Nhưng là người tạo sự tự lập cho con.
Dorothy Canfield Fisher
Bốn tháng sau khi mẹ mất, bà đã gởi cho tôi thông điệp giúp tôi tự đối mặt với cuộc sống bằng chính đôi chân mình. Mẹ là người phụ nữ đẹp, thanh cao nhất tôi từng gặp. Bà có quan điểm rất cứng rắn. Bà thường xuyên viết thư cho các biên tập viên, gọi điện cho các đại diện ở Quốc hội và sẵn sàng đứng trước trường hay trong các buổi họp địa phương để nêu quan điểm, giúp những người bị yếu thế. Theo Đảng dân chủ tự do, mẹ ủng hộ mạnh mẽ các chính sách xã hội. Ngay khi tôi bất đồng với bà và gọi mẹ là “thành viên có trái tim rỉ máu”, tôi vẫn thán phục vì tình yêu và sự tận tụy của bà dành cho những người bất hạnh. Mẹ hay có mặt trong danh sách viết thư của nhiều người. Khi chúng tôi đã nghèo không còn tiền trả hóa đơn, mẹ vẫn cố tìm ra 10 hay 20 đô để tặng cho các cựu chiến binh tàn tật, tổ chức chăm sóc động vật, nghiên cứu bệnh ung thư, các bà mẹ có con ngoài giá thú…
Tôi là đứa trẻ nhút nhát, hay phụ thuộc và thiếu sự tự tin mà mẹ tôi bẩm sinh đã có. Từ khi học tiểu học cho đến đại học, tôi hay căng thẳng và đa nghi. Tôi luôn chắc tôi sẽ thi rớt. Mẹ thường phải nâng đỡ và khuyến khích tôi tin là thi đậu. Kể cả khi đã đậu, tôi vẫn cảm thấy không an toàn. Suốt cuộc đời, tôi tin mình không thể đối mặt với khó khăn nếu mẹ không giúp đỡ, khuyến khích.
Khi mẹ được chẩn đoán bị ung thư buồng trứng, thế giới như muốn sụp đổ. Không phải chỉ vì nỗi đau mẹ sắp trải qua, mà vì cảm giác mình không thể làm được việc nếu không có mẹ bên cạnh, dù lúc đó tôi đã 42 tuổi. Thật xấu hổ khi nói rằng tôi sẽ làm được gì nếu không có mẹ hay mỗi khi nghĩ đến căn bệnh đang tàn phá thân xác bà. Tôi sợ bà sẽ chết trước khi tôi lấy bằng luật, và nếu điều đó xảy ra thì làm sao tôi có thể vượt qua?
Mẹ biết tôi cảm thấy sợ hãi giống như một đứa trẻ. Vào giai đoạn cuối cùng, liều lượng mocphin mẹ tiêm ngày càng nhiều nên hầu như lúc nào mẹ cũng ngủ. Bà cố cầm tay tôi vỗ nhẹ cứ như tôi là người cần được an ủi.
Một ngày nọ khi chúng tôi biết điểm cuối đã gần kề, tôi đổ người xuống nói với bà những lời cuối cùng. Tôi cố hết sức tỏ ra can đảm.
“Mẹ ơi, đừng bỏ con.” Tôi khóc ôm lấy thân hình tiều tụy của mẹ… Tôi thổn thức: “Con cần mẹ sống với con, xin mẹ hãy ở với con.”
Mẹ lùi lại trên gối, nhìn tôi bằng ánh mắt có ngọn lửa ngày nào. Bà hỏi: “Con muốn mẹ làm gì? Con gái khờ dại à! Mẹ đã bảo bao nhiêu lần là mọi việc sẽ ổn thôi.” Bà nói tiếp bằng giọng rất nhỏ: “Thỉnh thoảng con vẫn có thể nghe lời mẹ.” Bà quay mặt đi có vẻ buông xuôi, nhưng tôi chắc đã thấy nụ cười rất tinh quái trên gương mặt giống như hồi còn khỏe. Đó là những lời cuối cùng mẹ nói với tôi.
Những gì bà từng làm với tôi là nói ngắn gọn và nhẹ nhàng thúc giục, tôi sẽ trưởng thành rất nhanh. Nhưng bốn tháng sau cái chết đó, tôi luôn có cảm giác sụp đổ. Tôi phải lấy bằng luật và vô hiệu hóa sự sợ hãi. Buổi sáng hôm thi, tôi cầu nguyện với mẹ hãy giúp tôi ra khỏi giường. Không có câu trả lời. Tôi lại xin giúp tôi mặc đồ. Vẫn im lặng. Tôi tiếp tục cầu nguyện đến khi đã lên tàu đến Brooklyn. Bài kiểm tra đang được phát. Bất kể đôi tay run rẩy và tim đập thình thịch, mẹ không trả lời tôi.
Khi làm bài, tôi vẫn liên tục kêu gọi mẹ trong khi tập trung vào những thông số phức tạp đang làm đau đầu. Sau nhiều năm xây dựng sự nghiệp trong một lĩnh vực hoàn toàn không liên quan đến ngành học, tôi quyết định lấy bằng luật. Những kiến thức trong sáu năm đại học được tôi nhồi nhét trong một thời gian ngắn cuối cùng đã hết. Tôi vẫn tin mình không thể vượt qua kỳ thi. Mẹ không ở đó, làm sao đây?
Điều đặc biệt là mẹ đã thật sự đáp lại lời cầu nguyện theo cách rất lạ. Một buổi xế chiều, những ngọn đèn ở khu phố Manhattan chiếu sáng trên dòng sông Hudson. Sau một ngày thi mệt nhọc, tôi không muốn cố nghĩ về mẹ. Tôi đang nghe bản tin tối thì nghe có tiếng động trong phòng ngủ như có cái gì đó rơi. Con chó con Dakota đang ngồi dưới chân, vì vậy tôi biết không phải nó đang vật lộn với mấy cái ống quần lót.
Tôi bật đèn xem quanh phòng. Trên tấm thảm trước tủ sách là một phong bì chứa các tấm ảnh của mẹ và một phụ nữ trẻ, một xấp thư gửi cho tôi khi còn học đại học ở xa, và một hộp trang sức làm bằng ngà voi có chứa các trang sức cổ rất có giá của mẹ. Đó là những đồ quý mà tôi muốn tìm một chỗ thích hợp để trưng nhưng chưa quyết định được.
Việc chúng rơi từ trên nóc tủ sách xuống là khá ngạc nhiên, bởi chúng được đặt rất chắc chắn trên một kệ rộng. Điều thật sự lạ là cách chúng rơi và tụ tập bên nhau, giống như một nghệ thuật.
Các lá thư một bên, ảnh một bên, và ở giữa là hộp trang sức. Dường như có ai đã sắp xếp chúng.
Tôi biết mẹ muốn nói với tôi hôm đó. Những gì mẹ nói là bà tin tôi có thể vượt qua mọi thử thách bằng chính sức mình. Tôi có thể, và tôi đã làm được.
Luật sư Paula Kaufman
LỜI NHẬN XÉT DÍ DỎM
Rất nhiều lời nhận xét hay đã được gửi đến Dorothy Parker. Đây là một lời nhận xét về mẹ có thể bạn chưa nghe:
Thường xuyên có cảm giác rất buồn tại một tổ chức xã hội, cô Parker đã bị tra tấn bởi nhiều câu chuyện dài và buồn của một anh chàng được nhiều người cho là tuyệt vời và rất lôi cuốn.
Cuối cùng anh nói bằng giọng rất nghiêm nghị: “Đơn giản tôi không thể chịu nổi mấy thằng khờ.”
Cô Dorothy Parker đáp lại: “Lạ thật. Rõ ràng mẹ anh chịu được.”