Người đàn bà nói:
– Cứ vào.
Tôi bước vào. Bà ta nói:
– Ngồi xuống đây.
Tôi ngồi xuống. Bà ta nhìn khắp người tôi bằng một đôi mắt nhỏ nhưng rất sáng, rồi hỏi:
– Tên cháu là gì?
– Sara Willim
– Cháu ở đâu? Có gần đây không?
– Không, cháu ở Hookerville, cách đây bảy dặm về phía dưới kia. Cháu đi bộ suốt từ đó lên đấy, bây giờ đã mệt rồi.
– Chắc, cháu cũng đói rồi nhỉ, Để tôi kiếm cái gì cho cháu ăn nhé.
– Không, cháu không đói đâu. Lúc nãy cháu đã dừng lại ở một trại cách đây hai dặm, lúc ấy thì đói nhưng bây giờ thì không đói nữa. Vì vậy nên cháu mới đi chặm. Mẹ cháu ốm nặng, không có tiền mà cũng chẳng còn gì. Cháu đi tìm để báo tin cho bác cháu là Abner Moore. Mẹ cháu bảo là bác cháu ở phía đầu tỉnh dưới kia. Cháu chưa đến nơi này bao giờ. Bà có biết bác cháu không?
– Không, tôi chưa biết ai cả. Tôi mới đến đây chưa được hai tuần. Từ chỗ này đến cuối tỉnh cũng nhiều đường đất lắm đấy. Cháu hãy nghỉ lại đêm nay ở đây. Hãy bỏ mũ ra đã.
– Không ạ, tôi đáp. Không, cháu chỉ nghỉ đây một lát rồi lại đi ngay thôi, cháu chả sợ đêm tối đâu. Bà ta bảo là sẽ không để cho tôi đi một mình đâu. Chồng bà ta sắp về, khoảng độ một giờ rưỡi nữa thôi, và bà ta sẽ bảo ông chồng cùng đi với tôi. Rồi bà ta nói luôn về chuyện chồng, cùng những người quen thuộc ở đầu sông, cuối sông, về những chuyện trước kia ở nơi cũ sung sướng bao nhiêu, rồi vì không biết mà lại đến ở cái tỉnh này thật là dài vô cùng, đáng lẽ cứ ở một mình thì hơn – và vân vân, vân vân… Đến nỗi tôi đâm sợ vì mình đã dại dột mò vào đây để hỏi ba ta về những chuyện ở tỉnh. Nhưng rồi lát sau bà ta nói đến chuyện bố tôi và vụ giết người. Tôi muốn cứ để cho bà ta nói mà nghe. Nào là chuyện tôi với thằng Tom Sawyer kiếm được mười hai nghìn đô la (bà ta nói là hai mươi nghìn), nào là tất cả mọi chuyện về bố tôi, bảo bố tôi là người rất ngang ngạnh, và tôi cũng là người rất ngang ngạnh. Rồi cuối cùng bà ta nói đến chỗ tôi bị giết. Tôi hỏi:
– Ai giết thế? Cháu ở Hookerville nghe người ta nói nhiều về chuyện ấy, nhưng cháu không biết ai là người giết Huck Finn.
– Tôi nghĩ dân ở đây cũng có nhiều cái đặc biệt thật đấy. Chính tôi cũng muốn biết ai là người đã giết Huck Finn.
– Không! Thật thế ư bà?
– Lúc đầu thì hầu hết ai cũng nghĩ thế. Nhưng rồi đến buổi chiều thì người ta lại thay đổi ý kiến và bảo rằng đó là do một tên da đen đã bỏ trốn tên là Jim giết Huck Finn.
ơ không – hắn…
Tôi im bặt ngay. Tôi nghĩ rằng tốt hơn là cứ ngồi im. Bà ta nói tiếp, không để ý đến câu tôi vừa nói chen vào.
– Tên da đen bỏ trốn đúng vào cái đêm Huck Finn bị giết. Họ treo giải thưởng để bắt nó: ba trăm đô la. Rồi cũng treo giải thưởng để bắt cả bố thằng Finn nữa: hai trăm đô la. Cháu biết không, lão ta ra tỉnh vào buổi sáng hôm sau khi xảy ra vụ giết người; lão ta kể lại chuyện ấy rồi lại đi với họ trên chiếc thuyền dò tìm xác chết. Thế rồi ngay sau đó, lão ta cũng bỏ trốn đi nốt. Chiều tối họ định đem lão ra xử thì lão ta cũng trốn mất rồi. Rồi hôm sau lại thấy tên da đen bỏ trốn đi nữa. Họ bảo là hồi mười giờ đêm hôm xảy ra vụ giết người thì trông thấy nó. Thế là họ buộc tội cho nó, cháu có biết không. Sau khi họ đã chắc chắn như thế rồi thì hôm sau lại thấy lão Finn mò về, khóc vang lên, đòi lão chánh Thatcher phải bỏ tiền đi lùng bắt tên da đen ở khắp vùng Illinois. Lão chánh đưa ra một ít tiền, đến tối, bố thằng Finn lại say rượu và quanh quẩn đến tận nửa đêm với hai người lạ mặt rất xấu xí, rồi cùng với hai người này ra đi. Từ đó đến nay không thấy lão ta quay về nữa, mà người ta cũng chẳng đi tìm lão làm gì. Kể như chuyện này đã qua rồi; nhưng bây giờ có người cho rằng chính lão Finn đã giết con rồi bố trí những cái như thế để mọi người tưởng rằng có kẻ cướp gây ra việc này; để rồi lão ta được lấy số tiền của thằng Huck mà chẳng lo gì phải bị ai kiện cáo nữa. Họ bảo rằng lão ta làm như thế không tốt. ồ, mà tôi nghĩ rằng lão ta khôn ngoan lắm. Nếu như trong vòng một năm nữa lão ta không trở về thì thế là yên chuyện. Chẳng có chứng cớ gì buộc lão ta được, cháu hiểu không. Thế là lúc đó mọi chuyện đều ổn cả, và lão ta được đàng hoàng tiêu tiền của thằng Huck dễ như chơi.
– Vâng, cháu cũng nghĩ như thế bà ạ. Cháu thấy cái đó, chả có gì khó. Thế bây giờ mọi người đã thôi không ai nghĩ rằng anh da đen làm việc đó hay sao?
– ồ không, không phải mọi người đâu. Nhiều người vẫn cho là tên da đen làm chuyện ấy. Nhưng rồi đây họ sẽ bắt được tên da đen, và có lẽ họ vẫn còn nghi cho nó lắm.
– Sao, họ vẫn đang tìm bắt hắn ư?
– ồ hay, cháu thật ngây thơ nhỉ. Có phải ngày nào người ta cũng dễ dàng kiếm được ba trăm đô la đâu. Có người cho rằng tên da đen trốn không xa đây lắm. Tôi cũng nghĩ thế, nhưng tôi chưa nói với ai. Cách đây vài bữa, tôi nói chuyện với một đôi vợ chồng già ở căn nhà gỗ bên hàng xóm, họ bảo rằng ít có người nào đến hòn đảo tít dưới kia, gọi là đảo Jackson ấy. Tôi hỏi thế có ai ở trên đảo ấy không? Họ nói: không, chẳng có ai ở đó cả. Tôi không nói gì nữa, nhưng trong đầu tôi vẫn suy nghĩ. Tôi ở đây cũng gần nên tôi chắc chắn là đã có trông thấy khói ở phía đó bốc lên, ở phía đầu hòn đảo ấy, trước đây một vài ngày. Tôi tự hỏi có lẽ tên da đen ấy trốn ở hòn đảo chăng. Tôi bảo dù sao cũng nên chịu khó đi đến hòn đảo ấy mà lùng một phen xem sao. Từ hôm ấy, tôi lại không thấy khói lên nữa, nên tôi nghĩ nếu có tên da đen thật thì nó đã bỏ đi nơi khác rồi. Nhưng chồng tôi sẽ đi lên đó xem, đi cùng với một người nữa. Ông ấy đi ngược lên đầu sông, hôm nay mới trở về. Cách đây hai giờ ông ấy vừa bước về nhà thì tôi đã nói chuyện ấy ngay.
Lúc này tôi thật bối rối vô cùng, không thể ngồi im được nữa. Tôi không cử động hai bàn tay một tí mới được, tôi nhặt chiếc kim khâu để trên bàn và xâu chỉ. Tay tôi run lẩy bẩy, không xâu được. Người đàn bà ngừng nói trông lên, và nhìn tôi với một vẻ hơi là lạ, rồi mỉm cười. Tôi bỏ kim chỉ xuống làm ra vẻ như chính mình cũng đang quan tâm đến chuyện ấy, tôi nói:
– Ba trăm đô la, món tiền ấy to lắm. Cháu cũng mong cho mẹ cháu có được số tiền như thế. Thế chồng bà đêm nay có đi hòn đảo ấy không?
– ồ, có chứ. Ông ấy đang lên phố với các người tôi vừa nói ban nãy để kiếm một cái xuồng và để xem có mượn được khẩu súng nữa không. Khoảng quá nửa đêm là các ông ấy sẽ đi đấy.
– Sao không đợi để đến ban ngày có nhìn rõ hơn không?
– Phải, nhưng ban ngày tên da đen cũng lại nhìn mình dễ hơn. Qua nửa đêm tên da đen có thể ngủ say, như vậy các ông có thể đi luồn qua rừng và nếu như nó có dốt lửa trong đêm tối thì có thể dễ tìm hơn.
– Không chắc chắn như vậy đâu.
Người đàn bà nhìn tôi với vẻ nhóc mách, làm cho tôi càng ngồi chẳng yên. Ba ta hỏi:
– Lúc nãy, cháu nói tên là gì nhỉ?
– M – Mary William
Quái, hình như lúc nãy không phải tôi nói là Mary hay sao ấy. Nghĩ thế nhưng tôi không nhìn lên.
Hình như lũc nãy tôi nói là Sara thì phải. Tôi cảm thấy như đang bị dồn vào góc tường, đâm ra sợ không dám ngước lên nhìn nữa. Bà ta càng im lặng, tôi càng thấy bối rối. Nhưng rồi bà ta hỏi:
– Tôi tưởng khi nãy mới vào cháu nói là Sara cơ mà?
– Vâng, đúng thế đấy ạ. Sara Mary William, Sara là tên đầu của cháu. Có người gọi là Sara, có người gọi là Mary.
– à ra thế đấy?
Tôi đã thấy dễ thở hơn rồi. Nhưng tôi mong dù sao cũng không phải ngồi đó nữa.
Tôi vẫn chưa nhìn lên được.
Nhưng rồi bà ta lại bắt sang chuyện nào là đời sống vất vả, nghèo khổ như thế nào, rồi nào là ở đây chuột chạy ra chạy vào tự do là chúng nó làm chủ cái nhà này ấy, vân vân… . Lúc đó tôi cũng dễ chịu hơn, Bà ta nói liền về chuyện chuột. Cứ chốc chốc lại thấy một con chuột thò mõm ra khỏi cái lỗ ở góc nhà. Bà ta bảo là phải luôn luôn cầm một cái gì trong tay để lúc nào ở nhà một mình thì ném chuột. Không thì lũ chuột chả để cho ba ra ngồi yên. Bà ta đưa cho tôi xem một thỏi chì đã vặn xoắn lại như cái nút, và bảo vẫn dùng cái đó để ném chuột rẩt tốt. Nhưng mới đây vài ngày bà ta bị sái tay vẫn để ý rình, rồi bất thình lình ném băng một cái, nhưng còn cách con chuột rất xa. Bà ta kêu ối một tiếng; thế là lại đau tay. Rồi bà ta bảo tôi ném thử con sau. Tôi muốn bỏ ra đi trước khi chồng bà ta về, nhưng rồi thế nào lại không đi được. Tôi vớ lấy thỏi chì, chờ lúc có một con chuột nữa thò mõm ra là tôi ném liều. Thỏi chì trúng con chuột nằm lăn ra đó, trúng một con chuột ốm. Bà ta bảo giỏi thật, và tưởng tôi sẽ ném con sau nữa. Bà ta đi nhặt thỏi chì lại, rồi đem đến một cuộn sợi và bảo tôi gỡ giúp. Tôi chìa hai tay ra, bà ta mắc cuộn sợi vào tay tôi và lại tiếp tục nói chuyện về vợ chồng bà ta nữa. Nhưng rồi bà ta im bật rồi nói:
– Để ý nhìn chuột nhé. Cháu cứ cầm sẵn thỏi chì trong tay đi.
Bà ta thả thỏi chì vào vạt váy của tôi vừa lúc tôi khép hai chân lại để giữ lấy thỏi chì. Bà ta lại nói chuyện. Nhưng chỉ được một lúc. Rồi bà ta nhắc cuốn sợi ra nhìn thẳng vào mặt tôi vẻ vui đùa hỏi:
– Này, nói thật đi, tên cháu là gì?
– Bà nói sao?
– Tên thật của cô là gì? Là Bin, là Tom hãy Bob? hay là gì?
Tôi tưởng mình run lên một chiếc lá, và thật cũng không biết làm thế nào. Nhưng tôi trả lời:
– Xin bà đừng trêu ghẹo một cô gái khổ sở như cháu. Nếu cháu ngồi đây mà có làm phiền bà thì cháu xin…
– Không, không, cháu đừng đi đâu. Hãy cứ ngồi yên đây. Tôi không làm hại gì cháu đâu, và cũng không đi nói cho ai biết về cháu đâu, cháu cứ tin ở tôi, cháu nói thật với tôi đi. Tôi sẽ giữ kín cho cháu nữa, tôi sẽ giúp đỡ cháu. Tôi sẽ bảo cả chồng tôi giữ kín cho cháu nữa, nếu cháu muốn. Cháu hiểu không, cháu chỉ là một con ngựa non khờ dại bỏ bày mà chạy đi thôi, chẳng có gì khác. Mà có sao đâu cơ chứ, Cháu bi đối đãi khổ sở rồi cháu quyết tâm là phải trốn đi chứ gì. Khổ, tội nghiệp quá, tôi sẽ không nói với ai về cháu đâu. Bây giờ thì hãy nói hết cả cho tôi nghe đi, nào cậu… con trai ngoan ngoãn.
Tôi nghĩ bụng cứ đóng kịch mãi thì cũng chẳng ăn thua gì, tôi sẽ thú thật với bà ta và nói hết cả ra, nhưng bà ta phải không nuốt lời hứa mới được. Thế rồi tôi nói với bà ta rằng bố mẹ tôi đã chết cả, rồi pháp luật đã trói buộc tôi phải ở với một người chủ điền vừa già vừa độc ác ở vùng cách xa con sống đến ba mươi dặm. Người ta cư xử với tôi tệ quá nên không thể ở đấy được nữa. Nhân lúc lão chủ điền kia vắng nhà vài ngày, tôi mới thừa cơ bỏ trốn và ăn cắp mấy cái quần áo của con gái lão ta, đi ròng rã ba đêm nay bây giờ tôi mới tới đây. Đêm thì đi, ngày thì nấp vào một nơi ngủ. Cái bọc bánh với thịt mang theo chỉ đủ ăn dọc đường. Tôi lại nói là tôi tin rằng ông bác tôi là Abner Moore sẽ nuôi tôi, vì vậy tôi mới lần mò đến vùng Goshen này.
– Goshen đâu, cậu bé ơi! Đây không phải là Goshen, đây là Peterburg. Goshen ở mãi mười dặm đi ngược lên trên sông nữa cơ mà. Ai bảo với cậu đây là Goshen?
– Vậy ư? Thế mà có một người cháu gặp lúc còn tờ mờ sáng hôm nay, lúc cháu định rẽ vào rừng để ngủ, bảo cháu đến ngã ba thì rẽ bên phải, rồi đi năm dặm nữa thì đến Goshen.
– Chắc hắn ta say rượu. Hắn nói thế là hoàn toàn sai rồi.
– Vâng, trông hắn ta đúng là say rượu. Nhưng thôi thì bây giờ làm thế nào được. Cháu lại phải đi quãng đường nữa. Cháu sẽ tìm đến Goshen trước khi trời sáng.
– Khoan đã, hãy chờ một lát, để tôi lấy cái gì cho cậu ăn qua loa đã. Hẳn là cậu phải đói rồi.
– Này cậu, khi một con bò đang nằm dưới đất mà nó đứng đằng nào lên trước? Trả lời ngay, không được nghĩ. Đằng nào đứng lên trước?
– Đằng đuôi
– Thế rêu mọc trên thân cây thì mọc ở phía nào?
– Phía bắc
– Nếu mười lăm con bò ăn cỏ trên đồi thì bao nhiêu con châu đầu về một phía?
– Cả mười lăm con
– Được, như thế là tôi biết cậu đã ở nông thôn. Tôi tưởng cậu lại định bịp tôi nữa. Thế bây giờ tên thật của cậu là gì?
– George Peter bà ạ.
– Được, cậu nhớ đây nhé, George. Trước khi đi cậu hãy nhớ nói với tôi rằng cậu là Alexander rồi đến ngoài đường thì nói rằng tôi bắt gặp được cậu thì cậu chính là tên George Alexander. Mà đừng có mặc cái đồ vải cũ ấy đi đến chỗ nào có đàn bà. Cậu đóng giả cô gái nghèo thì được đấy nhưng đàn ông người ta vẫn để ý. Thật tội nghiệp cho cậu, lúc nào xỏ chỉ vào lỗ kim thì đừng có giữ cho im cái kim rồi hãy xỏ chỉ vào lỗ kim; đàn bà bao giờ người ta cũng làm thế, còn đàn ông thì khác. Rồi khi nào ném chuột hay ném vật gì khác thì hãy nhớ kiễng chân lên một tí, rồi giơ tay lên qua đầu làm ra vẻ hết sức ngựơng nghịu, và ném cách xa con chuột chừng một vài thước. Phải ném thế nào trông nó có vẻ cứng nhắc suốt từ bả vai xuống, y như có một cái chốt ở vai mà xoay cánh tay đi, như vậy nó mới ra con gái, chứ không phải nếm bằng cổ tay hay khuỷu tay và giang rộng cánh tay sang một phía như con trai. Rồi lại còn nhớ rằng khi một cô gái cũng nhích hai đâu gối ra chứ không kẹp vào nhau như cậu làm khi nãy để giữ thỏi chì. Lạ gì đâu, ngay từ cậu xỏ chỉ vào lỗ kim, tôi đã biết rằng cậu là con trai, cho nên tôi mới thử lại cái đó để biết chắc chắn. Thôi, bây giờ đi tìm bác cậu đi, Sara Mary William Georgo Alexander Peter. Nếu có gặp chuyện gì lôi thôi thì nhắn về cho tôi, tức là bà Judith Loftus. Tôi có thể làm gì đựơc tôi sẽ làm để giúp đỡ cậu. Cứ theo con đường ven sông, và lần sau có đi bộ xa thế thì phải đi giầy đi tất vào, Đường ven sông có nhiều sỏi đá; tôi tính đến được Goshen thì chân cậu sẽ đau lắm đấy.
Tôi đi ngược lên phía trên sông độ dăm chục thước rồi quay lộn lại, vụt chạy đến chỗ để xuồng, ở dưới căn nhà đó một quãng. Tôi nhảy vào xuồng, vội vã chèo đi. Tôi đi ngược lên khá xa, đến tận đầu hòn đảo, rồi tạt ngang. Tôi cởi mở chiếc mũ ra, vì bây giờ cũng chẳng cần phải cải trang làm gì nữa. Khi nãy đi đến giữa chừng thấy tiếng chuông vang đi, nhoà trên mặt nước nhưng nghe còn rõ, đã mười một giờ. Đến đầu hòn đảo, mặc dầu gió đang thổi mạnh tôi cũng không cần lánh xuống nữa mà cứ nhằm đâm thẳng vào chỗ có khúc gỗ mà tôi đã nấp hồi mới tới và đã từng đốt lửa ở một nơi cao ráo. Tôi chèo riết đến chỗ chúng tôi ở, hơn một dặm về phía dưới. Rồi lên bờ, nhảy vọt qua khúc gỗ, trèo lên đỉnh gò vào chạy xộc vào hang. Jim nằm đó, đang ngủ say trên mặt đất. Tôi lay hắn dạy và nói:
– Dậy đi, chết rồi Jim ơi. Không được chậm trễ một phút nào. Họ đang lùng bắt chúng mình đấy! Jim chẳng hỏi han gì cũng chẳng nói năng nhưng cứ nhìn cái điệu hắn hấp tấp khoảng nửa giờ sau đó cũng biết hắn đang sợ lắm. Lúc chiếc bè đã sẵn sàng để ra khỏi cái bụi liễu, nơi chúng tôi vẫn giấu ở đó. Việc đầu tiên là chúng tôi tắt rụi đống lửa trong hang, và sau đó cũng không thắp một cây nến nào lên cả.
Tôi lấy xuồng chèo ra khỏi bờ một quãng để thăm dò trước. Nhưng giá có một cái thuyền nào để ngay đó cũng không thấy gì được, vì trời tối đen, chỉ có ánh sáng sao, chẳng nhìn thầy gì. Rồi chúng tôi đẩy bè ra, cho bè lướt xuống dòng sông, trong bóng tối đi qua phía đầu đằng kia hòn đảo, im lặng như chết không ai hé miệng câu nào.