Tôi cho rằng đó là dấu hiệu tốt khi có người nhìn lịch và nhận ra dù chúng ta đã trải qua hai thập kỷ đầy biến động. Nhưng chỉ một tuần nữa thôi, đất nước sẽ tổ chức ăn mừng Ngày của Mẹ. Ngày đặc biệt đó, nếu nói một cách hoa văn thì nó cần được ghi vào danh sách “những loài vật có nguy cơ tuyệt chủng” của mỗi người. Thế hệ chúng tôi (tôi tự cho phép mình nói vậy) đã có lúc quên đi ngày này khi người phụ nữ phủ nhận sứ mạng của họ là những người mẹ.
Ngoại trừ tổ chức của mấy ông, tôi thấy đau lòng vì giá trị của người mẹ đang bị phủ nhận nghiêm trọng. Các vận động viên sẽ được lãnh chiếc tô danh dự trong giải Super Bowls hay giải Halls of Frame. Các nhà khoa học, nhà văn, và nhà kinh tế được lãnh giải Nobel hay giải Pulitzer. Nhưng chúng ta không có giải Emmy, Tony hay Oscar dành cho người mẹ.
Những ai sẽ quan tâm và tôn vinh người mẹ? Chắc chắn đó là tổ chức của các ông. Quốc Hội nhóm họp hôm 4-2-1914 tuyên bố Ngày của Mẹ sẽ được tổ chức vào một ngày khác. Lịch sử và báo chí thật hổ thẹn khi im lặng trước những đóng góp của người mẹ.
Như Wilde khi nhận giải Oscar nói: “Mọi người có thể làm nên lịch sử”. Bạn chỉ cần một vũ khí chiến thuật nhỏ để làm rung chuyển thế giới, hay thí nghiệm trong một căn phòng đầy chuột. Chỉ cần sự kiện một tiền vệ của Đại học BYU ký hợp đồng với đội Chicago Bears, nó sẽ khiến nhiều người chú ý.
Nhưng hiếm khi chúng ta để ý đến người mẹ. Bạn đã thừa nhận giá trị nhưng lại phủ nhận vị trí của họ. Như George Eliot, bút danh của Marian Evans Cross, nói trong bài The Mill on the Floss.
Làm sao bạn có thể khiến thế giới chú ý đến người mẹ đã cho con gái của bà lòng can đảm để tranh cử ngôi vị chủ tịch của Hội bảo vệ thân thể sinh viên?
60 phút có đủ để kể câu chuyện về một góa phụ đã may đồ cho những đứa trẻ mới đến khu hàng xóm của bà?
Chúng ta có thể viết cuốn sách về người mẹ đã âm thầm nuôi dạy một người kế toán trung thực, một giáo viên tận tâm, một bác sĩ hay nghệ sĩ chơi đàn dương cầm?
Thật vậy, những người con trai và con gái đã làm xã hội chúng ta trung thực hoặc không trung thực, có giáo dục hay vô giáo dục, khỏe mạnh hay yếu ớt, đáng yêu hay không đáng yêu.
Cũng như nhiều người khác, tôi rất lo lắng vì các trường cao đẳng hay đại học, có lẽ là lực lượng văn minh nhất trong xã hội, đã không hoàn thành trách nhiệm nói về giá trị này. Chúng ta nhận chúng ở đâu, đã gìn giữ như thế nào, vì sao xã hội lại cần chúng đến vậy? Hầu hết các giá trị ổn định đến từ gia đình. Nếu gia đình là trung tâm của xã hội, vậy trung tâm của gia đình là gì? Người chồng hay người cha? Tôi xin nói với những người có trách nhiệm: người mẹ chính là trung tâm gia đình.
Tôi ngạc nhiên vì chúng ta cho rằng kỹ sư cần được đào tạo trước khi xây cầu, bác sĩ cần phải đi học trước khi thực hiện phẫu thuật. Vậy làm sao chúng ta có thể mong đợi họ, những người đang nắm giữ vị trí quan trọng của xã hội và gia đình, hoàn thành trách nhiệm đó mà không cần sự đào tạo nào.
Tôi là chủ tịch một trường đại học tư lớn nhất nước. Thứ Sáu vừa qua tại đại học BYU, chúng tôi đã tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp lần thứ 107. Trong nghi thức phù hoa của buổi lễ hôm đó, chúng tôi cố ý nói lên một quan điểm rằng tấm bằng đại học, đơn thuần là mảnh giấy, cho dù chúng ta đã nỗ lực thế nào để lấy được nó thì nó cũng không có giá trị bằng những người mẹ, ông bố và anh em họ đã sống có trách nhiệm với tương lai chúng ta. Chúng tôi muốn tất cả đàn ông và phụ nữ hãy học hết khả năng mình nhưng đừng dừng lại ở đó. Chúng tôi hy vọng họ sử dụng sự giáo dục này để mang đến hòa bình, kiến thức và ổn định cho thế giới.
Rõ ràng cha mẹ chỉ có thể dạy cho con những gì họ biết. Dù trong lĩnh vực nào, tôi không nghĩ việc giáo dục một phụ nữ là lãng phí nếu cô ấy không đi làm mà ở nhà chăm sóc gia đình.
Ai có thể nghi ngờ việc Abigail Smith say mê lịch sử đã ảnh hưởng đến con trai bà, ông John Quincy Adams, vị tổng thống thứ sáu của nước Mỹ?
Hay tài năng kể chuyện của Katherine Elizabeth Textor đã trở thành động lực trong đời sống của người con trai, ông Johann Goethe?
Hay sự tôn trọng lòng trung thực của bà Mary Ball đã ảnh hưởng đến câu chuyện nổi tiếng về không được nói dối mà con trai bà, ông Goerge Washington đã kể.
Chúng ta hãy xem xét những câu sau của một tác giả: “Có một đứa trẻ pha trộn hai dòng máu Breton và Lorraine được sinh ra trên thế giới. Nó bị mù, câm và da trắng bệch, không ai còn hy vọng ngoại trừ người mẹ… Đứa trẻ dường như không thể sống đến ngày mai… đứa trẻ đó là tôi.” Đây là đoạn văn do Victor Hugo viết.
Mẹ của Daniel Webster khinh thường những người cho rằng con trai bà sẽ ốm yếu suốt đời, vì đứa bé khi sinh ra rất yếu. Ngôi trường gần nhất cũng cách nhà nhiều dặm. Năm học chỉ kéo dài hai ba tháng. Bà đã dạy Daniel biết đọc trước khi đến tuổi mẫu giáo. Dù không được giáo dục trường lớp, Daniel Webster vẫn được nhận vào đại học Dartmouth. Sau này ông trở thành một chính trị gia, một phát ngôn viên nổi tiếng.
Một phụ nữ định vào Đại học nghiên cứu về lịch sử và khoa học chính trị, đã từng được bầu là người có khả năng thành công nhất, bây giờ bà lại kể về cuộc đời mình khi là người mẹ của chín đứa con: “Tôi không nghĩ người phụ nữ nào cũng có thể hiểu điều này, vì họ dự định kết hôn và xây dựng một gia đình mà trước đó đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Khi bạn giáo dục một phụ nữ, nghĩa là bạn đang giáo dục cả gia đình họ. Tất cả sự giáo dục đó sẽ trở thành một phần của bạn, xây dựng nên thái độ và cách tiếp cận của bạn với cuộc sống.”
Trước khi những người con trai và con gái vào đại học, họ đã được giáo dục và huấn luyện rất kỹ bởi những giá trị trong con người bạn. Chúng tôi có thể tạo cho chúng một nghề về dạy học, chính trị hay tin học chẳng hạn. Bạn là người đã tạo nền tảng mà chúng tôi chỉ cần gia cố thêm.
Đứa trẻ cần một người mẹ tốt? Vâng, tôi sẽ nói vậy. Nhưng còn gì nữa? Có bao nhiêu đứa trẻ được sinh ra và chúng cần những gì? Có phải cả quốc gia cũng cần một người mẹ tốt? Tôi xin kết thúc bằng một câu chuyện.
Cô ta thỉnh thoảng được gọi là Sally, một góa phụ có ba người con. Có lẽ cuộc sống hơi khó khăn và cô ấy muốn thay đổi để mọi thứ dễ dàng và tốt đẹp hơn. Cô nghĩ đã đến lúc khi một người đàn ông, chính xác là một người góa vợ cô từng quen, quay trở về cùng với lời cầu hôn. Anh mặc một bộ đồ sang trọng, miệng nói huyên thuyên về nông trại màu mỡ của mình. Đó đúng là viễn cảnh một cuộc sống tốt đẹp. Cô hiểu ý anh khi nhắc đến những người giúp việc. Anh sẽ là người chu cấp của cải vật chất. Cô chấp nhận sang sông xem những tài sản tương lai của mình: một nông trại trồng toàn nho đen dại, một túp lều không nền nhà, không cửa sổ. Người giúp việc là hai thằng bé gầy còm đi chân trần. Bố của chúng đã mượn áo và giày để đưa cô về.
Suy nghĩ đầu tiên của cô rất rõ ràng: đi về nhà! Nhưng cô nhìn đám trẻ, đặc biệt là đứa nhỏ nhất, đôi mắt buồn rầu của nó nhìn vào cô.
Trong giây lát, cô nhìn và vén tay áo lên, lặng lẽ nói những lời có thể khắc sâu vào tim từng bà mẹ: “Tôi sẽ ở lại vì đứa trẻ này.”
“Ôi, Sally Bush! Cô thật là một người cao quý.” Một đứa trẻ có mẹ là cô hàng xóm đã ghi như vậy.
Cô Sally Bush đã không nhận ra điều thằng bé muốn nói khi nhìn vào khuôn mặt buồn rầu đó. Cậu bé đó tên Abe, sau này trở thành vị tổng thống đáng kính và đáng yêu nhất của đất nước. Ông từng nói: “Tôi có được ngày hôm nay là nhờ người mẹ thiên thần ấy.”
Jeffrey R.Holland