Nhân tướng nói lên tính cách của con người còn vị tướng, tràng tướng nói lên tình trạng sức khỏe của người đó.
Vị tướng, tràng tướng của người có sức khỏe tốt thường rất đẹp. Dạ dày sẽ có niêm mạc màu hồng đồng nhất, bề mặt không lồi lõm, không nhìn thấy mạch máu dưới niêm mạc. Ngoài ra, ở người có sức khỏe tốt niêm dịch dạ dày trong suốt, dưới đèn nội soi, niêm dịch dạ dày sẽ phản chiếu ánh sáng lấp lánh. Đường ruột của người có sức khỏe tốt cũng giống như vậy, có màu hồng, rất mềm, độ lớn đồng nhất. Bất cứ ai khi còn là trẻ con đều có dạ dày và đường ruột rất đẹp. Tuy nhiên, do thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày mà dạ dày và đường ruột bị thay đổi.
Dạ dày của những người có sức khỏe kém, niêm mạc có màu không đều, lốm đốm, có chỗ chuyển đỏ, có chỗ bị sưng. Ngoài ra, những ai bị viêm teo dạ dày nhiều lần, niêm mạc dạ dày thường bị mỏng đi và có thể nhìn thấy mạch máu dưới niêm mạc. Thêm vào đó, khi niêm mạc dạ dày teo lại, các tế bào trên bề mặt niêm mạc sẽ tăng lên làm bề mặt dạ dày lồi lõm. Nếu đã đến giai đoạn này thì người bệnh đang bước vào giai đoạn tiền ung thư. Với đường ruột của người không khỏe mạnh, các cơ thành ruột dày lên, tạo nên các khúc gấp với độ dày không đồng nhất, thình thoảng sẽ có chỗ bị siết lại như vòng cao su. Dù bạn có nói với những người "vô bệnh" chưa phát sinh đau đớn hay bệnh tật rằng: "dạ dày của bạn xấu đi rồi đấy, kiềm chế ăn thịt lại" thì cũng không có mấy người thực sự làm theo. Có người cho rằng các món thịt rất ngon nên không thể bỏ được nhưng lý do nhiều nhất vẫn là "khuất mắt trông coi". con người thường rất mẫn cảm với những thay đổi thể hiện trên cơ thể. Ví dụ như nếu thấy tóc rụng, hay xuất hiện nếp nhăn, người ta sẽ sốt sắng tiêu tiền.
Thời gian để khắc phục chúng. Còn với những thay đổi trong đường ruột hay dạ dày không nhìn thấy, người ta thường chỉ đối phó bằng mấy lý do cho có lệ như: thôi, dù sao cũng không đau nên có sao đâu mà. Và khi bệnh trở nên trầm trọng thì lúc đấy chúng ta mới thấy hối hận. Có lẽ, với những thay đổi không nhìn thấy, con người không nhận thức được ý nghĩa lẫn sự đáng sợ của những thay đổi này.
Những người hiểu biết về dạ dày và đường ruột như tôi thường coi trọng những thay đổi bên trong hơn là những thay đổi bên ngoài cơ thể. Bởi tôi biết rằng những thay đổi này có liên quan trực tiếp đến sức khỏe bản thân. Các bệnh nhân của tôi có thể tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp ăn uống Shinya là họ hiểu rằng điều này có liên quan trực tiếp đến tính mạng của họ. Với những ai đã một lần đối diện với bệnh ung thư thì "phương pháp sống lành mạnh giúp tỉ lệ tái phát ung thư còn 0%" được ưu tiên hơn bất cứ điều gì. Bản thân tôi không muốn biến phương pháp này thành "phương pháp giúp tỉ lệ tái phát ung thư còn 0%", mà tôi muốn những người "không bệnh" thực hiện và đưa phương pháp này trở thành "phương pháp sống lành mạnh giúp tỉ lệ phát bệnh còn 0%". Cũng chính vì vậy mà tôi muốn các bạn biết, khi các bạn tiếp tục chỉ ăn thịt, trong dạ dày, đường ruột của bạn sẽ xảy ra những thay đổi gì.
Lý do khiến thịt gây tổn thương dạ dày là bởi thịt không có chất xơ và có quá nhiều chất béo cùng
Cholesterol. Nếu tiếp tục ăn thịt, thành dạ dày sẽ cứng và dày lên, vì trong thịt không có chất xơ nên lượng phân cũng ít đi. Để đào thải lượng phân rất ít này, ruột sẽ phải thực hiện nhu động nhiều hơn cần thiết. Nói cách khác, vì nhu động quá nhiều khiến các cơ thịt cấu thành nên đường ruột trở nên dày và to hơn, đồng thời ruột cũng trở nên cứng và ngắn hơn.
Khi thành ruột dày hơn, khoảng không bên trong sẽ hẹp lại. Ruột vừa cứng vừa hẹp sẽ giúp áp suất bên trong tăng lên, nhưng nếu cứ tiếp tục bổ sung chất béo động vật, cơ thể sẽ hấp thu lượng lớn protein, tạo thành lớp mỡ dày quanh ruột, khiến áp lực lên thành ruột cũng tăng lên. Khi áp lực bên trong ruột tăng lên, sẽ xuất hiện tình trạng niêm mạc bị đẩy từ bên trong hướng ra ngoài. Hiện tượng này tạo nên các vết lõm như cái túi hay được gọi là "túi thừa trong ruột".
Khi xuất hiện tình trạng này, đường ruột rất khó đẩy phân ra ngoài dù là một lượng phân rất nhỏ. Kết quả dẫn đến tích tụ "phân đóng khối" bị ứ đọng ở đại tràng trong thời gian dài. Thường thì phân đóng khối sẽ bám chặt vào thành đại tràng. Tuy nhiên, nếu có túi thừa trong đại tràng, phân đóng khối sẽ tích trong các túi thừa đó và càng khó bài tiết ra ngoài. Phân tích tụ lâu ngày trong các túi thừa hay ở các nếp gấp đại tràng sẽ sinh ra độc tố, tạo ra các polyp có thể thay đổi cấu trúc tế bào ở các bộ phận này. Khi các polyp phát triển sẽ dẫn đến ung thư. Đường ruột xấu đi sẽ dẫn đến các bệnh đại tràng như ung thư đại tràng, polyp đại tràng, viêm túi thừa... Thực tế, những người có đường ruột xấu thường mắc các bệnh liên quan đến thói quen sống như u xơ tử cung, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, béo phì, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt...
Như vậy, đường ruột và dạ dày xấu không thể hiện thành các biểu hiện đơn thuần bên ngoài mà là dấu hiệu cho các bệnh đang ăn mòn cơ thể từ bên trong.