Một lần Lạc Dương Tử đang đi trên đường thì thấy có vật gì trước mặt phát sáng lấp lánh. Anh lại gần xem thì hóa ra là một cục vàng to như chiếc bánh. Anh ta vội nhặt lấy đem về cho vợ xem. Nhà Lạc Dương Tử vốn bần hàn, bên vợ gia cảnh cũng khó khăn, thế nhưng vợ Lạc Dương Tử thấy vàng cũng chẳng vui mừng gì, trái lại còn buồn rầu. Nàng nói với chồng. "Ngày trước có một dòng suối tên là đạo tuyền, người có chí khí không uống nước của dòng suối này vì tên nó có ý là vụng trộm, thời Xuân Thu, Thúc Tề thà chết đói chứ không chịu ăn miếng ăn ô nhục. Số vàng này tuy không phải là vụng trộm hay ô nhục mà có, nhưng là thứ của người ta làm rơi. Chàng nhặt về nhà không sợ làm xấu đi phẩm hạnh của mình sao?" Lạc Dương Tử nghe vậy vô cùng xấu hổ, liền đem cục vàng bỏ lại chỗ cũ, còn mình thì bỏ đi xa tìm thầy cầu học.
Một năm sau Lạc Dương Tử trở về, vợ chàng quỳ xuống trước mặt hỏi nguyên do tại sao, anh ta đáp: "Đi xa lâu ngày nhớ nhà thì về". Vợ anh ta liềm cầm lấy con dao chạy đến bên khung cửi chỉ vào tám lụa đang dệt dở nói: "Con tằm ăn dâu nhả ra tơ, từng sợi, từng sợi tơ dệt lại với nhau mới thành một tấm, từng tấc, từng tấc kết lại với nhau mới thành một thước. Nếu bây giờ chặt ngang tấm lụa này đi thì chẳng phải công lao từ trước đều là bỏ đi sao. Chàng đi học cũng phải không ngừng tích lũy kiến thức, mỗi ngày học một chút ít kiến thức mới, sau này nó sẽ thành mỹ đức, tri thức của chàng. Nếu bỏ dở giữa chừng thì khác nào chặt ngang tấm lụa".
Lạc Dương Tử nghe lời vợ xúc động vô cùng. Anh ta quay trở lại chỗ thầy dạy, học liền 7 năm không trở về. Sau này Lạc Dương Tử có thi đỗ làm quan, hay có thành một nhà nho lỗi lạc hay không, sử sách không ghi và người đời cũng không biết. Chỉ có điều nếu anh ta không trở thành người nổi tiếng thì các sử gia có lẽ đã không chép tên vợ anh vào "liệt nữ truyền" của "hậu Hán thư".
Vợ Lạc Dương Tử thấy vàng không ham, khích lệ chồng chăm chỉ học tập. Lạc Dương Tử biết dẹp tự ái bản thân nghe lời vợ khuyên can. Cả hai đều đáng khen ngợi. Người ta thường nói: đằng sau một người đàn ông thành đạt, thường có một người phụ nữ hiền thục, thông tuệ. Người vợ là trường học cho người chồng. Đó là điều không phải chỉ có trong xã hội phong kiến xưa, mà ngày nay cũng gặp không ít.
Năm 1947, Liklaire đem vợ sang Mỹ định cư. ông bản thân ít học, những việc cơ bản nhất cũng không biết cách xử lý. Đến Mỹ, ông vào làm việc cho một công ty giao dịch chứng khoán, mỗi tuần được 50 đô la. Liklaire hạ quyết tâm, nhất định phải học thông thạo ngành này, ngoài việc chú ý theo dõi biến động giá trị hiện hành của cổ phiếu, ông còn tham khảo các sách nghiên cứu về cổ phiếu. Ông nghiên cứu những kinh nghiệm của các bậc tiền bối, và tự mình áp dụng vào thực tế. Sau 4 năm miệt mài ông đã trở thành nhà phân tích cổ phiếu của công ty. Ông âm thầm hạ quyết tâm phải có được một công ty trị giá 1 tỉ đô la trong vòng 10 năm. Ông tiết lộ kế hoạch của mình cho vợ biết. Vợ ông nói với ông một cách đầy hàm ý: "Em hy vọng rằng trước khi kiếm được 1 tỉ đô la thì anh hãy cứ làm công việc hiện nay của mình". Câu nói ấy có một chút không tin tưởng, nhưng nó có ý nghĩa khích lệ người chồng chú tâm vào làm tốt công việc mình đang làm để trở thành người tinh thông trong lĩnh vực chứng khoán.
Thực tiễn 10 năm sau chứng minh lời của Liklaire là không có tính khả thi. Ông vốn hy vọng rằng, dùng tài sản của công ty làm thế chấp để vay tiền đi mua một công ty khác, hoặc là lấy tài sản của công ty làm vốn cơ bản đi mua cổ phiếu của một công ty khác. Cách nghĩ thì có vẻ hợp lý, nhưng để làm được như vậy thì cơ hội cũng không nhiều.
Bỗng có một cơ may rất ngẫu nhiên, một công ty in chì lâm vào cảnh khó khăn, giá cổ phiếu của công ty liên tục hạ trong một thời gian dài. Qua tìm hiểu Liklaire được biết lý do là vì công ty không có tiền đồ phát triển, cổ đông giảm lòng tin. Thế là ông quyết định mua lại cổ phiếu của công ty với giá rẻ như cho không, trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của công ty với số phiếu chiếm 53%. Sau đó ông đổi tên công ty là công ty Speed và tiến hành hợp tác liên doanh với một công ty in màu của Mỹ. Nhờ vậy giá cổ phiếu của công ty ông tăng nhanh, số lợi ông thu được tăng gấp mấy chục lần so với số vốn ông bỏ ra ban đầu. Sau đó ông lại quay sang liên doanh với công ty MMG ở New York, và vì biết tận dụng những cơ may, trong thời gian ngắn ông đã mua luôn công ty này. Với kế "kinh doanh liên hoàn" ông liên tiếp giành được những khoán lợi lớn. Các cổ đông của công ty MMG đa phần là các công ty liên doanh. Nhờ tinh thông ngành chứng khoán ông dần dần nắm được phần lớn cổ phiếu của các công ty đó, trong đó có công ty BTL. Và liên tiếp sau đó bằng cách nắm phần nhiều cổ phiếu ông đã khống chế được hàng loạt các công ty như: công ty may mặc, công ty xe hơi, công ty vật liệu xây dựng, công ty giày, công ty cơ khí...
Và số vốn trong tay ông lúc này đã vượt xa con số 0,1 tỉ đô la. Nhìn lại con đường mà ông đi, thấy rằng lời vợ ông nói quả không sai. Nếu ông không phải là một nhà tinh thông, kỳ tài trong lĩnh vực chứng khoán thì làm sao có thể gặt hái được những thành công lớn như vậy.