Sau một quyến rũ thành công thường là nguy hiểm. Khi tình cảm đã đạt đến đỉnh điểm, nó thường quay ngược lại – trở nên mệt mỏi, ngờ vực, thất vọng. Cần biết rằng việc chia tay sẽ kéo dài và mệt mỏi; cảm thấy bất an, con mồi sẽ cố bấu víu dây dưa và cả hai đều phải chịu đựng. Nếu bạn phải chia tay, hãy chia tay đột ngột và nhanh chóng. Cần thiết thì phá vỡ sự quyến rũ bạn đã tạo ra. Nếu phải giữ mối quan hệ, cần chú ý rằng sức lực không còn, sự quen thuộc len lỏi khiến những tưởng tượng thích thú ban đầu mất đi. Nếu trò chơi tiếp tục, cần bắt đầu lại lần quyến rũ thứ hai. Không bao giờ được để người kia coi thường bạn – tạo vắng mặt, gây đau đớn, mâu thuẫn khiến con mồi ruột gan như lửa đốt.
Hóa giải bùa mê
Quyến rũ giống như một thứ thần chú, đúng hơn là một loại bùa mê. Khi bạn quyến rũ ai đó, bạn không còn là bản thân mình nữa; sự hiện diện của bạn được nhấn mạnh, bạn đang thể hiện không chỉ một vai trò, bạn đang mưu đồ che giấu đi những cơ bắp đang co giật và cảm giác không tự tin của mình. Bạn cố tình tạo nên sự bí ẩn và trạng thái căng thẳng hồi hộp để làm cho đối phương trải nghiệm một biến cố kịch tính trong đời thực. Khi mắc phải bùa mê của bạn, người bị quyến rũ cảm thấy như mình được đưa ra khỏi thế giới của công việc và trách nhiệm.
Bạn sẽ giữ cho trạng thái này tiếp diễn tới chừng nào mà bạn muốn hoặc còn có thể, tăng thêm cảm giác căng thẳng, khuấy động cảm xúc, cho tới lúc thời điểm quyết định đến để kết thúc trò chơi quyến rũ. Sau đó, quá trình hóa giải bùa mê hầu như chắc chắn sẽ xảy đến. Sự giải tỏa căng thẳng được tiếp nối bằng sự hạ nhiệt – của hào hứng, của năng lượng – và thậm chí có thể biến thành một cảm giác bực bội mà đối phương nhằm vào bạn, mặc dù những gì đang diễn ra là một tiến trình cảm xúc tự nhiên. Nó như thể một loại thuốc đang dần mất tác dụng, cho phép đối phương nhìn ra con người thật của bạn – và họ cảm thấy thất vọng bởi những khiếm khuyết tất yếu tồn tại ở con người bạn. Về phía bạn, có lẽ bạn cũng có xu hướng thần tượng hóa đối phương ở một chừng mực nào đó, nhưng một khi ham muốn đã được thõa mãn, bạn có thể xem họ là những con người không hoàn mỹ. (Rốt cuộc, họ cũng thua về tay bạn.) Bạn cũng có thể cảm thấy thất vọng. Thậm chí ở những hoàn cảnh thuận lợi nhất, bạn lại đang đối mặt với thực tại hơn là tưởng tượng, và ngọn lửa đam mê sẽ dần lụi tàn – trừ khi bạn bắt đầu quyến rũ lần thứ hai.
Có thể bạn cho rằng nếu đối phương buộc phải là vật hi sinh, những điều kể trên sẽ chẳng thành vấn đề. Nhưng đôi lúc bạn cố gắng phá vỡ mối quan hệ với đối phương nhưng lại vô tình làm cho bùa mê có tác dụng trở lại với đối phương, làm cho người ấy càng bám víu chặt lấy bạn. Không thể thế được, dù cho mọi chuyện đi theo chiều hướng nào – bạn từ bỏ đối phương, hoặc bạn và người ấy sẽ hợp lại thành một – bạn cũng phải xem xét đến việc hóa giải bùa mê. Quá trình hậu quyến rũ cũng có cả nghệ thuật của nó.
Hãy nắm chắc những cách thức sau đây để tránh những hệ quả không mong muốn.
Chống lại sự thụ động. Khi có cảm giác rằng bạn không cố gắng hết sức thường như vậy cũng đủ để hóa giải bùa mê cho đối phương. Khi suy gẫm lại những gì mà bạn đã làm trong suốt quá trình quyến rũ, họ sẽ thấy bạn là người thủ đoạn: Bạn muốn có điều gì đó và thế là bạn cố gắng đạt được mục đích, nhưng giờ thì bạn không còn hứng thú với họ nữa. Khi lần quyến rũ đầu tiên kết thúc, lúc đó hãy làm như vẻ nó thật sự vẫn chưa kết thúc – rằng bạn vẫn muốn chứng tỏ bản thân mình, tiếp tục tập trung sự quan tâm vào họ, quyến rũ họ. Như vậy là đủ để họ tiếp tục bị bỏ bùa mê. Hãy chống lại khuynh hướng để mọi thứ đi vào sự thoải mái và nhàm chán. Hãy khuấy động bầu cảm xúc dù cho điều đó có nghĩa là thoái lui và trở lại gây ra những nỗi đau. Đừng bao giờ dựa vào vẻ đẹp thể lý của mình; vì ngay cả sắc đẹp cũng mất đi vẻ quyến rũ của nó nếu cứ mãi bị phô bày. Chỉ có chiến lược và sự cố gắng mới đẩy lùi được tình trạng ù lì.
Duy trì sự bí ẩn. Sự quen thuộc chính là tử huyệt trong trò chơi quyến rũ. Nếu đối phương biết rõ mọi thứ liên quan đến bạn, mối quan hệ sẽ có được một mức độ thoải mái nào đó nhưng sẽ mất đi những yếu tố mơ mộng và lo lắng. Nếu không có lo lắng cộng thêm với một chút sợ hãi, sự căng thẳng mang nét khơi gợi sẽ biến mất. Hãy nhớ rằng: Thực tại không có tính quyến rũ. Hãy giữ những góc tối trong nhân cách của bạn, gạt bỏ đi kỳ vọng, dùng xa cách để cắt đứt níu kéo ích kỷ, dai dẳng có thể cho phép sự quen thuộc len lỏi vào. Duy trì sự bí ẩn nếu không đối phương sẽ chán ngấy bạn. Lúc ấy bạn chỉ còn biết trách mình cho những gì diễn ra sau đó.
Duy trì cảm giác nhẹ nhàng. Quyến rũ là một trò chơi, không phải là vấn đề sinh tử. Ở giai đoạn sau quyến rũ thường bạn có xu hướng xem xét mọi thứ một cách nghiêm túc và riêng tư hơn, và than phiền về cách hành xử khiến bạn không hài lòng. Hãy ngăn chặn nó càng triệt để càng tốt, vì xu hướng ấy chắc chắn sẽ tạo nên những tác động mà bạn không mong muốn. Bạn không thể kiểm soát người khác bằng những lời than phiền trách móc; nó sẽ khiến họ thủ thế và làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Bạn sẽ kiểm soát được đối phương nhiều hơn nếu bạn duy trì được thái độ đúng đắn. Sự bông đùa nhẹ nhàng, những mẹo vặt nhỏ mà bạn sử dụng để làm cho đối phương hài lòng và thích thú, lòng bao dung đối với những lỗi lầm của họ, sẽ làm cho đối phương thoải mái và dễ dàng bị kiểm soát. Đừng bao giờ cố thay đổi con người của đối phương; thay vào đó hãy dẫn dụ họ đi theo đường hướng của bạn.
Tránh trạng thái kiệt sức dai dẳng. Thông thường, một người dù bùa mê đã được hóa giải nhưng họ lại thiếu can đảm để cắt đứt mối quan hệ. Thay vào đó, họ thu mình vào trong. Giống như sự xa cách, hành động thoái lui theo tâm lí này vô tình có thể làm bừng cháy trở lại niềm khao khát của đối phương dành cho bạn, và một chu kì đeo đuổi và thoái lui làm nản lòng bắt đầu tuần hoàn. Mọi thứ tan vỡ, một cách chậm rãi. Một khi bạn cảm thấy bùa mê đã được hóa giải và biết rằng nó đã hết tác dụng, hãy nhanh chóng chấm dứt nó mà không cần phải xin lỗi. Điều đó chỉ làm tổn thương đối phương. Một cuộc chia tay chóng vánh sẽ dễ dàng vượt qua hơn – sẽ chỉ như thể bạn gặp rắc rối về lòng trung thành, còn hơn là cảm thấy đối phương không còn làm cho ta ham muốn nữa. Khi đã thực sự hóa giải được bùa mê, sẽ chẳng thể quay đầu lại được nữa, vậy hãy đừng níu kéo vì lòng thương xót giả dối. Hãy cắt đứt hoàn toàn, vậy sẽ là tỏ lòng thương cảm nhiều hơn cho đối phương. Nếu cảm thấy điều đó dường như không phù hợp hay quá xấu xa, hãy cố giải bùa mê cho đối phương bằng lối cư xử phản quyến rũ.
Những trường hợp hy sinh và hợp nhất
1. Vào những năm 1770, hiệp sĩ Belleroche bắt đầu mối tình của mình với một người phụ nữ lớn tuổi hơn, nữ hầu tước Merteuil. Ngài hiệp sĩ thường xuyên gặp gỡ nữ hầu tước nhưng chẳng bao lâu nàng bắt đầu cãi cọ với ngài. Ngỡ ngàng bởi tâm trạng bất khả đoán của nàng, ngài hiệp sĩ cố gắng hết sức mình để làm vui lòng nàng, tắm mát nàng bằng lòng quan tâm và sự dịu dàng. Cuối cùng thì những cuộc cãi cọ cũng chấm dứt, ngày tháng trôi qua, ngài hiệp sĩ tin chắc rằng Merteuil đã yêu mình – cho tới một ngày, khi ngài đến thăm nàng và phát hiện ra nữ hầu tước không có nhà. Đầy tớ của nàng chào ngài hiệp sĩ ở cửa ra vào, anh ta nói sẽ đưa ngài hiệp sĩ tới một căn nhà bí mật của nàng bên ngoài Paris. Nữ bá tước đang đợi ngài ở đó trong một tâm trạng lôi cuốn mới: Nàng cư xử như thể đây là lần hẹn hò đầu tiên của họ. Ngài hiệp sĩ chưa bao giờ thấy nàng hăm hở đến thế. Lúc ngày tàn ngài rời khỏi đó mà lòng tràn ngập tình yêu hơn bao giờ hết, nhưng một vài ngày sau họ bắt đầu cãi cọ trở lại. Sau đó nữ hầu tước dường như trở nên lạnh lùng, và ngài bá tước còn thấy nàng ve vãn một người đàn ông khác trong một bữa tiệc. Ngài cảm thấy ghen tức cực độ, nhưng cũng giống như trước, cách giải quyết của ngài là trở nên quan tâm và yêu thương nhiều hơn. Ngài nghĩ đây chính là cách để làm vui lòng một người phụ nữ khó chiều.
Bấy giờ Merteuil phải trở về quê nhà khoảng vài tuần để thu xếp một số chuyện ở đó. Nàng mời Belleroche cùng đi và họ sẽ lưu lại đó dài ngày hơn, ngài bá tước vui vẻ đồng ý, hồi tưởng lại luồng sinh khí mới mà lần lưu lại trước đây ở quê nhà của nàng đã thổi vào mối tình của họ. Lại một lần nữa nữ bá tước làm ngài ngạc nhiên: Tình yêu và niềm khát khao làm vui lòng ngài của nàng được hồi sinh. Tuy vậy, lần này ngài hiệp sĩ không còn phải rời khỏi chỗ nàng vào sáng hôm sau nữa. Ngày ngày trôi qua, nàng khước từ việc tiếp đãi bất kỳ một người khách nào khác. Thế giới không còn quấy rầy họ nữa. Thời khắc này không còn cãi cọ hay lạnh lùng nữa, chỉ có niềm vui và tình yêu đẹp đẽ. Nhưng giờ đây Belleroche phần nào bắt đầu cảm thấy không còn hứng thú với nữ bá tước nữa. Ngài hiệp sĩ nhớ về Paris và những niềm vui mà ngài đã bỏ lỡ; một tuần sau ngài từ bỏ dở dang kì nghỉ của mình viện cớ là phải lo một số chuyện và vội vã quay trở lại thành phố. Bằng cách nào đó dường như nữ bá tước không còn tỏ ra quyến rũ nữa.
Giải thích: Nữ bá tước Merteuil, một nhân vật trong tiểu thuyết Dangerous Liaisons của Choderlos de Laclos, là một người biết quyến rũ sành sỏi chẳng bao giờ để cho những trò chơi của mình kéo dài quá lâu. Belleroche là một chàng thanh niên trẻ và đẹp trai nhưng anh ta chỉ có vậy. Khi hứng thú của nàng đối với ngài hiệp sĩ dần giảm đi, nàng quyết định đưa ngài đến căn nhà bí mật để cố gắng thêm chút mới lạ vào chuyện tình của mình. Điều này tỏ ra có tác dụng trong một thời gian nhưng như vậy là chưa đủ. Ngài hiệp sĩ phải biến mất. Nàng thử trở nên lạnh lùng, giận dữ (hy vọng hai người sẽ gây gổ với nhau), thậm chí còn tỏ ra quan tâm tới người đàn ông khác. Nàng không thể chỉ từ bỏ ngài mà được – ngài hiệp sĩ có thể trở nên thù hằn, hay thậm chí cố gắng nhiều hơn để giành nàng lại. Phương án giải quyết được đưa ra: Nữ bá tước cố tình gỡ bỏ bùa mê bằng cách làm cho chàng say đắm với niềm quan tâm. Từ bỏ cách thay thế nồng ấm bằng lạnh lùng, nàng hành động một cách vô vọng trong tình yêu. Ngày lại ngày quấn quýt bên nàng, chẳng có khoảng không cho mơ mộng, ngài hiệp sĩ không còn thấy nàng quyến rũ nữa và thế là cắt đứt mọi chuyện. Đây chính là chủ đích của nàng từ trước đến nay.
Nếu việc cắt đứt với đối phương là quá phức tạp và khó khăn (hoặc là bạn mất can đảm, vậy hãy làm cách sau đây: Cố tình gỡ bỏ bùa mê đã trói buộc bạn với người ấy. Xa lạ hay giận dữ sẽ chỉ khơi gợi lên cảm giác bất an của đối phương, tạo nên một nỗi sợ cứ bám ríu ta dai dẳng. Thay vào đó, hãy thử làm cho họ chìm đắm trong tình yêu và sự quan tâm: Tự mình tỏ ra khăng khít và ích kỷ, suy nghĩ về mọi hành động và nét tính cách của đối phương, tạo nên cảm giác mối tình đơn điệu này sẽ chẳng kéo dài mãi được. Chẳng còn bí ẩn, chẳng còn quyến rũ, chẳng còn thoái lui – chỉ có tình yêu bất tận. Mấy ai chịu đựng được mối đe dọa ấy. Cứ làm như thế trong vài tuần và đối phương sẽ biến mất khỏi mắt bạn.
2. Vua Charles đệ nhị ở Anh quốc là một người hết mực phong lưu. Ngài có rất nhiều tình nhân: Cạnh nhà vua lúc nào cũng có một cung phi được nhà vua ân sủng và vô số cung tần khác ít được ngài để mắt tới. Ngài thích sự biến hóa. Vào một buổi chiều năm 1668, nhà vua trải qua buổi chiều tại nhà hát, nơi nhà vua chợt đem lòng khao khát một nữ diễn viên trẻ tên Nell Gwyn. Nàng Nell thật đẹp và có cái nhìn thơ ngây (nàng lúc ấy chỉ mới 18), với đôi má ửng hồng rất con gái nhưng những lời thoại mà cô gái diễn trên sân khấu quả là thô lỗ và xấc xược. Bị cuốn hút quá đỗi, nhà vua quyết định mình phải có được nàng. Sau buổi diễn, nhà vua dẫn nàng ra ngoài để ăn uống và vui chơi rồi đưa nàng về phòng ngủ hoàng gia của nàng.
Nell là con gái của một người bán cá, lúc đầu nàng là người bán cam ở rạp hát. Nàng vươn tới vị trí của một nữ diễn viên bằng cách ăn nằm với những nhà viết kịch và những người đàn ông khác trong rạp hát. Nell chẳng hề cảm thấy xấu hổ về điều này. (Khi một người hầu của nàng gây gổ với một người khác, bảo anh hầu này làm việc cho một con đĩ, nàng cắt ngang mà nói rằng, “Tôi là con đĩ ấy đây. Tìm lí do nào tốt hơn mà gây gổ.”) Óc khôi hài và thái độ xấc xược của nàng làm nhà vua hết sức thích thú, nhưng cô sinh ra thấp kém, lại còn là một diễn viên nữa, nhà vua không thể làm cho nàng trở thành ái thiếp của nhà vua. Sau nhiều buổi tối vui chơi với “nàng Nell xinh đẹp, hóm hỉnh,” ngài trở về với người phi quan trọng nhất của mình, nàng Louise Keroualle, một phụ nữ người Pháp cao quý.
Keroualle là một người cám dỗ tài giỏi. Nàng luôn cố gắng hết sức mình để đạt được mục đích, nàng tuyên bố rõ ràng với nhà vua rằng nàng sẽ không trao thân mình cho nhà vua chừng nào nhà vua còn chưa ban tước hiệu cho nàng. Đây chính là trò đeo đuổi mà vua Charles ưa thích, và thế là nhà vua phong cho nàng là nữ công tước xứ Portsmouth. Nhưng rồi chẳng bao lâu lòng tham và tính khó chiều của nàng bắt đầu khiến cho nhà vua chán nản. Để thay đổi không khí, nhà vua trở lại với nàng Nell. Bất cứ khi nào nhà vua đến thăm nàng, nàng luôn long trọng tiếp đãi nhà vua bằng thức ăn, đồ uống và bằng óc khôi hài tuyệt vời của mình. Nếu nhà vua trở nên chán nản hay sầu muộn? Nàng sẽ dẫn nhà vua đi uống rượu hoặc đánh bạc, hoặc về miền thôn quê nơi nàng dạy ngài câu cá. Trong nàng luôn ẩn giấu một sự bất ngờ thú vị. Điều mà nhà vua yêu nhất ở nàng đó chính là sự hóm hỉnh của nàng, cái cách mà nàng chế giễu nàng Keroualle tự phụ. Nữ công tước có thói quen than khóc mỗi khi có một quý ông nào đó ở một quốc gia khác qua đời, cứ như thể người ấy có họ hàng với mình. Nell cũng thế, nàng thường xuất hiện ở cung điện vào những dịp như thế trong trang phục màu đen, và buồn rầu bảo là nàng đang than khóc cho “ngài Cham xứ Tartaty” hay “ngài Boog xứ Oronooko” – những người họ hàng từ đời cố đời tổ của mình. Trước mặt nữ công tước, Nell gọi nữ công tước là “Squintabella” và “Cây liễu rũ cành,” bởi điệu bộ cười cợt ngớ ngẩn và dáng vẻ u uất của nữ công tước. Chẳng mấy chốc nhà vua dành nhiều thời gian hơn cho Nelly hơn là cho nữ công tước. Vào thời điểm Keroualle bị thất sủng, về cơ bản Nell đã trở thành ái thiếp của nhà vua, nàng đã giữ được vị trí ấy cho tới khi nhà vua băng hà vào năm 1685.
Giải thích: Nell Gwyn là một người tham vọng. Nàng muốn có quyền lực và danh vọng nhưng trong thế kỷ 17 cách duy nhất để một người phụ nữ có được những thứ ấy chính là nhờ vào một người đàn ông – và còn ai tốt hơn vua Charles nữa chứ? Nhưng để có được mối quan hệ với nhà vua là một trò chơi nguy hiểm. Một người đàn ông như nhà vua, dễ sinh chán nản và cần sự linh hoạt, sẽ chỉ coi nàng như người qua đường, rồi nhà vua sẽ tìm người khác.
Chiến thuật của nàng cho vấn đề trên quả là đơn giản: Nell để nhà vua có quan hệ với những cô gái khác và chẳng bao giờ than phiền. Dầu vậy, mỗi lần nhà vua gặp nàng, nàng luôn chắc chắn là nhà vua được tiếp đãi và vui vẻ. Nàng lấp đầy cảm giác của nhà vua bằng niềm vui, nàng cư xử như thể địa vị của nhà vua chẳng có gì liên quan tới tình yêu của nàng dành cho ngài. Trạng thái muôn màu muôn vẻ của phụ nữ có thể khiến cho trí óc kiệt sức, làm cho một vị vua đã bận rộn càng trở nên mệt mỏi. Tất cả bọn họ luôn đưa ra nhiều đòi hỏi. Nếu một người phụ nữ có được sự linh động giống như vậy (với Nell, một diễn viên, nàng biết cách thể hiện nhiều vai trò), người phụ nữ ấy sẽ có được lợi thế rất lớn. Nell chẳng bao giờ đòi hỏi tiền tài, vì vậy mà vua Charles ban cho nàng vô số của cải. Nàng chẳng bao giờ yêu cầu được làm ái thiếp – vậy làm sao nàng có được điều đó? Nàng là một người bình thường – nhưng nhà vua đã nâng nàng tới địa vị ấy.
Đối tượng của bạn cũng giống như những ông hoàng bà chúa, đặc biệt là những người dễ chán nản. Một khi quá trình quyến rũ kết thúc họ không chỉ gặp khó khăn trong việc thần tượng hóa bạn mà còn có thể quay sang thích người khác vì nét khác lạ ở người ấy dường như rất hứng thú và thơ mộng. Họ cần có người để làm họ tiêu khiển, họ thường thỏa mãn nhu cầu này thông qua sự đa dạng. Đừng tìm cách rơi vào tay của những ông hoàng bà chúa chán chường này bằng cách than phiền, tự than khóc cho mình, hay yêu cầu những đặc ân. Điều đó chỉ đẩy nhanh quá trình hóa giải bùa mê tự nhiên của họ một khi trò chơi quyến rũ đã kết thúc. Thay vào đó, hãy tỏ cho họ thấy bạn không phải là người mà họ vẫn nghĩ. Hãy biến việc thể hiện những vai trò khác nhau trở thành một trò chơi gây thích thú, để làm họ ngạc nhiên, để trở thành một nguồn vui bất tận. Hầu như không thể từ chối một người đem đến cho bạn niềm vui và không hề có điều kiện nào đi kèm. Khi họ ở với bạn, hãy giữ cho tinh thần nhẹ nhàng và vui tươi. Hãy làm nổi bật những phần trong tính cách của bạn mà họ thấy thích thú, nhưng đừng bao giờ để họ biết quá rõ về bạn. Cuối cùng bạn sẽ nắm được quyền kiểm soát, một ông hoàng hay bà chúa ngạo mạn sẽ trở thành nô lệ thấp hèn của bạn.
3. Khi nhạc sĩ sáng tác nhạc jazz vĩ đại công tước Ellington đến thị thành phố, ngài công tước và ban nhạc của ngài luôn luôn là sự thu hút lớn lao, nhưng đặc biệt là cho những cô gái trong vùng. Dĩ nhiên họ đến là để nghe ngài chơi nhạc nhưng khi đã tới đây họ còn bị cuốn hút bởi chính ngài công tước nữa. Trên sân khấu, Ellington rất thoải mái và lịch lãm và dường như đang tận hưởng một khoảng thời gian tuyệt vời. Khuôn mặt ngài rất điển trai nhưng cái nhìn khêu gợi của ngài lại có nhiều tiếng xấu. (Ngài công tước ngủ rất ít vì thế mà đôi mắt ngài luôn có những mọng mắt bên dưới.) Sau buổi biểu diễn, một người phụ nữ nào đó chắc chắn sẽ mời ngài đến ăn uống cùng mình, một người khác sẽ lẻn vào phòng thay đồ của ngài, một người khác nữa sẽ tiếp cận ngài khi ngài ra về. Ngài công tước ra dấu mình đã sẵn sàng, và khi ngài hôn tay một người phụ nữ, hai người thường nhìn vào mắt nhau trong chốc lát. Đôi lúc nàng sẽ biểu lộ sự hứng thú đối với ngài và để đáp lễ ánh mắt ngài sẽ nói lên rằng ngài đang hết sức sẵn sàng. Còn đôi lúc khác, đôi mắt của ngài sẽ là người phát ngôn đầu tiên; không mấy người phụ nữ có thể cưỡng lại được ánh nhìn đó, thậm chí cả những cặp vợ chồng hạnh phúc nhất.
Khi âm nhạc của buổi biểu diễn vẫn còn văng vẳng trong tai nàng, cô ấy thường xuất hiện ở phòng ngủ khách sạn của ngài Ellington. Ngài thường diện một bộ cánh ấn tượng – vì ngài yêu thích những bộ quần áo đẹp đẽ – căn phòng thường đầy những hoa; có một chiếc piano đặt ở góc phòng. Ngài công tước sẽ chơi nhạc. Bản nhạc mà ngài chơi, lại thêm cách xử sự ung dung lịch lãm, đối với nàng sẽ đem đến ấn tượng như một sân khấu thuần túy mới, một sự tiếp nuối thú vị của buổi biểu diễn mà nàng vừa mới thưởng thức. Khi mọi việc kết thúc, Ellington phải rời khỏi thành phố, ngài thường tặng cho nàng một món quà khiến nàng phải suy nghĩ. Ngài công tước làm cho nàng nghĩ rằng điều duy nhất khiến ngài rời khỏi nàng chính là vì chuyến lưu diễn của mình. Một vài tuần sau, nàng có thể nghe được một bài hát mới của Ellington trên đài phát thanh, lời hát ám chỉ rằng nàng đã khơi nguồn cảm xúc cho bài hát ấy. Nếu có bao giờ ngài công tước đi biểu diễn qua thành phố của nàng một lần nữa, nàng liền tìm cách có mặt ở đó, còn Ellington thường sẽ nối lại tình xưa, dù chỉ là một đêm đi chăng nữa.
Vào khoảng những năm 1940, hai người phụ nữ trẻ từ Alabama đi đến thành phố Chicago để tham dự một buổi khiêu vũ xã giao. Ellington cùng ban nhạc của mình chính là nhóm phụ trách chơi nhạc. Ngài là nghệ sĩ ưa thích của hai phụ nữ ấy, sau buổi khiêu vũ họ xin ngài chữ ký. Ngài trông thật hấp dẫn và chăm chú đến nỗi một trong hai cô đã hỏi tên khách sạn mà ngài đang ở. Ngài công tước liền nói cho họ biết, miệng cười hớn hở. Hai cô gái liền chuyển khách sạn, cùng ngày hôm đó họ gọi điện thoại cho Ellington và mời ngài đến phòng họ để uống chút gì đó. Ngài công tước đồng ý. Hai cô gái mặc những chiếc áo đầm xinh đẹp mà họ vừa mới mua. Khi Ellington tới, ngài cư xử hoàn toàn tự nhiên như thể sự chào đón nồng nhiệt mà họ dành cho ngài là hoàn toàn bình thường. Rốt cuộc cả ba cùng lên một giường, lúc ấy một trong hai cô nảy ra một ý: Mẹ cô rất thần tượng Ellington. Cô phải gọi về cho mẹ cô ngay bây giờ và để cho Ellington nghe điện thoại. Chẳng mảy may khó xử vì lời đề nghị ấy, Ellington liền chiều theo ý cô. Trong khoảng thời gian ấy, Ellington nói chuyện điện thoại với mẹ cô gái, dành cho bà rất nhiều những lời khen tặng về người con gái xinh đẹp mà bà đã nuôi dưỡng nên, bảo bà đừng lo lắng – vì ngài đang chăm sóc cô rất chu đáo. Cô gái trở lại trả lời điện thoại mà nói: “Chúng con khỏe mẹ ạ! Vì chúng con đang ở với ngài Ellington đây và ông ấy quả là một quý ông hoàn hảo.” Ngay khi cô gái gác máy, cả ba người lại tiếp tục trò nghịch ngợm mà ba người đã bắt đầu. Với hai cô gái, sau này đêm hôm ấy dường như là một đêm ngây thơ đầy niềm vui nhưng không thể nào quên được.
Thỉnh thoảng một vài quý cô đang đi quá xa kể trên xuất hiện ở cùng một buổi hòa nhạc. Ellington thường đi tới và hôn tay mỗi cô nàng bốn lần (một thói quen dùng để ứng phó với chính tình huống khó xử này). Và rồi mỗi cô nương sẽ cho rằng mình chính là người mà những cái hôn ấy thực sự quan trọng.
Giải thích: Công tước Ellington có hai niềm đam mê: Âm nhạc và phụ nữ. Cả hai đều có quan hệ với nhau. Những mối tình vô số kể của ngài chính là nguồn cảm hứng thường xuyên cho âm nhạc của ngài; ngài còn xử sự với họ như thể họ là chính sân khấu, là một tác phẩm nghệ thuật trong chính con người họ. Đến lúc chia tay, ngài luôn xoay sở nó bằng một nét mang tính sân khấu. Một lời nhận xét thông minh và một món quà sẽ làm cho các cô gái tưởng rằng với ngài mối tình chưa hẳn đã kết thúc. Những lời hát ám chỉ đến buổi tối họ ở cùng nhau sẽ giữ một bầu không khí thẩm mỹ rất lâu sau khi ngài rời đi. Chả trách mà những người phụ nữ cứ tiếp tục trở lại tìm ngài để được tận hưởng nhiều hơn. Đây không phải là chuyện tình dục, hay một đêm ngắn ngủi thấp hèn nhưng là một khoảnh khắc thăng hoa trong đời người phụ nữ. Thái độ vô tư lự của ngài công tước không khiến những phụ nữ cảm thấy tội lỗi; những ý nghĩ của những bà mẹ hay chồng của họ sẽ không thể làm mất đi ảo tưởng đó. Ellington chẳng bao giờ biện hộ hay ăn năn về niềm đam mê phụ nữ của mình; đó là bản chất của ngài và người phụ nữ mà ngài không giữ lòng chung thủy không bao giờ có lỗi. Vậy nếu ngài công tước không thể kiềm chế được những ham muốn của mình thì làm sao người phụ nữ ấy có thể quy trách nhiệm cho ngài? Cứ giữ một niềm căm phẫn đối với một người đàn ông như thế hay than phiền về cách cư xử của anh ta quả là chuyện bất khả thi.
Ellington là một tay phong lưu tửu sắc, mẫu người mà nỗi ám ảnh đối với phụ nữ chỉ có thể được thỏa mãn bằng sự thay đổi bất tận. Thói phong lưu của một người đàn ông bình thường cuối cùng sẽ sễ đẩy anh ta vào tình thế khó khăn, nhưng Ellington hiếm khi khơi gợi nên những cảm nhận xấu xa. Sau khi đã quyến rũ được một phụ nữ, chẳng có hợp nhất mà cũng không có từ bỏ xảy ra. Ngài công tước cứ giữ họ ở trạng thái lưng chừng và để họ tiếp tục hy vọng. Ngày hôm sau bùa mê vẫn còn vì ngài công tước đã biến buổi chia tay thành một trải nghiệm thú vị, thậm chí còn lịch sự nữa. Tấm bùa mê mà Ellington dán lên người phụ nữ chẳng bao giờ bay đi cả.
Bí quyết thật đơn giản: Hãy giữ cho những giây phút sau khi quyến rũ và chia tay ở cùng một cao độ như lúc trước, cũng được tôn lên, cũng mang tính thẫm mỹ, cũng thú vị như thế. Nếu bạn không tỏ ra tội lỗi vì cách cư xử tắc trách của mình, thì đối phương cũng khó mà cảm thấy giận dữ hay căm phẫn với bạn. Quyến rũ là một trò chơi nhẹ nhàng, trong trò chơi ấy bạn bỏ toàn bộ năng lượng của mình vào trong những khoảnh khắc của trò chơi ấy. Buổi chia tay cũng nên nhẹ nhàng và lịch lãm như thế: Đó có thể là do công việc, du lịch, hay một trách nhiệm đáng sợ nào đó buộc bạn phải xa người ấy. Hãy tạo nên một trải nghiệm đáng nhớ rồi ra đi, và đối phương hầu như chắn chắn sẽ ghi nhớ trò quyến rũ thích thú của bạn mà không phải là buổi chia tay. Bạn sẽ chẳng có bất cứ kẻ thù nào, sẽ có cả một tràng những người đeo đuổi mình trong suốt cuộc đời, bạn có thể quay về với họ bất cứ lúc nào mà bạn cảm thấy thích.
4. Năm 1899, nữ nam tước 20 tuổi Frieda von Richthofen kết hôn với một người đàn ông người Anh tên Ernest Weekley, một giáo sư ở trường đại học Nottingham, và chẳng bao lâu đã hòa nhập vào vai trò làm vợ của ngài giáo sư. Weekley đối xử với nàng rất tốt, nhưng nữ nam tước ngày càng trở nên chán nản với cuộc sống tẻ nhạt và với cái thú yêu thương hờ hững của người chồng. Trong những chuyến đi tới Đức quốc, nàng cũng có vài mối tình nhưng những mối tình ấy cũng không phải là thứ cô muốn, thế là nàng quay trở về với vai trò là một người vợ chung thủy và một người mẹ chăm sóc cho ba đứa con.
Năm 1912, một ngày nọ, một hoc trò cũ của Weekley, David Herbert Lawrence, tới thăm nhà của hai vợ chồng giáo sư. Là một nhà văn có chí tiến thủ, Lawrence muốn nhận được lời khuyên sáng giá từ ngài giáo sư. Giáo sư chưa về nhà do vậy mà Frieda đã tiếp đãi chàng sinh viên. Nàng chưa bao giờ gặp một chàng thanh niên đầy nhiệt huyết như thế. Chàng trai kể về thời trai trẻ nghèo khó của mình, về chuyện mình không thể hiểu được phụ nữ. Còn Lawrence thì chăm chú lắng nghe những lời nhận xét của chính nàng. Lawrence thậm chí còn trách móc nàng vì thứ nước trà kinh khủng mà nàng đã làm cho anh ta – bằng cách nào đó, dù nàng là một nam tước, nhưng điều này lại làm cho nàng hứng thú.
Sau này Lawrence có trở lại nhiều lần nhưng là để gặp Frieda chứ không phải Weekley. Ngày nọ, Lawrence thú nhận với nữ nam tước rằng anh ta đã yêu nàng từ lâu. Frieda cũng thừa nhận nàng cũng có những cảm giác như thế, và đề nghị tìm một chỗ hẹn. Thay vì vậy, Lawrence lại có đề nghị của riêng mình: Hãy bỏ chồng nàng đi – bỏ hắn mà theo ta. Vậy còn những đứa trẻ thì làm thế nào? Frieda hỏi. Lawrence đáp, nếu những đứa trẻ quan trọng hơn tình yêu của chúng ta thì hãy ở lại với chúng. Nhưng nếu em không chạy trốn với anh trong vài ngày tới, em sẽ chẳng bao giờ còn thấy anh nữa. Với Frieda, sự lựa chon quả là kinh khủng. Nàng chẳng hề quan tâm đến chồng nàng, nhưng còn những đứa trẻ chính là lẽ sống của nàng. Dù vậy, vài ngày sau, nàng cũng chiều theo ý của Lawrence. Làm sao nàng có thể cưỡng lại một người đàn ông sẵn lòng đòi hỏi nhiều đến thế, sẵn sàng đánh một canh bạc như thế? Nếu nàng từ chối nàng sẽ chẳng bao giờ thôi tự vấn, vì một người đàn ông như thế chỉ đi qua một lần trong đời nàng.
Cặp tình nhân rời Anh quốc để đến Germany. Thỉnh thoảng Frieda thường nhắc đến việc nàng nhớ những đứa con của mình nhiều đến thế nào, nhưng Lawrence thì không hề kiên nhẫn với nàng: Chàng trai thường bảo, em có thể tự do quay về với chúng bất cứ lúc nào nhưng nếu em ở với anh thì đừng quay đầu lại. Lawrence đưa nàng đi trong một chuyến leo núi đầy gian khổ ở dãy núi Alps. Là một nữ bá tước, Frieda chưa hề trải qua những gian khổ như thế, nhưng Lawrence rất kiên định: Nếu hai người yêu nhau vậy thì gian khổ có nghĩa lý gì?
Năm 1914, Frieda và Lawrence kết hôn, nhưng trong suốt những năm sau đó cuộc sống của họ vẫn diễn ra như khi chưa kết hôn. Lawrence vẫn thường la mắng thói lười biếng của nàng, nỗi nhớ mong những đứa con, hay công việc chăm sóc nhà cửa tệ hại của nàng. Lawrence thường dẫn nàng theo trong những chuyến đi vòng quanh thế giới nhưng rất ít tốn kém, chẳng bao giờ để nàng nhàm chán, mặc dù đó là điều mà nàng thích thú nhất. Hết tranh cãi lại đến gây gổ. Một lần ở Mexico, trước mặt những người bạn của mình, Lawrence mắng nàng, “Bỏ cái điếu thuốc dơ bẩn ấy ra khỏi miệng đi! Và thôi phơi cái bụng to béo của mình nữa đi!” “Tốt hơn là anh nên câm miệng lại đi hoặc tôi sẽ nói những chuyện xấu của anh ra,” nàng mắng ngược trở lại. (Nàng đã học cách dùng gậy ông đập lưng ông.) Cả hai người họ cùng ra ngoài. Những người bạn của họ nhìn theo, lo sợ mọi chuyện có thể trở nên căng thẳng. Họ biến mất rồi xuất hiện trở lại chỉ trong phút chốc, tay trong tay, cười nói hớn hở và nhìn nhau đắm đuối. Đó chính là điều khó hiểu nhất về gia đình nhà Lawrence: Sau nhiều năm kết hôn, họ vẫn thường cư xử như những cặp vợ chồng mới cưới tình cảm còn nồng nàn.
Giải thích: Khi Lawrence lần đầu tiên gặp Frieda, anh có thể nhận biết được ngay điểm yếu của nàng là gì: Nàng cảm thấy như mình bị trói buộc trong một mối quan hệ nhạt nhẽo và một cuộc sống dễ dãi. Chồng nàng, cũng như bao ông chồng khác, là một người tốt nhưng không bao giờ dành đủ sự quan tâm cho nàng. Nàng đam mê kịch tính và phiêu lưu, nhưng lại quá chây lười để mang lại cho mình những điều đó. Kịch tính và phiêu lưu chính xác là những gì mà Lawrence mang đến. Không phải chịu cảm giác gò bó, Frieda có quyền tự do để rời bỏ Lawrence bất kì lúc nào. Thay vì phớt lờ nàng, Lawrence lúc nào cũng bình phẩm nàng không ngớt – ít nhất là anh chàng vẫn quan tâm tới nàng, không bao giờ cảm thấy nàng buồn chán. Thay vào sự thoải mái và chán nản, Lawrence đem đến cho nàng sự phiêu lưu và lãng mạn. Những cuộc gây gổ mà Lawrence châm ngòi thường xuyên như đã thành thông lệ cũng đảm bảo mang lại bất ngờ không ngừng và khoảng trống để hòa giải hiệu quả. Lawrence gợi nên một nét sợ hãi trong con người nàng, giữ cho nàng không có được trạng thái ổn định tình cảm, không bao giờ hoàn toàn cảm thấy chắc chắn về anh. Kết quả là mối quan hệ của họ chẳng bao giờ trở nên tẻ nhạt. Mối quan hệ ấy luôn tự làm mới chính nó.
Nếu sự hợp nhất là điều mà bạn theo đuổi thì đừng bao giờ ngừng quyến rũ. Nếu không sự buồn chán sẽ len lỏi vào. Thông thường, cách tốt nhất để giữ cho sự quyến rũ luôn tiếp diễn chính là thêm vào chất kịch tính không thường xuyên. Điều này có thể gây tổn thương – chẳng hạn như khơi lại những vết thương cũ, kích động sự ghen tuông, hay thu mình lại đôi chút. (Đừng nhầm lẫn cách cư xử này với việc than phiền hay kêu ca chỉ trích – sự tổn thương này mang tính chiến thuật, được tạo ra để phá vỡ những khuôn mẫu cứng nhắc.) Mặt khác, còn có thể tỏ ra dễ chịu nữa: Hãy nghĩ tới việc chứng tỏ mình thêm một lần nữa, quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt tế nhị, tạo nên những sự lôi cuốn mới. Quả thực bạn nên kết hợp hai khía cạnh này với nhau, vì quá nhiều tổn thương hay vui thích đều sẽ không biểu lộ chất quyến rũ nữa. Không phải bạn đang lập lại lần quyến rũ đầu tiên vì đối phương đã nhượng bộ rồi. Đơn giản là bạn chỉ đang mang đến những cú sốc, những tiếng gọi thức tỉnh không đáng kể để chứng tỏ hai điều: Bạn không hề ngừng cố gắng, và đối phương không thể yên trí với bạn được. Cú sốc nhỏ nhoi đó sẽ khuất động chất độc xưa, làm cho đống than hồng bùng cháy trở lại, đưa bạn tạm thời trở về lúc ban đầu, khi mà sự quan tâm của bạn cho người ấy có được sự căng thẳng và tươi mới ưng ý nhất.
Hãy nhớ rằng: Cảm giác thoải mái và an toàn chính là tử huyệt của quyến rũ. Một chuyến hành trình cùng sẻ chia có một chút gian khổ sẽ tạo ra được một mối dây liên kết hiệu quả hơn lànhững món quà đắt giá và những thứ xa xỉ. Tuổi trẻ quả là đúng khi không quan tâm đến sự thoải mái trong vấn đề tình yêu, và khi bạn trở về với cảm giác ấy, một cảm giác kích thích của tuổi trẻ sẽ bùng cháy trở lại.
5. Năm 1652, cô gái gọi hạng sang người Pháp Ninon de l’Enlos đã gặp và yêu hầu tước Villarceaux. Ninon là một người trụy lạc; triết học và khoái cảm đối với cô còn quan trọng hơn tình yêu. Nhưng ngài hầu tước đã khơi gợi trong cô những cảm xúc mới: Villarceaux dũng cảm và táo bạo đến nỗi lần đầu tiên trong đời cô đã để bản thân mình hơi mất kiểm soát. Hầu tước quả là người ích kỷ, một tính cách mà bình thường cô rất căm ghét. Nhưng trong con người hầu tước, sự ích kỷ dường như rất tự nhiên, gần như có sức quyến rũ nữa: Đơn giản là ngài không tự kiềm chế được bản thân mình. Và thế là Ninon chấp nhận những điều kiện của ngài hầu tước: Sẽ không có người đàn ông nào khác trong đời nàng. Về phần mình, Ninon nói với ngài hầu tước là nàng sẽ không nhận tiền bạc hay quà cáp gì từ ngài cả. Tất cả điều này là vì tình yêu và không có gì khác ngoài tình yêu.
Ninon thuê một căn nhà ở đối diện nhà của ngài hầu tước ở Paris, vì vậy mà họ nhìn thấy nhau hằng ngày. Một buổi chiều nọ, ngài hầu tước bỗng dưng xông vào phòng và buộc tội cô có người tình khác. Những mối nghi ngờ của ngài hầu tước không có căn cứ và những lời buộc tội của ngài quả là buồn cười, và cô cũng nói với ngài như thế. Điều này không là ngài hầu tước hài lòng và ngài trở nên giận dữ. Ngày hôm sau Ninon nhận được tin là Villarceaux đã ngã bệnh khá nặng. Ninon vô cùng lo lắng. Như một sự trông cậy khẩn thiết, một biểu hiện của tình yêu và sự phục tùng, cô đã quyết định cắt đi mái tóc dài xinh đẹp của mình, chính nhờ mài tóc ấy mà cô nổi tiếng, rồi gởi nó tới cho ngài hầu tước. Cử chỉ ấy đã phát huy hiệu quả, ngài hầu tước đã bình phục, và họ tiếp tục mối tình của mình thậm chí còn say đắm hơn. Những người bạn và những tình nhân cũ của Ninon than trách về sự thay đổi bất ngờ của nàng thành một phụ nữ hết lòng cho tình yêu, nhưng Ninon không quan tâm – cô đang rất hạnh phúc.
Bấy giờ Ninon đề nghị cả hai người cùng nhau rời khỏi nơi ấy. Ngài hầu tước, một người đã có vợ, không thể đưa cô về điện của mình, nhưng một người bạn đã đề nghị lấy ngôi nhà của mình ở miền quê để làm nơi tạm trú cho cặp tình nhân. Ngày tháng trôi qua, kì tạm trú ngắn ngủi của họ trở thành một kỳ trăng mật kéo dài. Dầu vậy, dần dần, Ninon có cảm giác có điều gì đó không ổn: Ngài hầu tước cư xử giống như một người chồng hơn. Mặc dù ngài vẫn nồng nàn như trước nhưng ngài có quá tự tin, cứ như thể mình có một số quyền và đặc ân mà không người đàn ông nào khác có thể mong đợi. Sự ích kỷ đã từng một thời quyến rũ cô dường như bắt đầu trở nên ngột ngạt. Ngài hầu tước cũng không còn ghơi gợi được suy nghĩ của cô nữa. Cô có thể có những người đàn ông khác, cả những người cũng đẹp trai như Villarceaux, để làm thỏa mãn thể xác mà không có tất cả những sự ghen tuông ấy.
Khi đã nhận ra được điều này, Ninon không bỏ lỡ thời khắc nào nữa. Cô nói với ngài hầu tước rằng mình sẽ trở về Paris, và mọi chuyện đã vĩnh viễn chấm dứt. Ngài hầu tước van xin và bào chữa cho hành động của mình với một sự xúc động lớn lao – làm sao Ninon có thể vô tâm như thế? Dù cảm động nhưng cô vẫn kiên quyết. Những lời giải thích chỉ làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Thế là Ninon trở về Paris và tiếp tục cuộc đời làm gái của mình. Sự ra đi đột ngột của của cô rõ ràng đã làm cho ngài hầu tước thức tỉnh, nhưng hiển nhiên là cũng không đến nỗi quá tệ hại, vì vài tháng sau đó Ninon nhận được tin là ngài hầu tước đã yêu một người phụ nữ khác.
Giải thích: Một người phụ nữ thường trải qua hàng tháng trời để suy gẫm về những thay đổi tinh tế trong cách cư xử của người yêu mình. Cô ấy có thể than phiền hay trở nên giận giữ; thậm chí còn có thể tự trách mình. Dưới áp lực của những lời than phiền ấy, người chồng có thể thay đổi trong một thời gian nhưng một sự tương tác khó chịu và những hiểu lầm bất tận sẽ tiếp nối sau đó. Vậy đâu là cốt lõi của tất cả những chuyện này? Một khi bùa mê của bạn không còn nữa thì thực sự đã quá trễ. Ninon có lẽ đã cố gắng tìm ra điều gì đã hóa giải bùa mê nơi cô – vẻ bề ngoài đẹp đẽ giờ khiến cô không còn thích thú, sự kích thích về tinh thần mất đi, hay cảm giác người ấy không còn thấy hứng thú với mình. Nhưng tại sao phải tốn thời gian tìm hiểu điều đó? Bùa mê đã không còn nữa, thế là cô quyết định ra đi. Cô không hề bận tâm tới chuyện xin lỗi, hay lo lắng về những cảm nhận của Villarceaux, hay là cho sự việc trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng cho ngài hầu tước. Cô ấy chỉ việc là ra đi. Con người có vẻ quan tâm đến người khác, cố gắng hàn gắn mọi chuyện hoặc đưa ra những lời biện minh, thật sự chỉ là một con người nhút nhát. Tỏ ra tốt bụng trong những vấn đề như thế có thể khá tàn nhẫn. Ngài hầu tước có thể đỗ lỗi tất cả mọi chuyện là do sự vô tâm hay bản chất không kiên định của cô. Niềm kiêu hãnh và tự hào với vẻ bề ngoài của ngài hầu tước không hề bị tổn hại, vậy là ngài có thể dễ dàng bắt đầu một mối tình khác và bỏ rơi cô lại đằng sau.
Một mối quan hệ khi tan vỡ mà lại kéo dài, dai dẳng không những sẽ làm cho đối phương tổn thương một cách vô ích, mà nó còn có những hậu quả lâu dài với bạn nữa, khiến bạn ngày càng trở nên không kiên định về sau, và đè nặng bạn bằng tội lỗi. Đừng bao giờ cảm thấy tội lỗi, dù bạn vừa là người quyến rũ vừa là người bây giờ cảm thấy bùa mê đã được hóa giải. Đó không phải là lỗi của bạn. Không gì có thể tồn tại vĩnh viễn được. Bạn đã mang đến niềm vui cho đối phương, đã kéo đối phương ra khỏi cuộc sống buồn tẻ của họ. Nếu bạn thực hiện một cuộc chia tay nhanh gọn, về sau họ sẽ ghi nhận điều đó. Bạn càng xin lỗi, họ sẽ càng cảm thấy lòng tự tôn của mình bị xúc phạm, gợi nên những cảm xúc tiêu cực mà sẽ đọng lại trong nhiều năm trời. Đừng cho những lời giải thích không chân thành mà chỉ làm phức tạp thêm vấn đề. Hãy từ bỏ đối phương chứ không nên giày vò họ.
6. Sau 15 năm dưới sự cai trị của hoàng đế Napoleon Bonaparte, người dân Pháp đã cạn hết sức lực. Quá nhiều can qua, quá nhiều biến cố. Năm 1814 khi Napoleon bị đánh bại, và bị giam trên đảo Elba, người dân Pháp đã sẵn sàng hơn hết cho hòa bình. Gia tộc nhà Bourbon – gia đình hoàng gia bị phế truất trong cuộc cách mạng năm 1789 – trở lại nắm quyền. Nhà vua lúc bấy giờ là Louis thứ XVIII; nhà vua là một người béo phệ, chán ngắt và khoa trương nhưng ít nhất là cũng có hòa bình.
Thế rồi vào tháng giêng năm 1815, nước Pháp nhận được tin về cuộc đào thoát gây kinh ngạc của Napoleon khỏi đảo Elba chỉ với 7 chiếc thuyền nhỏ và một ngàn người đàn ông. Napoleon có thể đến châu Mỹ để bắt đầu lại từ đầu nhưng thay vì thế ngài quả là thật là điên rồ khi cập cảng tại Cannes. Napoleon đang nghĩ gì? Một ngàn người đàn ông chống lại tất cả quân đội của nước Pháp ư? Ngài khởi hành về hướng Grenoble cùng với đội quân hỗn tạp của mình. Người ta ít nhất cũng ngưỡng mộ lòng can đảm của ngài, tình yêu vô bờ bến của ngài cho vinh quang và cho nước Pháp.
Cũng vậy, tầng lớp nông dân nước Pháp đã bị mê hoặc khi nhìn thấy vị hoàng đế trước kia của họ. Con người này, xét cho cùng, đã phân chia lại rất nhiều đất đai cho họ, thứ mà đương kim hoàng đế đang cố thu hồi lại. Họ rất hào hứng khi nhìn thấy những lá cờ hình chim ưng nổi tiếng của ngài, sự hồi sinh của những biểu tượng từ cuộc cách mạng vĩ đại. Thế là họ bỏ ruộng đồng của mình mà tham gia đoàn quân của ngài. Bên ngoài Grenoble, đội quân đầu tiên được nhà vua phái tới để ngăn chặn Napoleon đã giáp mặt với ngài. Napoleon xuống ngựa và đi bộ về phía họ. Ngài la lớn, “Hỡi những người lính của Quân Đoàn 5! Anh em không biết ta sao? Nếu có người nào trong anh em muốn giết hoàng đế của mình, hãy để người ấy bước tới đây và làm như thế. Có ta đây!” Napoleon mở toang chiếc áo choàng màu xám của mình, yêu cầu họ ra tay. Một khoảnh khắc im lặng diễn ra, rồi từ bốn phía, có tiếng la lớn “Hoàng đế muôn năm!” Trong nháy mắt, đội quân của Napoleon đã tăng lên gấp đôi.
Đội quân tiếp tục tiến bước. Ngày càng có nhiều những người lính, nhớ lại vinh quang mà ngài đã ban cho họ, đứng về phía ngài. Thành phố Lyons đã thất thủ không cần một trận chiến. Những vị đại tướng cùng với những đội quân hùng mạnh hơn được phái tới để chặn đứng ngài, nhưng việc nhìn thấy Napoleon đẫn đầu đội quân của mình lại mang đến cho họ một trải nghiệm cảm xúc ngập tràn, vậy là họ cũng đi theo ngài. Vua Louis chạy trốn khỏi nước Pháp, từ bỏ ngai vàng trong quá trình sự việc diễn ra. Ngày 20 tháng 3, Napoleon trở về Paris và cung điện mà ngài đã ra đi chỉ 13 tháng trước đó – tất cả đều có được mà không phải tốn một viên đạn.
Những người nông dân và những người lính đã chào đón Napoleon nhưng những người dân ở Paris thì ít nhiệt tình hơn, đặc biệt là những ai đã từng phục vụ trong bộ máy chính quyền của ngài. Họ lo sợ những sóng gió mà Napoleon sẽ mang đến. Napoleon đã trị vì đất nước trong một trăm ngày, cho tới khi bị những đồng minh và kẻ thù trong nước của ngài đánh bại. Lần này, Napoleon được đưa bằng tàu tới đảo thánh Helena xa xôi, nơi ngài sẽ ở đó cho tới khi qua đời.
Giải thích: Napoleon luôn luôn nghĩ về nước Pháp, về quân đội của mình, như là một mục tiêu để quyến rũ và giành được sự ủng hộ. Như lời đại tướng Séger khi viết về Napoleon: “Trong những khoảnh khắc khi có được quyền lực cao cả, ngài không còn ra lệnh như một người đàn ông nhưng là quyến rũ như một người đàn bà.” Trong hoàn cảnh cuộc đào thoát khỏi đảo Elba, Napoleon đã hoạch định ra một bước đi bất ngờ, táo bạo để nhằm kích động một đất nước nhàm chán. Ngài bắt đầu chuyến đi trở về Pháp giữa những người dân dễ chấp nhận ngài nhất: Những người nông dân đã sùng kính ngài. Napoleon làm sống lại những biểu tượng – những màu sắc cách mạng, những lá cờ có hình chim ưng – để khơi gợi nên những cảm xúc cũ của cuộc cách mạng. Ngài đặt mình vào vị trí lãnh đạo đội quân, thách thức những người lính trước kia của ngài nổ súng giết chết ngài. Cuộc hành quân trên đất Paris đã đưa ngài trở lại với ngai vàng quả là vô tiền khoáng hậu, được tính toán để nhằm tạo ra tác động tình cảm trên mỗi bước tiến của hành trình. Thật là tương phản biết bao giữa chuyện tình cũ xưa này với vị vua khờ dại bấy giờ đang cai trị họ.
Lần quyến rũ thứ hai của Napoleon đối với nước Pháp không phải là quyến rũ cổ điển, tuân theo những bước thông thường, nhưng là ‘tái quyến rũ.’ Nó được xây dựng dựa trên những cảm xúc cũ và làm sống lại một tình yêu cũ. Một khi bạn đã quyến rũ được một người nào đó (hay một quốc gia), luôn luôn có một khoảng lặng, một chút thất vọng, thỉnh thoảng dẫn tới một cuộc chia tay; dầu vậy, để quyến rũ lại đối phương lại dễ dàng đến ngạc nhiên. Những cảm giác lúc trước chẳng bao giờ tan mất, chúng cứ nằm bất động, và chỉ trong nháy mắt bạn cỏ thể làm cho đối phương ngạc nhiên.
Để có thể làm sống lại quá khứ và tuổi trẻ của một người – để cảm nhận những cảm xúc xưa kia – quả là một niềm vui hiếm có. Hãy làm như Napoleon: Hãy biểu lộ tài năng gây ấn tượng khi bạn quyến rũ lại ai đó: Làm hồi sinh những hình ảnh xưa, những biểu tượng, hay những lời nói đánh động ký ức. Cũng như người Pháp, đối phương sẽ có xu hướng quên đi cảm giác xấu xa của cuộc chia tay và chỉ nhớ đến những điều tốt đẹp. Bạn nên thực hiện lần quyến rũ này một cách táo bạo và nhanh chóng, không cho đối phương thời gian để suy gẫm hay tự hỏi. Hãy như Napoleon, tỏ ra trái ngược hẳn với tình nhân hiện tại của họ, làm cho cách ứng xử của kẻ tình nhân ấy dường như trở nên nhút nhát và tẻ nhạt khi so sánh với bạn.
Không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận lần quyến rũ thứ hai, vả lại một vài thời điểm là không phù hợp. Khi Napoleon trở về từ đảo Elba, những người dân ở Paris đã quá rành rõ về ngài và có thể nhìn thấu tâm can ngài. Không giống như những người nông dân ở miền Nam, những người dân ở Paris đã biết ngài rất rõ; sự trở về của Napoleon xảy đến quá sớm, họ đã quá mệt mỏi với ngài. Nếu bạn muốn quyến rũ lại ai đó, hãy chọn người không biết về bạn quá rõ, những hồi ức của người ấy về bạn trong sạch hơn, về bản chất họ không quá đa nghi, và là người bất mãn với hoàn cảnh hiện tại. Hơn nữa, cũng có thể bạn muốn để một ít thời gian trôi qua. Thời gian sẽ phục hồi vinh quang của bạn và làm cho những khiết điểm phai mờ đi. Đừng bao giờ xem việc chia tay hay từ bỏ là kết thúc của mọi chuyện. Chỉ cần một ít kịch tính và hoạch định, bạn sẽ giành lại đối phương trong phút chốc.
Biểu tượng
Những mảnh than hồng. Tàn tích của ngọn lửa vào sáng hôm sau. Nếu để mặc chúng, những mảnh than ấy sẽ dần lụi tàn. Đừng phó mặc chúng cho sự tình cờ hay thời tiết. Làm chúng vụt tắt, lụi tàn, bị bóp nghẹt, chẳng còn gì để nung nấu. Để làm chúng bừng cháy trở lại, hãy thổi bùng nó, tiếp thêm nguyên liệu cho tới khi chúng cháy sáng lên ngọn lửa mới.Chỉ có sự quan tâm và canh chừng thường xuyên mới giữ cho ngọn lửa ấy cháy mãi.
Điểm yếu
Để khiến người ta luôn thích thú, bạn phải thường xuyên quyến rũ họ. Nhưng bạn có thể cho phép một chút quen thuộc len lỏi vào vì con mồi muốn có cảm giác rằng họ hiểu bạn. Quá bí ẩn sẽ gây nghi ngờ. Chính bạn cũng sẽ rất mệt mỏi vì phải chịu đựng điều đó. Vấn đề là đừng xa lạ hoàn toàn mà thỉnh thoảng phải làm con mồi choáng váng, đừng để họ ỉ i, làm họ ngạc nhiên như trước đây bạn từng làm. Bạn làm tốt, họ sẽ có cảm giác vui sướng vì ngày càng biết thêm nhiều điều về bạn – nhưng không được quá nhiều.
Hãy vui mừng hoan hô vì chiến thắng huy hoàng. Con mồi ta đuổi bắt nay đã rơi vào nanh vuốt ta…
Sao phải vội vã hỡi anh bạn? Tàu anh còn đang lỡ chuyến, Bến cảng ta tìm còn ở nơi xa xăm.
Ta linh cảm dường như bạn đã có được nàng Thế vẫn chưa đủ
Nếu là ta khi đã có được nàng ta phải giữ được nàng.
Bảo vệ một chiến công cũng khó như khi thực hiện nó.
Lúc đeo đuổi nàng bạn đã may mắn nhưng giữ nàng thì cần tài trí.
Có bao giờ ta cần sự giúp đỡ từ nữ thần Venus và con trai của thần,
Hay từ Erato – thần thi ca.
Giờ đây khao khát biết bao kế hoạch đầy tham vọng của ta
Kết hợp một vài cách để ngăn chặn kẻ chu du thế giới không kiên định non trẻ kia.
Tình yêu…
Để được yêu bạn hãy tỏ ra mình đáng yêu.
Những gì tốt đẹp mà trông cô độc sẽ chẳng thể đạt được.
Bạn có thể đẹp trai như chàng Nireus trong tác phẩm của Homer, Hay chàng Hylas bị bắt đi bởi những nữ thủy thần xấu xa;
Nhưng suy cho cùng để tránh bất ngờ bị nàng bỏ rơi và níu giữ được nàng, Tốt nhất là anh nên có cả tài năng thiên phú Để bù đắp cho vẻ đẹp thể lí.
Sắc đẹp thật mong manh.
Những năm tháng trôi qua làm nó phai mờ đi, để rồi biến mất.
Những bông hoa tím hay những bông loa kèn không thể nở mãi.
Những chiếc gai sắc nhọn là những gì còn lại của hoa hồng khi gió làm nó tả tơi.
Cả anh và tuổi thanh xuân đẹp đẽ của ta rồi cũng sẽ như vậy:
Sẽ sớm thôi những nếp nhăn sẽ hằn lên thân thể của bạn,
Sẽ mau thôi, tóc anh sẽ bạc.
Vậy hãy rèn cho trí óc biết cách chịu đựng Bổ sung nó cho sắc đẹp của bạn
Chỉ trí óc ấy mới tồn tại cho tới khi lửa thiêu đốt bạn. Hãy giữ cho trí thông minh của bạn luôn sắc bén, Để khám phá nghệ thuật của tự do,
Tinh thông ngôn ngữ của Hy Lạp lẫn La Tinh.
Ulysses có tài ăn nói nhưng không đẹp trai
Nhưng ông biết cách lấp đầy trái tim của những nữ thần biển cả Với niềm đam mê mòn mỏi…
Không gì tác động đến tâm trạng cho bằng lòng vị tha khéo léo:
Thô bạo sẽ châm ngòi cho lòng hận thù, tạo nên những bất đồng khó chịu. Con người căm ghét loài diều hâu, chó sói, những con thú săn mồi trong
tự nhiên,
Chúng luôn rình bắt những những con chiên nhút nhát.
Nhưng loài chim nhạn mềm yếu lại an toàn khỏi nanh vuốt của loài người, Con người xây nên những ngôi nhà có tháp xinh xắn cho loài bồ câu. Đừng dây vào những cuộc cãi cọ, những vụ ăn miếng trả miếng miệng lưỡi sắc nhọn.
Sự nhạy cảm của tình yêu cần được nuôi dưỡng, Bằng những lời nói dịu dàng.
Hãy để những lời than phiền cho những cặp vợ chồng.
Nếu họ muốn hãy để họ nghĩ đó là quy luật tự nhiên,
Một mối thù hằn vĩnh cửu.
Những người vợ thích trò cãi cọ đó, vì đó là thiên tư của họ.
Một cô nàng sẽ luôn lắng nghe những gì mình muốn được nghe…
Hãy dùng những lời ngon ngọt, những từ ngữ rót mật vào tai,
Hãy khiến nàng vui vẻ bạn ơi.
Ovid, The Art of Love, Peter Green dịch. (418-419)
Ở Paris diễn ra một buổi hòa nhạc tại khán phòng Chaleux. Khi ban nhạc trình diễn xong phần đầu tiên, người ta nghỉ giải lao một giờ – chúng ta gọi là thời gian tạm nghỉ – trong khoảng thời gian ấy người ta tổ chức một buổi tiệc đứng rất lớn trên một chiếc bàn dài chất đầy những thức ăn ngon, rượu cognac, rượu champaign, rượu vang, và một thứ rượu hiếm ở Paris… rượu Scotch. Những khách tham dự tiệc bình thường, những nhà quý tộc, những người phục vụ, có cả những người bò trên đất, tất cả đều đang bận rộn tìm kiếm một vật gì đó trên sàn nhà. Một nữ công tước là một trong những người chủ ở đó, đã đánh rơi một trong những viên kim cương của mình… Nữ công tước ấy cuối cùng cũng trở nên chán ngán nhìn cảnh mọi người cứ lần mò trên khắp sàn nhà để tìm viên kim cương. Nàng nhìn quanh một cách ngạo nghễ, rồi nắm lấy tay ngài công tước mà nói: “Nó chẳng là gì cả, kim cương lúc nào mà em chẳng có được, nhưng đâu phải lúc nào em cũng tìm được một người đàn ông như ngài công tước Ellington đây?” Nàng công tước biến mất khỏi đó cùng với ngài Ellington. Ban nhạc tiếp tục chơi phần còn lại và cuối cùng ngài công tước xuất hiện trở lại để kết thúc buổi hòa nhạc.
Ngài George, Sweet Man: The Real Duke Ellington. (419-420) Tuy nhiên em biết rằng những người đàn ông sẽ trở nên những người yêu tốt và chân thành hơn một khi họ nghi ngờ rằng cô nàng của họ ngày càng ít quan tâm tới họ. Khi người đàn ông tin rằng họ là người độc nhất và duy nhất trong đời một người phụ nữ, họ sẽ yên trí và tự do làm việc của mình. Lẽ ra em nên biết điều đó; em đã ở vào vị trí này trong vòng hai mươi năm qua. Nếu chị muốn em sẽ kể cho chị nghe chuyện gì đã xảy ra với em trong vài năm trước. Lúc đó, em có một tình nhân, một tay Demophantos nào đó, hắn là một kẻ cho vay nặng lãi sống gần vùng Poikile. Hắn chẳng bao giờ cho em hơn năm đồng drachma, hắn ra vẻ là tình nhân của em. Nhưng tình yêu của hắn chỉ là hời hợt, chị Chrysis ạ. Hắn chẳng bao giờ than vắn thở dài, chẳng lúc nào rơi lệ vì em, và cũng chẳng bao giờ đợi em suốt đêm ở cửa nhà em. Hôm nọ hắn đến thăm em, hắn có gõ cửa nhưng em không mở. Chị biết đấy, chàng họa sĩ Callides đang trong phòng em mà; Callides đã cho em những mười đồng drachma. Demophantos liền chửi thề, dùng tay đấm lên cửa, nguyền rủa em mà rời khỏi đó. Nhiều ngày trôi qua không nhận được tin gì từ em; vì Callides vẫn còn lưu lại nhà em. Bởi thế mà Demophantos vốn đã bị kích động liền nổi điên lên. Hắn phá toang cửa phòng em, khóc lóc, lôi em ra, dọa giết em, xé áo em, và quả thực hắn làm tất cả những gì mà một người đàn ông ghen tuông thường làm, rồi cuối cùng hắn đưa cho em sáu ngàn đồng drachma. Sau khi cân nhắc món tiền này, em thuộc về hắn trong khoảng thời gian tám tháng. Vợ hắn từng nói em đã mê hoặc hắn bằng một thứ bùa mê nào đó. Và chắc chắn rằng thứ bùa mê ấy chính là sự ghen tuông. Đó là lí do tại sao mà Chrysis ạ, em khuyên chị cũng hãy làm như thế với Gorgias.
Lucian, Dialogues of The Courtesans, A. L. H dịch. (420-421) “Vợ là người mà một người đàn ông ngắm nhìn trong suốt cuộc đời mình; đó quả là một điều tốt nếu người vợ ấy không xinh đẹp” – Jinta nhà Gion đã nói như vậy. Đây có thể là lời nói khiếm nhã của một người trung gian nhưng không thể phớt lờ nó một cách hời hợt được… Ngoài ra, phụ nữ đẹp cũng giống như những cảnh vật đẹp vậy: Nếu ta cứ mãi ngắm nhìn thì sẽ chẳng mấy chốc ta sẽ không còn thích thú nữa. Điều này tôi có thể chứng minh bằng chính trải nghiệm của mình. Năm nọ tôi tới vùng Matsushima và mặc dầu thoạt đầu tôi bị xúc động trước vẻ đẹp của nơi ấy, tự vỗ tay thán phục, tự nói với mình “Ôi giá mà ta có thể đưa một nhà thơ nào đó tới đây và chỉ cho người ấy thấy kỳ quan tuyệt vời này!” – nhưng rồi, sau khi đã dán mắt vào phong cảnh ấy suốt từ sáng tới tối thì vô số hòn đảo bắt đầu đưa đến mùi tảo biển khó chịu, những con sóng vỗ vào mũi Matsuyama trở nên đinh tai nhức óc; trước khi nhận thấy điều đó tôi đã để những chùm hoa đỏ anh đào rải rác khắp vùng Shiogama; sáng hôm sau tôi thức dậy muộn và đã bở lỡ cảnh tuyết bình minh trên đỉnh Kinka, tôi cũng chẳng ấn tượng gì nhiều với cảnh trăng chiều ở Nagané hay Oshima; cuối cùng tôi nhặt vài hòn đá cuội đen và trắng ở vịnh rồi bị cuốn hút vào trò chơi Six Musachi với mấy đứa trẻ.
Ihara Saikaru, The Life of An Amourous Woman, Ivan Morris dịch. (421-422) Đàn ông ghét những phụ nữ yêu quá nhiều và yêu khờ dại.
Lucian, Dialogues of The Courtesans, A. L. H dịch. (422) Tôi sẽ cố gắng phác họa cho bạn thấy làm cách nào để khiến cho một tình yêu khi đã có được sẽ càng sâu đậm thêm. Mọi người nói tình yêu sẽ nồng nàn hơn cụ thể là bằng cách khiến việc hai người gặp nhau trở nên ít thường xuyên và khó khăn hơn, vì việc cho và nhận những lời chia sẻ càng khó khăn bao nhiêu thì khao khát và xúc cảm tình yêu sẽ càng lớn lao bấy nhiêu. Tình yêu cũng sẽ phát triển nếu một trong hai người biết tỏ ra giận dỗi người kia, vì khi ấy ngay lập tức người kia sẽ rất lo sợ rằng sự tức giận của người mình yêu một khi đã phát sinh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn không biết đến khi nào. Ngoài ra tình yêu còn đằm thắm hơn khi lòng ghen tuông chân thật luôn luôn ngự trị ở một trong hai người, bởi sự ghen tuông được gọi là người nuôi dưỡng tình yêu. Quả thực, dù một trong hai người không bị đè nén bởi lòng ghen tuông chân thật mà bởi sự hoài nghi thuần khiết thì tình yêu vẫn luôn phát triển vì lòng ghen tuông, và sẽ càng trở nên mạnh mẽ bởi chính sức
mạnh của nó.
Andreas Capellanus on Love, P. G. Walsh biên dịch. (422-423) Bạn đã thấy ngọn lửa cháy âm ỉ,
Đến không còn gì, chỉ để lại một mảng tro tàn Trên những mảnh than hồng bị che khuất (Nhưng chỉ cần một giọt lưu huỳnh, Cũng đủ để hồi sinh ngọn lửa ấy)?
Trái tim cũng vậy thôi.
Trái tim sẽ trở nên ù lì vì thiếu đi sự lo lắng,
Trái tim ấy cần sự kích thích nhạy bén để khơi dậy tình yêu.
Hãy khiến nàng lo lắng về bạn,
Hâm nóng lại những niềm đam mê hững hờ.
Hãy cho nàng biết những tội lỗi thầm kín, hãy xem nàng hoảng hốt.
Phúc thay cho người đàn ông có được may mắn vượt khỏi sự tính toán,
Người khiến cho người yêu bị tổn thương tội nghiệp của mình
Tự giày vò mình vì người ấy,
Lạc giọng, xanh xao, rồi bất tỉnh
Khi những lời không hay ập đến tai.
Ôi liệu tôi có thể là người có mái tóc bị nàng giằng kéo, Đôi má mềm mại móng tay nàng cào xé.
Là người nàng nhìn bằng ánh mắt trách móc, cùng với lệ tuôn tràn, Không có tôi nàng không thể tồn tại dù nàng cố gắng bao nhiêu! (có thể bạn thắc mắc) Ta nên để nàng buồn khổ thất vọng trong bao lâu? Chỉ nên trong chốc lát,
Sợ rằng giận dữ sẽ tích tụ khi ta cứ trì hoãn.
Bởi lúc ấy lệ nàng sẽ đẫm trên ngực bạn,
Còn tay bạn ôm chặt cổ nàng.
Bạn muốn làm hòa ư?
Hãy hôn nàng, trao cho nàng niềm hoan lạc khi nàng còn đang khóc.
Đó là cách duy nhất để xua tan cơn giận dữ của nàng.
Ovid, The Art of Love, Peter Green biên dịch. (423-424)