Nạn nhân đã gần như bị cám dỗ và họ càng lúc càng khao khát có bạn nhưng sự ràng buộc còn yếu ớt và họ có thể quyết định quay lại bất cứ lúc nào. Mục tiêu của giai đoạn này là dẫn dắt nạn nhân đi chệch hướng – làm họ vừa tình cảm vừa mơ hồ, cho họ niềm vui nhưng làm họ muốn nhiều hơn nữa – đến lúc họ không còn có thể quay lại. Bất ngờ tạo ngạc nhiên sẽ làm họ thấy bạn là người thú vị, không thể đoán trước được, nhưng cũng sẽ làm họ mất thăng bằng (9: Làm họ hồi hộp – tiếp theo sẽ là gì?) Sử dụng có nghệ thuật những lời nói dịu dàng, nhỏ nhẹ sẽ đầu độc họ, kích thích trí tưởng tượng trong họ (10: Sử dụng sức mạnh mãnh liệt của ngôn từ để gieo rắc sự khó hiểu cho nạn nhân). Một chút thẩm mỹ và những tiểu tiết thú vị sẽ kích thích các giác quan, làm họ rối trí (11: Để tâm đến chi tiết).
Nguy cơ lớn nhất trong giai đoạn này là chỉ còn những viễn cảnh về thói quen và sự nhàm chán. Cần giữ chút bí ẩn, giữ khoảng cách để những lúc không có bạn, nạn nhân cảm thấy nhớ nhung (12: Thơ hóa sự hiện diện của bạn). Họ có thể cảm thấy đang bắt đầu yêu nhưng tuyệt đối không được nghi ngờ chính bạn đang đứng sau những điều này. Để lộ điểm yếu những lúc cần thiết, tỏ ra mình đã quá yêu sẽ giúp che dấu bớt động cơ của bạn (13: Tỏ ra yếu ớt bằng sự mong manh có chủ ý). Để kích thích nạn nhân, làm họ cảm thấy cực kì xúc cảm, bạn phải cho họ cảm giác rằng thật ra họ đang sống theo trí tưởng tượng ban đầu bạn đã khơi gợi lên (14: Xóa bỏ ranh giới mong muốn và hiện thực). Khi chỉ cho họ một phần những gì trong tưởng tượng, bạn sẽ làm họ quay lại để tìm kiếm nhiều hơn nữa. Hãy tập trung mọi chú ý của bạn đến họ để cả thế giới còn lại nhạt nhòa đi, thậm chí dẫn họ đi du lịch, họ sẽ lạc hướng (15: Cô lập nạn nhân). Sẽ không còn đường quay về.