Trong tiệm " Vua cà phê ", một ông bụng phệ cười to, nói giọng khả ố:
- Bọn nhà báo chính là lũ quỉ nhập vào đấy! - Ông ta đặt tờ báo xuống bàn, - đúng là những tên đểu cáng, bịp bợm!
Bàn ông ta ngồi ăn sáng có cả thẩy ba người. Trông cũng có thể đoán được đó là ba người đàn ông dân thủ đô Buđapest, nhưng thuộc loại rỗng tuếch và hễ nói là thở ra giọng bất mãn. Ông bụng phệ chỉ cho ông bạn ngồi bên xem mục gì đó của báo :
- Đó chỉ là một tay chơi tem ranh mãnh...
Bàn bên cạnh, một chàng trai trẻ tuổi đang ngồi uống nước chè. Nghe câu nói của ông bụng phệ, chàng đặt tách xuống, đưa mắt nhìn sang. Hai hàng lông mày chàng nhíu lại thành một đường thẳng. Mái tóc màu nâu ngắn của chàng dựng lên kiểu bàn chải, giống như là lông con nhím vậy. Cái mũi khoằm, mỏng hơi chồm ra phía trước vẻ cứng cỏi, mạnh dạn.
Ông bụng phệ lại dúi tờ báo sang người ngồi cạnh và chỉ vào mấy dòng chữ ở trang sau.
Chàng trẻ tuổi ưỡn ngực đứng lên, đi sang bàn ông bụng phệ, chàng đàng hoàng nói :
- Tôi là một người trong ban biên tập của tờ báo này. Tôi hỏi ông, vì lẽ gì mà ông dám nói các nhà báo là những tên đểu cáng, lừa đảo ?!
Chàng đứng đó, ngực vươn ra như một con gà trống đúc bằng đồng.
- Tôi xin nói, tôi xin nói, đâu phải thế...- Ông bụng phệ lắp bắp, sợ hãi khiến cái bụng cũng như xẹp nhỏ lại, - tôi không định nói thế mà...
- Chính ông vừa mới nói ở đây, tai tôi nghe thấy kia mà !
- Tôi không định nói thế vô phép ngài...tôi chỉ định nói đến cái tin này thôi, - ông ta chỉ vào một tin nhỏ được đóng khung hình chữ nhật ở trên tờ báo - Tôi đọc và nghĩ đến mánh khóe của tên sưu tầm tem này. Tôi xin lỗi ngài vì đã trót nói những điều lẽ ra không nên nói. Đó là thói quen xấu của tôi, tôi biết vậy. Trước mặt công chúng ở đây, tôi xin lỗi ngài...Nichts Fur Ungut... (Tiếng Đức : chẳng có gì là không tốt cả )
Ông ta thanh minh, run rẩy đến tận mười đầu ngón tay, mặt ông ta tái đi như mặt người Do Thái trong ngày lễ giáng sịnh
- Xin tha lỗi cho tôi, tôi xin lỗi ngài một ngàn lân.
- Thôi được - chàng trẻ tuổi nói giọng kiên quyết như một người lính - tôi chỉ muốn nói thêm rằng những tin này không phải do các phóng viên việt
Tất cả các khuôn mặt trong tiệm ăn đều quay nhìn về phái đọ Những người bồi bàn vươn cổ ra chờ xem có cần chạy đến can ngăn ẩu đả hay không? Cô gái thu tiền hai tay cứng đờ đặt trên cái khay có năm ô đựng tiền, đôi mắt màu xanh mệt mỏi của cô mở to. Cạnh cửa sổ, một người đàn ông trẻ đeo kính kẹp mắt đứng lên, mũi anh ta như hình con cá nhỏ nhô lưng lên. Anh đi như lướt qua các dẫy bàn và đến bên chàng nhà báo tóc bàn chải.
- Cảm ơn Trobo! - Anh vui vẻ chìa tay ra và nói to như hai người quen với nhau từ lâu - Thay mặt cho những phóng viên ngành báo chí và cá nhân mình nữa, cám ơn cậu! Bồi bàn, hãy mang nước chè lại đây cho tôi và cho anh bạn tôi nữa.
Trobo cầm thìa khuấy tách chè vẻ mặt không vui.
- Tôi không thể nào chịu được nếu nghe thấy ai gọi chúng ta dù là gián điệp hay bằng cách khác là " những tên đểu cáng". Đúng là kiểu phát ngôn của những người đầu đường xó chợ, khoác lên người quần áo của các tôn ông.
Nhà báo đeo kính kẹp phẩy tay:
- MÌnh thấy cậu không phải là dân thủ đô, còn chúng mình thì quen rồi mỗi khi thấy người ta chửi bới, chúng mình cứ như những kẻ điếc đặc vì nghe sấm nổ to quá! Những lời thóa mạ, chúng mình coi như rải trên mặt đường để dẫm chân lên. Này bồi bàn, hãy mang một ít đường đến đây nhé!
- Ừ, cũng đúng thế đấy - Trobo đã bình tĩnh lại - chúng ta không thể đi theo mà sửa lời ăn tiếng nói cho cả thế giới được. Vả lại...anh có biết không...nhưng mà thôi, hôm nay tôi cũng hơi bị căng thẳng. Tôi có một cái tật là khó chịu khi thấy cái gì chướng tai. Tôi là một nhà báo,nhưng cho đến tận ngày xuống lỗ tôi cũng không thể trở thành một nhà báo thực thụ được. Tuy vậy, điều đó cũng không cản trở tôi thường xuyên bảo vệ danh dự cho những người làm báo. Thực ra, tôi vào ngành báo chí của các anh cũng chỉ là tình cờ như bị gió cuốn qua cửa sổ mà vào thôi.
- Chác chắn cậu là nhà báo rồi Trobo ạ, cậu còn ở lâu trong ngành này. Ngay cả chúng mình cũng có phải sinh ra để vào làng báo chí đâu. Tự nhiên một lúc nào đó người ta đã thấy mình ngồi trong ban biên tập. Mình cũng tình cờ mà vào thôi, thực ra mình còn chưa thi xong cái bằng kia. Suốt tám năm qua, lúc nào mình cũng nhắc nhở họ là mình còn một môn thi nữa...Vậy mà cho tới nay mình vẫn còn nợ môn thi đó. Mình biết trước nó sẽ còn đeo đuổi mình năm này qua năm khác cho đến lúc chết.
- Akôs thân mến ạ, chính thức tôi đã tốt nghiệp trường hội họa kia đấy. Nhà danh họa Xêkei Bertolon đã nói với tôi rằng, tôi sẽ tự nhận hình phạt vào người nếu một ngày nào đó tôi không sờ tới bút vẽ. Còn họa sĩ Lôtz thì bảo có lẽ khi tôi vừa ra đời, trên bàn tay đã cầm sẵn bảng mầu rồi. Ấy vậy mà đã hai năm nay, tôi không sờ tới bút lông, màu vẽ. Đột nhiên tôi lại say mê điêu khắc, chỉ có thiếu thời gian, phương tiện để theo đuổi nó mà thôi.
- Thì bên cạnh nghề làm báo, cậu hãy làm nghệ thuật đi.
Trobo lắc đầu.
- Với tất cả mọi nghề đều có thể làm thêm nghề phụ. Riêng với nghệ thuật thì không thể được. Hoặc phải theo đuổi nó bằng tất cả tâm hồn, thời gian, hoặc là không thể theo đuổi nghệ thuật.
Thực tế, đầu tiên Trobo theo đuổi con đường hội hoạ. Chàng đã là một hoạ sĩ, nếu chàng không bất ngờ chuyển hướng như là chiếc đầu máy xe lửa đang chạy trên đường ray bỗng quay sang hướng khác. Chàng bị môn điêu khắc thu cả tâm hồn tình cảm.
Lúc ấy chàng đang đi thăm Italia, mối xúc động đối với đất nước này đã khiến chàng viết một vài bài về các thành cổ, về các phù điêu, hội hoạ...Rồi một tờ báo đăng các bài đó, và thế là chàng được đặt viết thêm về các lĩnh vực khác nữa.
Khi trở về Hung, chàng cộng tác thường xuyên hơn với ban biên tập của báo. Thế rồi, có một nhà báo bị bệnh viêm gan phải nghĩ, chàng được nhận vào thay tạm chỗ đó để viết các loại tin tức. Họ cử chàng đi phỏng vấn ở những nơi có các nhà lãnh đạo đến. Họ cử chàng đi nhà hát nghe hoà nhác rồi viết các bài lý luận phê bình. Chàng đã phải làm công việc như mọi phóng viên thường làm. Tìm viết tất cả, nếu như còn gì chưa hiểu. Anh nhà báo bị bệnh viêm gan đã được đức chúa đón lên trời chữa chạy, nên rốt cuộc chàng bị thay hẳn vào chỗ của anh ta.
Càng bị dẫn xa khỏi nghệ thuật điêu khắc, chàng lại càng cảm thấy bị nó thu hút hơn. Chàng đi xem tất cả các phòng triển lãm điêu khắc. Ở nhàm hễ có thời gian rảnh là chàng lại say sưa nặn tượng theo mẫu các bông hoa, các đầu thiên thần...Chàng chưa dám tiêu tốn vào các khoản thuê phòng làm việc để nặn tượng, thuê mẫu, cho nên chàng cũng chẳng dám trông mong gì một - hai năm sau người đời sẽ biết đến tên chàng trong nghề điêu khắc.
- Ôi phải chi ta có được mười ngàn cuaron (tiền Hungari lúc bấy giờ) - nhiều đêm chàng trằn trọc nghĩ - ít ra ta có được mười ngàn!
Chàng băn khoăn như Colombo đã suy nghĩ trong nhiều năm :
- Ước gì ta có được một chiếc tàu riêng ! Ít ra là một chiếc tàu khỏe.
Cũng có lần, ông thần số mệnh đã đạt vào lòng bàn tay chàng một tài sản có giá trị còn lớn hơn mười ngàn cuaron, đó là món gia tài của cha mẹ chàng được thừ hưởng gồm có: ba trăm mẫu đất ( = một trăn năm mươi hecta) và một nửa ngôi nhà. Cha chàng đã định cho con trai tương lai trở thành một ông điền chủ như cha ông chàng, chàng có một cô em gái kém chàng một tuổi. Chàng có nghĩa vụ gả chồng cho em, chia cho em một nửa gia tài nếu như cha chàng không còn sống đến ngày đó.
Từ khi còn thơ ấu, trong gia đình chàng mọi người hay nói chuyện như vậy.
Hai anh em chàng rất thương yêu nhau như cảnh các gia đình chỉ có hai anh em, một trai một gái, mà lại mồ côi mẹ từ sớm. Trái tim cô em gái dịu dàng, yêu thương anh thay cho trái tim người mẹ. Bàn tay cô làm lụng thay cho đôi tay người mẹ. Tâm hồn cô sẽ là cái bóng theo suốt cuộc đời người anh trai trên mọi nẻo đường. Còn chàng trai chính là cột trụ, là chỗ dựa cho cô em gái ở quê, chàng pahỉ che chở cho em ngay cả khi chàng còn ở xa. Dù rằng họ không cùng sinh trong một ngày, một năm, nhưng tâm hồn họ lại cùng sinh ra một lúc. Họ theo dõi, gắn bó với nhau cho đến lúc chết.
- Zôlan - chàng nói với em gái sau khi chôn cất cha - tất cả tài sản là của em. Em hãy giữ lấy. Em hãy lấy người nào mà em yêu. Chỉ cần một, hai năm gửi cho anh số tiền đủ để anh tổ chức một phòng triển lãm tranh tượng của riêng anh ở châu Âu. Sau khi anh đã bán được tác phẩm của mình, anh sẽ không lấy gì của em nữa.
- Cám ơn anh Trobo - cô gái nói, đôi mắt ngấn lệ vẻ biết ơn - anh lúc nào cũng tốt quá...
Zôlan lấy chồng, cô cưới một người chạy giấy cho thầy ký ở trong làng. Chồng cô, một anh chàng trẻ tuổi để bộ ria có dáng xu nịnh, dù mùa hè hay mùa đông anh ta cũng mặc bộ quần áo đi săn, mặc dù chưa bao giờ anh ta bắn một phát súng săn, thật ra anh ta cũng chẳng còn bộ đồ nào khác ngoài bộ quần áo săn bắn đó, nhưng ngày nào anh ta cũng đeo caravat khác màu nhau. Anh ta còn biết cách cúi chào rất lịch sự, và biết nói những câu cảm động đối với phái đẹp : " xin hôn tay em".
Cứ buổi tối, anh ta lại diễn điệu bộ đó trước hàng chục người nông dân trong quán rượu.
Trước khi cha chàng chết, anh ta còn chưa được phép bước vào nhà. Từ khi nhỏ, Zôlan đã nghe cha nói rằng cô lấy chồng sẽ được ở tại nhà quản lý gia sản nếu như Trobo chưa lấy vợm hoặc là chàng không có con mà chết. Zôlan không được phép nghĩ đến việc bán tài sản đó.
Một trăm rưỡi hecta đất, đó là tâm hồn, của cải của người cha quá cố.
Trobo thích vẽ từ thuở nhỏ, cậu bé vẽ luôn tay, cậu vẽ các thầy giáo, vẽ các bạn, vẽ cảnh làng quê. Chỉ nhìn các nét vẽ độc đáo là người ta đoán biết được tranh do cậu vẽ. Khi học trường trung học, cậu đã vẽ những chiếc ô tô trên cánh cửa, mà khi người ta chỉ cho cha cậu thấy, ông cũng phải ngạc nhiên. Nhưng không vì thế mà ông lại nghĩ rằng con trai ông được nuôi lớn để đi vào đường hội họa.
- Người Hungari sinh ra để lao động trên mảnh đất, chứ không phải để vẽ vời hoa lá.
Cậu con trai tốt nghiệp trường trung học. Người cha được cậu báo tin, cậu sẽ lên thủ đô Buđapest học ngành luật. Cậu học trong trường Lotz, sau đó lại chuyển sang Muychen ( nước Đức) học tiếp. Thật ra, chàng học ngành hội họa, nhưng chỉ có Zôlan, em gái chàng là được biết điều đó. Hai anh em giấu cha, bởi vì chính Zôlan là người thường xuyên đọc thư của Trobo gửi về, cho cha nghe. Cô đã đổi tất cả những chỗ có tên Muychen thành Buđapest, và ngần ấy năm, tất cả các ngân phiếu chuyển tiền học cho Trobo đều do chính tay cô gửi đi, cô lại gửi theo địa chỉ Muychen.
Khi biết anh chàng người yêu của em gái, Trobo không thấy anh ta là một người đàn ông đáng kính. Với khuôn mặt xun xoe, với những chiếc caravat lòa loẹt đã khiến chàng luôn luôn cảm thấy anh ta xa lạ.
Chàng nói với em gái:
- Em hãy cẩn thận, bởi vì anh chàng này không hợp với em đâu mà chỉ hợp với các đĩa thức ăn trên bàn của em thôi.
Ngay lập tức Zôlan đã nhiệt tình bảo vệ anh ta:
- Anh đừng có nói vậy, anh đừng đánh giá con người qua sự nghèo khổ của họ. Chỉ có em mới hiểu hết trái tim của Ienôi mà thôi...
Nước mắt dâng đầy, cô nói tiếp:
- Em chảng cầu xin ở đức chúa, ở linh hồn cha chúng mình cái gì quá đáng hơn ngoài điều duy nhất ấy. Vậy mà anh lại phản đối em, phản đối cái điều mà đức chúa cũng chẳng phản đối.
Trobo nhún vai:
- Em chọn người yêu cho em, chứ có phải cho anh đâu.
_________________
Zôlan khi ấy đã hai mươi tuổi, người cô tròn trịa khỏa mạnh, đôi má đỏ au, mái tóc nâu tết một bím như các cô bạn cùng làng, cô không hề nghĩ rằng mình có một cái trán khá cao và cần phải để một ít tóc lòa xòa xuống trán làm cho khuôn mặt đẹp hơn. Sau tang lễ cha, Trobo còn ở lại làng đợi cho đến khi cưới em gái. Đám cưới được cử hành lặng lẽ vì trong nhà có tang . Chỉ có vị cha cố, viên thư lại, và hai người làm chứng là khách được mời đến nhà.
Sau bữa ăn, Trobo nói riêng với em rể:
- Chú hãy thề đi - chàng nói, ánh mắt cương nghị - tài sản của tôi sẽ cho lại Zôlan, nhưng chú phải giữ tâm hồn trong sạch, thật thà của Zôlan nguyên vẹn, vì đó chính là của cải của tôi !
Hôm sau chàng lại ra đi.
Một năm sau, chàng trở về Tổ quốc. Lúc đó chàng chẳng suy nghĩ gì khác ngoài hai bức tượng mà chàng đã nhìn thấy. Một bức tượng của Bertheliêr, cái đầu người khổng lồ thuộc thời kỳ trung cổ, cổ hiên ngang trong một cái cùm, tay giơ cao nắm tay như nói :không thể tiêu diệt được!! Còn bức tượng thứ hai của nhà điêu khắc Xarpô trong một nhà hát của Pari : các cô gái khỏa thân nhảy múa.
Chàng chẳng thể nghĩ được điều gì khác ngoài hai bức tượng trên. Nhưng bức tượng đó thề nào mà lại làm xao xuyến tâm hồn con người ta đến vậy ? Chàng đã nhìn thấy nhiều bức tượng về nữ thần sắc đẹp Vênuyt, về thần mặt trời Apôlô và nhiều bức tượng tuyệt diệu nữa khiến con người ngẩn ngơ, nhưng vì sao chỉ có hai bức tượng kia khiến trái tim chàng đập rộn ràng như vậy ?!
Sức cuốn hút gì trong đó ?
Khi về đến Buđapest chàng chợt tìm ra câu trả lời:
" Vì các bức tượng đó có máu chảy bên trong, một dòng máu sống động. Nhờ đó mà nó có một sức hấp dẫn mãnh liệt khiến ta ngây ngất say mê "
Chàng nhìn ra ngoài trời đầy mây đen và chớp lóe.
Chàng quay mặt đi, hôm sau quay trở lại về Buđapest, trong túi chàng còn khoảng hai trăm cuaron. Chàng thuê phòng ở theo từng tháng.
Chàng cũng có thể sống nghèo khổ như vậy và làm nghề hội họa. Nhưng chàng không đủ can đảm để chịu đựng nổi sự khinh bỉ của những người buôn tranh, mỗi khi chàng đến mua chịu giấy, vải, màu để vẽ. Chàng còn đủ máu sĩ diện của dân Hung trong huyết quản để không hạ mình cầu xin. Thà rằng chàng chết đói bên cạnh đống bánh mì còn hơn phải nói : Tôi xin...
Vậy là như bao nhiêu nhà họa sĩ khốn khó khác, chàng không nhìn ngó đến cây bút lông nữa.
Chàng cũng có thể sống bằng cách xin làm phụ việc cho các nghệ sĩ điêu khắc giầu có nào đó. Nhưng chẳng lẽ con đại bàng lại phải học bay từ những con ngỗng sao ? Có thể học được nghệ thuật điêu khắc ở những người thầy mà chàng đánh giá tượng của họ rất tầm thường, sao mà chàng lại có thể hãnh diện chỉ vào họ giới thiệu: " đây là thầy của tôi " được.
Trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó chàng đành phải bước vào con đường làm báo.
Ở quê xảy ra chuyện gì nữa ? Chàng không biết ? Chỉ có ngày sinh nhật, ngày lễ đặt tên của chàng là Zôlan không quên viết thư chúc mừng. Suốt cả năm cô chỉ tỏ ra có niềm vui là được làm mẹ. Ngoài ra cuối thư cô luôn viết một câu " chúng em vẫn sống vậy!"
trobo cũng không trông mong gì được ở họ. Chàng như một người bệnh mà không cần mời bác sĩ, bởi lẽ chàng hoàn toàn biết rõ căn bệnh của mình. Công viêc ở tòa soạn bận rộn, rảnh ra lúc nào là chàng lại quay về với sự say mê sáng tạo tượng. Trong phòng chàng dây đầy bột thạch cao, thạch cao đọng lại thành miếng, thành nhiều giọt chồng lên nhau. Đi công tác ở Italia chàng chỉ say mê xem những thợ đổ tượng ở trần nhà, hoặc ở cầu thang với những bức tượng thạch cao chạm trổ mềm mại, tất cả mọi đường nét đều nghệ thuật! Những người thợ làm việc hoàn toàn bằng đôi tay nhanh nhẹn khéo léo bở vì thạch cao đông lại rất nhanh: Họ đổ thạch cao vào khuôn và phải lấy khuôn ra ngay trong vài phút. Trobo nhìn thấy trong chớp mắt đã xuất hiện bao tượng nhỏ đủ hình dạng gắn trên tường. Những hình người đủ kiểu, không theo một mẫu nhất định nào cả, chỉ theo trí tưởng tượng của con người. Nào là người nông dân đang gặt, chàng trai đang cầm vũ khí, cô sen bưng cái khay, viên kỵ sĩ, cha cố, đứa bé đang chạy, nhiều hình dáng người khô ngay trong chốc lát. Nhưng tất cả chỉ có hình dáng người một nửa hoắc hai phần ba. Ở cái tượng này chỉ có cái mặt là của người, ở tượng kia thì có cái đầu trông như một quả trứng chim nhỏ, nhưng áo quần ở dưới lại nghiêm chỉnh như quần áo thật đến từng nếp nhăn. Có thể thấy rằng người điêu khắc đang nghĩ cái nọ đã vội vã làm tới cái kia, vì vậy cái nào cũng chỉ hoàn chỉnh một nửa. Nhưng khi nào thì người nghệ sĩ điêu khắc nghĩ tới việc tạo ra các sản phẩm đồ sộ ? Chàng bây giờ vừa trong hai mươi sáu tuổi. Chàng có đầy đủ tất cả mọi kiến thức về nghệ thuật tạo hình, nhưng chàng không có trong tay phương tiện để làm việc !
" Chỉ cần có mười nghìn cuaron thôi!"...
Cuối cùng thì chàng đành ao ước vậy, chàng nghĩ đến một lúc nào vợ chồng cô em gái sẽ đền bù cho chàng một phần để chàng thực hiện ước mơ. Không, họ có nghĩa vụ bắt buộc phải giúp đỡ chàng, có nghĩa là chàng được chia một khoản nào đó để bảo đảm cuộc sống. Chắc chắn tổng số gia tài cha chàng để lại cũng đến một trăm nghìn, mà chàng mới lấy ra có sáu nghìn cuaron đúng hôm em gái chàng đi lấy chồng. Nếu họ không có tiền, thì ít ra họ có thể đem cầm cố cái phần gia sản được chia của chàng chứ, chàng được một nửa kia mà.
Chàng suy nghĩ một vài ngày phương án đó. Chàng cảm thấy kinh sợ về những ý nghĩ đem tài sản đi cầm. chàng từng nghe cha nói rằng việc mang tài sản đi cầm cố, mua bán chịu là tội vô đạo đức, vì vậy ngay cả lúc túng thiếu nhất cha chàng cũng không vay ai một xu nào.
Nhưng làm sao có được phương tiện sống để làm việc đây ?
Dịp lễ giáng sinh, không báo cho em gái biết mình sẽ về thăm quê, chàng định làm cho cô ngạc nhiên. Trước lễ giáng sinh chàng ra tàu. tàu đến ga, chàng thuê một cỗ xe ngựa về nhà. Thà phải chịu một giờ đồng hồ rét buốt ngồi trên xe đi giữa mùa ông, nhưng bù lại chàng sẽ thấy sự thân thuộc ấm cúng gia đình và sự ngạc nhiên của em gái.
Chàng chỉ thấy có Zôlan ngồi một mình ở nhà. Chàng vui vẻ ôm hôn hai cháu, bé gái Zôlanko lớn hơn bé trai Ienôi hai tuổi, cậu bé con đã được tám tháng.
Bắt gặp ánh mắt của em gái cụp xuống tránh cái nhìn của mình, người anh hiểu được em rể đã đối xử với em gái mình ra sao.
- Thỉnh thoảng anh ấy vẫn đi lên thành phố - Zôlan trả lời mắt nhìn xuống sàn nhà - nhưng bây giờ cũng ít hơn trước rồi.
Nhưng Trobo lại hểu nhiều hơn qua nét mặt đau đớn của em gái.
Thế mà một giờ trước đây chàng còn hy vọng rằng biết đâu em rể chàng đã biết nghĩ lại, đã xử sự biết điều hơn, thông minh hơn và biết lo toan cho những đứa con. Chàng kể lại cho em gái nghe nỗi hy vọng của chàng, thì ra chàng đã chạy thi với một cục đá không nhúc nhích ở dưới chân...Chàng không thể chờ đợi được sự đổi thay nào ở cái gã đàn ông bạc nhược đó.
- Anh chỉ cần có mười nghìn cuaron thôi.
Mặt Zôlan trắng bệch.
Cô câm lặng nhìn anh, nét mặt đau khổ.
- Tài sản của anh - cô mấp máy môi vẻ khó nhọc - đã đem cầm rồi.
- Đã đem cầm rồi!? Em tự cho phép anh ta ư ?..
Nước mắt chảy tràn trên khuôn mặt cô.
- Em làm thế nào được ? Anh ta là cha của những đứa trẻ.
Lúc đó em rể trở về nhà. Trobo nắm chặt hai tay vào, môi chàng run lên giận dữ. Chàng định làm gì đây, nếu chàng đập vỡ đầu gã thì còn hai đứa trẻ ra sao ?
Gã em rể lại càng sừng sộ.
- Anh đừng có thọc vào chuyện riêng của tôi! - Gã rít lên the thé - Tôi có mắc một món nợ nhỏ, nhưng tôi đã bán cả cái cơ nghiệp này đi đâu chứ !
Một trận cãi vã bùng lên. Trobo không thể chịu đựng ở nhà thêm lấy một phút. Chàng ra tàu trở về Buđapest.
Một vài ngày sau, chàng nhận được bức thư. Trong thư em rể đã xin chàng cho phép Zôlan đứng tên nửa căn nhà của cha chàng để lại để gã cho thuê , như vậy gã sẽ trả hết nợ. Không những thế, sau hai năm cũng sẽ có một món tiền mười nghìn cuaron chia đôi mỗi người một nửa. Còn anh ta, anh ta thề trước chúa rằng từ này sẽ thành thực nuôi những đứa trẻ tử tế, và anh ta sẽ không bao giờ động đến những cỗ bài nữa.
Dưới bức thư có dòng chữa của Zôlan :
" Ienôi đã thề trước cây thánh giá những lời trên "
Trobo đã sang tên cho em gái nửa phần gia sản của chàng, khi tên Zôlan đã viết vào quyển trước bạ, chàng yên chí chờ đợi năm nghìn cuaron sẽ được chia.
Cuối tháng ba, chàng lại nhận được thư Zôlan :
"Trobo tốt bụng hiền hậuc ủa em!
Em quỳ gối cầu xin anh trước ngưỡng cửa của địa ngục. ANh hãy làm gì cũng được, xoay ở đâu cũng được, miễn là anh kiếm cho em sáu mươi nghìn cuaron. Nếu anh không kiếm được, tất cả gia tài của chúng ta ngày mồng 4 tháng 5 này sẽ bị tịch thu vĩnh viễn."
Cô còn giải thích trong thư rằng chồng cô lại đi đánh bạc với một bá tước người Đức, hai ngày hai đêm liền ở sòng bạc. Ngày thứ nhất, chông cô được tám mươi nghìn cuaron, nhưng đến ngày thứ hai, lại bị thua hết. Không những thế, anh ta còn nợ sáu mươi nghìn cuaron nữa. ANh ta lảo đảo trở về nhà với một khẩu súng trên tay.
Anh ta nằm lăn ra và như người mắc bệnh, cứ khóc than chửi bới ầm ỹ. Nếu có sáu mươi nghìn cuaron mới có thể cứu vớt được tài sản, hoặc là phải chịu mười năm sắp tới nghèo đói khốn cùng để kéo cày trả nợ. Dù rằng chồng cô có chết đi thì cô cũng chẳng thể trả hết nợ được. Cô sẽ không bao giờ có tiền nữa.
Bức thư rời khỏi tay trobo rơi xuống đất. Chàng ngồi đờ đẫn ngẩn ngơ, và chàng cũng lờ mờ hiểu rằng trong giờ phút này chàng đã như kẻ mất trí.