Công cuộc cải cách được Chính Đức gióng trống khua chiêng sau khi kế vị rốt cuộc đã bắt đầu rồi. Kỳ thật trước đó Lưu Cẩn đã đã tiến hành cải cách một lần, chỉ có điều, lần cải cách đó xuất phát từ trong quan lại, hơn nữa căn bản không thông qua thảo luận của triều thần, nội dung cải cách cũng không có trọng điểm, sao có thể khiến mọi người thực thi, còn lần này tuy rằng chỉ có mười điều, nhưng mỗi điều đều bao hàm những vấn đề nóng hổi nhất của toàn bộ xã tắc: Lại trị (chế độ cai trị hành chính), chế độ thuế, đất đai, chế độ tổ chức quân đội cùng với một phần chế độ giáo dục.
Khi Lưu Cẩn còn đương chức, nắm toàn bộ quyền hành, phàm những ai phản đối cải cách của y lập tức bị đổ cho các loại tội danh rồi bị giam cầm hoặc bãi chức. Còn lần cải cách này được sự ủng hộ của Nội Các, Lục Bộ và toàn bộ hệ thống Khoa Đạo (ban khoa học kỹ thuật), hơn nữa Dương Lăng và người của Nội Các thảo luận nhiều lần, nhằm vào những vấn đề có khả năng bị chất vấn, để hoàn thiện chính sách và bổ sung vào những chỗ còn thiếu sót. Mỗi điều khoản đưa ra, đều thuyết minh một cách chi tiết những khuyết điểm của chế độ chính sách cũ, chính sách mới nhằm vào những đối tượng nào, vì sao lại có sự đổi mới, khiến cho những ai phản đối không thể biện hộ được. Vì vậy, ngay sau khi được Hoàng thượng phê chuẩn, việc đưa ra chính sách mới cực kỳ thuận lợi.
- “Đại Minh khám loạn pháp ", " Pháp luật về chiêu mộ binh lính của Đại Minh ", " Pháp luật về thuế của Đại Minh ", " Pháp luật về công thương của Đại Minh ", "Pháp luật về di dân của Đại Minh ", " Pháp luật về thi cử của Đại Minh", "Chế độ thi cử Quan lại " lần lượt được công khai, nó giống như một dòng suối mát rót vào một triều đình khô cứng và hủ bại trong thời điểm nội bộ Đại Minh đang phát binh tiễu phỉ, Giang sơn Tây Bắc đang nổi lên phong ba bão táp.
Những sĩ phu có nhận thức trong triều cũng không ít, nhất là lần tạo phản này của dân lưu vong đã trở thành một động lực vô cùng lớn cho sự cải cách. Những người tạo phản chỉ trong một thời gian ngắn đã tập hợp được nhiều người hưởng ứng như vậy, vô số gia đình thân hào ở mấy trọng trấn lớn phía Bắc không chỉ tan cửa nát nhà mà còn bị diệt môn, tài chính triều đình chỗ nào cũng gặp cảnh túng quẫn, những chuyện như vậy đã thức tỉnh bọn họ từ trong ảo cảnh về một thế giới thái bình thịnh trị. Vô số những bi kịch như vậy đã khiến cho bọn họ tràn đầy xúc động, bọn họ cũng biết ý dân không thể trái, triều đình cũng nên tiến hành một phen cải cách rồi.
Hoàng đế Chính Đức hạ chỉ, một lần nữa làm rõ việc miễn thuế lương thực cho các địa phương như Kinh kỳ, Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc… Đồng thời tuyên bố đối với những dân lưu lạc muốn khôi phục cơ nghiệp, quan phủ sẽ cấp lương thực, nhà cửa, ruộng đất, trâu bò nhằm an ủi lòng dân lưu lạc, đồng thời đối với di dân ở Quan Đông thi hành vô số chính sách ưu đãi, đất đai được khai hoang sẽ thuộc quyền sở hữu cá nhân, trong ba năm không phải nộp tiền thuế…Cứ như vậy, rất nhiều người dân bình thường cũng bắt đầu động tâm suy nghĩ.
Đặc biệt là đối với những gia đình có nhiều con cái, bao gồm cả những hộ gia đình có người trong quân đội, vì theo thông lệ của dân gian, gia sản do con trưởng đích tôn kế thừa, những người con trai khác đều phải tự tìm cho mình sinh lộ, thừa dịp tuổi còn trẻ ra quan ngoại lập nên một mảnh cơ đồ, có được đất đai, điền trang cho riêng mình, sao lại không vui vẻ mà làm cơ chứ? Huống hồ, những người này không có nỗi lo ở hậu phương, một khi thất bại có thể quay lại chốn cũ. Vì thế rất nhiều thanh niên trẻ tuổi không phải là con cả trong gia đình đều đến báo danh, trong đám di dân tiến vào ba Vệ ở Đông Bắc bắt đầu có sự gia tăng số lượng người không mang theo gia quyến để đi khai hoang. Những người này tương lai sẽ trở thành lực lượng chủ chốt để rèn luyện thành binh lính.
Nội bộ triều đình cũng tiến hành chỉnh đốn, hiện tại trong Nội Các thì Tiêu Phương đứng đầu, nhưng sự hăng hái như dòng nước xiết của Lý Đông Dương đem lại cho vị Tiêu Các Lão tuổi cao rồi mới có cơ hội thi triển tài năng này rất nhiều động lực và cảm xúc, Ông chủ động xin chỉ, dùng tấm thân già nua đi tuần tra Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây...
Những địa phương này có tổng cộng hơn ba mươi vạn dân tị nạn do chiến loạn mà phải rời bỏ quê hương. Đám người này giống như cỏ khô có thể bị đốt cháy bất cứ lúc nào, hiện tại bọn họ đi ăn xin khắp nơi, vẫn chưa nhìn ra được mầm mống phản loạn, nhưng chỉ cần mùa đông năm nay những người này vẫn chưa tìm được nơi an cư, không chốn nương thân, không quần áo, không lương thực, thì chuyện tạo phản lúc nào cũng có thể phát sinh.
Tiêu Phương xin thánh chỉ dùng thân phận khâm sai đi tuần tra các địa phương, đốc thúc các nhà kho ở châu phủ tích trữ lương thực, hạ thấp giá cả, thu nạp ngân phiếu, bán cho nông dân. Đồng thời lệnh cho các Bố Chính Sử ở những địa phương nói trên tại những nơi có đông dân tị nạn tiến hành biên chế thành những Lý giáp (một Lý giáp tương đương với một trăm mười hộ), lập làng xã mới, an trí tại chỗ, phòng ngừa người dân tiếp tục chạy loạn.
Những địa phương có dân lưu vong rải rác, thì địa phương đó thu xếp vào những hộ tịch sẵn có tại các hương thôn phụ cận của các Châu Huyện, nhưng cũng phải lập ra Lý trưởng mới để tăng cường quản lý, lại tiến hành phân phối trâu cày, hạt giống cho các nơi có đồng ruộng bỏ hoang hoặc vùng bồi đắp của sông Hoàng Hà, khiến dân lưu vong có thể tự mình sản xuất. Nông dân có nhà, có đất, có hy vọng để sinh tồn, thì tuyệt đối sẽ không đem thủ cấp của mình treo ở đai quần để đi tạo phản.
Đại sự trong triều do Dương Đình Hòa chủ trì, trở thành người chấp chưởng triều chính trên thực tế. Đây cũng là sự điều chỉnh quyền lực tinh tế, nhằm tranh thủ sự ủng hộ hết mình của Dương Đình Hòa và phe cánh của ông ta. Dương Đình Hòa loại bỏ những ảnh hưởng chính trị xấu, giảm nhẹ việc trưng thu lương thực và thuế khóa tại những địa phương nghèo khó, cho hồi hương cung nữ và nhạc công, phóng thích tù nhân vô tội, thanh tra các khoản quân lương khống. Chỉ bằng vào những hoạt động này hàng năm là có thể tiết kiệm được cho triều đình cả trăm vạn lượng.
Thân sĩ Giang Nam nhân cơ hội này cổ súy người đại diện cho lợi ích của bọn họ, thỉnh cầu triều đình giảm thuế cho Giang Nam. Đối với yêu cầu này, Dương Đình Hòa kiên quyết từ chối. Giang Nam chính là trọng điểm để tiến hành cải cách của Dương Lăng, những quan viên kia thỉnh cầu Dương Đình Hòa không được bèn tìm đến thỉnh cầu Dương Lăng, đương nhiên là kèm thêm rất nhiều lời dèm pha dành cho Dương Đình Hòa, lại đem nỗi khổ của người dân Giang Nam nói tới mức sắp không chịu nổi.
Giang Nam giàu có nhất thiên hạ, điều này Dương Lăng biết, người dân Giang Nam giàu có hơn người dân các địa phương khác, về điểm này hắn hai lần đi Giang Nam cũng đã biết rất rõ. Dương Đình Hòa giảm thuế cho địa phương nghèo, tăng thuế tại những địa phương giàu có, chính sách này cũng giống như thuế điều tiết thu nhập cá nhân của thời nay vậy, là môt đòn bảy để cân bằng cán cân thu thuế rất hiệu quả, vì thế Dương Lăng hoàn toàn ủng hộ ông ta, những quan lại đi du thuyết kia đều bị đuổi về.
Hai người tuy vì Dương Nhất Thanh mà quan hệ cá nhân không được tốt, nhưng đều lấy đại cục làm trọng, ngầm phối hợp với người kia để hành động. Kỳ thật, nói thuế hiện tại áp cho dân chúng Giang Nam nặng là không sai, nhưng căn nguyên không phải do thuế suất của triều đình cao, mà là do sự thôn tính đất đai và chế độ thuế khóa cũ gây nên.
Việc thôn tính đất đai bản thân nó không phải là có hại, nếu đất đai toàn bộ do nhà nước sở hữu, đó liệu có thể coi là một dạng thôn tính đất đai quy mô lớn? Đất đai thuộc nhà nước cũng tốt, thân hào cũng được, đều cần có người để canh tác. Cứ cho là có một quyền lực nào đó có thể đem toàn bộ đất đai trả về cho nông dân, khiến người người đều có ruộng đất của riêng mình, nông dân, bất luận là làm công việc quản lý tài chính gia đình, hay trồng chọt buôn bán, tố chất mỗi người có cao có thấp, trải qua hơn trăm năm, người khôn thì sống, kẻ yếu kém sẽ bị đào thải, cuối cùng đất đai cũng sẽ quy về tay một bộ phận thiểu số một cách hết sức tự nhiên.
Vấn đề là ở chỗ, người thôn tính đất đai đều là Hoàng thân Quốc thích, các thế gia giàu có và quyền năng. Một khi bọn họ độc chiếm đất đai vào trong tay mình, thì sẽ lợi dụng đặc quyền để luồn lách trốn thuế, đất đai bị thôn tính càng nhiều, thuế mà triều đình thu được càng ít. Hoàng thân Quốc thích, bao gồm công thần có tước vị cao, thái giám có quyền thế, thân hào danh tiếng ở địa phương, đều dựa vào đặc quyền, hối lộ quan phủ, chiếm dụng hộ khẩu phi pháp, giấu đất trốn thuế, lẩn tránh sai dịch.
Như vậy là, thuế của triều đình đều đè hết lên đầu người nông dân, chế độ thuế đinh cũ của triều đình là tính thuế trên đầu người. Những người nông dân không có đặc quyền kia, ruộng đất chẳng có là bao, thuế phải nộp lại ngày một nhiều hơn, kết quả là càng ngày càng nghèo đi, ruộng đất còn lại không thể không mang đi cầm cố ở chỗ người giàu, cuối cùng bản thân trở thành tá điền. Vì thế nguồn thu thuế của triều đình ngày càng giảm đi.
Nhất Điều Tiên Pháp, chia đinh nhập mẫu, đã giải quyết được nan đề này của chế độ thuế khóa lao dịch. Đả kích những đặc quyền phi pháp của Thân hào, đồng thời căn cứ vào tình hình giàu nghèo, đất đai phì nhiêu hay bạc màu ở các nơi, quan lại định ra mức trần địa tô, không cho phép bọn họ bóc lột quá mức người nông dân, do đó đã giải quyết được vấn đề khó khăn nêu trên.
Những điều lệ mới về đất đai, thuế khóa của triều đình đã vạch ra một cách rõ ràng những khiếm khuyết của chính sách cũ, hơn nữa luật lệ mới về thuế cũng chỉ khiến cho những khoản trốn thuế của Thân hào được truy thu về Quốc khố của triều đình, và không thể kiếm tiền phi pháp được nữa. Bọn họ dù sao cũng giàu có một phương, cho nên không cần thiết phải bức họ đến mức phải tạo phản, đồng thời cũng khiến họ không dám coi thường chính sách mới đã được trên dưới triều đình thống nhất. Những cây bút của Khoa Đạo chính là đang trừng mắt theo dõi chờ nắm được sai lầm của bọn họ.
Đám người này phẫn hận không biết kêu ai, liền chút giận lên người đề xướng là Dương Lăng, không ngừng dâng biểu công kích hắn vi phạm chế độ tham chính, tự ý can dự vào công việc của triều đình. Dương Lăng đối với tình huống này sớm đã chuẩn bị, lập tức cáo ốm ở nhà.
Dương Lăng vừa ‘ốm’, lập tức dâng tấu thỉnh cầu Hoàng thượng thu hồi lại ý chỉ đã ủy quyền cho hắn phụ trách những việc như tiễu phỉ, cải cách triều chính…, nói hắn mắc phải bệnh nặng, cần nghỉ ngơi để dưỡng bệnh, điều này khiến cho những quan viên chỉ trích hắn chỉ biết dương mắt nhìn. Tiếp sau đó lại truyền ra tin Dương Lăng nạp thϊế͙p͙, khiến đám người này dở khóc dở cười: Thân lâm trọng bệnh ư? Bệnh cô đơn ư?
Vậy nhưng, ngươi công kích ta can dự triều chính, ta liền về nhà lấy vợ bé chơi đùa nha…Ngươi còn muốn thế nào nữa?
Đấu pháp vô lại của Dương Lăng khiến những người này trong nhất thời thật sự là nghĩ không ra sách lược để đối phó.
Hoàng đế Chính Đức của hiện tại cũng không còn giống như năm xưa. Triều đình được y khống chế chặt chẽ trong tay, Nội Các, Lục Bộ, Khoa Đạo, tất cả đều ủng hộ chính sách mới của Hoàng đế, y chẳng thèm quan tâm tới sự phản đối của một số ít quan viên.
Hoàng đế Chính Đức liên tiếp hạ ba chiếu thư trong ba ngày, hơn nữa không phải dùng phương thức hạ chiếu thông thường, mà dùng nghi thức chính thống, thông qua Nội Các truyền đạt xuống, yêu cầu Dương Lăng phò giúp việc triều chính, xử lý công việc. Chiếu thư loại này cần phải chép lại trên bảng thông báo để cho quần thần xem, Chính Đức biểu thị thái độ rất rõ ràng cho người trong thiên hạ: Trẫm ủng hộ hắn!
Theo lời một số thái giám trong nội cung, cả ba đạo chiếu thư trên, Hoàng thượng khi đọc lời cho chiếu thư toàn dùng từ chửi mắng, có điều thông qua ngòi bút mượt mà của Dương Đình Hòa, đã trở nên văn nhã hơn nhiều.
Sáng sớm ngày thứ nhất, Ti lễ thái giám Đỗ Phủ mang theo đạo thánh chỉ thứ nhất tới tuyên:
- Kỷ cương bại hoại, sức nước yếu đuối, quân đội hủ hóa, tài chính túng quẫn, đều là do quan viên lợi dụng những lỗ hổng của chính sách cũ mà gây nên. Dương Lăng một lời chấn động, tựa như hạn hán lâu ngày gặp mưa, Trẫm vô cùng tán thưởng. Nay việc nước rất gấp, là lúc Quốc công cần đưa vai gánh vác, lập chí tiến thủ, lấy lợi ích chung làm trọng, cùng đồng tâm hiệp lực với quần thần, không nên vì lời thị phi mà chùn bước.
Dương Lăng tiếp chỉ, tạ ơn, và từ chối khéo.
Rạng sáng ngày thứ hai, Đỗ Phủ mang đạo thánh chỉ thứ hai tới tuyên:
- Ngày nay quốc gia nguy nan, cần người có tài cứu thế giúp đời nhìn xa trông rộng như khanh, để cùng hóa giải, sao có thể dùng lời thoái thác, kiên trì buông xuôi. Khanh là trụ cột của nước nhà, là cánh tay đắc lực của Trẫm. Quốc công không được tham chính, không phải là quy định của pháp luật Đại Minh, chẳng qua chỉ là quy ước đã lạc hậu. Đại thần Dương Lăng khẩn trương ra trông coi việc nước, chớ phụ ân Trẫm.
Những lời này, Hoàng thân Quốc thích, Huân thần Công khanh toàn bộ đều nghe thấy, như vậy chẳng phải bản thân họ sau này sẽ có cơ hội lộ mặt ở triều đình rồi? Ngay cả những người kiếm được ít tiền hơn do chính sách cải cách mới cũng vỗ tay khen hay, đương nhiên rồi. Hiện giờ Dương Lăng khai thông đường biển, bọn họ tiền nhiều thế lớn, chở thành đại phú hào buôn bán với ngoại quốc, lợi nhuận khổng lồ, cũng không còn quan tâm tới chút lợi ích từ đất đai nữa rồi.
Dương Lăng tiếp chỉ, tạ ơn, tiếp tục từ chối khéo.
Sáng sớm ngày thứ ba, Đỗ Phủ tiếp tục mang thánh chỉ tới tuyên:
- Lời thị phi lại có trọng lượng hơn mệnh lệnh triều đình? Kỷ luật nhà nước còn đâu? Việc tiễu phỉ rất gấp, cải cách rất gấp, an dân rất gấp, chấn hưng giang sơn rất gấp, Dương Lăng nên sớm quay lại triều đình trông coi việc nước. Cửu Khanh Khoa Đạo không được phép nghị luận mù quáng, nếu còn người nào gièm pha quấy nhiễu, nhất loạt giao cho Trấn Phủ Ti nghiêm trị.
Dương Lăng lĩnh chỉ, tạ ơn, tâu lại với Hoàng thượng:
- Quân thượng coi trọng như vậy, vi thần cảm động đến rơi nước mắt, đợi bệnh của thần chuyển biến tốt hơn một chút, nhất định lập tức vào triều, hết lòng tận tụy để chia sẻ nỗi lo với Hoàng thượng.
Hoàng đế nghe vậy vô cùng vui mừng, ngày hôm sau sau buổi lâm triều liền khởi giá ra ngoài thành, đi thăm hỏi bề tôi đắc lực của mình, nhằm biểu thị ân sủng.
Những quan viên công kích trong triều sau khi nghe ngóng, biết Uy Quốc công hôm nay nạp thϊế͙p͙, cái mũi của bọn họ thiếu chút nữa thì xẹp xuống:
- Cái này cùng với sự kiện Thái tử gia đăng cơ, bá quan văn võ ba lần thỉnh cầu liệu có gì khác biệt? Đây chẳng phải là cố tình trọc tức người ta sao?
Người bị chọc tức chính là bọn họ. Cử trọng nhược khinh (xử lý việc khó một cách nhẹ nhàng), đùa với người đời, trong chò đùa tưởng như hoang đường ấy, lại chính là lúc chỉnh đốn đám hủ nho, tham quan ô lại, đây đúng là trò hay quen dùng của vua tôi nhà này.
Dương gia cũng không tổ chức quá long trọng, tuy rằng thân phận của Dương lăng cao quý, nhưng nạp thϊế͙p͙ thì vẫn là nạp thϊế͙p͙, chiếu lý mà nói, căn bản không cần phải quá phô trương. Hoàng thượng nạp phi cũng chỉ là rước kiệu đi qua cửa ngách vào cung là xong. Dân thường cưới vợ cũng là chuyện bình thường, tổ chức long trọng quá ngược lại khiến người cười chê.
Có điều, hôm nay Dương Lăng tổ chức hôn lễ theo nghi thức phương Tây, hơn nữa Hoàng thượng cũng tới tham dự, đây phải nói là một điều cực kỳ vinh dự.
Vinh dự không chỉ là toàn gia Dương phủ, đám cha sứ Nhã Các Tư bọn họ cũng cảm thấy vô cùng vinh dự. Đây còn là lần đầu tiên chủ trì hôn lễ kể từ khi bọn họ tới Đại Minh, cho nên giáo đường từ trên xuống dưới trang trí mới hoàn toàn, các cha sứ đều mặc những tấm áo choàng mới tinh
Lần trước giáo đường khánh thành, Hoàng đế đến thăm quan, khiến cho ở Kinh sư dấy lên một hồi chấn động rất lớn. Hiện tại bọn họ đã phát triển được hơn hai ngàn giáo đồ, tuy tuyệt đại đa số đều là những phụ nữ ở vào độ tuổi già và trung niên, nhưng thành tích trong một năm này cao hơn nhiều so với vài năm trước, thời bọn họ lăn lộn tựa như những tên ăn mày, cộng lại. Hiện tại, Hoàng đế lại một lần nữa đến thăm, hơn nữa chủ nhân của hôn lễ lại chính là Công tước của Đại Minh, sức ảnh hưởng là vô cùng sâu xa.
Bọn họ hiện tại đã liên hệ được với người ở quốc gia của mình, thậm chí Giáo Hoàng nơi đó cũng nghe nói bọn họ ở Phương Đông có được sự tiến triển vượt bậc. Các giáo sĩ đang tổ chức lại thành tùng nhóm, mua sắm thuyền bè, kêu gọi tình nguyện viên, thu thập các tài liệu về khoa học, văn hóa, tôn giáo…, chuẩn bị tiến hành phái thêm giáo sĩ tới Trung thổ truyền giáo với quy mô lớn hơn trước.
Những giáo sĩ rải rác ở những nơi khác như Đông Doanh, Lã Tống...thông qua thương nhân biết được sự phát triển của đồng nghiệp ở Đại Minh cũng nhanh chóng tới đây. Bởi vì việc truyền giáo của bọn họ tại những nơi đó là vô cùng khó khăn so với ở Đại Minh, hơn nữa người dân ở những nước như Đông Doanh, Lã Tống…khi tranh luận thường rất thích vận dụng những câu nói, tư tưởng của cổ nhân Trung Quốc và coi đó như là một dạng quyền uy.
Thậm chí trong lúc truyền giáo, bọn họ còn bị dân địa phương ở đó mỉa mai, đều nói đại ý là: “ngay cả người của Đại Minh còn không tin vào Chúa của các ngươi, không tin vào giáo lý của các ngươi, đừng lấy nó ra để lòe người”. Đại Minh có ảnh hưởng về văn hóa hết sức sâu đậm đến các nước nhỏ xung quanh, nên bọn họ cho rằng chỉ cần công phá được thành lũy kiên cố này, việc truyền bá tín ngưỡng và giáo lí ở địa phương khác liền dễ hơn nhiều.
Dương Lăng cũng không dám khinh thường vai trò của bọn họ. Các giáo hội phương Tây vào thời đó luôn nắm giữ những kiến thức tiên tiến nhất về văn hóa và khoa học kỹ thuật của phương Tây. Ba trụ cột của Thiên Chúa giáo vào cuối thời Minh là Từ Quang Khải, Lý Chi Tảo và Dương Đình Quân chính là tiếp thu rất nhiều tri thức của phương Tây, nên trên các phương diện toán học, thiên văn, lịch pháp, quân sự, chắc đạc, nông nghiệp và thủy lợi đều có những thành tích đáng kể.
Duy trì chặt chẽ mối liên hệ với bọn họ, đồng thời thường xuyên thu hút giáo sĩ phương Tây đến đây, sẽ đem lại rất nhiều những quan niệm mới, kiến thức mới của phương Tây. Đặc biệt khi họ dừng chân ở Kinh sư của Đại Minh, việc truyền bá sẽ phát triển rất nhanh, rồi bị dung hợp trong vô thức, sẽ ảnh hưởng tới một Đại Minh đang trong thời kỳ manh nha hình thành những tư tưởng mới, khoa học kỹ thuật mới và văn hóa mới.
Do đây là hôn lễ, nên bên ngoài giáo đường không có bố trí quan binh, nhưng lại có khá nhiều bách tính đến chúc mừng. Trong đám người này đa phần đều là thanh niên ngoài hai mươi tuổi, dáng người khôi ngô dũng mãnh, trong người giấu đao sắc bén. Có câu ba tầng trong, ba tầng ngoài, đám người này quả thật được phân làm ba tầng, tầng trong cùng chính là Đại nội Cẩm Y Vệ, ở giữa là thị vệ của Ngự Mã Giám, tầng ngoài cùng chính là người của Đông Xưởng. Hoàng đế đang ở đây, không thể không cẩn thận.
Cái gọi là khách quý trừ người của ba Xưởng một Vệ ra cũng chỉ có người nhà của Dương gia. Giờ phút này ở Dương phủ đang loạn thành một cục, Dương Lăng tức giận hổn hển nói:
- Ta biết ngay mà, ta biết ngay mà ta biết ngay không nên nói cho y biết. Các ngươi nhìn xem, ngay cả hình mẫu ta cũng đã vẽ cho y rồi. Đây mà gọi là áo đuôi én sao? Đuôi én…cũng không nên để cái đuôi vểnh lên như vậy chứ.
Một đám thê thϊế͙p͙ cười khanh khách, Đường Nhất Tiên hất khuôn mặt xinh đẹp nói:
- Khụ khụ! Không được báng bổ quân vương, đây là bộ lễ phục được nhất trong mười sáu bộ mà Hoàng thượng tự mình tìm người để may đấy, huynh coi, đội thêm cái mũ này lên liền giống như…con dơi nha.
Dương Lăng tức giận trừng mắt nhìn nàng, lầm bầm:
- Ta đã nói rồi mà, hôn lễ không cần Hoàng thượng xử lý, y chỉ việc tới dự là được rồi, khụ! Y cứ nhất quyết muốn một mình ôm lấy mọi việc, còn nói nhất định khiến ta vừa lòng, kết quả, đến tận bây giờ mới cho ta xem, Cái này... cũng kịp sửa nữa rồi, đi thôi, đi thôi, nhanh đến giáo đường.
Dương Lăng mặc một bộ lễ phục màu đen, trên đầu đội một chiếc mũ thóp cao có đuôi, vểnh lên như đuôi chim yến, khí độ hiên ngang đi ra ngoài. Tuyết Lý Mai che miệng cười khanh khách:
- Muội nhìn thế nào cũng không thấy lão gia nhà ta giống như chim yến, mà giống con chồn mới đúng.
Hàn Ấu Nương trừng mắt nhìn nàng, nhưng bản thân mình cũng không nhịn được cười.
Cao Văn Tâm nửa đùa nửa thật nói:
- Nữ nhân như nước mà, có nước thì sẽ có cá, cho nên trên người của nữ nhân còn có mùi tanh, nam nhân họ chính là người đi ăn vụng vị tanh, cho nên Chồn thì thích hợp hơn so với chim yến, thích vị tanh.
Nàng luôn miệng nói đến chuyện ăn vụng vị tanh, người nói vô tâm, người nghe hữu ý. Thành Khởi Vận dáng người thướt tha yểu điệu tựa như nhánh hoa mảnh khảnh đứng ở gần đó, khuôn mặt chợt hồng, nàng liếc trộm sang, thấy Cao Văn Tâm vừa nói vừa cười, không giống như là đang châm chọc mình, trong lòng mới âm thầm thở phào nhẹ nhõm.
Nữ nhân không ai là không ghen, ghen tuông vốn là chuyện bình thường. Thê thϊế͙p͙ trong Dương gia sở dĩ hòa thuận, thứ nhất là do Dương Lăng đối xử bình đẳng, không thích nữ nhân trong nhà mình lục đục với nhau, thứ hai là bởi các nàng đều là người thông minh, biết việc tranh giành sự sủng ái không những không khiến cho Dương Lăng vui vẻ, ngược lại còn trở thành cái đích cho mọi người chỉ trích. Hơn nữa, các nàng thích bầu không khí hiện tại, cho nên cũng cố gắng hết sức để duy trì nó, không muốn làm cho cả nhà bất hòa, Cao Văn Tâm quả thật không hề có ý châm biếm nàng.
May quá! May là không có nhiều người đến tham dự, bằng không với bộ dạng này hẳn là xấu hổ chết đi được.
Dương Lăng vuốt vuốt chiếc đuôi cứng ngắc đang vểnh lênh do được một sợi thép cố định, căn bản không hề để ý tới đám đồng liêu đang cười trộm ở hiện trường.
Dựa theo thông lệ cưới hỏi của người theo đạo Thiên Chúa ở Tây Ban Nha, hôn lễ là do phụ mẫu của cô dâu tiến hành tổ chức, thời gian tổ chức hôn lễ tại giáo đường là vào buổi chiều, vì vậy việc Chính Đức đợi khi tan triều mới đến cũng không bị muộn thời gian. Hôm nay là một ngày vui, Dương Lăng trong bối cảnh ở giữa một đám đặc vụ mặt thì nghiêm nghị miệng thì cười to chạy đến giáo đường, đám cha sứ nhìn thấy bộ dạng của chú rể như vậy cũng không nhịn được mà bật cười. Chỉ có đám đặc vụ của Xưởng Vệ là có thể tự chủ, người nào cũng cố nhịn, vờ như không nhìn thấy.
Phù rể Chính Đức thân phận đặc thù, cho nên không theo Dương Lăng đi Dương phủ, y đang đứng trên lễ đường tranh luận cùng với Nhã Các Tư, hy vọng có thể tự mình kiêm nhiệm vai trò cha sứ, điều này có vẻ hơi hoang đường, Nhã Các Tư cười khổ liều mạng lắc đầu. Nhìn thấy Dương Lăng tiến vào, Chính Đức lập tức bỏ mặc Nhã Các Tư, hớn ha hớn hở chạy tới, nhìn một lượt từ trên xuống dưới, chậc chậc khen:
- Xem nào, bộ y phục Trẫm may cho khanh quả thật là rất vừa nha…À, có điều y phục của người phương Tây quả thật có chút kỳ quái.
Dương Lăng cười gượng hai tiếng, hận không thể lập tức kết thúc hôn lễ, để có thể cởi bỏ cái bộ đồ chết tiệt này ra, hắn vội vàng hỏi:
- Hoàng thượng, hôn lễ có thể bắt đầu được chưa?
- Được! Được! Được! Bắt đầu đi!
Hoàng đế Chính Đức mặc trên người một bộ võ phục tay áo bó sát kiểu Trung Quốc, mi thanh mục tú, môi đỏ tựa chu sa, cũng là một mỹ thiếu niên anh tuấn phong độ, so với một Dương Lăng với chiếc mũ chóp cao kèm thêm đuôi yến quả thật là có thần hơn nhiều. Y vội vàng chạy vào một góc, quơ lấy một thanh đao và một tấm khiên rồi chạy trở về.
Dương Lăng ngạc nhiên, giật mình nói:
- Hoàng thượng, cái này là có ý gì?
Chính Đức trang nghiêm nói:
- Dựa theo tập tục của phương Tây, chẳng phải sẽ có ác long và ma quỷ cướp đoạt tân nương, phù dâu phụ trách mê hoặc ma quỷ, phù rể hiệp trợ bên cạnh chú rể diệt trừ yêu ma sao? Trẫm cảm thấy, dùng mỹ nhân kế hơi mất thể diện của nam nhân, trách nhiệm này nên để cho Trẫm một mình gánh vác đi, không thể để cho Nhất Tiên mạo hiểm!
Dương Lăng không biết nên khóc hay nên cười, hắn ngẩng đầu nhìn Nhã Các Tư, Nhã Các Tư nhún vai một cái, dang hai tay, bĩu môi, lắc đầu, ông ta cũng hết cách, ai bảo người ta là Hoàng thượng chứ. Lần này thì nhường, kế tiếp tiến hành chủ trì hôn lễ cho người ta, quyết không thể như thế này, bằng không đợi Giáo Hoàng tổ chức đại đội nhân mã đi tới Đại Minh, nhìn thấy bản thân mình thay đổi nghi thức như vậy thì mặt mũi để đâu...
Ông ta và Dương Lăng ngơ ngác nhìn nhau, trong lúc nhất thời có cảm giác không quen...
Tân nương bắt đầu tiến vào giáo đường. Việc tân nương tự mình may lễ phục sẽ không đem lại may mắn, hơn nữa phải đợi đến lúc xuất phát đi tới hiện trường tổ chức hôn lễ mới được hoàn tất đường may cuối cùng, vì vậy y phục của tân nương cũng đều do một tay Chính Đức lo hết.
Cũng may, váy cô dâu không giống như y phục đuôi yến (măng tô), có thể khiến cho y mặc sức phát huy chí tưởng tượng của mình. Lụa thưa thượng đẳng dùng may áo cưới trắng tinh đại khái cũng có vài phần thánh thiện giống như lễ phục của phương Tây, hơn nữa không hề xấu chút nào mà cô cùng xinh đẹp.
Viền áo xõa tung, eo nhỏ xiết chặt, thánh khiết tựa như một thiên sứ, mặt được che bởi một tấm khăn màu vàng sáng, tay cầm hoa tươi trước ngực, trên đầu đội vòng hoa, dưới lớp khăn che mặt không thấy được tâm trạng của A Đức Ny như thế nào. Nàng khoan thai đi tới, từng bước từng bước một, dáng đi vô cùng tao nhã khoáng đạt, Dương Lăng nhìn mà vô cùng sốt ruột.
A Đức Ny không dám đi nhanh, vốn dĩ khăn che mặt có màu vàng da cam, mỏng và thưa, nhưng Chính Đức lại lý giải vấn đề theo kiểu của phương Đông, tức giống như khăn voan đỏ. Để tỏ ra long trọng, y còn đặc biệt dùng vải gấm tốt nhất màu vàng sáng của Hoàng thất chuyên dùng để làm một chiếc khăn chùm đầu hình bát giác có điểm xuyết thêm đá ru-bi cho A Đức Ny.
Y vốn định điểm xuyết bằng tám viên trân châu, nhưng nghe cha sứ nói trân châu giống như nước mắt tân nương, mang điềm xấu. Cho nên tạm thời lấy tám viên đá ru-bi đính lên. Chỉ đáng thương cho A Đức Ny, căn bản là không nhìn thấy gì ở phía trước nên nào dám đi nhanh, chỉ đành nhìn xuống mũi chân, từng bước từng bước đi về phía trước.
Dải áo dài phía sau của váy cưới được một đôi Kim đồng, Ngọc nữ nhỏ tuổi nâng đỡ, Đường Nhất Tiên một thân y phục diễm lệ, cười dịu dàng đi bên cạnh A Đức Ny. Ngũ Hán Siêu, Tống Tiểu Ái khuôn mặt đỏ bừng, cố gắng nín cười đi phía sau A Đức Ny, liên tục lấy hoa tươi từ trong giỏ rải ở phía trên đầu của nàng. Bọn họ vốn dĩ là phù dâu và phù rể do Dương Lăng chỉ định, không ngờ Chính Đức lấy việc công làm việc tư, nhất định cùng với Đường Nhất Tiên giành lấy vai này, hai người bọn họ trở thành thất nghiệp, bị rớt xuống làm hoa đồng (người rải hoa)
Đôi vợ chồng xui xẻo gặp phải một Hoàng đế Chính Đức không thể lay động, thật sự là dở khóc dở cười. Hai người đều ước hôn lễ mau mau kết thúc. Vị phù rể nhiệt tình thành phá hoại kia còn tưởng mình thiên phú kì tài, chỉ cần nghe người ta nói qua một chút là có thể bắt trước giống y như thật.
Y hùng dũng hiên ngang đứng bên cạnh Dương Lăng, tay trái cầm khiên gỗ vẽ hình miệng hổ, tay phải giơ một thanh đao sáng loáng lên, trong tiếng nhạc thánh ca có phần lạc điệu của Nhã Các Tư, thưởng thức kiệt tác do chính mình sáng tạo ra.
Nhã Các Ti với vai trò là người dẫn chương trình bắt đầu tuyên đọc:
- Lạy Chúa, Chúng con ở trước mặt người. Xin hãy chúc phúc cho đôi nam nữ đang tiến đến lễ đường hôn lễ thần thánh này. Chiếu theo ý nguyện của người, hai người hòa hợp làm một, làm lễ thành hôn, bách niên giai lão, đời đời kiếp kiếp. Kể từ giờ phút này, cùng trải qua kiếp nhân sinh, thương yêu, đùm bọc, bảo ban, tin tưởng lẫn nhau. Chúa trời ban phúc, cho đôi vợ chồng được hưởng hồng ân, Thánh linh cảm hóa, tôn kính đấng cứu thế, trọn đời trọn kiếp ca tụng người.
Mắt của Dương Lăng mở to muốn rách ra mà cũng không nhìn thấy nét mặt của tân nương, đành phải từ bỏ, chuyển sang nghe cha sứ làm lễ:
- Á Lỵ A Đức Ny, con có nguyện ý lấy người đàn ông này làm chồng, cùng anh ấy ký kết hôn ước? Bất luận khi đau yếu hay mạnh khỏe, hay trong mọi hoàn cảnh khác, đều yêu thương, chăm sóc, tôn trọng anh ấy, chấp nhận anh ấy, suốt đời chung thủy với anh ấy cho đến khi nhắm mắt xuôi tay?
Lời này nghe rất quen thuộc. Dương Lăng không kìm lòng nổi nhìn về phía Ấu Nương, Ấu Nương cười khẽ nhìn hắn, trong ánh mắt có sự ngọt ngào và chua xót đan xen, hiển nhiên là đang cùng với hắn nghĩ tới những ngày tháng khó khăn trước đây.
- Ta đại diện cho Thánh phụ, Thánh tử, và Thánh linh…
- Còn có Thánh Thiên sứ.
Hoàng đế Chính Đức vội vàng lên tiếng nhắc nhở.
Thánh Thiên sứ? Liên quan gì đến Thánh Thiên sứ? Dương Lăng hơi ngạc nhiên, hắn ngẩng đầu nhìn xem, chỉ thấy Nhã Các Tư nhếch nhếch miệng, dường như sắp khóc, cha sứ hàm hồ nói theo một câu, sau đó mới cất cao giọng nói:
- Tuyên bố các con đã chính thức là vợ chồng, cầu chúa ban phúc, nhẫn cưới sẽ đại biểu cho lời đính ước của các con.
- Nhẫn! Hoàng thượng, nhẫn!
Hả? À à! Hoàng đế Chính Đức ưỡn ngực đứng ở một bên, đang tính toán ưu khuyết điểm của nghi thức hôn lễ kiểu này với kiểu của Trung Quốc, hòng áp dụng cho hôn lễ của bản thân, chợt nghe cha sứ nhắc nhở, lúc này mới giật mình trở về thực tại. Keng! Cạch! Một tiếng, y vội vàng ném đao và khiên xuống, thò tay vào trong ngực, chỉ nghe âm thanh “Đinh Đang” vang lên, đã thấy một chuỗi nhẫn liên hoàn khá dài được y móc từ trong ngực áo ra.
Mọi người trong giáo đường đều bị sáng kiến của Hoàng đế Chính Đức làm cho đứng hình, Dương Lăng giờ mới hiểu được vì sao y lại thêm vào cả sự chúc phúc của Thánh Thiên sứ. Hóa ra, người phương Tây thời đó khi kết hôn rất chuộng nhẫn vàng nguyên chất, vàng là đại biểu cho sự hồn nhiên, bởi vậy không dùng kim cương. Hình thức được ưa chuộng của thời đó là một chuỗi hai hoặc ba chiếc nhẫn được lồng vào nhau.
Đáng lẽ chỉ cần hai chiếc nhẫn là vừa cho cặp vợ chồng. Sở dĩ có ba chiếc liên hoàn là để đại biểu cho Thánh linh, Thánh phụ, Thánh tử tam vị nhất thể. Chiếc nhẫn thứ ba dùng để tặng cho một nhân vật đặc biệt trong hôn lễ, ví dụ như bà mối hoặc người làm chứng cho hôn nhân. Chính Đức cảm thấy như vậy không tốt lắm, người này có, người kia không có thì thật là khó ăn nói, những người đến dự chẳng phải đều có giao tình sao?
Cho nên vị nhân huynh này mới làm ra một chuỗi nhẫn vàng thật lớn, nặng trình trịch cho vào trong ngực áo. Chẳng phải đã nói mỗi chiếc nhẫn phải đại biểu cho một vị thần sao? Vậy thì thêm vào một vài Đại thiên sứ, thiên sứ chẳng phải là được rồi sao?
Hôm nay trên sân khấu có một vị “Chúa” như vậy, một người đa mưu túc trí như Dương Lăng cũng hết bài, đành phải cắn răng tháo hai chiếc nhẫn từ chuỗi liên hoàn xuống để cùng với A Đức Ny tiến hành trao nhẫn. Chính Đức và Đường Nhất Tiên vừa cười tươi, vừa bắt đầu phân phát nhẫn cho mọi người, mỗi người một chiếc, không thiếu một ai.
Dương Lăng nhân cơ hội này gỡ khăn che mặt của A Đức Ny xuống, tân nương được trang điểm kỹ càng, xinh đẹp cuốn hút, tựa như một trái dâu tây thơm ngon, kiều diễm ướt át, cực kỳ sexy. A Đức Ny cười ngọt ngào với tân lang của mình, đôi mắt đẹp đảo một cái, nhìn Đường Nhất Tiên cười nói:
- Nhất Tiên, bắt lấy!
Vừa nói xong, liền vung tay ném bó hoa bay đi.
Đường Nhất Tiên theo bản năng bắt được bó hoa, nhưng không rõ nguyên nhân. Chính Đức cũng chưa hề nghe qua thủ tục này, vẫn cứ nghĩ trao đổi nhẫn xong thì coi như nghi thức kết thúc, thấy thế, y vội vàng chạy tới cạnh Dương Lăng, oán giận nhỏ giọng nói:
- Ngươi xem, hoa tươi không cần nữa thì ném sang một bên, tuy nàng là nghĩa muội của ngươi, nhưng cũng không thể coi như người hầu như thế được.
Dương Lăng đảo cặp mắt trắng dã, giải thích nói:
- Hoàng thượng của thần ơi, điều này...điều này có ý là, ai nhận được bó hoa, người đó sẽ là tân nương kế tiếp...
- Ngươi trừng cái gì mà trừng, ta có nói là làm tân nương của ta đâu.
Dương Lăng thầm rên rỉ một tiếng nói:
- Ý của thần là: đó là người con gái tiếp theo sẽ kết hôn, sẽ trở thành cô dâu, là một lời chúc đối với cô gái ấy, thần còn cố ý dặn A Đức Ny, phải tặng hoa cho Nhất Tiên. Hoàng thượng, thần… có chút hơi đau đầu.
Chính Đức bừng tỉnh đại ngộ, vui vẻ nói:
- Thì ra là thế, ha ha. Hay hay, cái này hay. À…vậy…vậy còn Trẫm? Trẫm cũng phải có cái gì chứ? Nàng sắp làm tân nương rồi, vậy trẫm sao có thể không làm chú rể đây?
Dương Lăng lập tức nghẹn lời, vật đưa cho tân nương chính là quả cầu hoa, vật đưa cho chú rể kỳ thật cũng có, Hắn là vì nửa đùa nửa thật thuận miệng hỏi A Đức Ny một câu mới biết được. Thời đó, phương Tây đã xuất hiện nịt tất, hơn nữa quý tộc nam càng thích sử dụng nịt tất hơn so với nữ, bọn họ sử dụng nịt tất đủ mọi màu sắc, miệng tất có đường viền tơ khá tinh xảo. Đồng thời, ở vị trí mặt bên của đầu gối còn trang trí nơ hình con bướm.
Trong hôn lễ, nếu chủ rể cởi nịt tất của cô dâu ra, người bị nịt tất ném trúng chính là nam nhân tiếp theo nhận lời chúc sẽ trở thành chú rể kế tiếp. Dương Lăng đương nhiên là không nói ra điều này, giỡn à! Học hỏi người ta thì cũng phải chắt lọc, không phải cái vớ vẩn gì cũng nhắm mắt tiếp thu. Thời đó, khi quý tộc Châu Âu kết hôn, cô dâu còn phải mặc nội y, nằm ở trên giường để quan khách đến hôn hít nữa cơ. Điều này là không thể được.
Dương Lăng lắc đầu quầy quậy, giống như đang đánh trống:
- Không có, không có, nam nhân không có.
Chính Đức gấp quá nói:
- Sao có thể như vậy được, dựa vào cái gì mà nam nhân lại không có, ài! Chi bằng để Trẫm hỏi A Đức Ny.
- Đừng! Đừng! Đừng! À…thần nhớ ra rồi, Ha! Ha! Ha! Dương Lăng cười gượng hai tiếng, thuận tay cởi cúc áo, đem cái áo có đuôi vểnh lên như đuôi yến trên người cởi ra:
- Hoàng thượng, ngài mặc vào, còn có mũ nữa, người mặc bộ đồ này, chính là chú rể kế tiếp đấy.
Chính Đức mừng rỡ, lập tức nhận lấy, đem tấm áo choàng dài đó mặc lên trên người, sau đó lại đội chiếc mũ thóp cao lên đầu. Dương Lăng rốt cuộc cũng lừa được y một vố, chút được cơn ấm ức trong lòng.
Nghi thức kết thúc, tiếp theo là về phủ bày yến tiệc. Giáo đường cách Dương phủ không xa, có thể đi bộ. Đôi vợ chồng mới cưới sóng vai đi phía trước, phù rể phù dâu đi kèm hai bên.
Mặt trời chiều ngả về Tây, ánh dương quang vàng rực phủ xuống. Với chiếc mũ thóp cao tựa như ống khói, vạt áo phía sau vểnh lên nghênh ngang tựa như đuôi chim yến, tay trái cầm khiên, tay phải giơ đao, Đương kim Thánh thượng Chu Hậu Chiếu trở thành một điểm nhấn hoa lệ nhất trong đội ngũ tham gia hôn lễ.