Hàn Tín chính là người như vậy, trong đầu ông ta lúc nào cũng mơ ước tha thiết được phong vương. Khi Hạng Vũ vây khốn Lưu Bang ở thành Huỳnh Dương, Lưu Bang nôn nóng đi ra đi vào, chỉ mong Hàn Tín mau đến giải nguy cho mình. Nhưng Hàn Tín lại sai sứ giả đến nói rằng: "Đất Tề thay đổi thất thường, thường xuyên giao động giữa Hán và Sở, chi bằng lập Vương giả ở Tế để an định nó. Thần xin tự lập mình là Vương giả". Hóa ra, Hàn Tín muốn phong mình làm vương nên đã nghĩ ra cách này. Nó thể hiện ra ở lời nói, bất chấp thật giả chỉ cần làm Vương là được rồi.
Lưu Bang to tiếng quát lớn: "Ta gặp nguy khốn ở đây ngày ngày mỏi mắt mong anh ta đến cứu nhưng anh ta không những không đến mà còn muốn lập mình làm Vương. Trương Lương, Trần Bình đứng bên cạnh vội đá vào chân Lưu Bang. Trương Lương nói thầm vào tai Lưu Bang rằng: "Bây giờ đang là lúc khó khăn, Đại Vương có thể bắt anh ta không lập mình làm Vương không? Chi bằng cứ phong cho anh ta để anh ta trấn giữ vùng đó, nếu không để xảy ra việc ngoài ý muốn thì sẽ không dễ giải quyết đâu”. Lưu Bang là một người thông minh nên hiểu ra ngay. Ông ta vội vàng đổi giọng nói: "Đại trượng phu làm chư hầu, đã làm thì phải làm Vương thật, hà tất phải làm Vương giả?". Rồi lập tức sai Trương Lương thay mặt mình, chính thức phong cho Hàn Tín là Tề Vương để làm yên lòng anh ta, bảo đảm anh ta sẽ vì Hán mà đi đánh Sở.
Chỉ phong cho một mình Hàn Tín, còn các tướng lĩnh khác thì sao? Chỉ phong cho một người thì không được, các tướng lĩnh khác cũng phải được phong Vương, nếu không sẽ không có cách gì yên định. Thế là Bành Việt, Anh Bố, Lưu Quán cũng lần lượt được phong Vương.
Vào thời kỳ đó, phong Vương, phong Hầu vừa thể hiện địa vị giá trị xã hội của một người vừa thể hiện lợi ích vật chất. Có danh có lợi, vì thế số người theo đuổi việc này rất đông. Trương Lương chính vì nhìn thấy được tính cấp bách của lòng ham muốn lợi ích nên khuyên Lưu Bang chi bằng lợi dụng nó để đạt được mục đích thống nhất thiên hạ của mình. Với mục tiêu nhất định, cần phải dám sử dụng đòn bẩy lợi ích, từ đó điều động tính tích cực của thuộc hạ. Ở bất kỳ thời đại nào, nó cũng có tác dụng. Trong đấu tranh chính trị thời cổ, việc làm này đã có hiệu quả như vậy, trong thương trường hiện đại e rằng càng không thể tách rời nó.
Học viện giao thông Trùng Khánh - Trung Quốc có một phòng nghiên cứu hiện tượng sạt lở rất nổi tiếng. Trưởng phòng nghiên cứu, giáo sư Vương Hóa Khanh là một ví dụ điển hình trong việc giỏi vận dụng lợi ích vật chất để điều động tính tích cực của nhân viên.
Vương Hóa Khanh thường nói: “Tôn Trung Sơn dốc sức cho cách mạng Quốc Dân 40 năm, thắng ít bại nhiều cuối cùng ông ta mới hiểu, cần phải có đội quân thuộc về mình, thế là thành lập trường quân đội Hoàng Phố”. Vương Hóa Khanh muốn vận dụng những thành quả nghiên cứu của mình vào trong thực tế, cũng cần phải có một đội ngũ công trình có phong cách riêng dưới quyền mình. Như vậy mới có thể thể hiện đầy đủ ý đồ thiết kế của ông ta.
Vương Hóa Khanh quy định, tất cả nhân viên quản lý của công ty bao gồm nhân viên thi công, nhân viên quản lý, nhân viên thu mua, nhân viên kỹ thuật, kế toán lương tháng cao nhất là từ 3.000 - 5.000 đồng, lương tháng cao nhất của công nhân bình thường cũng có thể lên đến 2.500 đồng. Ông ta còn quy định, những nhân viên nào có cống hiến nổi bật trong việc giải quyết các vấn đề thực tế đều được khen thưởng khuyến khích. Có một lần, nhân viên thi công gặp phải sự cố ách tắc, nếu không kịp thời loại bỏ tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Có một thanh niên khỏe mạnh dũng cảm nhảy xuống hố, rất nhanh lấy ra được tạp vật, lưu thông đường ống. Vương Hóa Khanh sau khi biết chuyện liền thưởng cho anh ta 200 đồng.
Điều động đầy đủ lợi ích vật chất có thể làm cho những nhân viên này ra giá không hạn độ, không đưa tiền thì không làm việc hay không? Không thể! Trên thực tế sau khi Vương Hóa Khanh áp dụng biện pháp lợi ích vật chất, các nhân viên đều cho rằng sức lao động của mình được tôn trọng, cảm thấy sự coi trọng của lãnh đạo đối với mình, cho nên họ đều cố gắng tập trung làm việc, tích cực đưa ra những kiến nghị hợp lý, xung phong đám nhận giải quyết những vấn đề khó.
Coi trọng vật chất lợi ích, không chỉ là để khen thưởng khuyến khích mà còn dùng để phạt những nhân viên lười lao động. Nếu ai ăn bớt nguyên liệu, đòi hỏi điều kiện rồi mới làm việc tất cả những thái độ lao động không nghiêm túc này đều bị phạt. Trong công trình, bất kỳ khâu nào hơi không đúng qui cách đều vị phá đổ xây lại, quyết không thể qua loa.
Với chế độ thưởng phạt nghiêm minh, mọi người trong đội công trình này đều chịu đựng vất vả, chịu đựng khiển trách, ai cũng coi trọng chất lượng, thường làm việc của ba ngày trong một ngày.
Coi trọng lợi ích vật chất, không chỉ là thưởng phạt bằng vật chất mà ở các phương diện khác, Vương Hóa Khanh cũng rất chú ý phát triển lực hướng tâm và lực ngưng tụ của toàn bộ công ty. Ông rất quan tâm đến bữa ăn của công nhân, mỗi bữa trưa, bốn món và một bát canh nhưng hàng tháng công nhân chỉ phải nộp hơn 100 đồng tiền ăn. Ông quan tâm từ nhân viên quản lý đến công nhân. Lái xe Trần làm đám cưới, ông đáp máy bay chuyên cơ từ tỉnh ngoài về tham dự lễ cưới và còn làm người chứng hôn.
Ở không ít doanh nghiệp ngoài nước (như ở Nhật Bản) việc coi trọng, dùng lợi ích vật chất để điều động tính tích cực của nhân viên đã trở thành một thông lệ quốc tế trong nền kinh tế thị trường. Ở Trung Quốc đây mới chỉ là bước đầu, còn chờ tìm ra biện pháp và chế độ thưởng phạt có hiệu quả. "Trọng thưởng kẻ dưới, ắt có người tài". Vận dụng đạo lý mà tất cả người đời xưa đều biết này vào trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì trời đất càng rộng lớn hơn.