Hãy nghĩ thật kĩ xem bạn muốn tạo ra điều gì trong cuộc sống này. Hãy cân nhắc từng lĩnh vực một trong số rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống và tập trung vào những gì bạn muốn chứ không phải những gì bạn không muốn. Hãy gắn kết với con người thật sự bên trong, với những ước mơ, mục tiêu, và khao khát chân thành của bạn. Hãy tôn trọng chúng và đừng cảm thấy sợ hãi, xấu hổ hay phải kiềm chế bất cứ điều gì. Chúng thuộc về bạn và chỉ riêng bạn mà thôi. Tuy nhiên, bạn phải xác định và sắp xếp chúng theo một trật tự để tiến hành thực hiện theo tuần tự những gì mình thực sự mong muốn.
Bạn xứng đáng có được bất cứ thứ gì bạn thật sự mong muốn trong cuộc đời mình và tất cả những mơ ước ấy của bạn đều có giá trị, nếu chúng quan trọng với bạn. Dù ước mơ của bạn là một tình yêu lãng mạn, một chiếc ô tô mới, một kĩ năng mới, một kì nghỉ hay một sự ổn định về tài chính thì chúng cũng đều đáng trân trọng như nhau. Và dù sao thì, trái với quan điểm bình thường, mơ ước được giàu có chẳng có gì là sai trái cả. Với một tài khoản lớn ở ngân hàng, bạn có thể làm được rất nhiều việc tốt và có ích trên thế giới này. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, bạn phải cho đi thì mới được nhận lại và bạn phải luôn giữ được mục đích ban đầu của mình.
Những mơ ước và khát vọng phải thắp lên được niềm đam mê bên trong con người bạn. Niềm đam mê này không chỉ truyền cảm hứng giúp bạn đạt được mơ ước của mình mà nó còn truyền một tần số rung động ra thế giới bên ngoài. Và tất nhiên là vũ trụ sẽ đáp lại tần số rung động ấy thông qua Luật Hấp dẫn.
Hãy nhớ rằng, tất cả mọi thứ đều có thể xảy ra. Vậy nên đừng hạn chế hay kiểm duyệt tầm nhìn tương lai của bạn. Bạn phải có lòng tin vào bản thân mình, bạn phải tin rằng bạn xứng đáng được coi trọng. Hãy liên kết tất cả những hành động, mơ ước, mục tiêu và khát vọng của bạn với mục đích của cuộc đời bạn. Hãy tự quyết định xem tương lai của chính bạn thật sự sẽ ra sao!
Chúng ta phải có một giấc mơ nếu chúng ta muốn biến giấc mơ đó thành hiện thực.
Denis Waitley 1
Khi xác định mục tiêu và ước mơ của mình, bạn phải cân nhắc đến bảy lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống dưới đây:
Bảy lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống:
Mục đích cá nhân (những thứ bạn muốn làm, muốn trở thành hay muốn có….)
Các mối quan hệ (bạn bè, gia đình, người yêu, đồng nghiệp…)
Sức khoẻ và cơ thể (khoẻ mạnh, vừa vặn, dáng đẹp…)
Sự nghiệp và học vấn (công việc, trường học, mục tiêu sự nghiệp…)
Giải trí (thể thao, các thú vui, thư giãn, các kì nghỉ…)
Tài chính (thu nhập, khoản tiết kiệm, các khoản đầu tư…)
Đóng góp (hoạt động từ thiện, dịch vụ cộng đồng…)
Bạn có chút ý niệm nào về việc những mục tiêu cá nhân hay khát vọng thật sự của bạn không? Bạn có nói được mục đích của cuộc đời bạn là gì không? Bạn muốn làm gì? Bạn đam mê điều gì? Bạn muốn trở thành người như thế nào? Bạn muốn đi tới đâu? Bạn có thể mang lại cho người khác những gì? Mục đích của bạn là gì?
Thật không may, hầu hết tất cả mọi người trong chúng ta đều dành rất ít thời gian để suy nghĩ về những câu hỏi đó. Chúng ta quá bận bịu với những công việc hàng ngày nên chẳng thể có thời gian cho chúng. Chúng ta chỉ nhớ và quan tâm đến những thứ không tốt và những thứ chúng ta phải phàn nàn. Vì vậy, chúng ta biết rất rõ về những thứ chúng ta không muốn nhưng lại chẳng mấy quan tâm đến những thứ chúng ta muốn. Trước hết, bạn phải biết rõ những mơ ước và khát vọng của bạn nếu muốn hấp dẫn những gì bạn muốn trong cuộc sống đến với bạn.
Những người không biết chính mình muốn đi về đâu làm sao có thể tới đích được.
Seneca 2
Hãy thử lấy một ví dụ như thế này. Khi bạn vào một quán cà phê Starbuck 3 gần nhà và muốn gọi một suất đồ uống, bạn sẽ nói: “Tôi không muốn dùng trà,” hay “Tôi không muốn một cốc espresso 4,” hay “Tôi không muốn một tách cappuccino 5?” Tất nhiên là bạn sẽ không nói như vậy rồi! Bạn sẽ gọi rõ ràng và rành mạch rằng bạn muốn một tách cà phê mocha 6 không béo, thêm một chút sôcôla và kem phủ, và chắc chắn là bạn sẽ nhận được phần đồ uống chính xác như bạn đã gọi.
Để hòa hợp với Luật Hấp dẫn, bạn phải gọi những “yêu cầu” trong cuộc sống của bạn một cách chính xác.
Bạn cần xác định thật rõ và cụ thể mục tiêu của mình.
Bạn đừng để bất cứ thứ gì “tình cờ” cản trở con đường của bạn. Bạn phải tạo ra tương lai của mình bằng cách xác định thật rõ mục tiêu và ước muốn của chính bạn.
Điểm mấu chốt ở đây là nếu bạn không biết chính xác bạn muốn gì, làm sao bạn có thể trông mong vào việc có được nó? Vậy nên, bạn bắt buộc phải quyết định xem bạn thật sự khao khát điều gì trong cuộc sống này, hãy viết nó ra và tìm hiểu thật kĩ càng về nó.
Bạn phải biết rõ ước mơ của mình trước khi bắt đầu thực hiện nó. Hãy giữ nó trong tâm trí bạn cho đến khi nó trở thành một phần con người bạn.
Les Brown7
Tạo lập danh sách ước mơ
Danh sách những ước mơ sẽ là một cái nhìn tổng quát và toàn diện về mơ ước, mục tiêu và khát vọng của bạn. Nó đại diện cho những thứ bạn muốn trở thành, muốn làm, muốn có và muốn đạt được trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Sau này, bạn có thể ưu tiên cho một số ước mơ trong danh sách này và tập trung sự chú ý của bạn vào những lĩnh vực nhất định nhưng bây giờ, tốt nhất là bạn hãy cứ tiếp tục và nhìn vào tổng thể. Bạn sẽ tìm thấy một vài “mẹo” rất hữu ích cho bạn trong quá trình xác định mục tiêu và nhận ra những mơ ước của mình.
“Mẹo” đầu tiên đó là tạo ra “biểu đồ chữ T”. Biểu đồ này (hãy xem ví dụ chúng tôi đưa ra dưới đây) là một cách rất hiệu quả giúp bạn nhận ra những gì bạn muốn trong cuộc sống của mình bằng cách nhìn vào những thứ bạn không muốn. Hãy suy nghĩ về một trong bảy lĩnh vực chủ yếu trong cuộc sống của bạn. Hãy đưa ra một chủ đề hay một lĩnh vực bất kì nào đó như sự nghiệp, mục tiêu cá nhân hay các mối quan hệ và quyết định xem vấn đề cụ thể trong lĩnh vực đó là gì. Chẳng hạn như trong các mối quan hệ, bạn có thể tập trung vào chủ đề: “Người yêu lý tưởng của tôi” và hãy bắt đầu bằng cách viết ra những gì bạn không muốn về người yêu lý tưởng của bạn vào một cột, sau đó, ở cột kia, hãy chuyển sang viết câu có ý ngược lại và đó chính là điều bạn muốn.
Tôi gợi ý bạn nên lập ra một “biểu đồ chữ T” cho mỗi lĩnh vực trong cuộc sống của bạn và liệt kê ra những thứ bạn không muốn ở phía bên trái và những thứ bạn muốn ở phía bên phải trong các trang dưới đây.
Đây là một ví dụ về việc bắt đầu xác định ước muốn của mình bằng cách nhận ra những gì bạn không muốn trước, việc nhìn lướt qua những thứ bạn không muốn trước thường sẽ rất hữu ích cho bạn.
Dưới đây là một ví dụ về kiểu biểu đồ này:
CHỦ ĐỀ:
Các mối quan hệ
Người yêu lý tưởng của tôi
Tôi không muốn
Tôi muốn
Một người xem tivi suốt cả
những ngày cuối tuần.
Một người nghiện thuốc lá
hoặc rượu.
Một người nóng tính và
vũ phu.
Một người thích cuộc sống
sôi động.
Một người biết quan tâm
đến sức khoẻ của mình.
Một người biết cảm thông.
Hãy dùng các biểu đồ dưới đây cho từng lĩnh vực trong bảy lĩnh vực chủ yếu của cuộc sống. Nó sẽ giúp bạn xác định rõ mục tiêu và mong muốn của mình. Khi bạn đã hoàn thành những biểu đồ này, hãy quay lại và bỏ qua các cột bên trái của biểu đồ. Từ giờ, bạn chỉ sử dụng cột bên phải và tập trung vào những thứ bạn muốn có trong cuộc sống. Bạn không cần phung phí sự chú ý và năng lượng của mình vào cột bên trái thêm một chút nào nữa. Dù sao thì bạn hoàn toàn có thể làm được hành động đơn giản ấy - bỏ qua những thứ bạn không muốn, và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt!
Khi hoàn thành, hãy tách danh sách những thứ bạn không muốn sang một danh sách riêng. Bạn có thể dùng danh sách ước mơ mà chúng tôi để sẵn dưới đây hoặc một mảnh giấy riêng biệt khác. Hãy nhớ viết những ước mơ và mục đích của bạn thành những câu hoàn chỉnh và chừa một vài chỗ trống cho phần mở rộng.
Đây là điểm bắt đầu cho danh sách ước mơ của bạn.
Hãy điền vào những trang dưới đây và bạn đã tiến một bước gần hơn để đạt được những ước mơ ấy.
Sự rõ ràng là sức mạnh.
Buckminster Fuller 8
Trong quá trình lập danh sách những ước mơ của mình, bạn sẽ muốn chúng thật rõ ràng và tỉ mỉ. Chẳng hạn như bạn sẽ không mơ ước có được căn nhà trong mơ của bạn và rồi nhận ra rằng bạn không có khả năng trả các khoản nợ - vì bạn đã quên không xác định thật rõ ràng mục tiêu tài chính của mình… vậy nên hãy xác định cụ thể và toàn diện hết mức có thể. Một khi bạn đã hoàn thành, có một vài câu hỏi bạn sẽ muốn cân nhắc khi xác định ước mơ của mình, bạn hãy dành vài phút để xem những câu hỏi ở trang 103, rồi thêm vào những phần bổ sung thích hợp cho danh sách ước mơ của bạn.
Dưới đây là các biểu đồ cho từng lĩnh vực trong bảy lĩnh vực chủ yếu của cuộc sống được nêu ở trên và danh sách ước mơ của bạn:
CHỦ ĐỀ
Mục tiêu cá nhân
Tôi không muốn
Tôi muốn
CHỦ ĐỀ
Các mối quan hệ
Tôi không muốn
Tôi muốn
CHỦ ĐỀ
Sức khoẻ và cơ thể
Tôi không muốn
Tôi muốn
CHỦ ĐỀ
Sự nghiệp và học vấn
Tôi không muốn
Tôi muốn
CHỦ ĐỀ
Giải trí
Tôi không muốn
Tôi muốn
CHỦ ĐỀ
Tài chính
Tôi không muốn
Tôi muốn
CHỦ ĐỀ
Đóng góp
Tôi không muốn
Tôi muốn
Danh sách ước mơ của tôi:
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------
Sau đó, bạn hãy tự hỏi mình những câu hỏi dưới đây:
Mục đích của cuộc đời tôi là gì?
Ước mơ của tôi là gì?
Mục tiêu của tôi là gì?
Tôi biết ơn điều gì?
Điều gì khiến tôi hạnh phúc?
Tôi muốn phát triển về mặt thể chất như thế nào?
Tôi muốn phát triển về mặt tinh thần như thế nào?
Mẫu người yêu lý tưởng của tôi trông ra sao?
Một gia đình lý tưởng với tôi gồm những yếu tố gì?
Điều gì khiến tôi luôn muốn thực hiện?
Tôi thích cuộc sống của mình như thế nào?
Tôi còn muốn làm gì trong cuộc sống của mình nữa?
Tôi muốn đi tới đâu?
Tôi muốn sống ở đâu?
Ngôi nhà trong mơ của tôi trông sẽ như thế nào?
Nghề nghiệp nào là lý tưởng nhất đối với tôi?
Mục tiêu tài chính của tôi là gì?
Tôi có thể mang lại những gì cho cộng đồng của tôi?
Tôi muốn tham gia nhiều hơn vào quỹ từ thiện nào?
Nếu tôi có thể thay đổi thế giới, tôi sẽ khiến nó trở thành một nơi tốt đẹp hơn như thế nào?
Những câu hỏi này có thể truyền cảm hứng cho bạn và giúp bạn nhận ra bất cứ ước mơ, mục đích hay khát vọng nào của mình. Hãy bình tĩnh suy nghĩ nghiêm túc và cân nhắc những câu hỏi này, sau đó hãy bổ sung bất cứ câu trả lời nào bạn muốn đưa vào danh sách ước mơ của mình.
Bạn phải biết mình muốn gì.
Ước muốn là nguyên tắc đầu tiên dẫn đến thành công. Ước muốn là quá trình gieo hạt.
Robert Collier 9
Danh sách 101 mục tiêu
Không có giới hạn nào dành cho những ước mơ và mục đích của bạn. Cả thế giới ngoài kia đang chờ đón bạn. Dưới đây cũng là một “mẹo nhỏ” rất thú vị mà có thể bạn cũng muốn thử. Quá trình tốn nhiều công sức để xác định rõ những ước mơ và mục tiêu lâu dài của bạn là đưa ra 101 điều bạn muốn làm trước khi chết - đó là 101 thứ bạn muốn làm, muốn trở thành hay muốn có.
Ở tuổi 15, John Goddard, nhà thám hiểm nổi tiếng thế giới đã đưa ra 127 mục tiêu ông muốn đạt được trước khi chết. Những mục tiêu đó bao gồm: đến thăm các kim tự tháp vĩ đại (Great Pyramids), học lặn với bình khí, đến thăm Vạn Lý Trường thành của Trung Quốc, trèo lên đỉnh Kilimanjaro 10
và đọc hết bách khoa toàn thư về nước Anh… Hiện ông đang ở độ tuổi 70 và ông đã đạt được 109 mục tiêu trong danh sách ông đã đưa ra.
Vào những năm của tuổi 20, Lou Holtz - cựu huấn luyện viên của đội Notre Dame đã viết ra 108 mục tiêu ông muốn đạt được trước khi chết, bao gồm: đoạt một cúp vô địch quốc gia, ăn tối tại Nhà Trắng, gặp gỡ Giáo hoàng, đáp một chiếc máy bay trên tàu sân bay... Hiện ông cũng đang ở độ tuổi 70 và ông đã đạt được 102 mục tiêu trong số các mục tiêu đã đề ra.
Do được truyền cảm hứng từ hai câu chuyện kể trên, cách đây 17 năm, tôi cũng đã đưa ra 109 mục tiêu cần đạt được trước khi chết của mình. Cách đây chưa lâu, tôi đã đạt được 63 mục tiêu trong số những mục tiêu đó. Những mục tiêu tôi đã đạt được bao gồm những việc như: học cách lướt ván và trượt tuyết, viết một cuốn sách ăn khách, đi du lịch nước ngoài, mua căn nhà trong mơ của mình và có một cột báo riêng…
Bằng cách viết ra 101 mục tiêu của riêng mình (hãy xem biểu đồ ở những trang sắp tới), hàng tuần, bạn nên xem lại danh sách của bạn, bạn sẽ khiến Luật Hấp dẫn hoạt động và giúp bạn đạt được những mục tiêu của mình. Bạn sẽ bắt đầu nhận ra có những thứ tựa như phép mầu xuất hiện trong cuộc sống của bạn. Sẽ có một vài mục tiêu làm bạn tốn thời gian hơn các mục tiêu khác, nhưng tất cả những mục tiêu ấy cuối cùng đều có thể trở thành hiện thực. Bạn cũng có thể bổ sung vào danh sách ước mơ của mình vài thứ được truyền cảm hứng từ danh sách những mục tiêu của cuộc đời bạn.
Bạn đã thành công nếu bắt đầu theo đuổi một mục tiêu xứng đáng.
Chuck Carlson 11
Đặc biệt, nếu những mục tiêu và ước mơ ấy không chỉ có lợi cho bạn mà còn cho cả những người khác nữa thì khi ấy, sự rung động trong ý định của bạn sẽ cộng hưởng ở một tần số cao hơn. Hãy nghĩ mọi cách để đóng góp cho gia đình, bạn bè và xã hội. Hãy nộp thuế cho thời gian và các khoản tiền từ thiện. Vì tất cả chúng ta đều được kết nối với nhau nên cam kết của bạn với người khác cũng chính là cam kết của bạn với bản thân mình.
Khi bạn đạt được mục tiêu bất kì nào trong số 101 mục tiêu đã đề ra, bạn sẽ muốn ghi nhớ hoặc đánh dấu ngày bạn đạt được mục tiêu đó. Đây là một hành động mang tính trao quyền và đó cũng là một cách để bạn có thể khiến Luật Hấp dẫn hoạt động trong cuộc sống của bạn.
101 mục đích của tôi:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Người có tầm nhìn là người nắm được nghệ thuật nhìn thấy những thứ vô hình.
Jonathan Swift12
Giờ bạn đã có một danh sách ước mơ khá toàn diện. Bạn đã có những mục tiêu cụ thể trong từng lĩnh vực và những mục tiêu của cả cuộc đời mình. Bạn đã nhận ra những ước mơ và mục đích sống của mình, bạn có thể nói rõ về những gì bạn muốn tạo ra trong cuộc sống của bạn. Có thể một vài mục đích của bạn là những mục đích ngắn hạn, chẳng hạn như giảm được 10kg hay có một kì nghỉ tại Italia, cũng có thể là những mục đích dài hạn hơn như thay đổi hệ thống giáo dục, tăng cường ý thức cộng đồng về môi trường hay trở thành một nhà triệu phú.
Ưu tiên danh sách ước mơ của bạn
Giờ thì hãy dành vài phút để ưu tiên cho những ước mơ trong danh sách của bạn. Hãy nghĩ xem, những ước mơ và mục tiêu nào sẽ ủng hộ tốt nhất cho nhiệm vụ cá nhân của bạn và những ước mơ, mục tiêu nào là quan trọng nhất với bạn vào thời điểm này. Hãy đánh dấu hoặc gạch chân những ước mơ đó. Bây giờ, hãy tập trung toàn bộ sức lực của bạn vào chính những mục tiêu và mơ ước ấy - những mơ ước và mục tiêu bạn muốn thực hiện trước tiên. Những suy nghĩ và năng lượng được tập trung của bạn sẽ khiến cho quá trình biến những mục đích và ước mơ cụ thể ấy thành sự thật trở nên dễ dàng hơn.
Rồi bạn sẽ quay trở lại với phần còn lại trong danh sách ước mơ, việc lập nên danh sách này chắc chắn đã gửi một thông điệp đến vũ trụ nhưng hãy bắt đầu với những thứ quan trọng nhất với bạn lúc này. Hãy nhớ rằng những ước mơ và mục đích của bạn có thể sẽ thay đổi và phát triển theo thời gian, và khi bạn càng trưởng thành và đạt được nhiều thành tựu thì mục đích của bạn cũng có thể “trưởng thành” theo.
Nếu bạn chỉ giới hạn lựa chọn của mình trong những điều có thể và hợp lý, bạn đã tự tách mình ra khỏi những điều bạn thật sự muốn và tất cả những gì còn lại chỉ là sự thỏa hiệp.
Robert Fritz 13
Mơ ước lớn
Đừng bao giờ hạn chế tầm nhìn và ước mơ của bạn bằng thực tế hay “những khả năng”. Bạn không cần phải biết từng bước trên con đường đạt được mục đích của mình. Bạn chỉ cần quyết định xem bạn muốn gì. Bạn biết rằng bạn xứng đáng có được nó. Bạn tin rằng bạn có thể đạt được điều đó, bạn hãy thư giãn và để nó tự đến với bạn. Hãy để bản thân mình cởi mở trước vô vàn cơ hội. Và hãy xem những điều kì diệu sẽ được hé lộ như thế nào.
Nào, bây giờ, hãy cân nhắc khả năng này - nếu bạn nhận ra nó, có lẽ ước mơ của bạn vẫn chưa đủ lớn đâu!
Bạn đã có được danh sách ước mơ của mình.
Bạn đã “đặt” trước chỗ của mình với vũ trụ.
Đó là yêu cầu thành văn của bạn cho tương lai.
Tất cả ước mơ của chúng ta có thể trở thành sự thật nếu chúng ta có đủ can đảm để theo đuổi chúng.
Walt Disney 12
1. Tác giả, nhà diễn thuyết, nhà tư vấn người Mỹ
2. Triết gia và thi sĩ người Ý
3. Tên một hãng cà phê nổi tiếng của Mỹ có hệ thống cửa hàng khắp nước Mỹ và trên toàn thế giới.
4. Kiểu cà phê ₫ược pha chế bằng cách dùng nước nóng nén dưới áp suất
cao qua bột cà phê ₫ược xay rất nhuyễn. Cà phê ₫ược pha chế bằng phương pháp này sẽ rất ₫ậm và trên mặt có một lớp bọt màu nâu (crema) ₫óng vai trò quan trọng trong việc tạo hương thơm cho cà phê.
5. Một cách pha chế cà phê của Ý. Một cà phê cappuccino bao gồm ba phần ₫ều nhau: cà phê espresso pha với một lượng nước gấp ₫ôi sữa nóng và sữa sủi bọt. Để hoàn thiện khẩu vị, người ta thường rải lên trên tách cà phê cappuccino một ít bột ca cao hay bột quế.
6. Loại cà phê có thành phần là hỗn hợp giữa cà phê espresso ₫ược pha bằng hơi nước và sôcôla nóng. Không như cappuccino chỉ với một lớp bọt sữa trên bề mặt, cà phê mocha còn hòa quyện cả vị thơm béo của kem tươi và sôcôla.
7. Diễn giả, tác giả, doanh nhân người Mỹ
8. Kiến trúc sư, nhà thiết kế, nhà sáng chế nổi tiếng người Mỹ
9. Tác giả người Mỹ
10. Đỉnh núi cao nhất châu Phi
11. Tác giả người Mỹ
12. Nhà sản xuất phim, ₫ạo diễn, nhà viết kịch bản phim, diễn viên lồng tiếng và hoạ sĩ phim hoạt hoạ Mỹ, là người ₫ồng sáng lập ra hãng The Walt Disney Company