Người Cầm Quyền

Chương 793: Công trình bã đậu

Trận đại hồng thủy năm 1998 là một lần khảo nghiệm đối với đất nước Trung Hoa Tuy rằng trước đây Hàn Đông cũng tận lực làm một vài việc, nhưng hiệu quả không hề cao. Cho dù là các tỉnh đã được tổ giám sát của văn phòng Quốc vụ viện kiểm tra, về các biện pháp chống lũ đều không có sự cải thiện gì lớn. Chỉ có tỉnh Mân Nam và Hắc Sơn, do các lãnh đạo chủ chốt rất coi trọng, vì vậy sự chuẩn bị về mọi mặt được đầy đủ hơn một chút. Cho dù như vậy, ai cũng không ngờ trận đại hồng thủy lần này lại lớn như vậy, vì vậy hai tỉnh này cũng chịu tổn thất không nhỏ. Còn so với hai tỉnh này, tình hình của các tỉnh khác còn nghiêm trọng hơn rất nhiều Khắp cả nước vào thời điểm này đều dồn sức tập trung vào phương diện chống lũ. Ngày 19 tháng 6, bộ Tổng chỉ huy chống hạn hán lũ lụt của quốc gia đã ra “Thông báo khẩn cấp về công tác phòng lụt chống lũ ở khu vực sông Trường Giang và sông Hoài”, yêu cầu các cấp lãnh đạo phải lập tức ngồi đúng vị trí, thiết thực gánh lấy trọng trách việc chỉ huy chống lũ, nghênh chiến với cơn lũ, chiến thắng cơn đại hồng thủy. Cùng lúc đó, đối với một vài nơi gặp thiên tai, tình trạng các lãnh đạo chủ chốt không làm đến nơi đến chốn, thì trung ương, các tỉnh cũng đều tiến hành xử lý nghiêm khắc, có một vài quan chức đã bị cách chức. Từ ngày 3/7 – 8/7, Thủ tướng nội các Chính phủ Dương Dân Sinh, phó Thủ tướng Nghiêm Gia Vân lần lượt đi thị sát công tác phòng lụt chống lũ ở ba tỉnh Giang Bắc, Tương Tây, Cống Dương. Đối với công tác chống lũ của các tỉnh thành phố này, Dương Dân Sinh rất không hài lòng, đặc biệt là một vài phương tiện, công trình chống lũ, càng là vấn đề rất lớn. Trong đó công tác chống lũ của tỉnh Cống Dương, vấn đề lớn nhất. Chất lượng đê đập ở vùng ven sông tồn tại vấn đề rất lớn, các loại vật tư chống thiên tai cũng chưa được chuẩn bị đầy đủ. Dương Dân Sinh đứng ở bên bờ đê, không nể tình mà phê bình nghiêm khắc các lãnh đạo đi cùng của tỉnh Cống Dương. Đưa ra việc chống là vấn đề liên quan đến mạng người, Những người này không làm chính là đang không làm tròn trách nhiệm, đang phạm tội. Đồng thời yêu cầu, văn phòng phải tăng cường đôn đốc và tuần tra, giám sát công tác chống lũ. Mưa to kéo dài liên tiếp, thượng du sông Trường Giang không ngừng xuất hiện tình trạng mưa lớn. Mực nước của sông Trường Giang, Châu Giang đang liên tục tăng cao. Các vùng ven sông đều cảm thấy áp lực rất lớn. Giải phóng quân Trung Hoa cũng được điều đến vùng sông trọng yếu ở sông Trường Giang, bắt đầu hăng hái chuẩn bị chiến đấu. Các loại vật tư chống lũ từ khắp cả nước cũng được đưa đến những tỉnh đang chịu áp lực. Hàn Đông cũng tổ chức mấy tổ giám sát, đích thân dẫn đội, xông ra tiền tuyến. Mục tiêu chủ yếu của Hàn Đông nằm ở tỉnh Cống Dương. Bởi vì trong ký ức của Hàn Đông, khu vực sông Trường Giang thuộc thành phố Cửu Dương của tỉnh Cống Dương sẽ bị vỡ đê, gây nên tổn thất rất lớn. Tuy rằng đê đập sớm đã được xây dựng, trong khoảng thời gian ngắn hiện nay càng không thay đổi được, nhưng Hàn Đông muốn thông qua nỗ lực của bản thân có thể khiến thành phố Cửu Dương nâng cao cảnh giác, làm tốt công tác chuẩn bị về mọi mặt, một khi xảy ra vỡ đê, ít nhất có thể giảm được số người thương vong. Kết quả kiểm tra khiến mọi người không lạc quan chút nào. Các cấp lãnh đạo của thành phố Cửu Dương xem ra mức độ coi trọng đối với trận đại hồng thủy lần này vẫn chưa đủ. Họ chỉ thành lập bộ chỉ huy phòng lụt đơn giản, lãnh đạo chủ chốt vẫn không dồn hết sức vào phương diện chống lũ, hơn nữa vấn đề giao thông trong thành phố dẫn đến một vài vật tư chống lũ không được đặt đúng chỗ kịp thời. Đối với tình hình này, Hàn Đông kịp thời thông báo cho chính quyền tỉnh Cống Dương, đưa ra các biện pháp lập tức chỉnh đốn và cải cách, hơn nữa đích thân đóng giữ, giám sát thực hiện. Lãnh đạo của tỉnh Cống Dương vừa nhận được phê bình của Thủ tướng Dương Dân Sinh, bây giờ phòng kiểm soát văn phòng nội các Chính phủ lại xuất hiện vấn đề khá nghiêm trọng, họ cũng rất bực mình, đương nhiên sẽ nghiêm khắc khiển trách các lãnh đạo của thành phố Cửu Dương. Cùng lúc đó, Phó chủ tịch thường trực tỉnh Cống Dương Ngụy Hạp Minh đích thân đến thành phố Cửu Dương, gặp gỡ Hàn Đông, trao đổi những ý kiến có liên quan, cùng Hàn Đông đóng giữ, đốc thúc công tác chuẩn bị chống lũ của thành phố Cửu Dương. Hàn Đông và Ngụy Hạo Minh liên tiếp đóng giữ ở thành phố Cửu Dương trong vòng một tuần, hầu như ngày này cũng đến chỗ bờ sông, còn lãnh đạo của thành phố Cửu Dương đương nhiên cũng phải đi cùng. Bí thư Thành ủy và Chủ tịch thành phố lần lượt đứng ở hai bên hai người này. Ngụy Hạo Minh là ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, còn Hàn Đông là chủ nhiệm phòng kiểm soát văn phòng nội các Chính phủ. Hai người này đối với họ mà nói, đều là quan chức lớn, đều không dám đắc tội Nếu như là bình thường, Hàn Đông là chủ nhiệm phòng kiểm soát văn phòng nội các Chính phủ, đến giám sát thành phố Cửu Dương. Bí thư Thành ủy cũng không nhất định đi tiếp đón. Nhưng bây giờ là thời kỳ đặc biệt, bây giờ Bí thư thành ủy của thành phố Cửu Dương cũng bị công kích nặng nề, các phương diện đều rất cẩn thận. Hiện nay nạn lũ lụt đã bắt đầu, Hàn Đông cũng không thể làm được chu đáo. Cùng với việc yêu cầu các tổ giám sát làm việc chu đáo, cẩn thận, sức chú ý chủ yếu của bản thân Hàn Đông nằm ở thành phố Cửu Dương. Bởi vì trong trí nhớ của Hàn Đông, trong trận lũ năm 98 ở khúc sông Trường Giang thuộc thành phố Cửu Dương đã bị vỡ đê. Trong khoảng thời gian ngắn đã đến tháng tám. Ngày 3 tháng 8, Hàn Đông đến tỉnh Mân Nam, đặc biệt giám sát công tác chống lũ của tỉnh Mân Nam. Ngày 5 tháng 8, cống nước ở bờ đê số 38 của thành phố Cửu Dương bị vỡ, dòng nước lũ cuồn cuộn chảy vào thành phố Cửu Dương giống như một con mãnh thú, chỗ đê vừa vỡ vẫn chưa phải là rất lớn, lãnh đạo và người dân giữ đê đã dũng cảm nhảy xuống. Có thể do mực nước quá cao, hơn nữa chất lượng công trình chống lũ ở đoạn đê vỡ quả thực quá kém, trong khoảng thời gian ngắn, con đê lớn đã bị vỡ ra thành mảng lớn, giống như con quái thú lớn mở cái miệng đầy máu, cơn hồng thủy chảy cuồn cuộn về phía thành phố Người dân thành phố Cửu Dương đều hôn mê cả, con đường Tân Giang của thành phố Cửu Dương trong khoảng thời gian ngắn nhanh chóng bị nhấn chìm. Khu vực thành phố không lâu sau cũng bị nhấn chìm. Các quan chức đưa những chiếc xe chở đầy đá để lấp vào miệng đê, chỉ có điều xe lội nước được vài đoạn thì lập tức biến mất, mấy giây sau đó xuất hiện những chỗ cao hơn mấy trăm mét giống như một mảnh lục bình đẩy về phía trước, lại có vài chiếc xe lấp vào, cũng theo đó mà bị cuốn đi. Cả đống vỏ xe lửa cũng được đẩy xuống, cũng là vô ích. Mọi người chỉ có thể trơ mắt nhìn phần đê vỡ càng ngày càng lớn, thành phố Cửu Dương dần dần bị chìm xuống. Do đê vỡ đã rất lớn, xe hơi, tàu hỏa căn bản cũng vô dụng. Bất đắc dĩ, mọi người đành điều khiển chiếc xà lan trên sông, để nó chìm ở miệng đê, giảm bớt dòng nước, hơn nữa còn ngoài dự tính, đây quả thực là phương pháp hay. Bởi vì dòng nước quả thực quá nhanh, con thuyền đầu tiên đi qua đó, vẫn chưa xếp đúng vị trí đã bị hút vào miệng đê rồi. Liên tiếp ba chiếc thuyền bị chìm xuống, miệng đê vẫn càng ngày càng lớn. Thành phố Cửu Dương đã gặp nguy hiểm ngay trước mắt. Lúc này, trên mặt sông có một con thuyền đi đến, người giữ đê kêu gọi để mọi người qua, nhưng chủ thuyền có khả năng nhìn thấy những chuyện vừa nãy, nên đã đổi hướng con thuyền đi chỗ khác. Lúc đó, đoàn trưởng đoàn giải phóng quân giữ đê lái thuyền đi đến. Sau khi lên thuyền, dùng súng nhắm vào đầu của chủ thuyền, ép ông ta lái thuyền, cho chìm xuống. Do chiếc thuyền này rất lớn, hơn nữa trước mặt đã chìm mấy con thuyền ở miệng đê, miệng đê đã bị chặn rồi, dòng nước cũng đột nhiên giảm xuống. Lúc này, thời gian trở nên rất quý báu, đội giải phóng quân, dân binh giữ đê, những người dân thường cùng ra sức lấp đá ném giá thép vào miệng đê. Đến hơn 11 giờ đêm, miệng đê số 38 cuối cùng đã được chặn lại. Thành phố Cửu Dương tạm thời được cứu. Thế nhưng, do chất lượng công trình của đoạn đê lớn thành phố Cửu Dương quả thực quá kém, không ngừng bị ngâm nước, quân đội và người dân giữ đê cũng chỉ có thể không ngừng xem xét, tuần tra, thấy tình hình nguy hiểm là phải xông đến ngay, Dùng xe, dùng thuyền lấp, thậm chí dùng cơ thể con người để tạo thành đê đập, những quan chức và người dân giữ đê liều mạng chống lại cơn đại hồng thủy. Cũng vào ngày 5 tháng 8, trung ương cộng hòa Trung Hoa, nội các Chính phủ, Quân ủy Trung ương gọi điện thăm hỏi quân dân chống thiên tai cả nước. Tỉnh ủy Giang Bắc tuyên bố cả tỉnh đi vào giai đoạn chống lũ khẩn cấp. Ngày 6 tháng 8, hội nghị thường vụ trung ương bộ Chính trị mở cuộc họp hội nghị diện rộng, đưa ra quyết định về công tác chống lũ giải nguy ở khu vực sông Trường Giang. Ngày 8 tháng 8, Dương Dân Sinh đến nơi chống lũ ở sông Trường Giang ở Giang Bắc lần nữa, quan sát tuyến đê lớn của sông Trường Giang. Sau đó Dương Dân Sinh đi đến thành phố Cửu Dương của tỉnh Cống Dương, đứng ở chỗ đê lớn khó khăn lắm mới giữ được ở Cửu Dương. Dương Dân Dinh nổi trận lôi đình, phê bình các lãnh đạo của tỉnh Cống Dương và thành phố Cửu Dương, trách mắng công trình giữ đê ở đây là công trình kém chất lượng. - Tất cả đều là công trình bã đậu, không chịu được sự nhấn chìm và tấn công của cơn lũ. Lương tâm của các anh bị chó ăn mất rồi hay sao? Dương Dân Sinh có thể nói là không kiềm chế được cơn giận. Phải biết rằng, cách đây không lâu, Dương Dân Sinh đặc biệt đến tỉnh Cống Dương thị sát, còn đặc biệt phê bình công tác chống lũ của tỉnh Cống Dương, đưa ra lời phê bình. Nhưng kết quả cuối cùng, thành phố Cửu Dương vẫn xuất hiện vấn đề vỡ đê. Tuy rằng kết quả toàn lực ứng cứu của dân quân cuối cùng đã chặn được chỗ hổng, nhưng vỡ đê vẫn mang đến tổn thất cực lớn. Thành phố Cửu Dương có hàng ngàn người tử vong, gây tổn thất trực tiếp cho nền kinh tế lên đến hàng tỷ. Hàn Đông cũng cùng Dương Dân Sinh đến thành phố Cửu Dương. Trên thực tế, công tác của Hàn Đông làm như vậy thực sự là đã đủ rồi. Thế nhưng, vì thành phố Cửu Dương quả thực làm rất kém về mặt công trình chống lũ, cho dù tiến hành chỉnh đốn và cải cách rất nhiều phương diện, nhưng toàn thể công trình mà nói vẫn không thể lạc quan được. Vì vậy xảy ra chuyện vỡ đê cơ bản là điều không thể tránh khỏi. Đây cũng là nguyên nhân Hàn Đông rời thành phố Cửu Dương đến tỉnh Mân Nam giám sát vào đầu tháng 8. Quân tử không đứng dưới bức tường sắp đổ, trong ký ức của Hàn Đông, thành phố Cửu Dương cuối cùng đã xảy ra chuyện vỡ đê, vì vậy từ việc chạy theo lợi ích và trốn trách cái hại mà nói, Hàn Đông chọn cách rời khỏi. Bởi vì những điều nên làm thì Hàn Đông đã làm rồi, vì vậy trước vấn đề không thể tránh khỏi, đương nhiên không thể ngu ngốc đứng chặn ở đó. Đứng sau Dương Dân Sinh, trong lòng Hàn Đông rất xúc động, vì trong ấn tượng của Hàn Đông, cụm từ ‘công trình bã đậu’ lại được thốt ra từ chính miệng Dương Dân Sinh. Từ góc độ của Hàn Đông mà nói, Dương Dân Sinh tỏ ra rất tức giận. Khi nói chuyện một cách giận dữ. Bộ dạng này giống như muốn ăn tươi nuốt sống người khác vậy. Nhưng trong mắt Hàn Đông, Dương Dân Sinh bây giờ, là người rất đáng để người khác tôn trọng. Một cán bộ chỉ cần lúc nào cũng đặt công việc vào trong tim mình, vậy thì cho dù tính tình nóng nảy, mắng chửi người khác, đó đều là một biểu hiện mang tính trách nhiệm. Còn một số người luôn tỏ vẻ tao nhã, như lại không để tâm vào công việc. Những người này, Hàn Đông cũng sẽ không tôn trọng nhiều. Đúng vào lúc Hàn Đông cảm thấy rất xúc động, Dương Dân Sinh bỗng nhiên quay đầu lại, nói với Hàn Đông: - Phòng kiểm soát nhất định phải tăng cường công tác kiểm tra đốc thúc, đối với những cán bộ không thực hiện, phải thông báo, phải phê bình, thậm chí là cách chức...