Đại tá Grangerford là một người thượng lưu, các bạn thấy đó. Ông là một người thượng lưu về mọi mặt: cả gia đình ông cũng vậy. Ông ta xuất thân ở nơi danh môn như người ta thường nói, và cái đó đối với một con người cũng giá trị như đối với một con ngựa; như bà goá Douglas vẫn nói thế, và không ai có thể chối cãi được rằng mụ là quý phái hàng đầu ở tỉnh. Chính bố tôi cũng vẫn nói thế nữa, mặc dầu bố tôi cũng chẳng có giá trị gì hơn một con mèo hoang. Đại tá Grangerford cao lớn nhưng mảnh khảnh. có một nước da ngăm ngăm lại nhờn nhớt, cả khuôn mặt không có chỗ nào hồng hào. Sáng nào ông cũng cạo râu nhẵn nhụi khắp cả bộ mặt gầy guộc của ông. Ông có một đôi môi vào loại mỏng nhất, hai lỗ mũi vào loại nhỏ nhất, mũi gồ cao, lông mày rậm, đôi mắt vào loại đen nhất, lõm sâu đến nỗi tưởng như đôi mắt ắy từ trong hang thăm thẳm mà nhìn vào ta vậy, có thể nói như thế. Trán ông cao, tóc hoa râm, thẳng và xoã xuống tận hai vai. Hai bàn tay vừa mỏng, vừa dài. Trong đời ông, mỗie ngày ông thấy một chiếc áo lót và thằng một bộ quần áo, suốt từ đầu đến chân toàn bằng nỉ trắng, nhìn mà chói cả mắt. Rồi những ngày chủ nhật, ông mặc thêm một chiếc áo khoác ngoài có đuôi màu xanh có khuy đồng. Tay ôm cầm một chiếc can bằng gỗ đào, đầu cán bịt bạc. Không hề bao giờ ông tả ra vô tâm một chút nào, và cũng không bao giờ tỏ ra nóng nẩy giận dữ với ai. Ông cố gắng để tốt với mọi người, bàn có thể cảm thấy thế, do đó mà tin ở ông. Thỉnh thoảng ông mỉm cười, trông thật dễ thương. Nhưng khi nào ông ấy đứng thẳng người lênn như pho tượng thần tự do, và từ dưới đôi lông mày bắt đầu có ánh sáng long lanh phát ra, bạn có thể muốn tìm cái cây mà trèo lên ngay, và sẽ biết rồi sau có chuyện gì. Ông ấy không cần phải bảo người coi chừng ăn ở – thế mà ông ấy đến chỗ nào là ai nẫy đều ngoan ngoãn cả. Mọi người đều thích có ông ở gần – thường ông ấy như ánh sáng mặt trời – nghĩa là tôi muốn nói rằng nó như gặp khi tiết trời tốt ấy. Khi mặt trời đi vào đám mây thì tối sầm đến nửa phút, và chỉ thế thôi. Rồi chừng đến một tuần lễ sau vẫn chẳng có chuyện gì xẩy ra cả.
Buổi sáng, khi ông cùng phu nhân bước xuống nhà thì mọi người đứng dậu chào hỏi. Ông bà chưa xuống thì cả nhà cũng chưa ái dám ngồi. Rồi Tom và Bod đi ra tủ rượu, rót lẫn mấy thứ rượu vào với nhau đem đen đưa cho ông. Ông cầm lên tay, chờ Tom và Bod đã rót cả mọi thứ xong rồi và cả hai đứa đã cúi xuống nói: Xin mời cha mẹ rồi lại chào đủ mọi thứ kiểu trên đời, rồi lại nói cảm tạ nưũa, tất cả mới cùng uống. Sau đó, Tom và Bod đổ một thìa nước vào đường, cho một tý đường vào uýt sky hay rượu Brandy vào đáy cốc, đưa cho tôi và Buck, rồi lại đến lượt chúng tôi cùng uống chúc mừng hai ông bà ấy nữa.
Bob là con lớn nhất. Rồi đến Tom, cả hai đều cao lớn, đẹp trai, vai rộng, mặt ngâm đen, tóc đen và dài, mắt cũng đen nữa. Hai người đều mặc đồ nỉ trắng, cũng suốt từ đầu đến chân như ông già thượng lưu kia và đội mũ cói rộng vành.
Rồi đến lượt cô Charlotte. Cô hai mươi lăm tuổi, cao lớn, về hãnh diện, khi nào không nổi nóng lên thì cũng cố gắng tỏ ra tốt bụng. Nhưng lúc cô ấy nổi nóng lên thì vẫn có thể làm cho bạn phải rung đôi cẳng, chẳng khác nào ông bố cô cả. Cô ấy khá đẹp.
Còn cô em, Sophia, thì lại khác hẳn chị. Cô rất hiền hậu, dễ thường như một con chim bồ câu. Cô mới hai mươi tuổi. Mỗi người trong nhà đều có riêng một người da đen hậu hạ. Cả thằng Buck cũng có. Người da đen họ dành cho tôi thì tha hồ rỗi việc,vì tôi không bao giờ muốn ai làm hộ tôi cái gì cả. Còn thằng Buck thì lúc nào cũng sai bảo, gắt nhặng cả lên.
Đó là tất cả những người có mặt trong gia đình. Đáng lẽ còn nhiều hơn nữa, nhưng ba người con trai lớn đã bị giết cả, với cô Emmeline cũng đa chết rồi.
Ông già thượng lưu này có mấy cái trang trại với hơn một trăm ngươi da đen làm việc. Thỉnh thoảng có một đám người đến đấy, đi ngựa từ một nơi cách đây mươi mười lăm dặm. Họ ở lại năm sáu ngày, ăn uống lù bù ở trên sông hay quanh nhà, nhảy nhót, nô đùa trong rừng lúc ban ngày. Rồi đến đem vào trong nhà lại nhảy. Những người này phần lớn là họ hàng của gia đình. Họ mang theo cả súng. Mà phải nói rằng đây toàn là súng hạng tốt và đẹp cả.
Có một dòng họ quý phái khác ở gần đấy, độ năm sáu gia đình phần lớn mang tên họ Shepherdsons. Họ cũng tiếng tăm, cũng thuộc hàng danh môn, giàu có, to lớn như họ nhà Grangerford đều dùng chung một cái bến tàu thủy ở cách nhà chúng tôi chừng hai dặm. Thỉnh thoảng tôi vẫn ra đó cùng với mấy người của nhà này, thường thấy có một đám người nhà Shepherdsons cưỡi những con ngựa rất đep qua đó.
Một hôm Buck và tôi vào rừng săn bắn, chợt nghe thấy tiếng ngựa chạy tới. Chúng tôi đang qua đường Buck nói:
– Mau lên nhảy vào rừng!
Chúng tôi nhảy vào rừng, nấp trong bụi nhìn qua kẽ lá ra ngoài. Lát sau có một chàng trai trẻ, đẹp đàng phi ngựa về phía này, ngồi trên ngựa vững vàng như một tay kị bình. Hắn ta có một cây súng đeo trên phía trước yên ngựa. Tôi đã gặp hắn một lần rồi. Đó là Harney Shepherdsons. Bỗng một tiếng súng của Buck nổ tạt qua mang tai tôi, và chiếc mũ đội trên đầu của Harney bật tung lên. Hắn vội cầm lấy súng rồi lao thẳng ngựa đến chỗ có tiếng nổ. Nhưng chúng tôi không đợi. Chúng tôi nhảy vọt qua rừng chạy biến đi. Rừng không rậm rạp lắm, nên tôi có thể vừa chạy vừa ngoái cổ lại nhìn để tránh đạn. Hai lần thấy Harney nhằm miệng súng vào Buck nhưng rồi hắn lại không trông thấy. Chúng tôi chạy một mạch về đến tận nhà. Ông già thượng lưu nhìn chúng tôi, đôi mắt sáng lên một chútm, ý chừng là ông ấy vui lòng, tôi đoán thế. Nhưng rồi mặt ông lại ỉu xuống,và nói với một giống nhẹ nhàng:
– Tao không thích cái lối từ trong bụi rậm bắn ra như vậy. Tại sao mày không đứng giữa đường cái mà bắn?
-Bọn Shepherdsons cũng thế, bố ạ. Bao giờ chúng nó cũng tìm chỗ có lợi thế hơn.
Cô Charlotte nghe Buck kể lại chuyện ấy, ngửng cao đầu lên như một bà hoàng, lỗ mũi nở ra và đôi mắt nhấp nháy. Hai người con trai thì nét mặt sa sầm nhưng không nói gì. Cô Sophia thì tái mặt đi, nhưng rồi khi nghe nói người kia không bị trúng đạ, cô lại trở lại như thường.
Lát sau, tôi kéo Buck đi xuống nhà xay lúa, ngồi dưới bóng cây nói chuyện riêng. Tôi hỏi:
– Lúc đó mày định giết nó thật à. Buck ?
– Tao định thật chứ
– Thế nó làm gì mày?
– Nó ấy à? Nó chẳng làm gì tao bao giờ đâu
– ờ, thế mày định giết nó làm gì chứ?
– Đồn điền là cái gì?
– Ô hay, mày sinh trưởng ở đâu mà không biết đồn điền là cái gì ư?
– Tao chả nghe thấy bao giờ cả. Mày thử nói tao nghe nào
– Thế này này, đồn điền là như thế này: Một người có xung đột với một người khác, rồi giết đi. Rồi anh em người bị giết ngươi này. Rồi anh em người này lại giết người kia. Cả hai bên đều cứ giết nhau như thế mãi. Sau rồi đến anh em họ lại cũng dính vào đó nữa, rồi dần dần ai cũng bị giết cả, thế là không còn đồn điền nữa. Nhưng đo là cả một chuyện lâu dài cơ.
– Thế cái chuyện này đã có lâu chưa, Buck?
– ừ, tao nghĩ có lẽ lâu rồi đấy. Đến ba mươi năm nay rồi, hay hơn thế nữa. Có cái chuyện gì rắc rối ấy, rồi lại có cái chuyện kiện cáo gì đó phải giải quyết, rồi tòa án xử một người trong đám, thế là người này đứng dậy bắn luôn người được kiện kia một phát mà cái đó là cổ nhiên thôi, ai chả thế.
– Cái gì rắc rối hở Buck? Ruộng đất phải không?
– Có lẽ như vậy, tao cũng chẳng biết
– ừ, thế lúc đó ai bắn? Người của nhà tao biết được. Lâu lắm rồi.
– Thế không ai biết à?
– ồ, có chứ, bố tao biết, tao chắc là thế, và những người trong nhà này biết cả. Nhưng bây giờ họ không biết rằng từ lúc đầu đánh nhau như thế nào.
– Đã có nhiều người bị giết chưa Buck?
– Có, nhiều lần suýt nữa thì phải làm đám tang. Nhưng không phải lần nào cũng bắn hắn chết được cả đâu. Bố tao cũng có mấy viên đạn nằm trong người, nhưng ống ấy không cần, vì chỉ là đạn nhỏ thồi. Bod đã bị đâm bằng con dao săn, và Tom cũng đã bị trúng đạn một vài lần.
– Thế năm nay có ai giết khong, Buck?
– Có, bên chúng tao giết được một người, và bên họ cũng giết được một người. Khoảng ba tháng trước, em họ tao là thằng Bud, nó mới mười bốn tuổi, đang đi ngựa trong rừng bên kia sông, nó chẳng mang vũ khí gì đi theo, điên rồ đến thế cơ chứ, đang đi ở một chỗ vắng thì nó nghe thấy tiếng ngựa sau lưng, quay lại thấy lão Baldy Shepherdsons đang đuổi đến gần, trong tay lão cầm súng và tóc trắng của lão bay trước gió. Thế thì đáng lẽ nhảy sang bên và chạy vào rừng, thẳng Bud lại cứ phi ngựa chạy vọt lên đằng trước, Thế là hai người cứ bám sát nhau đuổi đến hơn năm dặm ấy. Lão già kia cứ muốn vượt lên trước mà không được. Sau cùng thằng Bud thấy như vậy vô ích quá, nó mới dừng ngựa lại để nếu như có phải ăn đạn thì cũng là ở trước mặt, mày hiểu không. Thế là lão già kia vượt lên bắn nó chết. Nhưng rồi lão già kia cũng không may được lâu,vì chỉ trong vòng một tuần lễ thì những người của nhà bên này đã cho lão đi chầu trời ngay.
– Tao cho lão già kia hèn, Buck ạ
– Không, lão ta không hèn đâu. Cứ trông lão ta thì biết. Trong đám nhà Shepherdsons chẳng có ai hèn nhát đâu. Và trong họ nhà Grangerford này cũng không có ai hèn cả. Mày biết không, có một hôm lão già ấy đã chống lại với bà người của nhà Grangerford này trong nửa giờ và rút cục là lão ta thắng trận. Mấy người lúc ấy đều đi ngựa cả, lão ta nhảy xuống ngựa nấp sau một đống gỗ, rồi cho ngựa đứng ra đằng trước để đỡ đạn. Mấy người nhà Grangerford thì vẫn ngồi trên ngựa bao vây chung quanh lão già, ngắm lão bắn. Lão ta cũng bắn trả lại. Sau đó, cả lão già và con ngựa chạy được về nhà, máu me đầy người, què lê kéo dệt; nhưng còn mấy người nhà Grangerford thì phải khiêng về. Một người chết ngay, còn một người nữa hôm sau cũng chết nốt. Không, ông ơi, nếu ra trận mà chỉ có những người hèn nhát thì chẳng bao giờ dám chạm trán với những người nhà Grangerford đâu; và cũng chẳng ai nuôi những ngươi như thế đâu.
Chủ nhật đó, chúng tôi đi lễ nhà thờ, cách nhà độ ba dăm. Ai cũng đi ngựa cả. Mỗi người đều mang súng theo mình, cả Buck cũng thế. Buck kẹp súng vào đùi hoặc dựa súng vào tường với tay ra là lấy được ngay. Nhưng người bên nhà Shepherdsons cũng vậy. Thật là chỉ cầu nguyện bền ngoài thôi, nào là nói thương yêu nhau như anh em, với những câu khác kiểu như thế, nghe mà phát ớn nhưng rồi ai cũng nói là cầu nguyện như thế là rất tốt, cả lúc trở về nhà đi dọc đường cũng nói như vậy, họ nói một lô những điều về lòng trung thành, về tốt lành, về những trời đất gì tôi cũng không biết nữa. Và tôi cảm thấy đây là một trong những ngày chủ nhật chán nhất mà tôi đã từng được nếm.
Độ một giờ sau bữa ăn trưa, mọi người đều tản mát đi cả. Người ngồi ghế, người về buồng riêng, và không khí thật buồn tẻ. Buck với một con chó ra nằm dài trên cổ ngủ dưới nắng. Tôi cũng đi lên buồng và nghĩ bụng cũng phải ngủ một giấc. Thầy cô Sophia hiền hậu đang đứng cửa, bên cạnh buồng chúng tôi. Cô ấy kéo tôi về buồng riêng của cô ấy, khẽ đóng cửa lại, và hỏi tôi có yêu mến cô ây không. Tôi bảo tôi có yêu. Cố ấy bảo tôi làm giúp cô ấy một việc và đừng nói với ai cả. Tôi bảo được. Rồi cô ấy nói là để quên cuốn kinh thánh ở trên ghế nhà thờ cùng với hai quyển sách nữa, bảo tôi lặng lẽ ra khỏi nhà đi đến đó lấy về hộ; và nhớ đừng nói với ai. Tôi bảo được, để tôi đi lấy cho. Tôi lẻn ra ngoài nhà, rồi thẳng đường chạy đến đó. Trong nhà thờ chẳng có một ai, cólẽ chỉ có vài con lợn. Vì cửa nhà thờ không đóng, và mùa hè lợn nó thích cái sàn gỗ cao ráo trong nhà thờ, mát mẻ hơn. Nếu các bạn để ý sẽ thấy; có nhiều người chỉ khi nào không thể đi nhà thờ được thì mới thôi không đi thôi, chứ lợn thì khác.
Tôi tự bảo là chắc có chuyện gì đây. Một người con gái mà lại lo cuống lên về chuyện quên cuốn kinh thánh như thế này thì không phải là tự nhiên. Tôi cầm cuốn sách rũ một cái, một mảnh giấy con rơi ra có nét bút chì viết Hai giờ rưỡi. Tôi lục lại một lần nữa, nhưng không thấy gì khác. Tôi không nghĩ ra được nó là cái gì, nên bỏ mẩu giấy trả lại. Khi tôi trở về nhà, lên gác thấy cô Sophia vẫn đứng chờ ở cửa chờ tôi. Cô ấy lại kéo tôi vào, đóng cửa lại, rồi tìm được mẩu giấy trong cuốn sách, đọc xong thấy có vẻ vui mừng. Bỗng nhiên tôi chưa kịp nghĩ gì thì cô ấy đã nắm lấy tay tôi và bảo tôi là cậu bé tốt nhất trên đời, dặn tôi đừng nói với ai cả. Cô ấy đỏ mặt lên một phút, đôi mắt sáng lên, lúc đó nhìn cô ấy đẹp vô cùng. Tôi ngạc nhiên, nhưng sau bình tĩnh lại rồi tôi mới hỏi rằng cái mẩu giấy ấy là thế nào. Cô ấy hỏi tôi đã đọc được chữ viết không, tôi bảo không, chỉ mới tập gạch nét cô ấy bảo rằng mảnh giấy đó chỉ là để đánh giấu chỗ đang đọc giở thôi, rồi lại bảo tôi có thể chạy ra ngoài mà chơi được.
Tôi đi xuống bờ sông, suy nghĩ về chuyện này. Chợt thấy anh da đen của tôi bước theo sau. Lúc chúng tôi đi đến chỗ khuất trong nhà không trông thấy đượcm, hắn mới quay lại nhìn một giây, rồi chạy đến chỗ tôi nói:
– Cậu George, nếu cậu đi quá xuống cái đầm dưới kia, tôi sẽ chỉ cho cậu xem một lũ chồn nước. Tôi nghĩ bụng quái lạ nhỉ, từ hôm qua hắn đã nói cái đó rồi. Hắn cũng biết rằng chả ai thích chồn nước cho lắm và cũng không ai đi săn cái giống đó cả. Nhưng tại sao hắn lại nói thế? Tôi bảo; – Được, anh đi trước đi
Tôi bước theo hắn đến nửa dặm, rồi rẽ ra phía đầm, phải lội một quãng đến mắt cá chân độ nửa dặm nữa: chúng tôi đến một chỗ đất bằng vừa cao vừa khô ráo, có nhiều cây cối, bụi rậm, và có cả cho nữa. Hắn nói:
– Cậy George, cậu bước quá vào trong kia mấy bước. Nó ở trong đó. Tôi đã được thấy trước rồi, bây giờ tôi không cần xem nữa.
Nói xong hắn chạy biến đi ngay rồi khuất sau một đám cây không thấy đâu nữa. Tôi bước vào phía trong, đến một chỗ trống chỉ rộng khoảng chừng bằng mộtt cái phòng, chung quanh có lá nho che kín, bỗng thấy một người nằm ngủ trong đó. Trời ơi, thì ra đó là Jim của tôi!
Tôi gọi Jim dậy, và tôi đoán thế nào trông thấy tôi hắn cũng lại kinh hoàng cho mà xem.Nhưng không. Hắn chỉ mừng rỡ đến gần khóc mà không lấy làm ngạc nhiên chút nào. Hắn kể lại rằng đêm đó hắn bơi theo sau tôi và có nghe thấy tiếng tôi gọi mấy lần nhưng không đáp, vì sợ có người nhận ra và lại bắt hắn về làm nô lệ nữa. Hắn nói:
– Tôi bị đau một tí nên không bơi nhanh được, bị cậu bỏ lại đằng sau khá xa. Lúc cậu lên bờ rồi thì tôi tính có thể lên đất sẽ theo kịp cậu mà không cần phải gọi. Nhưng đến khi trông thấy tòa nhà đó thì tôi bắt đầu đi chậm lại. Tôi đứng xa nên không nghe rõ họ nói những gì với cậu; tôi cũng sợ bầy chó nữa. Đến lúc đã yên lặng cả rồi thì tôi biết là cậu đã vào bên trong cái nhà đó. Vì vậy tôi mới ra ngòai rừng nằm chờ cậu suốt một ngày. Sáng sớm hôm sau có mấy người da đen đi làm đồng, họ bắt gặp tôi và chỉ cho tôi trốn vào chỗ này. Chỗ này có đầm nước ngăn với trong kia nên lũ chó không thể đánh hơi được. Cứ đến đem thì anh em họ đem cho tôi ít đồ ăn, và họ có kể cho tôi nghe về cậu ở trong đó ra sao.
– Sao anh không bảo Jack dẫn tôi ra đây sớm hơn nữa Jim?
– Không muốn phiền cậu, Huck ạ. Cậu bảo có thể làm gì được đâu nhưng bây giờ thì yên trí rồi.
Tôi đã mua được xoong, chảo, thức ăn đủ cả. Thật may quá. Đêm đêm tôi lại mò ra vá víu cái bè, tôi…
– Bè nào, Jim?
– Bè cũ của chúng mình ấy
– Thế nghĩa là cái bè của chúng mình không bị tan tành ư?
– Không, không đâu. Nó chỉ vỡ một phần. Còn một đầu vẫn nguyên, chẳng hề gì cả. Nếu không lặn xuống nước quá sâu, nếu đêm đó không sợ hãi mà bạo dạn một tí như câu phương ngôn vẫn nói ấy, thì chúng ta có thể giữ cái bè lại được. Nhưng chả lo, vì bây giờ đã sửa lại gần như mới rồi, và lại có một lô những thứ khác nữa, ngay ở chỗ chúng ta bị mất ấy.
– Anh làm thế nào mà lại tìm được bè về, Jim, anh đuổi theo à?
– Tôi nằm trong rừng này thì làm sao đuổi theo được? Không, cậu ạ, có mấy anh em ra đen tìm thấy nó nằm kẹt ở bãi gần đây. Họ đem giấu vào một cái hốc dưới bụi liễu, rồi họ bàn tán cãi cọ với nhau mãi về cái bè không biết là của ai. Vừa lúc đó tôi đi tới và nói cho họ biết rằng cái bè đó không phải của ai cả, mà là của cậu và tôi. Tôi hỏi có phải họ định lấy tài sản của một người da trắng thượng lưu hay không mà lại đem giấu đi như vậy? Rồi tôi cho mỗi người một hào; người nào cũng thỏa mãn lắm. Rổi tôi bảo nếu có những cái bè khác nữa trôi đến thì họ sẽ lại có tiền. Họ đối với tôi tốt lắm cậu! Nhưng anh em da đen ấy mà. Mỗi khi tôi cần họ giúp đỡ gì thì chả phải nói đến hai lần đâu, cậu ạ. Cái thằng Jack ấy là một người da đen tốt đấy, và nó cũng khá nhanh nhảu.
– ừ, hắn tốt đấy. Hắn cũng chả bao giờ nói với tôi là anh ở đây. Hắn bảo tôi tới đây hắn chỉ cho xem lũ chồn nước. Nếu như có chuyện gì xảy ra thì hắn không bị liên lụy đâu. Hắn có thể nói là chưa trông thấy chúng mình đi với nhau bao giờ, và như thế người ta sẽ tin là thật.
Tôi không muốn nói nhiều về ngày hôm sau ra sao. Tôi chỉ kể vắn tắt như thế này: Tôi thức dậy từ lúc còn tờ mờ sáng, đang định quay ra ngủ nữa thì bỗng nhận thấy lúc đó rất yên tĩnh, hình như không có ai động đậy gì cả. Điều đó hơi bất thường. Sau tôi lại thây Buck đã dậy và đi từ lúc nào. Tôi vùng dậy, lấy làm lạ, và đi xuống nhà dưới. Chẳng có ai ở đó. Mọi vật đều im lặng. Bên ngoài cũng thế. Tôi không hiểu như vậy là thế nào. Bước ra đống gỗ, tôi đến chỗ Jack hỏi:
– Có chuyện gì đấy?
– Cậu không biết à?
– Vâng. Cô Sophia cô ấy trốn đi rồi. Trốn đi thẩt rồi. Cô ấy trốn vào lúc giữa đêm, chăng ai biết cả. Cô ấy trốn đi để lấy cái anh chàng Harney Shepherdsons ấy, cậu biết khôngm. Nghe họ đồn thế. Gia đình thì mới biết cách đây độ nửa giờ thôi, có lẽ không tới, và họ vội vã đi ngay. Lần này thật là một lần vội vã, súng ống, ngựa nghẽo rầm rập chưa từng thấy. Các ông ấy đã đi loạn báo cho họ hàng cả rồi. Ông cụ Saul và mấy cậu thì đem súng ra bờ sông để tìm giết anh chàng kia, vì rất có thể là anh ta đem cô Sophia qua sông. Tôi đoán có lẽ sắp sẩy ra nhiều chuyện lôi thôi nữa đấy.
– Buck nó dậy sao không gọi tôi?
– Tôi chắc cậu ấy cố ý như thế đấy. Họ không muốn cho cậu dính vào chuyện này. Cậu Buck cậu ấy lên đạn và bảo rằng sắp đi bắt một tên Shepherdsons về. ở bên kia họ đông người lắm, tôi chắc thế, cậu thử tính xem mau ra cậu ấy có đi chõm được một người nào không?
Tôi chạy vụt ra bờ sông thật nhanh. Rồi một lúc thì nghe thấy súng nổ bốn bề. Ra đến cái lán gỗ gần bến tàu thủy, tôi tìm loanh quanh trong đám cây xem có chỗ nào kín để nấp, rồi tôi trèo lên một cái chạc cây xa tầm súng để xem xét. Có một đám gỗ khá chất cao gần hai thước ở kế đó, tôi định chạy đến nấp ở đằng sau, nghĩ bụng có thể chắc chắn hơn. Bốn năm người cưỡi ngựa chạy rầm rầm quanh đó, ở chỗ đất trống trước mặt lán gỗ. Họ vừa chửi, vừa hét, đang định tóm hai cậu thanh niên đang nấp đằng sau đống gỗ ở dọc bến tàu thủy. Nhưng họ không vào tới được. Mỗi lần một người trong đám kia thò ra phía ngòai sông, khỏi đống gỗ một tí thì từ trong đống gỗ lại có người bắn ra. Hai cậu kia ngồi xổm, dựa lưng vào phía sau đống gỗ, thành ra có thể kiểm soát được cả đường ra đường vào.
Lát sau, mấy người không chạy quanh và cũng không la hét nữa. Họ đi về phía nhà kho. Lập tức có một cậu đúng dậy bắn một phát súng từ đống gỗ ra trúng một người trong bọn kia ngã ngựa. Họ nhảy vọt cả xuống ngựa để nhặt người bị thương đem về nhà kho, vừa lúc đó hai cậu kia bỏ chạy. Hai cậu chạy được nửa đường từ chỗ đó ra đến chỗ tôi nấp thì chợt mấy người kia trông thấy, họ liền nhảy lên ngựâ đuổi theo. Họ vượt gần đến nơi nhưng không ăn thua, hai cậu kia chạy nhanh lắm, đã tọt vào đống gỗ ngay trước mặt cái cây của tôi nấp. Thế là lợi thế hơn bọn kia. Một người trong hai cậu đó là Buck, còn một cậu gầy gò trạc mười chín tuổi.
Bọn người đó sục sạo một lúc ở chúng quanh rồi bỏ đi. Họ vừa đi khuất thì tôi lên tiếng gọi Buck. Lúc đầu nó ra. Nó ngạc nhiên sợ hãi. Xong nó bảo tôi nhìn kỹ xem và hễ những người kia quay lại thì báo cho nó biết. Nó bảo bọn người kia đã sẵn âm mưu gì rồi, nên thế nào cũng quay lại. Tôi muốn rời khỏi cây này, nhưng lại không dám. Bỗng thấy thằng Buck khóc vang lên và nói rằng nó và anh họ nó là Joe (tức là cái cậu cùng chạy kia) cả ngày hôm nay còn phải trốn tránh nữa. Nó nói là bố nó và hai anh nó bị giết cả rồi, và bên kia phía kẻ thù cũng có haiư ba người bị giết. Nó bảo là bọn nhà Shepherdsons bố trí phục kích. Nó nói bố nó và hai anh nó vừa đánh vừa chờ họ hàng kéo đến nhưng cánh nhà Shepherdsons quá mạnh. Tôi hỏi thế còn Harney và cô Sophia thì ra sao. Nó bảo hai người đã qua sông sang bên kia rồi, không việc gì cả. Tôi nghe thế mừng lắm. Nhưng thằng Buck thì không thế, nó rất bực mình nghĩ đến hôm trước đã không thể giết được Harney cái bữa ở trong rừng ấy. Tôi chưa hề bao giờ lại thấy như vậy.
Bống pàng! pàng! pàng! ba bốn phát súng nổ. Cả hai đứa kia bỏ ngựa, chạy luồn qua rừng bò đến sau lưng từ lúc nào. Cả hai đứa chạy ra nhảy xuống sông. Cả hai đứa đều bị thương. Và trong lúc hai đứa bơi xuôi theo dòng sông thì mấy người kia chạy lên bờ bắn theo, miệng kêu giết chúng nó đi, giết chúng nó đi. Tôi nghe thấy thế đau đớn quá suýt ngã từ trên cây xuống. Tôi không dám kể tiếp những chuyện xảy ra sau đó nữa,vì nói ra hết sức đau lòng. Tôi nghĩ giá đêm đó đừng ra bờ sông để khỏi nhìn thấy những cảnh ấy thì hơn. Sau, tôi không thể nào quên được, nhiều khi ngủ cứ mê thấy chúng nó nữa.
Tôi ở tít ngọn cây cho đến lúc xẩm tối, vì sợ quá không dám bò xuống. Thỉnh thoảng, tôi còn nghe tiếng súng trong rừng xa, và hai lần tôi trông rõ những đám người đi ngựa mang súng chạy qua lán gỗ, và tôi đoán rằng chuyện rắc rối ấy vẫn còn đang tiếp diễn. Tôi quá sức kinh hãi, định bụng sẽ không bao giờ còn quay lại căn nhà đó nữa, và tôi nghĩ dù sao mình cũng không bị khiển trách. Tôi đoán rằng cái mẩu giấy kia có nghĩa là cô Sophia đo gặp Harney ở chỗ nào đó vào lúc hai giờ rưỡi để cùng đi trốn. Tôi thấy đáng lẽ tôi phải nói cho bố cô ấy biết vể chuyện mảnh giấy đó với cái hành động hơi lạ lùng của cô, như vậy bố cô sẽ giam cô lại thì đâu có thể xảy ra những chuyện giết người kinh khủng như thế này được.
ở trên cây tụt xuống rồi, tôi mới bò theo dọc bờ sông một quãng, thấy hai cái xác nằm trên bờ nước. Tôi cố sức kéo hai cái xác vào phía trong này và lật mặt lên xem, rồi tôi chạy biến đi thật nhanh. Lúc nhìn ra mặt Buck, tôi khóc lên hồi lâu, vì nó đối với tôi thật tốt bụng.
Rồi trời tối hẳn. Tôi không dám đến gân nhà, mà đi xuyên qua rừng tìm về cái đầm. Jim không còn đó nữa. Tôi lại hộc tốc len lỏi qua đám cây liễu, nóng lòng muốn nhảy ngay lên thuyền mà đi cho thoát khỏi cái xứ khủng khiếp này. Chiếc bè cũng đi đâu rồi. Trời ơi, tôi sợ quá! Đến hơn một phút đồng hồ, tôi bị nghẹn thở. Rồi tôi kêu lên một tiếng. Cách chỗ tôi đứng chỉ độ vài thước, bỗng có tiếng nói:
– May quá, trời ơi, có phải cậu đấy không? Cậu khe khẽ chứ
Đó là tiếng Jim. Trước nay, tôi chưa hề nghe thấy tiếng nói nào nó làm cho mình yên lòng đến thế. Tôi nhảy vọt qua bờ nước và lên bè. Jim ôm chặt lấy tôi. Hắn thấy tôi mừng rỡ quá, Jim nói:
– May quá, cậu ơi, tôi ở dưới này đã tưởng cậu lại chết rồi. Jack nó đến đây và nói có lẽ cậu bị trúng đàn hay sao ấy mà không thấy cậu trở về nhà nữa. Tôi định đẩy bè xuống dưới đó để chở hễ Jack nó quay lại cho tôi biết chắc chắn là cậu đã chết thì tôi sẽ đánh bè đi ngay. Thế là bây giờ cậu đã quay lại đây rồi, tôi sung sướng quá.
Tôi nói:
– Hay lắm, thế thì lại càng tốt. Như vậy, họ sẽ không tìm tôi nữa vì tưởng tôi đã bi giết rồi, và bị trôi sông rồi. Trên kia có xác người, có thể làm cho họ tưởng như vậy. Thôi ta đi mau lên, Jim ơi, hãy đẩy nhanh ra giữa dòng đi đã.
Cho đến khi bè của chúng tôi đã đi ngược chừng vài dặm về phía dưới và ra đến giữa dòng sông Mississppi, chúng tôi mới yên tâm. Rồi chúng tôi treo đèn báo hiệu lên, trong lòng nghĩ là một lần nữa lại thoát nạn và được tự do. Từ hôm qua, tôi chưa có cái gì vào bụng. Jim lấy ra mấy chiếc bánh mì rán; bánh sữa, lại có cả thịt, cả rau xanh nữa. Trên đời thật không còn gì ngon hơn là ăn nóng sốt như thế này. Tôi vừa ăn vừa nói chuyện với Jim rât vui vẻ. Tôi mừng đã thoát khỏi vạ đồn điền; và Jim cũng mừng được thoát khỏi đầm nước. Chúng tôi bảo nhau rút cục là chẳng ở đâu hơn cái bè của chúng mình cả. Những nói khác thì ở đâu cũng chặt chội, nghẹt thở. Nhưng ở trenê bề thì không thế. ở trên bè, mình sẽ cảm thấy hoàn toàn tự do, dễ thở và vững tâm.