Vào dịp nghỉ lễ Phục sinh, Lộc muốn rủ Mai và Huy đi chơi xa vài hôm. Mỗi người bàn một ý, về sau cả ba đều bằng lòng đi chơi vãn cảnh chùa Bách Môn một hôm thôi, nghĩa là sáng đi chiều về.
Sáng chủ nhật, ba người vui vẻ ra ga thực sớm, mang theo đủ lương thực bữa sáng, bữa trưa nào bánh, nào gà, nào vịt quay, lại đem thêm một chai rượu nho và ba cái cốc sắt nhẹ.
Ngồi trên xe hỏa, Mai nghĩ tới lần gặp gỡ buổi đầu, đưa mắt nhìn Lộc mỉm cười, Lộc không hiểu, nhưng thấy người yêu cười cũng cười. Mai vừa đoạn tang, hôm ấy trang sức quần áo màu trông có vẻ đẹp lộng lẫy. Mai hết sức chiều Lộc: Lộc hơi ngỏ ý thích lối y phục nào là nàng vận theo lôi ấy ngay đến nỗi ở quê ra tỉnh mới hơn một năm, nàng đã phục sức được hệt một thiêu nữ tân thời.
Tới ga Lim, ba người xuống xe hỏa. Mai hỏi Lộc:
- Đường tới chùa... chùa gì nhỉ?
- Chùa Bách Môn.
- Đường gần hay xa, thế mình?
- Độ hơn bôn cây số.
- Thế thì đi bộ thôi. Đã lâu lăm em chưa đi bộ, nhớ quá.
Huy mang gói gà, vịt quay, Còn Lộc một tay xách hai chai rượu, một tay cặp một gói vừa cốc vừa bánh.
Mai cười bảo Lộc:
- Không cho em mang một cái thức gì ư?
- Thôi em là đàn bà được miễn dịch.
Câu nói đùa khiến ba người cùng cười.
Trời một không khí trong trẻo, cây mới nẩy chồi lá xanh non, lúa con gái giải hai phía bên đường xa tắp tới tận chân đồi và những lũy tre. Cảnh điền dã bỗng gợi trong trí, mỉm cười vì nàng nhớ tới những khi cùng em thung thăng chạy nghịch ở ngoài đồng.
Nhưng Huy không cười, nét mặt buồn rầu. Mai đoán chừng Huy lại tưởng tới câu chuyện mọi ngày, câu chuyện man trá của Lộc, liền đi lại gần bên em, ghé vào tai nói nhỏ:
- Chị lạy em, em tha cho chị, em đừng làm cho mọi người mất vui vì em.
- Chuyện chi mà bí mật vậy?
Mai cũng cười chống chế:
- Em bảo Huy nhìn những hoa vàng trong ruộng cải đằng xa như đàn bướm bay lượn lướt theo chiều gió.
- Trời ơi, em tôi vừa là một thi sĩ lại vừa là một họa sĩ.
- Hẳn chứ lại! Nhưng khi tới huyện Tiên Du thì sắc mặt Mai trông có vẻ mệt nhọc lắm, không tươi cười hớn hở nữa. Nàng nói hãy dừng lại nghỉ chân, rồi ngồi xuống ghế hàng nước thở hồng hộc. Huy thấy vậy bảo Chị:
- Mọi lần chị đi khỏe lắm kia mà! Mai cười khanh khách trà lời:
- Phái đấy, nhưng nay vì...
Nàng ngừng bặt, bẽn lẽn, cúi đầu, hai má đỏ hây. Lộc vội hỏi:
- Vì sao thế em?
Mai nũng nịu ghé vào tai Lộc thì thầm mấy Câu, khiến chàng nhớn nhác sợ hãi.
Thấy Lộc Có dáng kinh hoảng, buồn rầu Mai ngẫm nghĩ một phút rồi bỗng cất tiếng cười vang mà nói rằng:
- Em đùa đấy?
LộCc vội hỏi:
- Em nói đùa à?
- Vâng, em nói đùa.... Nhưng mình sợ đó là một tin đích xác hay sao?
Thấy hai người nói chuyện một cách quá bí mật, Huy tò mò hỏi chị:
- Cái gì thế chị?
- Không em ạ!
Huy tức tối, sa sầm mặt lại, vì cho là chị giấu giếm mình điều gì. Lộc sợ Huy giận, lại gần khẽ nói:
- Có gì đâu, chị nói dối anh rằng chị có thai.
Huy nghiêm sắc mặt nhìn thẳng vào mặt Lộc hỏi:
- Sao anh biết rằng chị nói dối?
Lộc hơi luống cuống:
- Chị bảo thế thì anh biết thế.
Thấy em có ý sừng sộ với Lộc, Mai liền lại gần tươi cười ghé vào tai nói thầm mấy câu. Huy khẽ gật, nhưng vẫn có dáng không bằng lòng, Mai bảo hai người:
- Thôi, ta đi!
Ai nấy đứng dậy. Mai đưa cô hàng mấy xu, nói trả tiền ghế, rồi vui vẻ vác chai rượu lên rảo bước. Mặt trời mọc đã cao, Lộc và Huy đã thấy nóng. Thế mà Mai vẫn thoăn thoắt đi thực mau, không biết nhọc là gì nữa. Huy như theo đuổi một định kiến gì, mắt đăm đăm nhìn chị thở dài nói:
- Sao ban nãy Chị đi uể oải thế, mà bây giờ lại bước khỏe thế?
Mai vờ không nghe rõ câu nói kháy của Huy, trỏ về phía đường, bảo em:
- Kìa em coi, những cây đào vườn nhà ai mà sai thế?
Rồi nàng quay lại bảo Lộc:
- Em chỉ muốn ở trong cái nhà tre kia thôi. Phong cảnh ở đây đẹp quá.
Mà phong cảnh đẹp. Bấy giờ ba người đi vào một con đường hẻm. Về phía hữu, sườn đồi thoai thoải xuống một cái thung lũng đẹp. Một cái lạch nhỏ chia đôi thửa ruộng chạy dài. Vê phía tả đi ngược lên ngọn đồi, những vườn giải thành bậc rộng, đất vàng. Trong vườn mọc um tùm và không thành luống, thành hàng, biết bao thứ cây: nào mít, nào đào, nào bưởi, nào cam. Thỉnh thoang trong đám lá xanh lại nhô ra vài cái nhà lợp bằng lá gồi màu nâu thẳm. Bức tường đất ngăn những nương vườn cao ấy với đường đi hình như chỉ để làm vì, hoặc để trang hoàng cái cảnh thôn dã ấy cho tôn thêm vẻ đẹp mà thôi. Vì không những tường thấp, mà nhiều chỗ lại bỏ hổng như để mời khách qua đường bước lên chơi.
Tới một chỗ hổng, Lộc đưa gói thức ăn cho Huy giữ hộ rồi nhảy ngoắt lên vườn. Mấy thăng bé trông thấy, trỏ tay vào bảo nhau:
- Tây kìa, chúng mày ơi?
Lộc cười đáp:
- Việt Nam đấy, các em ạ! Em cho xin vài quả đào nhé?
- Được, ông cứ lấy!
Lộc vừa vịn một cành xuống bẻ một nhánh có ba quả rồi nhảy xuống đường đưa tặng Mai. Mai cười khanh khách, vui sướng như trẻ con được ai cho cái tổ chim, rồi gọi đùa Lộc:
- Đông Phương Sóc.
Lộc ngơ ngác không hiểu. Mai sợ chàng ngượng với Huy, nói tiệp luôn:
- Đông Phương Sóc ăn trộm đào tiên.
Lộc cười:
- Trời ơi1 Em tôi giỏi quá! Thông thạo cả điển tích kia đấy. Nhưng đào ấy thì quyết rằng không phải đào tiên, vì vừa xanh vừa chát.
Mai cầm cành đào đùa vào mái tóc, quả nhỏ và lá dài rủ xuống trán, xuống tai, khiến Lộc đứng ngẩn người ra ngắm nghía, tấm tắc khen:
- Trông em như tiên nga.
Huy nói đùa:
- Chị ở cung giăng xuống đấy!
Ba người cùng cười, Huy lại hỏi:
- Chị có gặp chú cuội không?
Mai quắc mắt rối vờ cười ầm lên. Song từ đó một làn không khí lãnh đạm bao bọc lấy ba người, cho mãi khi tới chùa Bách Môn, không ai buồn nói một câu.
Tới cổng chùa, một con chó trắng nhỏ sổ ra cắn, làm Huy sợ hãi lùi lại đằng sau, Mai mỉm cười bảo em.
- Em nhát quá! Chó ở nhà chùa có cắn khách thập phương bao giờ đâu.
Huy cười. Lộc cũng cười. Lòng nghi kỵ đã biến mất, anh em cùng dắt tay nhau vào chùa. Một vị sư nữ ở nhà trai chạy ra đón tiếp ân cần, mời khách lên trên chùa trên. Chùa Bách Môn là danh lam cố tích vẫn thường có nhiều người đến văn cảnh nhất là những người ưa mỹ thuật. Y chừng nhà sư đã tiệp nhiều khách sang, nên thấy bọn Lộc có dáng chững chạc, thì vồn vã, mời nước mời trầu tươm tất lắm.
Ba người xin phép nhà sư đi xem chùa. Chùa làm nhiều kiểu chữ khẩu, bốn mặt như nhau, bốc góc có bốn gác chuông, cách kiên trúc rất gian dị và rất kiên cố. Nhà sư dẫn đường, kể cho ba người nghe lịch sử ngôi chùa dựng từ đời chúa Trịnh. Nhà sư cũng chẳng nhớ chúa nào, chỉ biệt rằng có bà công chúa họ Trịnh về tu ở đấy, nên triều đình cho sửa sang lại chùa để được xứng đáng với một cô sư công chúa.
Mai nghe câu chuyện tu hành, tự nhiên nét mặt rầu rầu: nàng cũng chẳng hiểu tại sao.
Khi ba người trèo lên gác chuông, Lộc bàn nghỉ ở đấy đê ăn sáng vì chàng thấy đói. Mai gạt đi, nói không nên ăn mặn ở trong chùa.
Nửa giờ sau, khi đã đi vòng theo con đường chợ dưới bóng rợp của hai rặng lim, ba người trèo lên tới một ngọn đồi ở sau chùa, đến ngồi nghỉ bên một cái miêu bỏ hoang chỉ còn trơ ba cái bệ phủ rêu đen nằm phơi dưới ánh mặt trời rọi qua mấy khóm thông già, cành lá xơ xác.
Huy mở hai tờ nhật trình ra giải xuống cỏ làm khăn bàn. Mai thì lấy dao cắt thịt gà, thịt vịt, rồi bày ba cái cốc sắt nhẹ ra ba phía, bên mỗi cái cốc đặt một tờ giấy bản trông như ba cái khăn ăn.
Ánh nắng chói lọi chiếu vào nước rượu sắc vàng, làm tôn bữa tiệc tầm thường. Mọi người ăn uống vui vẻ, đùa nhau pha trò, cười khanh khách. Chẳng bao lâu, các thức ăn đã hết cả, chai rượu đã cạn.
Lộc nói:
- Biết thế ta mua hai chai.
Mai cười:
- Nhưng không ai mang cho. Một chai còn người nọ đưa cho người kia xách nữa là hai chai.
- Hãy còn thòm thèm!
- Thế mọi khi cả tháng chẳng uống thì đã sao?
Ăn xong, Lộc và Huy ngồi hút thuốc lá cùng nhau cất tiếng hát một bài ca Pháp. Mai ngắm nghía mỉm cười, cặp mắt cảm động luôn chớp. Nàng sung sướng quá!
Bỗng tiếng hát ngưng bặt. Ba người ngồi như lắng tai cố nghe sự yên lặng ở giữa chôn thôn quê: Rồi cái buồn dần dần theo sự trên lặng len vào tâm trí ba người.
Xưa nay vẫn vậy, cái buồn, cái vui, sự khổ, sự sung sướng thường kế tiếp nhau, đuổi nhau, như những gầu gỗ trong chiếc guồng đạp. Cái buồn thường đến sau những bữa tiệc rượu chè ca hát, nhất là khi mình lại chênh choáng hơi men.
Mai lo lắng hỏi:
- Hai anh em nghĩ gì vậy?
Lộc không trà lời. Huy buôn rầu đáp:
- Em nghĩ tới chị.
Mai như có tâm linh báo trước, đoán chắc rằng Huy sắp muốn lôi thôi, liền gạt đi rồi nói lang sang chuyện khác:
- Này, em làm ơn trở về chùa xin nhà sư cho chị một ấm nước vì chị khát lắm.
Huy đăm đăm nhìn chị Mai, nói:
- Sao chị cứ giấu em thế?.... Chị có thai.
Mai cười:
- Ừ thì có thai, đã sao?
- Không sao cà, nhưng em muốn biết vì sao anh lại không muốn cho chị có thai?
Mai quắc mắt, có ý trách em:
- Ai bảo em thế?.... Thôi em tôi say rượu rồi.
Lộc đầu nóng bừng, ngồi ngắm hai chị em Mai nói chuyện, trên nét mặt lộ vẻ lo lắng. Chàng từ từ đưa khăn lên lau nước mắt, khiên Huy trông thấy động lòng thương và tỏ vẻ hôi hận:
- Anh tha thứ cho em.
Lộc đáp:
- Không, em không có lỗi gì hết. Chính anh đây, anh phải xin em tha lỗi cho anh. Anh là người rất đáng khinh bỉ, rất đáng..... Mai vội lấy tay bưng miệng Lộc:
- Em cấm anh không được nói nữa. Anh say rượu rồi, nên nằm nghĩ một lát cho đỡ mệt, rồi chốc nữa hãy nói chuyện. Cả em Huy cũng vậy.
Làn không khí nặng nề khó thở, như đương bao bọc lấy ba người.
Một lúc sau, Lộc mới cất tiếng, run run:
- Em Mai, anh thực không muốn....
Mai vội ngắt lời:
- Em đã bảo không được nói gì nữa kia mà.
Lộc, cặp mắt kêu van, nhìn Mai:
- Thà cho phép anh thú thực còn hơn để lương tâm anh cắn rứt.
- Nhưng anh có lỗi gì mà phải thú nhận. Vả lại em không muốn nghe chuyện người say rượu.
Lúc bấy giờ một con thằn lằn lấp lánh sắc vàng bò lướt trong cỏ xanh ngay gần chỗ Mai ngồi. Nàng vờ sợ hải đứng dậy kêu:
- Trời ơi! Con rắn.
Lộc và Huy hốt hoảng cùng đứng dậy nói:
- Đâu?
Mai trỏ con thằn lằn, khiến hai người cười ồ, quên hết buồn rầu.
Muốn câu chuyện không dàng dai nữa, Mai khuyên hai người nằm nghỉ một lát cho đỡ mệt, rồi một mình nàng thung thăng đi bách bộ.
Mai theo đuổi mãi một ý nghĩ, một định kiến, đến nỗi tuy nhọc mệt mà không biết rằng mình đương lên dốc. Lúc tới ngọn đồi Long Khám, nàng mới thấy hai chân mới khuỵu.
Nàng thở hồng hộc, ngồi xuống mỉm cười, ngắm những tảng đá bị nước mưa giội lâu ngày đã nhẵn bóng như mài. Có tảng hình như con hổ khom lưng đứng ngáp, có tảng giống hệt đầu con sư tử xù lông. Phần nhiều tảng nhỏ hơn và tròn trĩnh như những quà trứng khổng lồ sắc xám rải rác trên đám cỏ xanh vàng.
Vì liên tưởng ngẫu nhiên, sự so sánh viên đá với trứng gà, khiến Mai nghĩ tới sự thai nghén, sự sanh nở. Nét mặt Mai đang vui tươi, hớn hở, bỗng đổi ra buồn rầu. Mai nhớ lại dáng điệu, diện mạo Lộc, lúc nàng ngỏ cho chàng biết rằng nàng có thai. "Hy Vọng, sung sướng có lẽ thành hão huyên chăng?" Câu ấy trong vòng ba, bốn giờ đồng hồ nàng đã luôn tự thì thầm và bây giờ nàng lại tự hỏi nàng một lần nữa.
Nàng ngẫm nghĩ, tự trà lời: "Chả có lẽ, chàng yêu ta như thế thì khi nào..." Rối nàng tự an ủi:
- Phải, biết đâu! Biết đâu sự kinh hãi không phải vì một cớ khác. Biết đâu không vì chàng sợ ta sinh nở lần đầu sẽ có nhiều sự nguy hiểm. Phải, biết đâu!
Nàng cảm thấy sự ngờ vực ở trong lòng nàng một lúc một mờ. Nàng mỉm cười, nói một mình:
- Rõ ta chỉ nghĩ quan nghĩ quẩn, chỉ lo sợ hão huyền!
Bản tính vui cười, những ý tưởng lạc quan của nàng khiến nàng hy vọng. Đưa mắt ngắm cảnh bao la, nàng thấy cây xanh mây đẹp trong bầu không khí trong trẻo êm đềm. Lơ lửng ở sườn đồi trông về phía đông nam chùa Bách Môn nhô lên cái nóc ở giữa và bốn gác chuông, bốn góc như hình cái gương và bốn cánh cửa đóa hoa sen xòe nở. Cúi nhìn xuống chân đồi, Mai thấy li ti những người nào trai nào gái đương chăm chỉ săn sóc đến công việc đồng án ở trong những thửa ruộng vuông vuông nho nhỏ như những bàn cờ, mà con đường trắng từ chùa đến huyện lị là con sông ngăn giữa đôi bên.
Gió chiều hiu hiu đưa tới từng mỗi câu hát của mấy cô con gái làm việc. Mai cố gắng lắng tai nghe, nhưng không nhận được câu nào. Bỗng Mai thoáng nghe lọt mấy tiếng trăng rằm trung thu giọng đều đều. Nhớ lại câu ca dao thuộc lòng từ thưở còn nhỏ, và thấy trong lòng sung sướng, Mai liền cất tiếng hát:
Xin anh nghĩ lại kẻo nhầm,
Lòng em vằng vặc như rằm trăng thu.
Trăng trung thu còn khi mờ tôi,
Lòng em thì mãi mãi không sai....
- Em hát hay lắm!
Mai giật mình quay lại. Lộc đứng ở sau lưng.
Nàng mỉm cười, hỏi:
- Mình không ngủ à?
- Không, anh cần phải nói chuyện với em.
- Thế Huy đâu?
- Cậu Huy ngủ. Em ạ, anh trông thấy Cậu Huy mà anh thèm! Không tư lự điều gì thì sung sướng thế!
- Anh biết đâu rằng em nó không tư lự!
Câu trả lời của Mai làm cho Lộc nghĩ ngợi. Chàng lại nhớ tới nét mặt buồn rầu, tới ngôn ngữ nghiêm khắc của Huy trong ít lâu nay. Chàng đăm đăm nhìn vào mắt Mai nửa như để dò y tứ, nửa như để kêu van. Có lẽ nàng đọc thấy y nghĩ của chàng nên vờ cất tiếng cười, trỏ xuống chân đồi hỏi:
- Đố mình những ruộng kia trông giống cái gì?
- Giống cái phên nứa xanh có nẹp trắng ở giữa.
- Không phải, giống cái bàn cờ nhé!
Rồi hai người im, lẳng lặng mỗi người nhìn một phía. Lộc ngồi hai tay ôm đầu khẽ bảo Mai.
- Em tha lỗi cho anh.
Mai cười khanh khách:
- Anh điên đấy à? Anh có lỗi gì mà em phải tha.
Lộc nhìn Mai thong thả nói:
- Em Mai, không biết tại sao từ nãy giờ anh nghe tiếng cười của em, anh ghê sợ lắm.
Mai vẫn cười:
- Vậy em không cười nữa.
Lộc trách:
- Em cứ đùa! Anh xin em để anh nói chuyện việc nhà với em.
Không biết Mai nghĩ đến sự đau đớn gì mà buộc miệng hỏi một câu chua chát:
- Chuyện việc nhà cậu ư?
Lộc ứa nước mắt không trả lời, khiến Mai hối hận xin lổi:
- Em lỡ lời, xin anh tha thứ cho.
- Không, em không có lỗi gì hết! Chính anh mới là người có lỗi đối với em. Anh đã hại một đời em, một đời thanh niên của em. Anh dối em, anh lừa em. Cái người mà anh nhận là mẹ, không phải...
Mai ngắt lời:
- Em biết cả rồi, em biết đã lâu. Nhưng điều ấy có hề gì!
Lộc hoảng hốt:
- Không hề gì à? Em biết từ bao giờ?
- Trước khi em làm vợ anh.
Lộc kinh hãi:
- Em biết mà em bằng lòng lấy anh, bằng lòng lấy anh, bằng lòng lấy một cách không chính đáng.
Mai cười khanh khách, Lộc rùng mình:
- Anh dặn em một lần cuối cùng: Em đừng cười nữa. Câu chuyện có vui gì mà em cười được. Phải, anh nhắc lại câu hỏi sao em nhẫn tâm bằng lòng để anh lừa dối.
- Không! Anh không hề bao giờ lừa dối em hết. Em được anh yêu như thế là đủ rồi. Em có cần gì bà cụ đến hỏi em cho anh làm vợ là mẹ anh hay không phải là mẹ anh.
Lộc quắc mắt:
- Em không được phép nói tệ anh!
- Nào em có định tâm nói tệ anh! Và em chỉ biết chắc chắn một điều là em yêu anh, anh yêu em.... Em tưởng em hoàn toàn sung sướng, nhưng ban nãy....
Nước mắt ràn rụa, Mai không nói được nữa, Lộc hỏi:
- Ban nãy sao? Sao hở em?
- Em ngờ, em ngờ rằng anh không yêu em.
Lộc lại gần cầm tay Mai se sẽ nói:
- Em không nên ngờ....ở trên đời anh chỉ yêu một mình em.
Mai mỉm cười:
- Thực nhé, anh yêu em mãi mãi nhé! Vậy anh nói thực: anh có muốn em có con không?
Lộc nghẫm nghĩ rồi thong thả đáp:
- Anh xin thú thực: Khi bắt đầu yêu em, thì anh cứ tưởng tới hạnh phúc của ái tình. Chứ không bao giờ anh nghĩ về gia đình và con cái. Anh thực là một thằng ích kỷ như trăm nghìn người khác. Anh chỉ muốn ái tình đối với anh mãi mãi và hoàn toàn là ái tình, là ái tình không san sẻ. Anh có ngờ đâu đến kết quả của ái tình.
Mai lẩm bẩm.
- Kết quả của ái tình.
- Phải! Kết quả của ái tình! Anh cứ tưởng ái tình là bông hoa thơm không bao giờ kết quả! Vì thế, em báo tin mừng cho anh biết, anh giật mình kinh hãi. Đó chỉ là cái cảm giác đột nhiên, xin em tha thứ cho anh. Nếu em hiểu thấu lòng anh thì chắc em cũng chẳng giận anh: anh không muốn con anh, con em.... con chúng ta ra đời giữa lúc...
Lộc im bặt, Mai vờ không hiểu, hỏi:
- Giữa lúc nào?
- Nhưng để anh ôn lại đầu đuôi câu chuyện cho em nghe thì em mới hiểu rõ được. Anh là con nhà quan, cha anh là con nhà quan, mẹ anh là con nhà quan....
Mai cười gằn, ngắt lời:
- Còn em là con nhà thường dân.
- Em không nên chế nhạo. Và xin em đừng ngắt lời anh. Nếu anh kề lề lôi thôi như thế không phải là anh khoe khoang. Từ ngày còn nhỏ, anh đã theo một nền giáo dục. Âu Tây, óc anh đã nhiễm những tư tưởng Âu Tây, anh hiểu, anh yêu, anh trọng cái giá trị, cái quyền tự do của cá nhân. Mà chắc em cũng thừa biết rằng hơn một năm nay nghĩa là từ ngày anh biết em, từ ngày anh yêu em, lúc nào anh cũng dạy em, anh cũng muôn chôn sâu vào tâm trí em những tư tưởng cao thượng ấy, tuy rằng anh vẫn biết em là tín đồ Khổng Mạnh mà trí nghĩ anh không hề chịu ảnh hưởng của nho giáo. Vậy thì không khi nào anh lại phân đẳng cấp, anh lại phân biệt con quan với con dân.
Như nhà diễn thuyết không có ý tượng dựng sẵn, Lộc nói chuyện thuyên chẳng biết định nói gì nữa, hình như bị cách nghị luận liên miên đưa tư tưởng chàng ra ngoài vòng câu chuyện. Chàng luống cuống ngồi ngẫm nghĩ một lát. Trong khi ấy, Mai yên lặng đăm đăm nhìn chàng...
- Nhưng mẹ anh.... Em đừng tưởng lầm, và nếu em biết mẹ anh thì em tất phải kính mến vì mẹ anh là một người rất đáng quý trọng... Song mớ lễ nghi đạo đức của nho giáo chỉ thoáng qua trí thức, chứ đối với mẹ anh thì nó ăn sâu vào tâm não, đã hòa lẫn vào mạch máu, đã thành một cái di san thiêng liêng về mặt tinh thần bất vong bất diệt. Anh không nói quá đâu. Chính anh đây, đã chịu anh hưởng của học vấn, của tinh thần Tây Âu ngay từ ngày còn nhỏ, thế mà nhiều khi anh vẫn thấy anh còn nhiều tư tưởng bị kiềm tỏa trong giới hạn của nho giáo. Chẳng nói đâu xa, hiện giờ chỉ vì một chữ hiếu, mà anh không dám đường hoàng cùng em hưởng hạnh phúc ái tình. Vì phải theo lễ nghi, tuy chữ tình ở dưới chữ hiếu, tuy chữ tình chữ hiếu nhiều khi ta chỉ hiểu lờ mờ, hoặc ta tự bắt buộc ta phải cố hiểu.
Lộc bỗng im. Chàng nhác thấy hai hàng lệ ướt đẫm hai bên má Mai. Chàng vội rút khăn lau nước mắt cho người yêu, Và thì thầm nói:
- Anh xin lỗi em.
Mai ngập ngừng:
- Không... anh không có lỗi gì!... Anh nói rất đúng.
Nàng ngẫm nghĩ một lát rồi lại nói:
- Em chỉ tiếc rằng ngoài những tư tưởng nho giáo, thầy em lại dạy em biết yêu người ở ngoài vòng lễ nghi....
Mai ngừng lời, sụt sùi khóc.... Lộc ghé gần hỏi:
- Can chi em khóc. Anh yêu em không đủ ư?
Mai nức nở:
- Yêu nhau.... mà không được đường hoàng.... yêu nhau.
Lộc vội ngắt lời:
- Vậy ra em không hiểu anh. Anh nói đối với lễ nghi, sự yêu nhau ấy không được đường hoàng mà thôi, nhưng đối với ái tình, đối với linh hồn của đôi ta, thì yêu là yêu chứ không là gì khác nữa.
Mai vốn rất thông minh, thừa hiểu rằng Lộc nói chữa. Nhưng nàng tươi cười đứng dậy bào chàng:
- Em hiểu bụng anh rồi. Thế thì em sung sướng nhất trên đời.
Lộc cũng đứng dậy. Hai cặp mắt lặng nhìn nhau. Về phía Tây mặt trời ẩn sau đám mây đen chiếu ánh sáng dịu dàng.
Mai se sẽ bảo Lộc:
- Chúng ta ra ga cho kịp giờ.
Lộc mỉm cười:
- Vâng, vợ chồng ra ga cho kịp giờ.
Mai ngạc nhiên:
- Quái, anh ạ, sao chúng ta không mấy khi nghĩ đến ý nghĩa vợ chồng nhỉ, chúng ta chỉ biết chúng ta yêu nhau.
- Em lẩn thẩn lắm! Em không nên nghĩ đến những chữ, những tiếng chỉ là những tiếng để gọi. Mà tính tình vẫn là tính tình. Những tiếng vợ chồng, trăm năm hay tự do kết hôn chỉ là những vô ý nghĩa. Tính tình con người ta mới là sự thực.
Mai nghe Lộc, âu yếm ngả đầu vào vai chàng, thì thầm:
- Người yêu của em!
Rồi hai người dắt tay nhau xuống đồi trở về chỗ củ. Đến nơi Lộc cầm tay Mai giữ lại trỏ bảo:
- Kìa, em trông, hạnh phúc đấy!
Dưới gốc một cây thông già, Huy nằm ngủ, cái mũ trắng úp trên mặt. ánh nắng dịu dàng buổi chiều in bóng lá thông lấp loáng chạy trên mình Huy, như gợn nước động trên mặt hồ, dưới cơn gió thoảng. Mai ngắm em cất tiếng gọi:
- Huy ơi! Dậy thôi!
Huy bỏ mũ ra, mắt chói, chớp luôn, đương cố tìm xem ai gọi mình, thì đã bị hai người đến nâng dậy Và âu yếm quàng tay cào cổ.
Lộc se sẽ nói:
- Gia đình chúng ta!