NGÀY NÀO ĐÂY?
7 giờ 32 phút sáng
Ừ hư! BS. S. tới và nói mình có thể về nhà. Mẹ sẽ đón mình một giờ nữa, hai ba giờ nữa hay bất cứ lúc nào Mẹ tới đây. Mình đã đọc đi đọc lại cuốn sách của BS. S. Những nhân vật trong sách bắt đầu có vẻ bhuw là những người bạn bị tổn thương thân thiết tuyệt vời. Ươc" gì mình được trò chuyện cùng họ! Hơn thế nữa mình còn ước ong được trò chuyện với ai đó cùng một lứa tuổi! Ngay bây giờ!
Phải giữ trong lòng một chuyện gì gì đó nặng nề, cứ lớn dần lên và choán hết cuộc đời mình, mình chết mất thôi. Nhưng bệnh AIDS đâu phải là không thể chịu đựng! Một anh chàng sau khi dọn tới ở một thị trấn mới đã có rất nhiều bạn bè, và mọi người đều yêu mến chàng ta, chẳng hề sợ sệt, xa lánh hay có bất cứ vấn đề gì. Với mình cũng sẽ như vậy. Thật sự sẽ như vậy, và mình vui sướng biết bao vì được biết chuyện đó. Hiện giờ mình biết được đủ điều rồi. Mình đang làm những chuyện chỉ khiến mình thành một đứa ngốc nghếch mà thôi.
Mình sẽ được vui, vui, vui sướng! Bẹnh AIDS chẳng phải tự nhiên mà lây nhiễm! Sẽ chẳng có ai sợ mình cả. Mình sẽ nói cho mọi người biết ngay sau khi mình rời khỏi nơi này. Sẽ được nhẹ nhõm và sẽ luôn luôn được như thế.
8 giờ 22 phút sáng
Bong bóng lại vỡ rồi! Thế giới của mình đã chuyển từ một khối cầu đầy ánh nắng thành một khối đen thui đầy chán chường hút mình xuống tận đáy.
Mình đang đứng ở của phòng mình chờ Mẹ tới, và hai người mặc đồ như phi công vũ trụ đi vô phòng kế bên. Không tưởng tượng nổi vì sao họ lại đội nón, mặc những bộ đồ trùm cả thân mình và gì gì nữa. Sau đó mình nghe có người nói một bệnh nhân AIDS vừa mới chết ở trong ấy. Điều đó làm mình như vỡ vụn ra thành muôn mảnh. Nếu AIDS không lây nhiễm như người ta mói, vậy tại sao lại cần tất cả những thứ đó? CHẤT DỊCH CỦA CƠ THỂ Ư? Ồ phải rồi, phải là CÁC CHẤT DỊCH CỦA CƠ THỂ, nhưng mà cái đó nghĩa là cái quái quỷ gì chứ?
8 giờ 43 phút sáng
Có lẽ họ thận trọng như vậy với mọi thứ bệnh thật sự truyền nhiễm, bồ có nghĩ vậy không? Có lẽ vậy! ĐỂ MAI HẴNG LO... SAU KHI MÌNH NÓI CHUYỆN VỚI BS. S. Nhưng mình sẽ không gặp lại ông ấy nữa. Sẽ không bao giờ gặp lại!
THỨ BA, 19 THÁNG HAI
6 giờ sáng
Được ở nhà thật quá tuyệt vời, lại được yêu thương và khỏe khoắn trở lại. Cửa kính kéo dẫn ra khoảnh sân trước đang mở, và Imperical đang hót bằng tất cả con tim bé nhỏ trong cái lồng của nó. Mặt trời đang lên cao ở bên ngoài và cả ở bên trong lòng mình nữa. Mình muốn múa và hát bài ca xưa mà Bà rất thích:
""Whoop a dee dee, mình rất vui vì mình là mình. Mình chẳng nên là ai khác cả. Mình mỉm cười với cỏ cây hoa lá. Whoop a dee dee, mình rất vui vì mình là mình. ""
Mình đang ngồi đây dọc mười hai lá thư Hội bà Tám viết cho mình, cứ đọc đi đọc lại mãi. Tụi nó thương mình quá chừng. Thật may mắn có lũ bạn như thế. Đêm nay sẽ nhờ Mẹ gọi cho tụi nó và báo tin mình đã về nhà. Mình tự hỏi mai Mẹ có cho mình đi học lại hay không. Chắc không đâu, nhưng chắc chắn Thứ Năm hay Thứ Sáu mình đi học được rồi.
Mình vẫn thấy hơi yếu một chút, nhưng cái TÔI xưa nay đã trở lại, khao khát đến tột cùng và hăm hở muốn đi! Đi! Đi Đi! Đi nào!
Mình tự hỏi ai sẽ gặp mình trước tiên. Ứơc gì mình đoán được là ai!
Mình không thể đợi để nhìn thấy nụ cười đẹp và ấm áp như ôm cả thế giới vào lòng của anh áy, và cảm thấy bàn tay mềm mại mà đôi khi không được mềm mại thế, sau khi anh làm việc ngoài giờ học và chơi môn thể thao nào đó. Hy vọng anh sẽ ôm lấy mình ngay trước mặt Mẹ... nhưng mình biết anh không ôm đâu! El, Red và Dorie sẽ ôm... nhưng mình muốn ôm anh ấy cơ. Mình cần. Mình chân thành, tha thiết cần vòng tay của anh. Đó sẽ là một liều thuốc chữa bệnh tốt nhất.
THỨ TƯ, 20 THÁNG HAI
Dorie, El và Red tới nhà ngay sau khi tan học. Từ lúc gặp tụi nó dường như là liên tu bất tận. Cả hội buôn dưa lê liên tục, như thể mình đi xa đã nhiều năm. Tuy vậy vẫn như mới gặp tui nó hôm qua. Mọi chuyện đều to tát, huy hoàng và hào hứng, đủ thứ chuyện về mọi người, trừ một chuyện... Dorie vẫn chưa có kinh. Ôi khiếp quá! Nó thường dùng những gói nhỏ đó, chúng sẽ ra 2 vạch màu hồng nếu bạn ... và một vạch nếu ngược lại. Cả bọn đều quá rối trí vì Dorie tới nỗi thật sự chẳng đứa đứa nào nghĩ nhiều đến mình, và thật tuyệt vời để mình thay đổi. Rất mừng vì mình không phải là nó! Cũng chả biết sẽ làm gì nữa. Nó nói hôm trước quyết định chuyện này, hôm sau lại đổi ý... Quyết định kiểu nào cũng kinh tởm cả, phải mất nhiều tuần nó mới quyết định bỏ hay không. Ôi, sẽ khó khăn biết chừng nào... Thử tưởng tượng em bé tí xíu bị hút ra, vừa vùng vẫy và khóc thét rồi sau đó bị vứt sọt rác. Mình tự hỏi người ta sẽ làm gì với tất cả những em bé đã chết đó.
Giờ đây mình đam ra ngớ ngẩn. Giờ đây phá thai chẳng là cái gì cả... hay là một cái gì? Ôi thôi! Rất mừng vì mình không phải là nó. Nhưng nếu em bé đó là của mình và Lew, mình sẽ không, không, không bao giờ vứt bỏ đâu. Mình biết Lew sẽ không muốn mình làm vậy... Nhưng mình sẽ làm gì? Mình mới có mười lăm tuổi. Ai sẽ chăm sóc em bé đây? Mình phải sống mãi với mẹ mình hả? Mình phải bỏ học hay sao? Rõ ràng Dorie có vẻ quá mẹt mỏi và khiếp sợ. Thật là một quyết định khiếp khủng! Mình đã nghe Mẹ dùng cái từ đó và rất thích nó. Mình tự hỏi bao giờ thì mình mới dùng tới nó. Thật tình mình đã không nghĩ sẽ có chuyện gì khiếp khủng như vầy. Chẳng phải là các em bé khiếp khủng... mà là, à, chúng chăng rnhuw mình nghĩ đâu.
Một lần dì Milly em Mẹ tới gửi em bé nhờ chăm nom khi dì và dượng Charles đi nghỉ cuối tuần. Trước đó mình đã quá trông mong nó đến mất ngủ. Rồi sau đó khi bé Bonny đến, mình không ngủ được vì dường như nó khóc suốt cả đêm, bởi vì nó đái dầm, la hét, ị đùn, vứt tung mọi thứ, đòi chai sữa, đòi bế, đòi dắt đi chơi, tắm rửa, thay tã lót, cứ thay tã và thay tã mãi! Mình đã ngộ ra rằng các em bé chẳng giống mèo con, chỉ cần cho ăn uống mỗi ngày một lần, rồi khi nào muốn thì vui chơi với chúng, Chúng nó lúc nào cũng ra lệnh thôi! Một chuyện khác nữa, không ngờ những em bé xinh xắn đáng yêu lại hôi rình như vậy, úi dào... thật gớm ghiếc, lại quá thường xuyên!
Trước đó, đôi lúc mình cảm thấy nếu mình có em bé, mình sẽ có một thứ của riêng để mà yêu thương, CHỈ CỦA RIÊNG MÌNH MÀ THÔI. Nếu mình sinh em bé thì hai mẹ con sẽ khởi đầu cả một thế giới mới. Khi Mery Beth, láng giêng` mười sáu tuổi của nhà mình có em bé và quyết định giữ lại, còn nhớ hầu như mình thèm có con lắm. Có ai đó lúc nào cũng ở bên mình, để yêu thương, làm cho nó yêu thương và phụ thuộc vào mình. Bật mí cho Nhật ký biết nhé, bây giờ mình chẳng muốn phụ thuộc quá như vậy đâu... ít ra là bây giờ... có lẽ để một ngày nào đó, khi chúng chín chắn hơn, há?
THỨ BA, 26 THÁNG HAI
5 giờ 59 chiều
Ôi, chán ơi là chán. Dorie, đứa bạn thân nhất và có tâm hồn đẹp nhất vừa mới ra về. Rất mừng vì nó có mình để trò chuyện, Mẹ lại không có ở nhà. Không nên nói trò chuyện với... nên nói là nó bảo cho mình biết, vì quả thật mình chả đáp được câu nào cho ra hồn cả.
Mình không tin được là Fred đã bỏ nó. Sao lại có thể như vậy? Sao trên cõi đời này hay cõi nào khác, một đứa con trai lại có thể vứt bỏ một đứa con gái mà hắn đã làm cho mang bầu chứ? Mình tự hỏi có phải con lừa đực ngu đần đó tưởng con nhỏ tự làm mình có chửa hay sao?
Thử hình dung, hắn gặp con nhỏ ở chân cầu thang phòng tập thể dục, và hoàn toàn bất ngờ, hắn chỉ nói hai đứa không nên gặp lại nhau nữa. Con nhỏ vác cái ba lô ngược do hắn trao tặng, và hắn ta hành động như chẳng có gì xảy ra, tất cả đều là lỗi lầm và trách nhiệm của con nhỏ, chỉ thế thôi! Mình nghĩ đáng lẽ phải thọc tay vào mắt hắn mà moi tim hắn ra, hay ít ra cũng hô hoán cho mọi người đều nghe thấy, ít ra cũng biết hắn ta là đồ giòi bọ nhơ bẩn, thối tha, khốn nạn, mục nát, ích kỷ vô trách nhiệm, đê tiện biết chừng nào, và thậm chí còn tồi bại hơn nữa, khi con nhỏ bật khóc, hắn hỏi làm thế nào hắn biết được đứa con trong bụng là của hắn, để ý ba cái vụ đó là trách nhiệm cua con nhỏ.
Ôi, buồn quá là buồn! Ước gì mình làm điều gì đó. Mình tiễn chân Dorie ra trạm xe buýt, nhưng chẳng giúp được gì ráo... Mọi người đều không giúp được... Đúng là nó phải chọn lựa giữa khiếp khủng và khiếp khủng hơn.
THỨ NĂM, 28 THÁNG HAI
7 giờ tối
Mẹ Dorie cho nó tới nhà mình sau khi tan trường để học và ăn tối. CHO NÓ Ư? Nay nó sắp làm mẹ mà còn phải hỏi xin mẹ nó tới đây học hành sao? Mình cứ nghĩ hoài nghĩ mãi đến chuyện từng phút giây cả ngày lẫn đêm nó phải tha em bé nhỏ tí đi vòng vòng, nhưng chẳng hiểu làm sao nó bỏ em bé của nó được chứ? Nếu có ai chịu thừa nhận đã lợi dụng nó thì sao? Ôi, tội nghiệp đứa bé nhỏ xíu đó quá! Gía mà con nhỏ phá thai rồi, thì... Mình cũng lo lắng gần như nó vậy. Rất mừng vì nó đã có mình. Bản thân El và Red vẫn còn trong trắng vô tư, còn mình và Dorie thì... Đôi lúc cũng muốn trút hết nỗi niềm riêng tư của mình cho nó biết, một cơn đau quặn thắt đau nhức gây nên tổn thương thực sự trong lòng, nhưng mình không thể nói. Ngay lúc này nỗi niềm riêng tư của nó cũng đủ phiền toái rồi.
THỨ BẢY, 2 THÁNG BA
7 giờ sáng
Dorie sắp lại nhà mình ngủ nhờ, và ngày mai Mẹ sẽ dắt tụi mình tới nơi tụi mình vẫn gọi là Hồ Mao Lương. Vui quá đi mất. Cả hai đứa mình đều muốn được tới đó, nằm trên một bãi cỏ tràn trề ánh nắng, lắng nghe âm thanh của hạnh phúc và gần như là mùa xuân, có sóng nước của hồ vỗ về êm ái bãi cát đằng sau. Mẹ sẽ mang theo một bữa ăn trưa thinh soạn, nhưng trên đường về sẽ dừng lại Quán Ăn Góc Phố Con Sóc. Mẹ nói cả hai hứa cứ để BỤNG ĐÓI mà chạy hoài chạy mãi.
Đêm hôm sau cùng mình đã lên gân để hỏi Dorie phải chăng nó đã không chịu dùng thuốc viên ngừa thai khi... Nó nói đã dùng, nhưng có lúc lại quên. Mới đầu mình nổi nóng với nó và muốn cho nó BÀI 977 VỀ TRÁCH NHIỆM mà cô Marsden dạy môn Sức khỏe cứ giảng lui giảng tới hoài, nhưng mình không thể. Mình là ai mà dám giảng về trách nhiệm uống thuốc hàng ngày, khi mà cả nửa thời gian Mẹ phải rầy mình về việc cho chim ăn? Ngoài ra Dorie nói Fred đã dùng bao cao su... à, hầu như lần nào hắn cũng dùng ... nhưng đắt tiền lắm. Dorie nói một tá giá khoảng chừng 6 đô la. Như vậy sẽ... nhưng mình chẳng muốn nghĩ tới. Mình sẽ không nghĩ tới chuyện đó. Mình sẽ không cho phép mình nghĩ tới bất cứ điều gì ngoài Hồ Mao Lương và những cái bánh chiên kiểu Pháp múp míp béo ngậy ở Góc Phố Con Sóc.
THỨ HAI, 4 THÁNG BA
5 rưỡi sáng
Sáng nay thật sự mình đã dậy sớm, trong lòng thật nhẹ nhõm nhờ kỳ nghỉ cuối tuần. Qúa tuyệt vời, yên tĩnh, đẹp đẽ và tha hồ tránh xa trần thế. Mình với Dorie và Mẹ rượt đuổi nhau qua những bãi mao lương đang nẩy chồi kết nụ vàng rực một màu. Ba người giả đò xem chúng như những cái túi đựng nắng sắp sửa mở ra. Cười đùa, trêu chọc và ngồi xuống một khúc cây mới đốn. Mẹ đem theo đàn ghi ta mà từ lâu rồi Mẹ chẳng hề chơi, và tất cả hát những bài hát Mẹ thuộc. Sau đó Dorie và mình chỉ cho Mẹ những bài hát mới tụi mình đã thuộc. Thật huy hoàng, thật tuyệt trần. Ứơc gì mỗi ngày trong quãng đời còn lại của mình đều được như vậy.
THỨ BA, 5 THÁNG BA
4 giờ 59 chiều
Lew và mình cầm theo bánh xăng uých mà ăn trong khi rảo bộ dọc lối đi gần trạm cứu hỏa cũ. Chúng mình ngồi trên bãi cỏ ở đó, tam tình về việc đã lâu rồi hai đứa chẳng có thời gian ở bên nhau. Anh ấy ôm mình vào lòng, chữa lành từng phân tử trong thân thể, trí óc và tâm hồn mình. Chúng mình dời ra sau bụi cây cao lớn bên vệ đường, rồi anh ấy hôn mình. Giống như những viên kim cương lấp lánh, như lễ Giáng Sinh, lễ 4 Tháng Bảy và lễ Phục Sinh thiêng liêng hòa lẫn cả vào nhau.
Mình không thích thừa nhận điều này, nhưng thật sự là mình muốn... bồ biết rồi đó... nhưng mình cũng chẳng muốn. Mình biết là hai đứa hai đứa không nên làm vậy, nhưng tình dục quả là có sức hấp dẫn mãnh liệt. Mình muốn hỏi Dorie về từng chi tiết của chuyện đó. Với *&=-+, mọi việc đều quá... lừa đảo bẩn thỉu, nhưng mình có thể cảm thấy thật đẹp và lành mạnh với Lew khi anh ấy sẵn sàng. Mình biết là tức cười, ít ra mình nghĩ là vậy, khi con trai lại hơi rụt rè do dự hơn con gái, nhưng có lẽ cũng không phải vậy đâu. Con trai thường nghĩ về tương lai và trách nhiệm của bọn họ, và thường so hơn tính thiệt trong cuộc đời y như tụi mình, hay ít ra họ buộc phải như vậy! Lew cũng vậy! Tạ ơn Chúa vì anh ấy như vậy! Mình không nghĩ mình có bao giờ cảm nhận kiểu đó về một chàng trai nào khác trên đời này hay là mình sẽ cảm nhận kiểu đó?
Mình nhớ lờ mờ một trong những ""bài giảng của các bà mẹ về tình dục"" mà Mẹ đã cố giảng giải và mình đã cố tránh chẳng chịu lắng nghe. Mẹ nói tình dục có thể là một sức mạnh tuyệt vời nhất trong cuộc sống sau bản năng sinh tồn, và thường còn tuyệt vời hơn cả bản năng sinh tồn nữa như trong thời chiến, khi đàn ông phải lâm vào tình huống cận kề cái chết vì một người đàn bà, và những thời kỳ mà con người chỉ bị lôi cuốn theo những cảm xúc của họ, và bản năng trở nên mạnh mẽ hơn lý trí. Hy vọng chuyện đó không bao giờ xảy đến với mình. Bồ có bao giờ nghĩ vậy không? Nhất là bây giờ, khi có lẽ mình sẽ cho... bồ biết rồi đó... ôi, quên hết chuyện đó đi! Tình dục gây rắc rối nhiều hơn là quý giá, mình nghĩ vậy đó!!!
Coi kìa, mình phải bắt đầu ăn bữa tối đây. Mẹ đưa từ văn phòng về một bà để sau đó hai người cùng làm việc trên một bản đồ án.
THỨ NĂM, 7 THÁNG BA
Nhật ký mình ơi,
Hai ngày chả viết lách gì, vì chẳng hiểu sao mình lại để bồ ở đâu đó... và... à mình quá rối trí. Ngoài ra mình cố không suy nghĩ nhiều, vẫn thấy mình nát bét. BS. S. nói sức khỏe của nhiều người có phản ứng HIV dương tính vẫn khá tốt trong năm, sáu thậm chí đến bảy năm, nhưng vì hệ miễn dịch của mình khởi đầu còn thấp kém, nên mắt bị nhiễm trùng, nhìn không được rõ lắm.
THỨ SÁU, 8 THÁNG BA
3 rưỡi chiều
Mẹ đưa mình ra khỏi trường sớm để đi gặp BS. S. , chứ chẳng phải là khám chuyên khoa mắt theo lời ổng dặn. Lại thêm một cú sốc vào tim và trí não nữa. Mình có thể dùng thêm bao nhiêu nữa đây? Một thứ thuốc có thể dùng cứu chữa thị lực mình, một thứ khác sẽ duy trì sự sống, nhưng chẳng thể nào dùng cả hai thứ. Có thể dùng AZT để làm chậm sự phát triển của virus HIV, hoặc có thể dùng Ganciclovir để chặn đứng sự nhiễm trùng gây mù mắt. Nhưng do cả hai thứ thuốc đều gây ra chứng thiếu máu, nên đa số không chịu được cả hai thứ dùng chung.
Ôi chao ơi! Thật khó chọn lựa! BỎ THUỐC AZT THÌ KHÔNG DUY TRÌ LAU HƠN TRẠNG THÁI KHÔNG TRIỆU CHỨNG, CÒN CỨ DÙNG AZT THÌ PHẢI CHỊU MÙ LÒA. THỜI GIAN QUYẾT ĐỊNH. THỜI GIAN ĐÁNG NHỚ, ĐÚNG KHÔNG?
Ông bác sĩ ngớ ngẩn có vẻ như bị đột biến gen, giọng nói như trong phim khoa học viễn tưởng, NHÌN MÌNH y NHƯ THỂ MÌNH LÀ chú cún con tạp chủng vừa chạy tới, và bảo còn một cách thứ ba nữa. Mình quá đỗi bối rối, bắt đầu vừa cười vừa khóc. Một lúc sau Mẹ làm cho mình hơi an tâm và BS. Đột Biến có thể nói cho hai mẹ con biết là các nhà nghiên cứu đã phát triển một cách mới để đưa thuốc vào mắt không gây ra chứng thiếu máu. Người ta cấy vào bên trong nhãn caud những viên nhỏ li ti hấp thu rồi nhả thuốc ra. Nghe vui quá chừng phải không bồ? Cách này giữ cho thuốc không vào mạch máu, và cũng giữ thuốc lại trong nhãn cầu đang cần thiết. Thuốc từ từ được nhả ra đều đặn, nghĩa là hằng ngày không cần phải chích thuốc... Mình không nghĩ có thể chịu được cái ""một ngày"" một chút đó.
BS. Ngớ Ngẩn Đột Biến tặng cho mình bản sao một bài báo về thuốc Ganciclovir và về một tá các thứ thuốc thử nghiệm mới khác, đang phát triển để hạn chế những thứ mà người ta gọi là ""nhiễm trùng cơ hội"".
Thông thường đó là những mầm bệnh vô hại, và tấn công những người có hệ phòng thủ miễn dich đã bị AIDS làm suy yếu đi.
Thật may mắn cho mình, mình nằm trong SỐ ÍT BỆNH NHÂN NGẪU NHIÊN được chon làm con bọ thí nghiệm cho hơn 40 thứ thuốc mới của hãng dược phẩm nào đó; chúng đang được thử nghiệm để chống lại loại virus, vi khuẩn và siêu vi phổ biến thường gây tác hại ở cơ thể con người.
""Trong các bệnh có liên quan tới AIDS, bệnh viêm võng mạc do siêu vi CMV (cytomegalovirus) là một trong số những bệnh thường xảy ra và có sức tàn phá mạnh nhất. "" BS. Đột Biến nói nó tấn công chừng 20% bệnh nhân AIDS. Nếu không điều trị thì chắc chắn sẽ mất hẳn thị lực. Mình không biết xử trí ra sao nữa. Chẳng thể nào viết cho mình, mình thân mến ạ Không thể thấy những bông hoa, cây cối hay ánh nắng... hoặc các bạn của mình... hay là Lew. Mình không thể, không nhìn thấy Lew thì nhất định mình không chịu nổi rồi.
Từ đây tới mai mình phải chọn lựa giữa thuốc Ganciclovir và một thứ thuốc mới hơn tên là Foscarnet. Một chọn lựa khó quá chừng! Ganciclovir gây ra chứng thiếu máu, còn Foscarnet lại hại thận.
Cứ theo kiểu cũ thì cả hai thứ thuốc đều đòi hỏi phải truyền dịch vô tĩnh mạch hằng ngày, mất hai hay ba giờ mới hoàn tất. Bệnh nhân phải chịu đâm dây dẫn thường trực để tiếp nhận dịch truyền, Và nếu không đủ liều thì theo đặc thù của virus, chúng sẽ trở lại sau hai tháng điều trị, đòi hỏi những liều lượng còn cao hơn nữa.
Chắc mình sẽ chọn cách mổ banh mắt ra và nhét vào những viên nhỏ li ti, có thể kéo dài tới sáu tháng và ngay sau đó tiếp tục thử nghiệm một thứ thuốc khác có tác dụng tới một năm. Để rồi xem nhé!
Chúc bồ thấy mộng lành... Mình chẳng hiểu được mình nữa.
THỨ BA, 19 THÁNG BA
Cưng à cưng ơi,
Rất vui vì hai đứa mình lại ở bên nhau. Mình cần Nhật ký lắm. Thật sự cần thiết. Thật đáng ngạc nhiên, mình đã tin cậy Mẹ, các bạn và Lew biết chừng nào. Thật sự tin cậy Lew. Vẫn còn nhiều điều không thể bày tỏ với anh áy. Nhưng rồi cũng phải nói thôi. Sẽ sớm nói cho mọi người đều biết bệnh của mình. Đời thật quaaaa" bất công. Ươc" gì mình biết được phải nói thế nào!
THỨ SÁU, 22 THÁNG BA
Bạn thân yêu của mình ơi,
Xin lỗi vì Thứ Tư và Thứ Năm đã quên viết nhật ký. Bạn gì mà kỳ vậy, mặc dù là bạn của mình? Mình là bạn của chính mình hả?
Dù sao, hôm nay ở trường có hai đứa chọc ghẹo Dorie vì bụng nó bắt đầu lùm lùm rồi. Mình tội nghiệp nó quá tới nỗi muốn nhốt tụi kia vô tủ đựng đồ rồi quăng luôn mấy bộ đồ của tụi nó cho rồi.
THỨ BẢY, 23 THÁNG BA
10 giờ đêm
Một ngày vui vẻ quá chừng! Mẹ dắt Hội bà Tám tới rừng Wildwood, trừ Lew vẫn bận việc như thường lệ. Tụi mình đạp xe bạt mạng như điên như dại, đuổi bắt nhau với những khẩu súng bắn nước. Lại giống hệt mấy đứa con nít, ồn ào và ngu ngốc, ầm ĩ và khờ dại. Mình tự hỏi bao giờ còn có một ngày đẹp như vày nữa hay không. El bị mệt và suýt ói cả ra vì chóng mặt trên guồng xe quay; Red trượt chân té xuống vũng sình, và cả ngày phải mang cái đít quần short trắng lấm những vết màu nâu. Mình làm đổ nước xốt cà chua nấm và mù tạc từ món bánh mì kẹp xúc xích nóng ra cả vạt trước áo sơ mi, còn Red thì bị trúng một trái banh vô mũi. Giống như những ngày xưa còn bé, cuộc đời thật ngọt ngào và những vấn đề của tụi mình đơn giản thôi
MÌNH KHÔNG MUỐN LỚN LÊN ĐÂU!
MÌNH MUỐN MÃI MÃI LÀ EM BÉ!
THỨ HAI, 25 THÁNG BA
3 giờ 29 phút chiều
Lại bị bệnh nữa rồi. BS. S. nói virus HIV của mình đang tiến triển nhanh quaaaa" là nhanh, là do hệ miễn dịch của mình kém. Lần này thận bị nhiễm trùng một cách rát ngớ ngẩn.
Hiện giờ BS. thậm chí không còn gọi là HIV nữa mà gọi là bệnh AIDS. Chẳng biết ông ấy bắt đầu gọi như vậy lúc nào nữa. Chắc chỉ vì mình chẳng chịu lắng nghe như thường lệ.
Mình tự hỏi mình còn sống được bao nhiêu năm nữa.
Có lẽ đã đến lúc nên bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về cảnh hấp hối. Mình tự hỏi hấp hối sẽ ra sao. Có đau đớn không? Mình sẽ đi về đâu? Thật sự có Thiên Đàng hay không, hay các phàn tử của thẻ xác mình chỉ tụ hội với các phần tử khác của đất, để tạo nên lớp đất mặt hay những con lốc bụi, hoặc một thứ gì khác hoàn toàn vô dụng? Mình chẳng muốn vậy đâu. MÌNH KHÔNG TIN ĐIỀU ĐÓ. CÓ MỘT THIÊN ĐÀNG... VÀ MỘT THƯỢNG ĐÉ. COI ĐÓ TRONG TRẮNG TRONG SÁNG VÀ TRONG SẠCH. THIÊN CHÚA SÁNG TẠO RA NHỮNG THẾ GIỚI KHÁC VÀ MÌNH SẼ LÀ MỘT TÔI TỚ CỦA NGÀI. MÌNH SẼ ĐI ĐI MÃI XUYÊN QUA MIỀN VÔ TẬN CỦA CÕI VĨNH HẰNG... LÀ CHÍNH MÌNH, LÀM NHỮNG VIỆC TUYỆT VỜI, XÂY DỰNG, HẠNH PHÚC VÀ HOÀN THIỆN.
Rồi cũng đến lúc Lew, Ba Mẹ và tất cả những người mình yêu thương khác sẽ lên Thiên Đàng, và sẽ có một cuộc đoàn tụ tuyệt vời, vĩ đại và huy hoàng với bà cố, ông nội Ivy và tất cả những con vật cưng đã chết của mình: mèo Catsup, Chó Đỏ, Fluffer và... Nhưng nếu mình xuống địa ngục thì sao? Mình không nghĩ là quá tệ như vậy... Mình cũng không tốt lắm đâu... Có lẽ tốt hơn hết mình nên bắt đầu đọc ít câu Lạy Mẹ Maria và Cha Chúng Con kịp thời đúng lúc.
THỨ BA, 26 THÁNG BA
Bạn mình ơi,
Đôi khi mình là một đứa thuộc mẫu người quá ngu ngơ ngốc nghếch. Có một lúc mình thấy mình giống như người hủi thời Cựu ước; rồi lại là mình của ngày xưa, vui vẻ lanh lợi và hơi phô trương nữa. Đôi khi mình thích nghi, rồi lại chẳng thích nghi với hoàn cảnh; hết thăng rồi lại trầm; hết là mình rồi lại là là BẠN! Úi chà! Lên tới tận óc rồi đây nè!
THỨ TƯ, 27 THÁNG BA
11 giờ 12 phút đêm
Hôm nay , mọi thứ bắt đầu lên tận nấc thang cuối. Cá giờ học ngắn ngủi, nên tụi mình có thể lên xe buýt tới Lake-wood để xem đội quần vợt của Lew chơi. Anh ấy thật tuyệt diệu... tuyệt diệu... và tuyệt cú mèo! El, Dorie, Red và mình gào thét đến khản cả giọng. Sau đó tất cả tới chỗ El để ăn vặt. Nick và Mandy cũng tới. với Barney và Freddie Fields, cùng một cặp thi đấu nữa. Tụi mình cười tới phát khóc lúc kết thúc cả các hiệp đấu. Lew luôn cầm tay mình, và mình như lên tận Thiên Đàng. Anh Mike cua Lew theo như dự kiến sẽ tới trường đón Dorie, Red, Lew và mình về, nhưng lại tới trễ; vì vậy khi tất cả những đứa khác đã về hết, tụi mình ngồi trên bậc thềm trước cổng ngắm sao trời và chờ đợi. Mình không biết điều gì đã xảy ra, nhưng một lúc sau mình chẳng giữ kín trong lòng được nữa và đã nói cho cả đám biết mình mắc bệnh AIDS. Ban đầu thật khó khăn mới thốt được nên lời, rồi toàn bộ sự việc cứ tuôn tràn ra như thác lũ. Thật nhẹ nhõm vô cùng, vì mình cứ tưởng cả đám sẽ hất hủi xa lánh mình. Nhưng không phải vậy. Sau một thoáng bàng hoàng tất cả nhào vô ôm lấy mình cho tới lúc mình có cảm tưởng như đang nằm dưới một đống cầu thủ trong trận đấu banh bầu dục vậy đó. Tạ ơn Chúa, tụi mình đã được học những kiến thức rất hay về bệnh AIDS, nên cả đám không sợ mình như mình tưởng. Tận thâm tâm, dù thế nào mình vẫn tưởng cả đám sẽ sợ. Tất cả tụi mình đều khóc, còn Lew thì cứ siết tay mình mỗi lúc một chặt hơn, cứ lặp đi lặp lại mãi:
- Sao lại là em? ... Sao lại là em? ... Sao lại là em? ...
Lúc đó mình chẳng nói làm sao mắc bệnh, nhưng chắc cả đám đều tin mình bị nhiễm qua đường máu trong một lần nằm viện. Có lẽ một ngày nào đó mình sẽ kể chuyện ấy luôn... nhưng có lẽ mình sẽ không kể đâu. Thật nhẹ nhõm cả người! Nhẹ nhõm quá chừng, tới nỗi lúc về tới nhà mình phải đánh thức Mẹ dậy mà thuật lại. Mẹ kéo mình nằm xuống giường, và hai mẹ con ghì chặt nhau hồi lâu trước khi mình vô phòng để viết trang nhật ký này. Bồ ơi, bồ có thấy nhẹ nhõm không hả? Có phải là tuyệt quá hay không?
THỨ NĂM, 28 THÁNG BA
4 giờ 53 phút chiều
Hôm nay mình bị ngăn tủ làm đứt tay và phải tới y tá của trường nhờ băng lại. Mình đã ngay lập tức dán kín ngón tay trong băng Kleenex, rồi bọc băng Kleenex vô trong một túi ny lon để sẵn trong ví theo lời dặn của BS. S. Phải hết sức thận trọng vì đó là điều quan trọng.
Mình đã không chuẩn bị để đón nhận cái nhìn trên gương mặt của cô Maggleby khi nói với cô ấy mình mắc bệnh AIDS. Cô ấy chẳng giật lùi một cách rõ rệt, nhưng mình thấy một ánh mắt kỳ lạ bất chợt thoáng hiện trên cô rồi biến mất, như mình từng thấy trong sân chơi một đứa nhỏ bị một đứa lớn hơn đánh mà chẳng biết nên chạy tới núp vào váy của mẹ nó, hay ở lại để đánh nhau. Chuyện đó kết thúc trong một giây, và cô ấy trở lại là một người hiểu biết và đúng mực khi giảng cho tụi mình về bệnh AIDS, bệnh mụn giộp 2, viêm gan B và tất cả những thứ khác mà tụi mình cần lưu tâm.
Thật vô cùng nhẹ nhõm khi cô ấy hỏi mình có muốn ở lại nói chuyện hay không, rồi cô đề nghị sẽ viết cho mình đơn xin phép nghỉ học nếu mình muốn.
Thật là hay khi có ai đó để trút hết nỗi lòng, cô ấy nói lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mình, dù ra sao cũng mặc.
Cách nào đó mình cũng mừng vì đã xong chuyện. Giữ kín một bí mật là một việc khó khăn. Cô ấy phải báo cáo lên hiệu trưởng, nhưng đừng lo, đây là một trường thuộc loại cởi mở phóng khoáng.
THỨ SÁU, 29 THÁNG BA
5 giờ 16 phút chiều
Ngày Thứ Sáu tốt lành ư? Ngày Thứ Sáu tồi tệ nhát thì có! Một trường phóng khoáng ư? Rõ ràng trong giờ học đầu, mình đã vuột mất cái từ phóng khoáng, và sang giờ học thứ nhì thì mọi người nhìn mình y như mình từ một thiên hà khác tới, hay như mình là người từ Sao Hỏa có thân mình như que củi và cái đàu to tướng trong phim hoạt hình. Mình hiểu họ đã biết chuyện rồi! Ngay cả thầy Lindstrom trong giờ Anh văn cũng liếc nhìn mình thật nhanh rồi nhìn đi chỗ khác, như thể chẳng biết phải hành động ra sao.
Mình cố tập trung vào
Mình cố không trở nên quá kỳ cục, vì mình biết ở địa vị của tụi nó, hẳn mình cũng làm y như vậy và cũng có cảm giác y như vậy... có lẽ chỉ là cảm giác không thoải mái bình thường đối với cái gì đó hoàn toàn mới mẻ và vượt ra ngoài khuôn khổ.
Hội bà Tám cùng ăn trưa với mình trên đồi và tình nguyện chống đỡ cho mình, nhưng chống đỡ chẳng phải là cái mình cần mà là... Chắc chỉ cần thời gian thôi. Mọi đứa đều biết mình chẳng phải con Mary bệnh thương hàn hay bất cứ cái gì, nhưng mình vẫn để ý thấy khi vô phòng của nữ sinh chả đứa nào muốn sử dụng ngăn vệ sinh sau mình cả. Cả lũ đứa này đợi đứa kia. Có thể thấy điều đó trong gương khi mình rửa tay. Mình cứ tự nhủ với mình hãy cho tụi nó thời gian... thời gian... thời gian. Nhưng chẳng biết còn bao nhiêu thời gian nữa. Ôi, thật là bệnh hoạn và ngớ ngẩn. Những ý nghĩ ngớ ngẩn đó thỉnh thoảng lại lóe lên trong óc mình.