Tính chuỗi là biện pháp trưng thu tài sản. Năm 119 trước Công nguyên, Hán Vũ Đế hạ lệnh cho thương nhân, thợ thủ công và chủ cho vay nặng lãi trong cả nước báo cáo tài sản với triều đình. Nếu giá trị tài sản là 2000 tiền phải nộp cho nhà nước 120 tiền. Kinh doanh muối, sắt, thiếc... dù đã nộp thuế, nhưng cứ có 4000 tiền phải nộp 120 tiền (120 tiền bằng 1 toán). Tư nhân có xe thì mỗi xe phải nộp 240 tiền (2 toán), có thuyền dài 5 trượng trở lên nộp 120 tiền. Vua qui định thêm: nếu giấu tài sản không khai báo, hoặc báo láo khi phát hiện ra sẽ bị tịch thu toàn bộ và lưu đày khổ dịch biên giới một năm. Còn kẻ nào phát hiện, tố cáo sẽ được thưởng, gọi là "cáo mân".
Thương nhân Trung Quốc từ xưa đã sợ "lộ phí". Sau khi có bệnh "toán mân" có nhiều người không chịu thi hành. Năm năm sau, Hán Vũ Đế chủ trương "cáo mân", trong thời gian ngắn có vô số người hưởng ứng bởi được trọng thưởng hậu hĩnh. Kết quả là số tiền trước đây chưa thu được lên đến con số hàng tỉ toán, ruộng đất ở huyện lớn có hàng trăm, huyện nhỏ hơn trăm mẫu. Triều đình đem số tiền này bổ sung ngân khố, mang ruộng đất cho nông dân thuê.
Thương trường ngày nay không thể dùng quyền uy áp đặt như Hán Đế được. Nhưng nếu biết xây dựng một uy tín, để cho người tiêu dùng đổ xô đến mua hàng, người nọ quảng cáo cho người kia thì cũng chính là vận dụng kế của người xưa.
Công ty sản xuất trò chơi máy tính Nhậm Thiên Đường ở Nhật, lúc đầu chỉ là một công ty nhỏ. Nhưng vì kinh doanh máy trò chơi điện tử rất được mọi người yêu thích nên lượng tiêu thụ lớn, lợi nhuận tăng khiến ai cũng kinh ngạc. Vào thời hưng thịnh nhất, người ta thấy trước cổng công ty người mua xếp hàng dài 1 đến 2 km. Công chúng không ngại mưa rét đến xếp hàng chờ mua các sản phẩm trò chơi điện tử của công ty. Có người đợi hàng mấy ngày mà cũng không mua được. Mọi người quên ăn, quên vui chơi, gia đình nào cũng thích quây quần bên nhau cùng chơi. Những người độc thân thì đến các trung tâm giải trí chơi trò chơi của công ty thâu đêm suốt sáng. Trò chơi này không chỉ dành cho trẻ em mà nó đã thu hút tất cả mọi tầng lớp, lứa tuổi. Lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty sánh ngang với các tờ báo hàng đầu của Nhật như "Tin tức Nhật triều”, "Tin tức mua bán". Công ty nhỏ bé Nhậm Thiên Đường chỉ trong một thời gian ngắn đã thành đối thủ mạnh của các công ty điện khí lớn ở Nhật như Phúc Thổ Thông...
Tuy qui mô nhỏ nhưng Nhậm Thiên Đường có bề dày lịch sử. Năm 1889, công ty sáng lập trò chơi đánh bài trên máy. Trong quá trình dài nghiên cứu và ứng dụng trò chơi này công ty nhận ra rằng trẻ con rất nhanh thay đổi sở thích đối với các trò chơi, ghét trò cũ, thích trò mới. Cho nên phải không ngừng thay đổi sản phẩm và lôi kéo sự ham thích của trẻ. Sau đó đến những năm 70, công ty cho ra loại sản phẩm "súng điện quang" và máy bay tiềm kích. Sau đó đến những năm 80 công ty bước vào cao trào sản xuất trò chơi điện tử. Và lần này họ đã thành công vì biết vận dụng nhiều tiến bộ của kỹ thuật máy tính điện tử. Do đó dẫn đến một cuộc cách mạng trong trò chơi.
Lúc đầu nó áp dụng nguyên lý của hệ thống máy tính gia dụng 9900 mà công ty máy tính Mỹ sản xuất, sau đó tập trung ở một vài công năng cơ bản, khiến cho giá thành sản xuất giảm. Sau khi trò chơi điện tử xuất hiện, công ty lại tiến hành sản xuất hàng loạt sản phẩm mới trên phiên bản đĩa mềm, duy trì cơn sốt máy tính trò chơi điện tử trong một thời gian dài.
Khi xã hội đang lên cơn sốt và công ty đã giành được những thành công to lớn, lãnh đạo công ty vẫn giữ thái độ điềm nhiên và nói rằng: "Công ty Nhậm Thiên Đường không phải làm đồ chơi trẻ con. Mục tiêu của công ty là tìm đến những đối tượng người lớn". Trong phiên bản đĩa mềm công ty đặc biệt chú ý đến tốc độ, tính kích thích và tình tiết. Hiển nhiên đây là tư tưởng chỉ đạo xuất phát từ việc lấy đối tượng là người lớn. Kết quả là thị trường được mở rộng tới mọi đối tượng, thu được thành công to lớn.