Có ba trường hợp cho câu nói: “tôi ước gì tôi đã làm thế”. Trường hợp đầu tiên là khi bạn nhận ra bạn đã bỏ lỡ một cơ hội hay đã bỏ lỡ thứ gì đó. Trường hợp thứ hai là khi bạn thấy ai đó làm điều gì đó thật tuyệt và bạn ước người đó là bạn. Trường hợp cuối cùng không phải trường hợp của bạn mà của người khác - những người luôn nghĩ: “Đáng lẽ mình phải là đối thủ”. Giá như tôi có cơ hội, tôi có may mắn. Nhưng điều tồi tệ với những người thuộc nhóm thứ 3 này là ngay cả khi thần may mắn mỉm cười với họ thì họ cũng sẽ bỏ lỡ cơ may của mình.
Khi nhìn những thành tựu ai đó đạt được, thế giới chia thành hai loại người với hai ánh mắt khác nhau: những người nhìn với ánh mắt ghen tị và những người nhìn với ánh mắt coi đó như động lực cho mình. Nếu bạn nghe mình nói “ước gì tôi cũng làm thế/nghĩ thế/đã ở đó/đã nhìn thấy/đã trải nghiệm nó/đã gặp họ/đã hiểu ra”, thì bạn nên học câu này: “Và giờ, tôi sẽ …”.
Thế giới chia làm hai loại người với hai ánh mắt khác nhau: Những người với ánh mắt ghen tị và những người nhìn với ánh mắt coi đó là động lực cho mình
Nhiều khi, những điều bạn ước bạn đã làm không hẳn là không thể làm - mặc dù có thể không hoàn toàn chính xác như đáng lẽ bạn đã làm. Chẳng hạn như khi bạn nói: “Ước gì tôi để dành một năm trước khi vào đại học để du lịch Trung Quốc” thì có nghĩa bạn chắc chắn không thể quay ngược thời gian. Nhưng giờ bạn có thể xin nghỉ 6 tháng và thực hiện ước mơ đó chứ? Bạn có thể nghỉ phép lâu hơn một chút và đi du lịch (nếu cần thì đi cùng gia đình)? Hay là lập kế hoạch đặt chuyến du lịch lên hàng đầu trong lịch trình công việc của bạn sau khi nghỉ hưu?
Nếu bạn hối tiếc vì không đạt được huy chương vàng Olympic ở môn chạy 400m vì bạn bỏ tập điền kinh từ năm 14 tuổi thì đương nhiên điều đó cũng không thể xảy ra khi bạn đã 34 tuổi. Điều bạn có thể làm bây giờ là quyết tâm không để tuột khỏi tay bất cứ cơ hội nào khỏi tầm tay nữa. Vì thế, bạn có thể quyết định đăng ký sẵn ở một lớp học lặn. Bằng cách đó thì 20 năm sau bạn sẽ không phải nói: “Ước gì tôi đã học lặn”.