Nỗi đau của đom đóm

Chương 65

Ba Du Sinh ngờ rằng cái chết của bà sơ họ Sái có liên quan đến cái giếng ở sân sau nhà thờ Đức Mẹ, nên quyết định xuống giếng để điều tra. Các dụng cụ cần thiết đã đem đến đầy đủ, anh cứ nhất quyết tự mình xuống giếng.Anh bám dây thừng tụt xuống, rọi đèn pin xem xét thành giếng. Đồng nghiệp đứng trên bờ giếng chợt nghe tiếng hô "dừng lại", bèn thôi không thả dây tiếp nữa. Ánh đèn trên tay Sinh dừng lại ở 1 chỗ trên thành giếng. Thành giếng được xây bằng đá, lâu ngày thiếu ánh mặt trời, đá đã đen xỉn nhưng ở chỗ này lại có 1 chỗ hơi nhô ra, màu lại nhợt nhạt. Sinh áp lại gần, dùng tay lay đẩy. Phiến đá rơi ra, bên trong là 1 cái "hang". Hang không lớn, nhưng 1 người bò vào thì dư chỗ, hai người thì quá chật.

Sinh nói tình hình cho đồng nghiệp ở trên nắm được, rồi anh bò vào hang. Bên trong là 1 ngách rất bí, hơi dốc xuống dần, chỉ đủ cho 1 người bò. Sinh bò khoảng hơn chục mét thì bỗng thấy phía trước có cái gì đó đen đen chắn lối. Anh soi đèn, và thầm kêu lên "đồ khỉ"Thì ra là 1 bộ xương người!Sinh bò vòng qua bộ xương, tiếp tục tiến lên. Bò 1 đoạn nữa lại gặp 1 bộ xương.Cứ thế anh bò dốc xuống, gặp cả thảy hơn chục bộ xương, rồi anh ra khỏi đường ngách này bằng 1 cái hốc khác.

Đứng lên, anh nhận ra mình đang đứng trong một gian nhà tối om, trong nhà có 1 bếp đun rất to. Bảy tám cái bếp lò và 1 vài cái nồi to. Rõ ràng là 1 gian bếp.Đây là nơi nào vậy?Anh đi xem xét suốt lượt 3 tầng kiến trúc ngầm này, rồi kết luận đây là 1 căn cứ y tế bí mật của quân đội Nhật.

Xét phương hướng, vị trí thì đây là dưới nền nhà Trung tâm nghiên cứu y dược Đông Tây. Liệu có phải bà Sái bị giết vì cái căn cứ bí mật này không?Cha của cô Yasuzaki Satiko cũng bị giết ở nhà thờ Đức Mẹ, cũng liên quan đến "bí mật về cái giếng" này chăng? Ba Du Sinh hiểu rằng, tuy vụ án chưa khám phá ra, nhưng điều phát hiện này vẫn là kinh thiên động địa. Anh không gợn 1 chút hào hứng nào, bình tĩnh báo cáo cấp trên, đề nghị tạm thời giữ bí mật về phát hiện này.Đêm khuya, khi Ba Du Sinh đang tra cứu tài liệu, tập hợp các đầu mối thì tiếng chuông điện thoại vang lên.

- Nguy rồi, anh Sinh! Quan Kiện mất tích rồi.

Sinh an ủi San đang quá sốt ruột "như muốn nhảy ra khỏi ống nghe"

- Em gọi điện cho anh ấy, thì chỉ thấy im bặt. Anh ấy... xưa nay không dám không nghe điện thoại của em. Em đã hỏi ký túc xá và gia đình anh ấy, đều không thấy có mặt.

Sinh lờ mờ cảm thấy bất ổn, nói:

"Được, cô đừng lo. Tôi sẽ thông báo cho cảnh sát hình sự đang trực ban ở các khu chú ý quan sát" Thực ra tôi đã bố trí người ở Trung tâm nghiên cứu để quan sát động tĩnh của Quan Kiện, đến giờ vẫn không thấy báo cáo gì lạ, cho nên cô cứ yên tâm, chắc cậu ta vẫn còn ở trung tâm nghiên cứu"

Chẳng bao lâu sau, các nơi đã báo cáo kết quả về trung tâm.Tình hình rất xấu: anh cảnh sát được phân công ngầm bảo vệ Quan Kiện đã bị đánh ngất xỉu, Quan Kiện, Yamaa Yuuzi, Kikuchi Yuji, Chiba Ichinose và Yasuzaki Satiko đều mất tích! Họ vẫn chưa trở về ký túc xá hoặc khách sạn, Satiko thì chưa về chỗ bà mẹ ở ký túc xá giáo viên ngoại ngữ. Tuy nhiên, anh cảnh sát được bố trí giám sát Quan Kiện cho biết, cậu ta vẫn chưa ra khỏi Trung tâm nghiên cứu Y dược Đông Tây.

Sinh và Trần lập tức dẫn 1 số chiến sĩ cảnh sát đến trung tâm nghiên cứu. Vào bên trong, thấy 1 số đồ dùng cá nhân của tổ thí nghiệm vẫn để ở đó, chứng tỏ có thể là họ mất tích ở ngay khu nhà này.

Một lát sau họ tìm thấy đường ngầm thông sang Viện mỹ thuật, tiếp đó, phát hiện ra cái thang máy đã hạ xuống sâu và cái cửa to đóng kín.Không ai biết cách mở cái cửa này. Ba Du Sinh nhớ đến cái giếng ở sân sau nhà thờ Đức Mẹ, anh bèn dẫn mọi người sang đó. Anh xuống trước, dẫn đầu. Mọi người lần lượt chui theo sau. Lên đến khu nhà bếp, họ chia làm 2 nhóm sục tìm. Vì có thiết bị nhìn ban đêm, nên nhóm của cảnh sát Trần đã phát hiện ra Quan Kiện và những người kia đang ở trong 1 căn phòng. Các anh quan sát 2 nhà báo Kurumada và Inouse Hitoshi rất lâu, khi thấy 2 người lăm le ra tay thì thiện xạ cảnh sát đã nổ súng ngăn chặn.Quan Kiện nghe Ba Du Sinh kể xong, anh nói:

"Xin cảm ơn các anh, ngoài ra tôi còn phải cảm ơn cô em của tôi nữa"

Ba Du Sinh nói:

"Thực ra chúng tôi đã bố trí lực lượng bên ngoài Trung tâm nghiên cứu để bảo vệ cậu quay về trường, không ngờ cậu lại gặp nguy hiểm trong Trung tâm"

Quan Kiện cười, nói:

"Anh đừng quên đây là nơi có ma nhiều nhất Giang Kinh. À có lẽ cái ngách mà các anh bò vào là do các tráng đinh năm xưa đã đào để bỏ trốn. Hồi đó quân Nhật đã bắt vài trăm tráng đinh từ các nơi đến đây xây dựng khu kiến trúc ngầm, có một số người cảm thấy có mối nguy về sau, nên đã bí mật đào cái đường hầm ấy. Cũng may, phương hướng lại dẫn đến nhà thờ Đức Mẹ, và lại trúng vào cái giếng"

- Họ có trốn thoát không?

- Quân Nhật và ban kỹ thuật đặc biệt đã bố trí nội gián cài vào đám người lao động, cho nên kế hoạch đó bị lộ, họ không trốn được rồi bị sát hại bằng cách đưa vào phòng xì hơi độc, hoặc bị giải phẫu ngay khi còn sống.

Quan Kiện kể lại vắn tắt câu chuyện về các tráng đinh thôn Tiểu Lương mà anh mới nghe được.

- Nhưng, anh nói là bắt gặp những bộ hài cốt dọc theo thông đạo, phải chăng chính là các tráng đinh ấy?

- Không, hình như hồi đó họ đã bị quân Nhật giết hết... Vả lại, thông đạo mà họ đào, rồi bị lộ thì quân Nhật không thể bỏ đó, chắc chắn chúng phải bịt đi. Căn cứ vào các tình hình và lịch sử ở đây, thì tôi suy đoán có phần chủ quan rằng, những bộ xương ấy có thể là quân Nhật đóng ở đây, có lẽ chúng bị buộc phải tự sát. Viên sĩ quan chỉ huy tối cao ở đây là Yasuzaki Munemitsu, có lẽ đã tự mổ bụng tự sát, bộ xương của người ấy nằm trên cái bàn sắt ở cuối hành lang. Năm xưa, khi quân Nhật thất bại, tự sát là hiện tượng rất phổ biến. Yasuzaki Munetmitsu nghe nói quân Nhật chuẩn bị đầu hàng, bao tâm huyết của mình trong ngần ấy năm sẽ tan thành mây khói, thì tuyệt vọng, phát điên. Hoặc có lẽ dịp đó, khu nhà trên mặt đất đã bị quân TQ chiếm lại rồi. Dù sao, ông ta tự sát thì cũng yêu cầu thuộc hạ phải làm theo. Tôi tin rằng có người cũng tự mổ bụng tự sát, nhưng cũng có 1 số không muốn thế và tìm cách bỏ trốn, vì thế mà bị giết. Nếu Yasuzaki Munemitsu ra lệnh dùng hỏa lực phong tỏa cửa chính thì trong này sẽ biến thành địa ngục thật sự, không thể trốn đi đâu. Có lẽ 1 số lính Nhật đã nhớ ra con đường ngầm mà các tráng đinh đã đào, nên họ khơi lại cái đoạn đã bị bịt lại, và có lẽ họ đã kiệt sức hoặc bị bắn chết nên không thoát ra. Hai nhà báo người Nhật thông qua 1 kênh thông tin nào đó nên đã biết về thông đạo này và biến nó thành con đường bí mật của họ để vào đây. Tôi thậm chí nghĩ rằng hồi nọ họ đã giết ông già Yamaa Tsuneteru và hai bảo vệ. Họ đã vào bằng lối này, đi thang máy lên phòng công tơ điện phía dưới Viện Mỹ thuật, rồi lên nhà trưng bày số 4. Vì thế các bảo vệ gác cửa Viện Mỹ thuật không nhìn thấy hung thủ.

- Có lý đấy. Điều này cũng giải thích rõ, tại sao sau khi các vị bắt đầu làm thí nghiệm ở viện Mỹ thuật thì Kurumada và Inouse Hitoshi liên tục đến thăm cái giếng và đường ngầm ấy. Họ đang bí mật quan sát quá trình làm thí nghiệm của các vị. Đi đêm lắm, ắt có ngày gặp ma. Hành tung của họ đã bị nữ tu sĩ già họ Sái nhìn thấy. Bà Sái đã bị "ma quỷ" quấy đảo mấy chục năm, nên cho rằng họ là ma, bà luôn cho rằng ma thường từ giếng đi lên, nên mới đặt cây thập tự lên giếng để trấn ma. Hai người kia biết mình đã bị lộ, bèn giết bà Sái để diệt khẩu. Ba Du Sinh cũng đã có được sự giải thích hợp lý đối với phát hiện và suy luận của mình.

- Vậy thì động cơ gây án của họ chủ yếu nhằm không để cho bí mật về cái động ma trong lòng đất bị phơi bày ra ánh sáng. Họ tỏ ra hào hứng với các thí nghiệm, vì mong rằng "khả năng đặc biệt" của tôi sẽ giúp ông Yamaa Yuuzi tìm ra đồ sứ đã mất tích. Khi tìm thấy rồi thì họ sẽ ra tay ngay, nhằm triệt để tiêu hủy những ghi chép của ông già Yamaa Tsuneteru năm xưa, hoàn thành cái sứ mệnh mà năm năm trước họ chưa làm được.

Ba Du Sinh quay sang ông Yamaa Yuuzi nói

"Tôi muốn hỏi ông, tác phẩm "huỳnh hỏa trùng tương vọng" thật, đang ở đâu?"

Đúng lúc này cảnh sát Trần bước vào, tay bưng 1 chậu cây cảnh to, hỏi:

"Có phải tiến sĩ Yamaa cần thứ này không?"

Quan Kiện đã từng nhìn thấy chậu hoa này trong phòng làm việc, của ông Yamaa Yuuzi, trồng 1 cây hải đường tứ quý rất to.Ông Yamaa Yuuzi đang được chăm sóc, ông gật đầu:

"Đúng thế, anh cứ bỏ cây và đất ra"

Có vài mảnh sứ lẫn trong đám đất, Ba Du Sinh ngồi xuống nhặt các mảnh sứ, ghép thành hình 1 cái lọ hoa dài dài.

"Huỳnh hỏa trùng tương vọng?!"

Ông Yamaa nói:

"Được anh Quan Kiện và cô Satiko gợi ý, tôi đã đến nghĩa trang Vạn Quốc đào mộ cha tôi... Thật là có tội... Tuy nhiên, tôi biết đó là điều cha tôi mong làm. Thoạt đầu tôi muốn đem nó nguyên vẹn về Nhật Bản, mãi mãi coi nó là kỷ vật tưởng niệm cha tôi. Nhưng rồi, các vụ án mạng ghê rợn liên tiếp xảy ra và mỗi khi nhìn ánh mắt bi ai của Quan Kiện nhớ về cô Hoàng Thi Di, tôi lại nhớ đến di chúc của cha tôi - một bức ảnh chụp "Huỳnh hỏa trùng tương vọng" và 1 mảnh giấy chỉ viết câu thành ngữ của TQ "Bất phá bất lập" (không xóa bỏ cái cũ thì không thể xây dựng được cái mới)"

Mọi người đều lặng lẽ nghe và đều hiểu ý nghĩa của 4 chữ "Bất phá bất lập". Ai cũng hiểu ông Yamaa Yuuzi làm điều gì: ông đã đập vỡ tác phẩm vô giá "Huỳnh hỏa trùng tương vọng"Lẫn trong đám đất của chậu cây cảnh còn có 1 túi nilon dán kín. Ông Yamaa nói

"Trong cái túi này có câu chuyện mà tôi đã kể, và có đủ mọi chi tiết tường tận về cái căn cứ thí nghiệm trong lòng đất, một đoạn lịch sử bẩn thỉu ác độc"

Quan Kiện và mọi người đã báo cáo với Ba Du Sinh các sự việc xảy ra trong vài giờ vừa qua, cảnh sát hệ thống hóa các lời khai của Kurumada và Inouse Hitoshi cùng các tình tiết khác, đã có thể hiểu được khá đầy đủ về vụ giết người cướp tác phẩm gốm sứ cách đây năm năm và các vụ án mạng mổ phanh thây xảy ra gần đây.Khi Yamaa Tsuneteru không chịu đựng nổi áp lực nữa, thoái ngũ trước thời hạn, ông đã từng đứng dưới quân kỳ tuyên thệ với thiên hoàng vĩnh viễn giữ bí mật về bộ đội mang bí số 429. Ông đã giữ được lời hứa, nhưng xã hội luôn vận động, tâm trạng ông ngày càng thấy oán trách cuộc chiến tranh vô nhân đạo và cái chương trình thí nghiệm không còn nhân tính ấy, ông mong cái bí mật về "bộ đội bí số 429" được đưa ra ánh sáng.

Nếu tự mình nói ra, thì không chỉ là làm trái lời thề mà còn bị tổ chức ngầm của chủ nghĩa quân phiệt hại ông tan cửa nát nhà, tiêu vong.Cho nên, ông đã nhét cuốn sổ ghi chép vào trong lòng "Huỳnh hỏa trùng tương vọng" tác phẩm gốm sứ tưởng niệm Hà Linh Tử và các linh hồn bơ vơ trong cuộc chiến tranh ấy. Ông dự định, trước khi chết ông sẽ nói với một người tin cậy, để người ấy cố ý "lỡ tay" làm vỡ tác phẩm này, và thế là tài liệu cất bên trong sẽ thuộc về xã hội.

Tuổi mỗi ngày 1 cao, khát vọng công khai hóa cái bí mật ấy càng mãnh liệt. Thế rồi, ông lựa chọn cơ hội triển lãm ở Giang Kinh để sớm thực thi ý tưởng này.Nhưng gã Kuroki Katsu gian giảo vẫn luôn giám sát từng hành động của ông, cánh hữu của hắn còn tổ chức hệ thống mật vụ ở nước ngoài. Các tác phẩm gốm sứ của ông đem ra nước ngoài triển lãm cần được hải quan Nhật kiểm tra kỹ bằng các thiết bị quét hình ảnh, thế là "phần ruột" của "Huỳnh hỏa trùng tương vọng" bị loan tin. Tổ chức của Kuroki Katsu và cánh hữu của y biết tin, bèn đoán rằng ông Yamaa Yuuzi rất có thể giấu trong đó các bí mật về "bộ đội bí số 429" Kuroki Katsu thông báo cho Kurumada và Inouse Hitoshi đội lốt nhân sĩ Hội hữu nghị Nhật - Trung và nhà báo cánh tả tìm cách cướp lại "Huỳnh hỏa trùng tương vọng", nếu chủ nhân không chịu hợp tác thì giết luôn.Ông Yamaa Tsuneteru đi chuyến này nặng trĩu tâm tư, cho nên ông cũng đem theo đồ sứ giả để phòng bất trắc.

Ông rất nhạy cảm về vấn đề an toàn. Sau khi đến Giang Kinh, ông luôn có cảm giác có kẻ đang theo dõi mình, nên ông đắn đo về việc công khai hóa bí mật. Sau những ngày tiếp xúc, ông cảm thấy nhân viên bảo vệ người Trung Quốc là Hoàng Quán Hùng rất đáng tin cậy, bèn bàn việc với ông Hùng. Vào một đêm nọ, ông Hùng mặc quần áo của ông Yamaa Tsuneteru, đội tóc giả để dẫn dụ kẻ theo dõi: còn ông, đi đến nghĩa trang Vạn Quốc để chôn giấu "Huỳnh hỏa trùng tương vọng". Đó là lý do tại sao cảnh sát phát hiện thấy trên quần áo ông có vân tay và sợi tóc của Hoàng Quán Hùng.Hai "nhà báo" kia nhận ra mình theo dõi nhầm đối tượng, thì hiểu ra rằng ông Yamaa Tsuneteru đã có phòng bị, họ bèn đến nhà thờ chui xuống giếng, rồi bò vào căn cứ thí nghiệm của "bộ đội bí số 429", đi thang máy lên phòng công tơ điện của viện mỹ thuật, sau đó vào nhà trưng bày số 4.

Ông Yamaa Tsuneteru tuy đã thận trọng nhưng không ngờ rằng hai ông bạn thân lại chính là sát thủ. Chỉ trong chốc lát, hai người bảo vệ 1 chết, 1 bị thương. Hung thủ nhận ra đồ sứ trưng bày chỉ là đồ giả, bèn ép ông và Quán Hùng nói ra sự thật. Ông kiên quyết không nói, còn Quán Hùng tuy đã bị thương nặng nhưng vẫn bò lên ghì chặt hai chân của Kurumada. Sau khi phá án xong, cảnh sát Giang Kinh đã dùng thiết bị tiên tiến phân ly được mẫu DNA trong tay Quán Hùng, đã khẳng định được hành động của ông Kurumada.Hung thủ bất đắc dĩ phải giết ông Yamaa Tsuneteru và hiểu rằng mình vẫn không hoàn thành sứ mệnh.

Vì "Huỳnh hỏa trùng tương vọng" và cuốn sổ tay vẫn lưu lạc bên ngoài. Hung thủ lại phát hiện ra giáo sư Nhiệm Tuyền - một nhà khoa học ở tuổi trung niên rất say mê nghiên cứu các hiện tượng sinh lý dị thường, và đối tượng thí nghiệm đặc biệt là chàng trai Quan Kiện.Cũng thật ngẫu nhiên, con gái Hoàng Quán Hùng là Hoàng Thi Di đang làm việc ở phòng thí nghiệm của ông Nhiệm Tuyền, đang yêu Quan Kiện.Không lâu sau đó, họ phát hiện ra Hoàng Thi Di thường đến thư viện mượn đọc tài liệu sách báo tiếng Nhật, chắc chắn cô ta đang tìm cách gián tiếp để điều tra sự thật về cái chết của cha mình. Điều đáng sợ nhất là cô ta đang tiếp cận sự thật. Cho đến 1 hôm cô ta phát hiện ra hai nhân sĩ hữu hảo người Nhật "sành sỏi Trung Quốc" là Kurumada và Inouse Hitoshi ở Giang Kinh. Hai người tỏ ra rất nhiệt tình giúp đỡ Thi Di. Khi cô nói mình đang chỉnh lý các tài liệu để báo cáo với công an Giang Kinh, họ bèn bố trí phương án giết người.Một lần nọ, Kurumada và Thi Di thỏa thuận gặp nhau ở nhà giải phẫu cũ của ĐH Y Giang Kinh, cả 2 sẽ cùng xem xét các vết tích còn lưu lại về tội ác của quân Nhật trong thời tạm chiến.

Thực ra Thi Di và họ quen nhau ít lâu, cô đã tín nhiệm họ, nhưng cô bỗng hơi thấy do dự, nên mới nghĩ cách để bảo đảm an toàn hơn, cô bèn gọi Chử Văn Quang đến nhà giải phẫu gặp cô vì cô không muốn làm phiền người yêu Quang Kiện cũng có cuộc hẹn vào tối hôm đó.Nào ngờ khi Chử Văn Quang bước vào nhà thì bị Inouse Hitoshi mai phục (nhằm canh chừng) phát hiện, y xông ra đánh Chử Văn Quang ngất xỉu.Hoàng Thi Di và Chử Văn Quang bị giết dã man, các tài liệu Thi Di thu thập bấy lâu cũng bị hóa ra tro.Hai hung thủ đã dùng dao giải phẫu để giết người, chủ yếu là nhằm gán tội cho Quan Kiện. Họ bố trí Gia Cát Thắng Nam là nhằm để cho Quan Kiện không thể chối cãi gì được. Khi nhóm của ông Yamaa Yuuzi đến Giang Kinh tổ chức thí nghiệm Quan Kiện, thì hai hung thủ này nhận ra 1 cơ hội mới, qua việc thí nghiệm này, chúng sẽ có thể tìm ra bí mật về tác phẩm đồ sứ mà ông Yamaa Tsuneteru đã cất giấu."Công khai hóa" mẩu chuyện ông Nhiệm Tuyền sàm sỡ Thi Di chỉ là 1 mẹo vặt, nhưng nếu khiến cho cảnh sát phải mệt óc thì vẫn tốt. Phương Bình bị giết, cũng là 1 thủ đoạn vặt, nó có thể khiến 2 tên ác ma được "thỏa thích biểu diễn" đồng thời cũng đạt được vài mục đích: Có thể gán tội cho Nhiệm Tuyền, hoặc khiến cảnh sát không sao hiểu nổi việc Nhiệm Tuyền và Quan Kiện cùng có mặt ở hiện trường, mặt khác cảnh sát sẽ phải phân tán sức chú ý và bị tăng thêm nhiều nghi vấn không cần thiết.Nữ tu sĩ họ Sái bị chết, vì bà đã nhìn thấy chuyện không nên nhìn thấy.

Hai gã "nhà báo" muốn bí mật theo dõi tiến triển của các cuộc thí nghiệm nên đã thường xuyên ra ra vào vào cái hang dưới giếng. Bà Sái "đi tuần" trong nhà thờ thì không có quy luật giờ giấc nào nên đã nhìn thấy bóng đen ở giếng. Bà ngỡ là ma nên mới đặt cây thập tự lên miệng giếng. Hai gã nhìn thấy và đã thẳng tay giết bà. Cuộc điều tra ở nhà thờ Đức Mẹ còn vạch trần 1 thời kỳ lịch sử kinh khủng hơn nữa: trước bà Sái, đã có vài vị cai quản nhà thờ bị chết rất lạ lùng. Rõ ràng là các vị ấy đã biết về những bí mật rất hiếm người biết, những bí mật ấy chắc chắn có liên quan đến căn cứ thí nghiệm ngầm dưới đất. Các tráng đinh của thôn Tiểu Lương sau khi trốn ra khỏi cái giếng, thì bị quân Nhật phát hiện, bọn hiến binh bèn truy đến ngay và rất có thể các tù khổ sai ấy đã bị bắt ở ngay sân nhà thờ Đức Mẹ.

Các vị chức sắc ở nhà thờ ít nhiều sẽ liên hệ việc bắt bớ này với Ban Kinh doanh dược Đại Đông Á bí hiểm gần đó. Sau khi Nhật Bản bại trận, "bộ đội bí số 429" trở thành bí mật vĩnh cửu. Có lẽ tình báo Nhật Bản cũng có gián điệp ở Giang Kinh giám sát bí mật này. Chúng dùng phương thức nào đó để cảnh cáo các vị chức sắc nhà thờ, sát hại những người nảy sinh hứng thú thám sát Trung tâm nghiên cứu và theo dõi mọi hành động của nhà thờ. Hễ vị chức sắc nào sắp kể ra những cảnh tượng họ đã gặp thì bị giết luôn. Vì thế, trung tâm nghiên cứu tổng hợp Y dược Đông Tây và nhà thờ Đức Mẹ đều trở thành "nơi có ma" đồn đại trong dân gian. Sau này, Kurumada và Inouse Hitoshi sang Giang Kinh "thay ca" nên cái "truyền thống" đáng sợ này vẫn được bảo tồn.Hai gã hung thủ sử dụng cách giết người tương tự như cách giải phẫu người sống mà quân Nhật đã làm trong các thí nghiệm bí mật ngày trước. Điều này có vài tầng ý nghĩa: sùng bái mô phỏng các anh hùng quân y của "bộ đội bí số 429" năm xưa, trong đó có việc mổ xẻ không dùng thuốc mê (khi giải phẫu cơ thể người đang sống, quân đội Nhật thường không dùng thuốc gây mê, không cho thuốc mê, thuốc tê can thiệp nhằm quan sát các phản ứng thật sự của con người đối với vi trùng và các chất độc khác). Đồng thời, hung thủ đã dùng thủ pháp đặc biệt để mổ xẻ, nhằm dễ bề gán tội cho Quan Kiện hoặc Nhiệm Tuyền vì cả hai đều học hoặc làm ở ngành y. Và tất nhiên còn phao tin hãi hùng để đe dọa cảnh cáo những người ít nhiều biết chuyện hãy ngậm miệng cho kín.

"Tất cả đều là tội ác của chúng gây ra, vậy thì cái chết của cha Satiko cách đây 10 năm cũng là..." Đây là điều nghi vấn cuối cùng mà Quan kiện vẫn băn khoăn.

Ba Du Sinh giở các tài liệu trước mặt, nói:

"hiện nay chúng ta có thể đưa ra mục đích rõ ràng để yêu cầu cảnh sát Nhật Bản giúp chúng ta tra cứu 1 số tư liệu"

Yasuzaki Munemitsu (ông nội Satiko), Yamaa Tsuneteru và Kuroki Katsu đều là học sinh ở Nara ngày xưa và là chiến hữu. Sau khi Yasuzaki Munemitsu tự sát, bà vợ góa và người con trai là Yasuzaki Hiroshi vẫn được gia đình Kuroki Katsu cứu tế khi Yasuzaki Hiroshi học đại học thì được quỹ của công ty Dược Kuroki tài trợ. Tôi cho rằng, lập trường chủ nghĩa quân phiệt của người này trong thời thanh niên chủ yếu do Kuroki Katsu bồi đắp cho. Vì thế ông ta biết rõ về căn cứ bí mật này, và rất có thể là đã trực tiếp tham gia.Tuy nhiên, chuyến đi đến Giang Kinh cách đây 10 năm đã khiến cho lập trường của ông ta quay hẳn một trăm tám mươi độ! Về điều này ông ta chỉ nói sơ sơ với bà vợ qua điện thoại. Tất nhiên cũng có thể nhận ra qua việc ông ta tặng nhà bảo tàng bộ con rối bóng của thôn Tiểu Lương. Rất có thể, Yasuzaki Hiroshi đã thổ lộ sự chuyển biến tư tưởng của mình với hai vị đội lốt nhà báo "cánh tả" hai tên này nhận thấy ông ta biết rõ bí mật của căn cứ ngầm, sợ sẽ có ngày ông ta nói ra, bởi thế khi ông Yasuzaki Hiroshi đến nhà thờ xem xét lối ngầm dưới giếng, chúng đã hạ sát luôn. Bây giờ mới nhận ra rằng, gã "đạo chích" bị coi là hung thủ trong vụ ấy thực ra chỉ là vật thế mạng cho chúng: hung thủ "mách" gã rằng trong nhà thờ đang có 1 người Nhật Bản giàu sụ... Điều này rất dễ kích thích lòng tham. Khi gã đạo chích ấy vào nhà thờ thì "ông người Nhật" đã bị đâm, gã bèn lấy ví tiền của ông ta rồi bị bà Sái nhìn thấy. Gã bỏ chạy chưa được bao xa thì cũng bị hung thủ đâm chết để diệt khẩu. Chúng đã tạo ra tình huống giả: Cả 2 đánh nhau rồi cùng chết... đương nhiên đây mới chỉ là phân tích vậy thôi, chúng ta vẫn phải chờ lấy khẩu cung của chúng đã"- Nhưng tại sao ông Yasuzaki Hiroshi lại bỗng dưng thay đổi lập trường?- Không ai có thể biết được điều này. Xem xét các tư liệu hiện có, thì ông ta vẫn là 1 học giả nghiêm túc, trong quá trình khảo sát TQ, ông ta đã đi hầu hết các khu vực mà quân Nhật ngày trước đã gây tội ác, cũng đã đọc rất nhiều tài liệu, có thái độ khoa học trong nghiên cứu sự thật lịch sử của bọn xâm lược Nhật, có những nhận định hoàn toàn mới về tội ác của quân Nhật và những tổn thất của nhân dân TQ. Tôi còn suy đoán rằng, với kỹ năng của một nhà khảo cổ học, ông ta đã khai thác được "bộ con rối bóng thôn Tiểu Lương" ở khu vực nhà thờ Đức Mẹ, rất có thể đó là do một tráng đinh khi trốn ra gấp gáp đã chôn giấu. Những điều này sẽ tác động đồng thời với những hiểu biết của ông ta về các thí nghiệm vô nhân đạo của "bộ đội bí số 429" Một người có lương tri bỗng nhiên tỉnh ngộ, cũng là điều rất tự nhiên.Quan Kiện khẽ gật đầu, nói:

"cho nên, nguyên nhân sâu xa để chúng điên cuồng giết người là nhằm che đậy cái lịch sử bẩn thỉu kia. Chúng tạm thời chưa giết tôi chỉ vì muốn thông qua các thí nghiệm sử dụng khả năng đặc biệt của tôi, hòng tìm ra cuốn sổ tay bí mật của ông " Yamaa Tsuneteru, thứ mà cách đây 5 năm chúng chưa lấy được. Không ngờ, đúng là tôi có giúp ông Yamaa Yuuzi tìm ra tác phẩm nghệ thuật của người cha để lại, nhưng không phải là bằng khả năng đặc biệt của tôi"

Ba Du Sinh nói

"Đúng là như thế, bọn chúng ấp ủ mưu toan đã lâu, hòng che đậy sự thật lịch sử ấy, nhưng lẽ tạo hóa luôn ngời sáng, không bao giờ có thể bưng bít lịch sử"

- Vậy thì những cơn đau kinh khủng mà tôi cảm nhận được dưới địa đạo và ở nơi làm thí nghiệm chắc chắn bắt nguồn từ những nạn nhân bị hành hạ đến chết kia, bắt nguồn từ các oan hồn ấy. Nay tôi đã thật sự hiểu rõ những gợi mở của chuyên gia bệnh thần kinh Du Thư Lượng dành cho tôi. Con người tôi, những cơn đau mà tôi phải chịu, khả năng đặc biệt của tôi đều có ý nghĩa, tức là nhằm bóc trần những sự thật lịch sử.