Hạng Vũ từ nhỏ đã là một kẻ ngang bướng hữu dũng ít mưu. Có một lần, chú của anh ta là Thúc Lương dẫn anh ta đến chỗ đám đông xem cảnh tượng náo nhiệt khi hoàng đế đi tuần ở phía đông. Lúc Hạng Vũ nhìn thấy tư thế oai hùng không ai sánh được của Tần Thủy Hoàng liền buột miệng nói rằng: "Tuy nói ông ta là hoàng đế nhưng ta cũng có thể cướp ngôi của ông ta". Hạng Lương giật mình vội vàng bịt miệng anh ta lại.
Dũng khí này lại được thể hiện khi Hạng Vũ khởi nghĩa phản Tần.
Một hôm, quân thủ Cối Kê là Ân Thông tìm đến Hạng Lương mật bàn một việc. Ông ta nói: "Trần Thắng dấy binh, cả nước đều làm phản, xem ra ý trời muốn diệt Tần. Ông có thể giúp tôi khởi nghĩa không? Ông ta biết Hạng Lương là con cháu của Hạng Yên - tướng nước Sở - có khả năng hiệu triệu rất lớn, cho nên đã đi nước cờ này.
Những lời này trúng với ý của Hạng Lương. Nhưng Hạng Lương một người đa mưu túc trí lại không hề thay đổi thần sắc: "Cháu của tôi là Hạng Vũ có thể làm việc này. Có anh ta trợ giúp việc lớn ắt thành." Ân Thông rất vui mừng, hẹn ngày mai mời chú cháu họ Hạng đến cùng bàn tính.
Sáng hôm sau, Hạng Lương nói rõ mưu kế của mình như thế cho Hạng Vũ, lại để Hạng Vũ ngầm giấu một thanh kiếm nhọn trong người rồi cùng nhau đi đến phủ của Ân Thông. Khi nhìn thấy thân hình cao lớn của Hạng Vũ đứng trước mặt mình, ân Thông vui mừng thốt lên: "Một tráng sĩ tốt". Đúng lúc này Hạng Lương ra hiệu "Có thể động thủ rồi!" một cách từ từ. Loáng một cái, chỉ thấy Hạng Vũ rút kiếm ra tiến lên một bước, người Ân Thông đã đổ gục xuống đất. Tiếng kêu làm kinh động đến các vệ sĩ ở ngoài nhưng Hạng Vũ đã không để cho họ kịp trở tay, bằng sức mạnh vạn người không địch nổi trên đường đi giết hết các tướng.
Trước tình hình như vậy, dân trong thành Cối Kê ai dám nói một chữ "không"? Hạng Lương thấy thời cơ đã chín muồi,vội vàng tranh thủ kêu gọi mọi người đứng lên phản Tần. Và như thế lại một cuộc khởi nghĩa vũ trang phản Tần nữa nổ ra.
So sánh việc ra sức đánh nhau với một mưu trí nhất định, có lúc vai trò của sự dũng cảm vẫn quan trọng hơn. "Bất cứ việc gì sắp đặt trước thì thành công, không dự tính ắt thất bại". Chỉ có thuận theo trào lưu, chuyên tâm trù hoạch, dốc hết sức lực, liều chết tranh đấu mới có thể thực hiện được mưu kế đặc biệt, giành được cơ hội sinh tồn trên thương trường. Cuộc chiến tranh giành bản quyền phát minh đèn điện trong lịch sử là ví dụ điển hình của sự thành công nếu trí dũng kết hợp.
Năm 1879, Edison sau một thời gian khổ tâm nghiên cứu đã thắp sáng lên ngọn đèn điện đầu tiên trên thế giới và giành được bản quyền phát minh sáng chế đèn điện. Năm 1882, ông ta lại xây dựng nhà máy điện có quy mô lớn đầu tiên trên thế giới. Thế thì việc sử dụng các bóng đèn điện, nhà máy điện trên thế giới sau này có phải đều phải mua bản quyền từ ông ta? Nếu quả thực như vậy thì việc theo đuổi sự cạnh tranh nghề nghiệp trên lĩnh vực này sẽ ở vào tình thế vô cùng bất lợi.
Người đầu tiên ra mặt tranh giành bản quyền phát minh với Edison là nhà khoa học westhass. Ông ta cùng với Edison đã ra tòa 7 năm vì chuyện này nhưng cuối cùng cũng thất bại. Song ông ta đã phát minh ra dòng điện xoay chiều, điều này lại được cả thế giới công nhận. Không có điện làm sao có đèn điện? Trong dòng điện do nhà máy điện phát ra, dòng điện xoay chiều là trào lưu phát triển có tính ưu việt hơn dòng điện một chiều. Xét về ý nghĩa này thì việc tố tụng tranh giành bản quyền của westhass vẫn có giá trị bởi vì cuối cùng nổ đã phá vỡ sự thống nhất trên toàn thế giới về bản quyền sáng chế do Edison độc bá.
Các nhà khoa học nước Nga cũng không chịu thua kém trên lĩnh vực này. Chính phủ Nga thông tin rằng: Từ năm 1874, các nhà khoa học Nga Aniludegin đã phát minh ra đèn sáng trắng, thậm chí năm 1873 ông ta đã dùng đèn sáng trắng làm thí nghiệm thắp sáng đèn đường trên phố Pêtécbua.
Sau đó họ lại rêu rao: Nhà khoa học Nga Brao đã chế tạo ra đèn điện huỳnh quang phát sáng. Thời gian phát minh là năm 1845, sớm hơn 30 năm so với Edison.
Các nhà khoa học Anh cũng không im lặng về vấn đề này. Chính phủ Anh tung tin nhà khoa học nước Anh Swatt đã từng giới thiệu bóng đèn sợi Cacbon trong hội nghị hóa học ở Newkaser vào tháng 12 năm 1878. Hai năm sau đó đã được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Xem ra, đây là sự tranh giành bản quyền sáng chế đèn điện nhưng trên thực tế ai cũng biết đằng sau bản quyền phát minh là lợi ích kinh tế hiện thực. Bốn nhà khoa học đều có chứng cứ nói rằng mình phát minh ra đèn điện sớm hơn Edison nhưng thông lệ vẫn cho rằng đèn điện là do Edison phát minh ra đến nỗi phải đi tranh giành bản quyền sáng chế với ông ta. Từ đây có thể thấy, việc ra tay trước là quan trọng như thế nào, đăng ký bản quyền cũng lại là việc rất quan trọng. Đương nhiên dám tranh giành bản quyền với ông ta còn có hy vọng thành công nhưng tất cả đều đã muộn.