôi để
tôi chỉ giùm cho, song không nên nói với ai rằng tôi chỉ đường". Chúng nhân cả
mừng, nói: "Xin vâng theo lời đạo trưởng, song chẳng rõ đi theo đường nào tới
được".
Mao Toại lấy tay chỉ nói: "Đi vòng theo đường bên tả thì ngó thấy". Tôn Yên
cười: "Chúng tôi đã qua lại nơi ấy năm sáu lần, mà không thấy động chi hết". Mao
Toại cười nói: "Tôn tướng quân hãy y theo lời nói của tôi, tự nhiên kiếm được". Tôn
Yên chẳng biết làm sao, rồi dẫn kẻ tùng nhân, cứ theo đường Mao Toại chỉ, đi vừa ít
bước, quay đầu lại không thấy Mao Toại, ai nấy thất kinh, nói với nhau rằng: "Người
đạo nhân khi nãy, đi đâu mất rồi, không thấy nữa, có khi thần tiên đến chỉ đường cho
ta chăng?" (Nguyên Mao Toại dùng phép ẩn thân theo sau lưng mấy người đó vừa đi
vừa niệm chú cho tan mây, cho trống cửa động). Lúc bọn Tôn Yên đi đặng vài trăm
bước, xảy thấy bên núi ló ra một cái cửa động, trên cửa có treo một tấm biển, đề ba
chữ Thiên Thai động, chúng nhơn xem thấy rất mừng. Thiệt là:
Đi mòn giày sắt không tìm đặng,
Xảy gặp thình lình chẳng tốn công.
Tôn Yên liền bước tới mà kêu cửa.
Nói về trong động, Lý Tòng nghe có tiếng người kêu đạo hiệu thầy mình, thì rất
mừng nói: "Quả nhiên người đã đến rồi, để ta coi lão đạo sĩ này chốn đâu cho khỏi".
Chờ một hồi lâu, cũng nghe tiếng kêu réo om sòm, mà chẳng thấy gõ cửa, trong lòng
nóng nảy nói rằng: "Có khi mấy người này đui hết chăng, cái cửa động lớn như vậy,
mà không gõ, cứ ở ngoài kêu réo làm chi". Ý muốn mở cửa đi ra, lại e thầy quở
trách, xảy nghe có tiếng gõ cửa, thì chẳng xiết nổi mừng, bèn tuốt ra mở hoác cửa
động. Tôn Yên xem thấy một người:
Mình cao trượng sáu rất oai phong,
Mắt lớn đầu beo khí khái hùng.
Tướng mạnh thêm râu coi quá mạnh,
Tiếng vang như tiếng đánh chuông đồng.
Tôn Yên xem rồi, có ý khen thầm. Lý Tòng hỏi rằng: "Chúng ngươi ở đâu mà
đến đây, có việc chi chăng?" Tôn Yên bèn tỏ hết nguồn cơn. Lý Tòng nói: "Người là
thế đệ đó sao? Vậy hãy ở đây chờ một chút, đặng tôi vào thông báo". Nói rồi tuốt
vào trong Tam thanh điện, bẩm rằng: "Ngoài cửa có Tôn Yên ở nước Yên, Bốc
Thương ở nước Tề, xin vào ra mắt sư phụ". Tôn Tẫn nổi giận quở rằng: "Ai bảo mi
làm khôn ra mà mở cửa". Lý Tòng nói: "Người đến kêu cửa, mà làm sao không mở
cho đặng". Tôn Tẫn nói: "Thằng chết bầm, sao không đi xuống cho rồi". Bèn đứng
dậy chống gậy trầm hương, bước xuống điện, và dạy đồng nhi dọn bày hương án.
Lúc ấy Tôn Yên cùng Bốc Thương vào động, còn Mao Toại cũng vào động, rồi tuốt
lên Tam Thanh điện, Tôn Yên cùng Bốc Thương vào đến Thiên đài, xem thấy một
người đạo nhân, trên điện bước xuống, mặt như trăng tròn, mắt sáng tợ sao, đội mão
tam sa, đi giày da cá, mặc áo bào xanh, cột dây đai vàng, thắt lưng cây Hạnh huỳnh
kỳ, tay cầm gậy trầm hương.
Bốc Thương nhìn biết Tôn Tẫn, trong lòng rất mừng, ngó thấy Tôn Tẫn bước
tới vài bước cúi đầu lạy rằng: "Chớ chi hay thánh chỉ Chúa thượng, cùng là thơ mẫu
thân đến đây, thì phải ra nghinh tiếp, nay đến đây chậm xin cam tử tội". Nói rồi cúi
đầu lạy bốn lạy, đứng dậy,tiếp lấy thánh chỉ, trở lên Tam thanh điện, để trên ghế
giữa, rồi Bốc Thương cùng Tôn Yên, ra mắt Tôn Tẫn. Tôn Tẫn một tay thì nắm Bốc
Thương, một tay thì đỡ Tôn Yên đứng dậy, mời cả hai người ngồi, rồi xem kỹ Tôn
Yên, ngó thấy mắt lộ sáng ngời, long cốt rất cao, biết là có phận mấy năm hoàng đế,
vùng đến nhớ cha anh, bèn sa nước mắt dầm dề. Tôn Yên quỳ xuống đất, khóc ròng
Tôn Tẫn nói: "Cháu ôi, hãy bớt bi thương, đặng cố đem việc nước Yên thế nào, mà
thuật lại cho chú rõ".
Tôn Yên đem việc nước Yên thế nào, mà thuật lại cho chú rõ". Tôn Yên đem
việc binh Tần phạm cõi, thuật lại một hồi, Tôn Tẫn bèn quay lại Bốc Thương bái nói
rằng: "Cũng vì tôi mà làm cho Lão quốc khanh tuổi ngoài chín chục phải trèo non
vượt suối đến chỗ núi hoang". Bốc Thương nói: "Vâng mạng vua, lẽ phải như vậy,
chớ không phải là nhân việc riêng mà đến đây, nay hoàng thượng sớm trông tối nhớ,
dạy tôi đến cầu thỉnh Nam quận vương xuống núi, cho vua tôi gặp mặt". Tôn Tẫn
nói: "Cũng chẳng khó gì". Bèn bước lại ghế giở thơ ra xem, thấy ngoài bao để rằng:
"Thơ của Yên Đơn gởi cho Tôn Tẫn xem tường". Tôn Tẫn ngó thấy thì rơi lụy nói
rằng: "Mẫu thân, xin thứ tội con trẻ bất hiếu". Bèn xé thơ ra coi, lúc chưa xem thì
hãy còn khá, đến khi xem thấy thơ rồi, chẳng những sa nước mắt mà thôi, đến nỗi
phải chết giấc, Tôn Yên xem thấy tình hình như vậy, lòng rất vui mừng, vì làm cho
Tôn Tẫn động lòng, chắc làm sao cũng phải xuống núi, bèn lật đật bước lại đỡ, Tôn
Tẫn nước mắt như mưa. Tôn Yên hỏi rằng: "Chẳng hay chú chịu đi hay không". Tôn
Tẫn nói: "Đi đâu bây giờ?". Tôn Yên nói: "Mời chú tới Dịch Châu, đặng giúp sức,
bắt thằng Vương Tiễn trả thù cho cha, ông".
Tôn Tẫn nói: "Ta đi không được, phải chi ta đi được, thì có đâu mà chờ cháu
đến đây, cái cừu giết cha anh, lẽ phải xuống núi mà trả thù, song nay ta vâng ngọc
chỉ, sắc phong chức Tuần thiên đô úy sứ, vả lại Vương Tiễn chẳng phải là việc tư kỷ
của nó, vốn nó vâng Điệp phật cùng sắc ngọc đế gồm thâu sáu nước, ông cha và chú
mày số trời đã định, người phải thác nơi tay Vương Tiễn, thì làm sao mà trái trời, đi
trả thù cái thù riêng cho được". Tôn Yên cùng Bốc Thương nghe nói thất kinh, vội vã
nói rằng: "Xin Nam quận vương mở lòng từ bi, xuống núi cứu mạng nhân dân, và
cứu vua tôi hai nước".
Tôn Tẫn nói: "Nếu tôi xuống núi cũng phải chết, thì làm sao mà cứu được". Tôn
Yên nói: "Nay chú không đi mà tôi trở về Dịch Châu ví chẳng khác lên trời rất khó,
mặt mũi nào trở lại, chi bằng chết phức chốn này cho rồi". Nói dứt lời, xăn quần vén
áo, vừa bước xuống thềm mà đập đầu, bỗng thấy sau lưng Tôn Tẫn, có người lên
tiếng kêu rằng: "Không nên liều mình".
Coi lại người ấy là Mao Toại. (Nguyên va đứng sau lưng Tôn Tẫn, xem thấy thơ
của Yên Đơn rõ ràng, mà Tôn Tẫn không chịu đi, thì trong lòng cả giận, lại thấy Tôn
Yên khóc lóc, khẩn cầu hết sức, và muốn dập đầu mà chết, thì nín không được, nên
phải hiện ra). Tôn Tẫn thấy Mao Toại, liền xoay mình ra mắt, hỏi rằng: "Hiền đệ
đến bao giờ vậy?". Mao Toại nói: "Tôi vừa mới đến đây, chẳng hay vị lão quan này
là ai đó?". Tôn Tẫn nói: "Người nước Tề, làm chức Quân khanh tên Bốc Thương".
Mao Toại nói: "Tôi biết mặt, song từ ngày cách biệt đến nay, hơn hai mươi năm
cũng đã quên đi rồi". Bốc Thương biết là Mao Toại, bèn tới làm lễ, đều tỏ lòng
thương mến. Mao Toại lại hỏi rằng: "Chẳng hay vị nhỏ này là ai?". Tôn Tẫn nói:
"Cháu của tôi, tên Tôn Yên". Bèn kêu Tôn Yên lạy ra mắt Mao Toại. Mao Toại hỏi:
"Vậy chớ hai người này đến có việc chi cùng chăng?". Tôn Tẫn bèn tỏ hết sự tình.
Mao Toại hỏi rằng: "Vậy chớ tam ca đi hay là không đi?". Tôn Tẫn nói: "Em lại dễ
chẳng biết, Vương Tiễn là học trò của Hải Triều thánh nhơn sao? Ta không phải là
người đối thủ của nó đâu". Mao Toại cười rằng: "Tam ca, thôi chớ khiêm nhường, hễ
con người mà không có cha mẹ anh em, thì có khác chi loài cầm thú, nay anh không
xuống núi trả cái thù ấy, thì há chẳng để tiếng xấu cho muôn đời sao?".
Tôn Tẫn nói: "Anh cũng đã biết rồi, song chẳng hay trí nghịch lòng trời được".
Đang lúc chuyện văn, xảy nghe tiếng dưới thềm có tiếng nói: "Có lý nào đâu vậy!".
Tôn Tẫn vội hỏi rằng: "Người ấy là ai?". Tôn Yên nói: "Tên gia tướng là Ban Báo
đó?" Tôn Tẫn nói: "Dám cả gan cho thằng đầy tớ, mi nói giống chi vậy?" Ban Báo
nói: "Chẳng phải là tôi dám cả gan, vì ông không chịu xuống trả thù cho thái thái lão
gia, cùng đại lão gia, nhị lão gia, làm con người nỡ lòng như vậy, mà xưngrằng:
Thần tiên gì?". Tôn Tẫn nạt rằng: "Thằng cẩu nô, sao mi dám trước mặt ta khi dễ ta
lắm vậy?". Liền hối đuổi nó ra cho rồi. Ban Báo giận hầm hầm, quày quả trở ra, vừa
đi vừa nói: "Để ta ra đem lửa đốt động này, đặng coi người có ra cùng không ra cho
biết". Bèn bẻ cành khô, chất lên cửa động, vừa muốn dùng kửa đốt lên, Lý Tòng
xem thấy rất mừng, lật đật chạy vào đại điện, nói: "Không xong rồi, thằng Ban Báo
đi ra khi nãy, bây giờ ở ngoài cửa, đem lửa đốt động".
Tôn Tẫn nghe nói cười rằng: "Cả gan cho thằng thất phu, dám tới động ta mà
làm điều vô lễ như vậy? Tôn Yên, hãy kêu nó vào đây". Tôn Yên bèn kêu Ban Báo
trở vào, xem thấy Ban Báo hùng khí ngang ngang, đứng thẳng chẳng chịu quỳ. Tôn
Tẫn nạt rằng: "Ban Báo, mi đốt động ta, sao dám khi chủ vậy?" Ban Báo nói lớn
rằng: "Như ông xuống mà trả thù thì tự nhiên có phận chủ tớ, nếu không xuống là
người bất nghĩa, ai nhìn đến ông mà làm chi?" Mao Toại nói: "Người này nói tuy lỗ
mãng song có nghĩa khí khá dùng, vậy anh xuống núi mới phải cho".
Tôn Tẫn nói: "Anh cũng muốn đi, duy sợ Hải Triều thánh nhơn, nếu có sai lầm,
thì biết lấy ai mà cứu giúp". Mao Toại nói: "Anh chớ lo chi điều đó, nếu anh mà
xuống, có khi khốn khó, tôi là Mao Toại đây, không cứu anh, thì ngày sau phải chết
dưới mũi gươm đao". Tôn Tẫn nói: "Mấy thuở được em có lòng tốt như vậy, thì ta lo
gì". (Nguyên vì Tôn Tẫn muốn cho Mao Toại giúp mình, nên cố ý không chịu đi, để
cho Mao Toại ép đi, đặng ngày sau Mao Toại phải giúp). Bèn dặn Lý Tòng thắng
con thanh ngưu cho thầy xuống núi. Mao Toại nói: "Như vậy thì phải rồi". Bèn từ
biệt về động.
Nói về Lý Tòng thắng thanh ngưu, và sắm đồ hành lý của mình rồi trở vào điện
nói với thầy rằng: "Tôi xin đi theo cùng thầy, mà giúp đỡ tay chân". Tôn Tẫn gật đầu
cho đi, rồi dặn dò đồng nhi gìn giữ động môn, bèn dắt chúng môn ra cửa động, làm
phép chẳng đầy một khắc, đưa chúng nhơn đến cửa bên Đông thành Lâm Tri, quân
binh vào phi báo. Tương Vương hối gát xe đặng ra nghinh tiếp. Tôn Tẫn thấy dạng
xa xa, liền lật đật bước xuống thanh ngưu. Tôn Yên phò Tôn Tẫn đi bộ, bên kia
Tương Vương thấy Tôn Tẫn, liền cũng xuống xe cúi mình nói rằng: "Á phụ cách biệt
đã lâu, làm cho trẫm thương nhớ khôn cùng". Tôn Tẫn vội vàng cúi lạy, Tương
Vương đỡ dậy, rồi dắt tay vào cửa ngọ môn, thẳng tới đại điện. Tôn Tẫn lại muốn
làm lễ vua tôi, Tương Vương từ chối chẳng chịu bèn mời ngồi, nói rằng: "Ngày trước
ngự đệ đến đây cầu cứu, trẫm đã sai Viên Đạt, Lý Mục, qua Dịch Châu giải vây,
đến nay chưa thấy tấu chương về, chẳng biết sự thể thế nào".
Tôn Tẫn sa nước mắt tâu rằng: "Hai người đều tử trận hết, mà báo ơn tri ngộ
cho bệ hạ". TươngVương nghe nói nửa tin nửa nghi, bỗng có quan Huỳnh môn vào
tâu rằng: "Bảo quốc công thác nơi trận, Hộ quốc công cướp dinh bỏ mình, nay quan
quách đem về còn để ngoài thành". Tương Vương nghe tấu khóc rống lên, Tôn Tẫn
khuyên giải mới thôi, liền hạ chỉ đòi con Viên Đạt là Viên Cang, con Lý Mục là Lý
Huân, đều vào điện, mà nối chức cha. Hai người tạ ơn lui ra. Tôn Yên quỳ xuống
trước mặt Tương Vương tâu rằng: "Dịch Châu trông chờ cứu binh như cứu lửa, xin
chúa thượng ra ơn, kíp phát cho một đạo binh mã đến cửa Dịch Châu". Tương Vương
nghe tâu, bèn hỏi Tôn Tẫn rằng: "Chẳng hay Á phụ đi đây, muốn dùng bao nhiêu
người ngựa?"
Tôn Tẫn nói: "Ba ngàn nhơn mã đủ dùng, mà tôi xin chúa thượng cấp sai chúng
tướng núi Toàn sơn, đặng đivới tôi". Tương Vương từ chịu, liền đòi chúng tướng vào
điện. Chúng tướng vào lạy xưng hô xong rồi, ra mắt Tôn Tẫn. Tương Vương truyền
chỉ cho binh mã ty, tức tốc điểm chọn ba ngàn quân binh ròng, tới ngọ môn hầu chỉ.
Rồi dạy bá quan tiệc cùng Á phụ tiễn hành. Tôn Tẫn uống ba chung ngự tửu, cúi đầu
tạ ơn, rồi dắt Tôn Yên cùng chúng tướng Toàn sơn, lạy từ Tương Vương ra đi. Tương
Vương dẫn văn võ quan viên, đưa ra khỏi cửa triều môn.