ôi bắt đầu đi học lại từ thứ Hai tuần kế tiếp. Lần này, không phải là nỗi lo về việc quên đồ, trộm cắp, cháy nhà nữa, trong tôi xuất hiện một nỗi lo mới: cái cảm giác bất an kia - những lo lắng không yên về việc quên đồ, trộm cắp, cháy nhà... - liệu có quay trở lại? Điều này khiến tôi chẳng mấy hào hứng với việc tới trường, thế nhưng hình như tôi bắt đầu thấy nhớ, dù chỉ là một chút, những va chạm với thế giới bên ngoài.
“Hồi trước ấy, tớ còn tưởng Hoshino không thể nói chuyện cơ.”
Một hôm, tôi ngỡ ngàng khi nghe bạn gái ngồi kế bên nói vậy. Chẳng lẽ ngày trước mình hâm đến thế sao, tôi ngỡ ngàng, nhưng cũng phần nào thấy thanh thản vì cô bạn ấy đã nói thẳng với tôi như vậy. Và như thế, trường học dần thay đổi, từ một vùng hỗn độn đầy những lỗ cống dần trở thành một thế giới trong đó ngôn từ thực sự được chia sẻ.
Hằng ngày, sau khi tan học, tôi chạy như bay về trang viên Cây Dương, mang theo lá thư đã viết từ đêm hôm trước tới chỗ bà cụ. Khi tôi đưa cho bà phong thư có ghi “Từ: Chiaki - Tới Bố”, bà cụ bèn đứng lên, hừm một tiếng ra chiều khó nhọc rồi nói là chấp nhận, đoạn bỏ thư vào ngăn kéo tủ. Cho rằng chỉ nhắm mắt thôi thì chưa đủ, tôi còn dùng cả hai tay bịt thật chặt mí mắt. Nếu không làm vậy, tôi sẽ chẳng thể nào ngăn bản thân khỏi nhìn vào ngăn kéo. Vì hai con ngươi dưới lớp da mỏng trên mí mắt bị tay tôi ấn quá mạnh, nên giữa bóng tối tôi thấy hiện ra những quần sáng hư ảo màu đỏ và xanh. Cho tới khi đã mở mắt được một lúc, tôi vẫn còn thấy như cả vũ trụ đang trôi nổi bồng bềnh và lượn vòng xung quanh.
Tôi tự hỏi mình đã viết thư trong tâm trạng như thế nào? Ban đầu, tôi viết không phải vì bị thôi thúc bởi một ước muốn rõ ràng là “mong được nói chuyện với bố”. Có một điều chắc chắn, là tôi cảm thấy từ tận sâu trong tim, có điều gì đó mách bảo mình nên viết thư, nên làm như thế. Với tôi, việc bố đã mất và việc tôi viết những bức thư gửi bố chẳng có gì liên quan đến nhau. Điều khiến tôi khoái chí hơn cả, đó là ngỡ ngàng thốt lên: “Ô, cháu mà cũng viết được chữ cơ à?” hay “Cháu đang cố làm cho bà chết sớm đây.”
Lá thư đầu tiên của tôi như thế này.
Bố có khỏe không ạ? Con khỏe. Tạm biệt bố.
Ba lá thư đầu, tôi lặp đi lặp lại cùng một nội dung. Đến lá thứ tư, tôi đã viết khác đi, không phải vì nghĩ rằng “viết thế này thì tệ quá” mà bởi vì, tôi thực sự có điều để nói.
Bố có khỏe không ạ? Hôm nay con lên bảy rồi. Mẹ mua cho con một cái bánh ngọt. Hai mẹ con cắt bánh và mang xuống mời bà cụ chủ nhà. Bà gọi bánh ngọt là “kẹo Tây” bố ạ. Mang cả sang cho bác Nishioka và cô Sasaki ở phòng bên cạnh nữa. Bánh rất ngon. Mẹ tặng con quyển “Những cuộc phiêu lưu của cô gà mái Emma”. Tạm biệt bố.
Viết tới đó thì mẹ bảo tôi đi ngủ, thế là tôi dán nguyên lá thư ấy lại và từ hôm sau trở đi, tôi chuyển sang viết về những gì đang xảy ra xung quanh mình theo đúng kiểu của một đứa trẻ bảy tuổi. Chúng giống nhật ký hơn là những trang thư. Ngày qua ngày, tôi lại càng viết hăng say. Có thể kể với ai đó về một ngày của mình mà không hề phải bận tâm xem “liệu có làm người đó lo lắng không” hay “liệu có bị mắng không” - cảm giác ấy tuyệt vời đến bất ngờ.
Vào một buổi chiều tháng Mười một, cây dương trút lá trong chớp mắt, còn giàn mướp qua lâu đã có tới năm quả chín đỏ. Ngày ngày, tôi vẫn đến chỗ bà cụ sau khi tan học và cùng bà quét lá rụng. Cái chổi tre cao hơn hẳn thân người tôi, thành thử trông tôi cứ như đang bị nó lắc lư loạn xạ. Nhưng tôi là đứa khá siêng làm. Vì bà bảo: “Lá rụng nhiều thế này, phiền hàng xóm lắm!” Thế là tôi không chỉ quét trong vườn mà còn ra ngoài đường, tới cái nhà có con chó hay sủa hóng, tôi quét sạch cả con đường trong tiếng chó sủa inh tai. Tôi biết, chỉ cần sang ngày mai thôi, tất cả sẽ lại đâu vào đấy, nhưng tôi thực sự say sưa với sự lặp lại này. Tôi cầm chổi rất chặt, khiến da ở chỗ ngón trỏ và ngón cái bị loét ra. Lần nào như vậy, bà cụ đều bôi thật đẫm thuốc vào tay tôi và nói:
“Cháu đúng là oặt oẹo quá đi.
Những lúc ấy, bà cụ hết nhìn chỗ đau lại nhìn cái mặt nhăn nhó của tôi, vừa nhìn vừa cười hô hô ra chiều sung sướng lắm.
Rất lâu về trước, khi người chồng quá cố của bà cụ - ông già râu bạc trên bàn thờ - trồng cây dương non trong khu vườn, khắp vùng này ruộng rẫy còn thưa thớt, đồng cỏ mọc rậm rì. Nghe nói ngoài ngôi nhà giống như một túp lều tạm thì gần như chẳng có rào giậu gì che chắn xung quanh nhà hai vợ chồng bà, trong vùng chỉ có thêm vài hộ nông gia nữa. Khung cảnh ấy cũng từa tựa như vùng đất nơi ông bà đã sinh ra và lớn lên. Thời gian đầu, bà cụ thất vọng lắm: “Khó khăn lắm mới dứt áo ra đi được, vậy mà lại sống ở một nơi như thế này sao?”
“Nhưng thầy của bà rất thích nơi này. Ông ấy hơi buồn khi xung quanh các ngôi nhà bắt đầu mọc lên chen chúc. Mà có khi cứ như ngày xưa lại hay. Ở một nơi toàn đồng cỏ rậm rạp thì chẳng cần phải quét lá rụng làm gì, nhỉ?” Bà cụ nói, cánh mũi nở phập phồng.
Lá rụng được quét vun lại thành đống rồi đốt, cháy rất nỏ. Nếu chỉ lá cây không thôi thì rất khó bắt lửa, bà cụ bèn lấy can dầu trong nhà kho ra và rót vào một cái cốc uống cà phê sứt quai. Sau đó, bà cụ nhúng đầu mấy tờ báo được cuộn tròn vào cốc dầu rồi dùng diêm châm lửa. Bà cụ nâng ống giấy báo đang cháy lên như nâng một bó đuốc, lưng bà cụ còng hơn hẳn mọi khi, khiến trông bà hơi đáng sợ. Chỗ dầu còn lại trong cốc bà cụ rải đều lên khắp đống lá rồi dùng ống giấy báo châm lửa, trong thoáng chốc, cả thân người bà cụ bất động.
Ban đầu, ngọn lửa cháy chậm chạp. Như một con vật hèn nhát chỉ dám ló mắt khỏi hang mà dò xét xung quanh. Nhưng chỉ thoáng sau, trạng thái lập lòe ấy vụt tan biến, ngọn lửa đã trở nên ổn định liền cháy bùng lên, như thể nó đang hô hấp mạnh mẽ. Trước sự bùng cháy bất chợt ấy, tôi không khỏi bàng hoàng, còn bà cụ bắt đầu đi lòng vòng quanh đám lửa, dường như câu thần chú làm bà bất động khi nãy đã được hóa giải.
Tôi ngồi xổm xuống, nín thở nhìn cảnh lá khô và giấy vụn dần biến dạng giữa ngọn lửa như trong cơn hấp hối. Chúng gợi tôi nhớ tới hài cốt của bố mà tôi đã thấy ở khu hỏa táng, nhưng chẳng hiểu sao ngọn lửa của đống lá không khiến tôi thấy bất an. Bởi vậy mà cứ mỗi lần đốt lá khô, từ trong tôi, những ký ức về hài cốt của bố lại bị khơi dậy. Điều đó lặp đi lặp lại hết lần này đến lần khác, cho đến khi hình ảnh tro xương của bố đã dần tách rời hẳn khỏi các ký ức thông thường và trở nên thân thuộc với trái tim tôi như một ý nghĩ thuần
Nếu là vào ngày nghỉ và cô Sasaki có ở nhà, thế nào cô cũng ngửi thấy mùi đốt lá.
“Cháu đi mua khoai nhé!”
Nói xong, cô liền leo ngay lên xe đạp và phóng đi.
°
°
Chúng tôi nướng khoai theo cách của bà cụ: đầu tiên, bọc khoai bằng một lớp giấy báo ướt, sau đó gói tiếp một lượt giấy bạc rồi từ từ nướng lên, khoai sẽ rất ngon. Buổi chiều đông nhá nhem, ngồi bên đống lửa đốt từ lá khô, mặt mũi thì nóng bừng nhưng cơ thể lại lạnh đờ và tê cứng, giữa lúc ấy mà được ăn khoai nướng nóng hổi thì chẳng có bữa tiệc nào trên đời này sánh bằng.
Ngoài đường, cứ hễ có ai đó tình cờ đi ngang qua, cô Sasaki cũng đều gọi với theo dẫu có là người không quen biết.
“Mời tới đây ăn khoai ạ.”
Đám lửa càng lúc càng cháy lớn và chẳng thể ngờ được, đôi khi người được gọi cũng đáp lại lời mời bất ngờ của cô Sasaki. Từ ông cụ dẫn chó đi dạo đến cô gái bán bảo hiểm hay cậu bé đang dắt chiếc xe đạp hỏng với khuôn mặt lem luốc đất lẫn nước mắt. Mọi người không nói gì nhiều với nhau. Thực ra, cũng có thể là vì miệng ai cũng đầy khoai nóng nên không nói được. Nhưng ký ức đó - về những người không quen biết nhau, chưa một lần gặp mặt lại ngồi quây quần quanh đống lửa trong vườn nhà bà cụ và cùng ăn khoai nướng - để lại trong tôi một dư vị khó phai, một bức tranh rất đỗi yên bình.
°
°
Chuyện xảy ra vào một ngày nọ. Hôm đó, tôi đang chờ bà cụ trong vườn. Liệu có phải bà đi gặp bác sĩ để khám mắt không nhỉ? Tôi đi học về đã được một lúc lâu rồi. Sau đợt gió Bắc đêm qua, cây dương gần như trơ trụi. Vừa quét vun lá rụng tôi vừa nghĩ: “Nếu chẳng còn cái lá nào thì làm sao mà đốt lửa được nữa.” Tôi cứ tưởng, giống như khi nhặt sỏi bên bờ sông, hàng ngày ta có quét lá rụng bao nhiêu đi nữa cũng chẳng bao giờ hết, vậy mà việc ấy tới một lúc nào đó cũng sẽ ngừng lại, lần đầu tiên tôi nhận ra điều đó. Nắm chặt cây chổi tre, chẳng hiểu sao tôi thấy lo lắng quá
Tôi vun lá cây lại thành một đống lớn. Dĩ nhiên tôi hiểu trẻ con không được nhóm lửa một mình nên chỉ ngồi xổm ở đó, yên lặng đợi bà cụ về. Gió đã lặng nhưng hôm nay là một ngày lạnh giá và xám xịt. Đôi chân đang gập lại từ từ mất cảm giác, tôi thấy người lạnh dần và lả đi.
“Này, này...”
Có tiếng gì như tiếng gọi tôi từ phía xa, tôi mở mắt. Không biết tôi cứ ngồi xổm như thế mà ngủ quên mất từ lúc nào. Trên đầu gối để tràn có vết răng cửa hằn xuống, chân tôi tê dại, rân rân như kiến bò. Trời đã sẩm tối.
“Cháu ngủ đấy à?”
Giật mình ngẩng đầu lên, trước mắt tôi hiện ra một cái đầu thỏ khổng lồ. Con thỏ mặc quần bò, giơ tay vẫy vẫy tôi khi ấy đang ngỡ ngàng trong tư thế ngồi xổm.
“Cô Sasaki ạ?”
“Ôi, cháu nhận ra ngay được à.”
Cái đầu thỏ được nhấc lên, và rồi cô Sasaki xuất hiện. Tóc cô bông xù lên trong giây lát khi cái đầu thỏ được nhấc ra, tôi đã nghĩ: “Cô Sasaki thật đẹp!”
“Cái này là của công ty cô làm đấy. Người ta nói không cần nữa cho nên...”
Cô Sasaki dúi cái đầu thỏ khổng lồ về phía tôi.
“... cô định cho cháu.”
Hai chân tê dại, tôi loạng choạng đứng lên và đội thử cái đầu thỏ vào.
“Chẳng nhìn thấy gì cả cô ạ. Mùi khó chịu quá!”
Quanh tôi mọi thứ hoàn toàn tối đen.
“Chắc không được rồi. Vị trí hai mắt được làm để phù hợp với đầu của người lớn mà.”
Cô Sasaki nhấc cái đầu thỏ ra giúp tôi rồi bảo: “Lần sau cô mang về cho cháu cái khác dành cho trẻ con nhé.” Dù không có mong muốn hóa thân thành một chú thỏ nhưng tôi vẫn nói cảm ơ
“Bà già đâu rồi?” Thỉnh thoảng, cô Sasaki vẫn gọi bà cụ như thế.
“Bà không có nhà ạ.”
“Đi đâu thế không biết?”
“Cháu đoán chắc bà đi gặp bác sĩ mắt.”
“Ừm, mắt bà kém à?”
“Chắc là đến để bác sĩ lấy lông quặm cho ạ.”
Vì bà già rồi nên lông mi mọc quặp vào trong mắt, nếu không định kỳ nhổ đi, chúng sẽ làm xước nhãn cầu. Tôi giải thích cho cô Sasaki theo những gì tôi nghe được từ bà cụ.
“Đấy là vì lớp da ở mi mắt bị chùng đấy, chắc chắn là thế.” Cô Sasaki đặt ngón tay vào thái dương rồi xếch hai mắt lên trông như con cáo, cả hai chúng tôi cùng không nói gì thêm.
Bóng tối đen thẫm, đặc trưng của những ngày ngắn nhất trong năm, bắt đầu buông xuống như mực chảy tràn.
“Muộn thế này rồi...”
Cô Sasaki lẩm bẩm một mình. “Đã mua khoai rồi, thế mà lại...”
Tự nhiên tôi cảm thấy không yên tâm. Từ trước tới giờ, bà cụ chưa lần nào về quá muộn sau khi đi khám bác sĩ, cũng chưa lần nào đi vắng đến tận giờ này. Nhỡ mà... muộn thế này rồi mà bà vẫn chưa về, không chừng...
“Cô Sasaki, cô có kể là lũ mèo, trước khi chết chúng sẽ bỏ đi đâu đó phải không ạ?”
“Ừ.”
“Nếu không đi tìm bà thì...”
“Cháu nói gì cơ?”
“Bà bảo bà sẽ chết, khi nào cái ngăn kéo ấy đầy.”
“Ngăn kéo? Chuyện gì thế?”
Sao tôi lại vô tâm thế nhỉ? Ngày ngày, tôi vẫn mang thư đến đưa cho không hề nghĩ rằng cái ngày ngăn kéo đầy ắp sẽ đến nhanh như vậy.
“Cháu làm sao đấy, nói rõ ra xem nào.”
Hình như người ở trên tầng cũng nghe thấy tiếng cô Sasaki, cửa sổ chính giữa ba căn hộ lạch cạch mở. Có tiếng cười vọng ra, có lẽ là từ chương trình hài đang chiếu trên truyền hình, lúc này tôi đã thấy tỉnh táo hơn đôi chút.
“Có chuyện gì thế?”
Bác Nishioka với cái áo khoác ngắn xộc xệch do mặc vội nhô người ra khỏi cửa sổ.
“Con bé này, nó đang lo là bà già không về.”
“Vì việc của bà già mà tôi cũng đang nóng ruột như lửa đốt đấy,” cô Sasaki nói càng khiến tôi sốt ruột.
“Chắc là bà chết rồi.”
Ánh sáng từ căn phòng chỉ hắt ra được đến lưng nên tôi không nhìn thấy mặt bác Nishioka, nhưng dường như khi nghe tôi nói vậy, bác tỏ ra khá bàng hoàng. Có tiếng bước chân đi xuống cầu thang, lát sau bác Nishioka xuất hiện, tay vén lớp tóc dài phía bên trái sang để che bên tóc thưa hơn, bác đi ra vườn.
“Chiaki, sao cháu lại nghĩ là bà cụ chết rồi?”
Bác hỏi tôi, vẫn với lối nói nhanh líu cả lại như mọi khi. Dẫu không muốn kể về những lá thư, trong lòng tôi không khỏi cảm thấy mặc cảm tội lỗi vì đã nhờ bà cụ giữ hộ nhiều thư như vậy. Tôi chỉ nói được rằng: “Vì mãi bà vẫn chưa về.” Chính trong khoảnh khắc ấy, ý nghĩ “Mình thành kẻ nói dối rồi!” chợt xuất hiện và bất ngờ, nước mắt tôi rơi lã chã.
Hiệu quả của nước mắt thật đáng kể, bác Nishioka bối rối dỗ tôi khi ấy đang nước mắt ngắn nước mắt dài, rồi bác giậm chân loạn cả lên. Cô Sasaki thở dài, chụp lên đầu tôi cái đầu con thỏ.
“Dù sao thì, dù sao thì ta cũng phải đi tìm bà cụ chứ. Những… những… những việc như thế này, người ta vẫn bảo là bọn trẻ con thường đoán đúng.”
Bên trong cái đầu thỏ vừa tối vừa bốc mùi khó chịu, tôi rùng mình sợ hãi khi nghe câu nói run run của bác Nishioka. Thật ư? Trẻ con thường đo đúng ư?
“Không thì, nhỡ đâu bà cụ quên mất đường về nhà, việc đó cũng…”
“Bác đùa à?” cô Sasaki hình như định nói tiếp gì đó, “Bà già ấy… thì…”
“Sao mà biết được. Chẳng ai nói trước được gì. Cũng có thể tự nhiên bà cụ đâm ra lẩn thẩn.”
“Hừm.”
“Dù sao thì, cũng nên đi tìm…”
“Tìm, nhưng tìm ở đâu cơ chứ?”
Sau một hồi vật lộn cố gỡ cái đầu thỏ, tôi ngồi phệt ra đất.
“Ta đến chỗ bác sĩ mắt đi.”
Tôi nói với cô Sasaki, người cuối cùng đã giải thoát cho tôi khỏi thứ của nợ ấy.
“Vậy, tôi sẽ đi về phía nhà ga…”
Vẫn mặc áo khoác ngắn, bác Nishioka dợm bước đi.
Đã hết giờ khám bệnh của bác sĩ, chúng tôi nhấn chuông thế nào cũng không thấy ai ra. Vừa đi trên con đường tối thẫm, tôi vừa để ý nhìn xung quanh, hay là bà cụ bị ngã ở đâu rồi nhỉ.
“Không sao đâu. Chắc là bà cụ đã về nhà rồi.”
Cô Sasaki miệng hút thuốc, lững thững bước. Chợt tôi hít hà hít hà.
“Mùi gì thơm thế cô nhỉ?”
Cô Sasaki cũng dừng lại một lát ngửi ngửi: “Chắc quanh đây có ai đang nấu cà ri.”
Phải rồi, bầu không khí trong lành của một đêm đầu đông, món cà ri từ nhà ai đó và làn khói thuốc lá. Mình biết sự kết hợp này, tôi nghĩ. Mình từng trải nghiệm cảm giác này rồi. Lần đó hai bố con tôi đi dạo trên con đường đêm, cũng có mùi cà ri, và bố cũng đang hút thuốc. Chợt nhớ tới vầng trăng đã thấy dạo đó, một vầng trăng vằng vặc tròn đầy, tôi nhìn lên bầu trời:
“Trăng!” tôi reo lên.
“Ừ, trăng rằm đấy!” cô Sasaki trả lời, chậm rãi nhả ra một làn khói trắng.
“Cô nghĩ là bà sẽ về thật chứ?”
Khi tôi hỏi lại lần nữa, cô Sasaki không nói gì, chỉ cầm lấy tay tôi và nắm thật chặt.
Lúc chúng tôi về đến trang viên Cây Dương, mẹ đang sốt ruột đứng đợi ở cổng. Thấy tôi và cô Sasaki đi cùng nhau, mẹ có vẻ hơi ngạc nhiên.
“Mẹ ơi, bà đâu? Bà vẫn chưa về à?”
“Chưa. Có chuyện gì à?”
Tôi đang ủ rũ nên cô Sasaki bèn thay tôi kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe.
“Tôi cũng chẳng ra sao cả. Ai lại đi bảo về con bé rằng, lũ mèo trước khi chết sẽ bỏ đi tìm nơi chết, vì vậy mà con bé mới lo lắng…”
Mẹ âu lo nhìn tôi, nhưng rồi ngay sau đó mẹ nói.
“Không đâu, cũng hơn bảy giờ rồi, con bé lo cũng đúng thôi.”
Mẹ vỗ nhẹ vào lưng tôi khi ấy đang ủ rũ.
“Những lần trước, như cái lần đi du lịch suối nước nóng cùng hội người cao tuổi ấy, bà cụ còn báo với tôi một tiếng rồi mới đi cơ mà.”
Cô Sasaki cũng bắt đầu thấy rốt ruột, có lẽ vì nghe mẹ nói là cũng đã hơn bảy giờ rồi. Cô liếc sang nhìn ra phía con đường chạy dọc bờ song.
“Họ hàng của bà thì sao?” mẹ hỏi.
Cô Sasaki nghiêng đầu như muốn nói, tôi không biết. “Hình như hai vợ chồng họ không có con cái gì thì phải. Có lần tôi nghe thấy bảo bà cụ là vợ hai.”
Ba người chúng tôi thở ra toàn khói trắng, cứ thế đứng ngây ra ở cổng, đang lo lắng không biết đã có chuyện gì xảy ra, đúng lúc ấy, bác Nishioka trở về.
“Không được, không được rồi.
Bác Nishioka khoát tay rất rộng, như thể vừa đảm nhận một nhiệm vụ trọng đại vô cùng.
“Tôi đứng đợi ở cửa soát vế một lúc, nhưng nghĩ làm vậy chẳng ích gì nên mới hỏi nhân viên nhà ga xem có thấy bà cụ, xong tôi đi lòng vòng quanh khu mua sắm rồi ghé vào đồn cảnh sát…”
Đến lúc này, bác Nishioka mới nhận ra mẹ tôi: “A, chào cô!” bác nói bằng giọng trầm nhất có thể rồi cúi đầu.
“Ở đồn cảnh sát, đã có chuyện gì xảy ra sao?”
Bị cô Sasaki hỏi dồn, hàng mi của bác Nishioka cứ giật giật liên hồi. Bác càng nói nhanh hơn mọi khi.
“Không, không, tôi chỉ tới hỏi thôi.”
“Rồi sau đó?”
“Sau đó hả, chắc chắn là chưa thể yêu cầu mở cuộc điều tra tìm người được rồi… Nhưng tôi không nghe thấy cảnh sát nói gì về việc một bà cụ như thế…”
Đúng lúc ấy, từ con đường chạy dọc bờ sông, một bóng đen chầm chậm tiến lại.
“Bà ạ?”
Dưới ánh trăng mờ tỏ, bong bà thấp thoáng hiện ra.
“Ô kìa, mọi người tập trung cả ở đây à…”
Tiếng bà vang đến chỗ chúng tôi. Hơi bối rối, tôi đứng như trời trồng.
Bà cụ bận đồ tang kiểu truyền thống. Thường bà cụ không mặc kimino nên hiếm khi trông thấy bà cụ trong bộ dạng này, nhưng chi tiết khiến tôi chú ý nhất lại chính là khuôn mặt bà cụ. Hồi trước, khi lần đầu tiên gặp bà, tôi đã ngờ rằng khuôn mặt bà trông giống hệt nhân vật Popeye độc ác là vì bà đã uống phải một loại thuốc quái gở nào đó, và lúc này đây, tôi hoàn toàn tin đó là sự thật.
Cái mặt gãy của bà cụ trông như dài hơn. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy, trên khuôn mặt chảy dài đó, hai má ở nửa dưới mặt phồng lên, các nếp nhăn cũng căng ra, có thể thấy rõ là bà cụ trông trẻ hơn. (Thôi đúng rồi, ra là bà uống thuốc cải lão hoàn đồng…) cảm giác về sự hoạt bát thường ngày, gần như là cái vẻ gian gian, không còn nữa. Đến cả giọng nói của bà cụ cũng khang khác, nghe cứ khàn khàn làm sao ấy.
“Ôi, tôi mệt quá. Đi thăm viếng tang ma làm gì. A, chờ chút, cái này…”
Bà cụ mở túi xách màu đen và lấy ra một chiếc chìa khóa rồi chĩa về phía tôi. Tôi run run lại gần, cầm lấy chiếc chìa khóa. Mắt tôi cứ dán vào mặt bà cụ.
“Cháu thẫn thờ nhìn cái gì đấy? Mở cửa cho bà đi chứ!”
Bà vừa dứt lời, tôi liền hét lên.
“Bà… bà mọc răng!”
Bà cụ im lặng, có vẻ không được thoải mái cho lắm. Rồi bà cụ chậm rãi nói:
“Đấy là thứ để đeo vào miệng, dùng để diện khi ra ngoài.”
Nói đoạn bà cụ ngậm chặt miệng lại, lỗ mũi nở rộng ra hết cỡ.
Mình nhìn rõ hai cái hàm răng trắng đều ấy, bị cuốn vào suy nghĩ đó, tôi quên cả chớp mắt, đúng lúc ấy, một tiếng huýt lạ vang lên.
Cô Sasaki đưa hai tay lên che mắt, nhìn như vẻ đau khổ. Mẹ đứng đối diện cũng cúi xuống, hai vai run lên. Tôi tự hỏi không biết có phải hai người họ đang khóc không. Nhưng kỳ thực cả hai đang cười. Có điều gì đáng buồn cười thế nhỉ, tôi không hiểu gì nên quay sang nhìn bác Nishioka, đôi mắt bé tẹo của bác hấp háy liên hồi còn lông mày thì nhướng lên. Bà cụ vào nhà rồi đóng cửa đánh rầm một cái.
Sau bữa cơm chiều, mấy người lớn dắt tôi xuống thăm và xin lỗi bà cụ. Nhưng tôi chẳng hiểu gì cả, tại sao bà cụ lại khó chịu đến vậy. Điều duy nhất tôi biết chỉ là: “Ồ, hóa ra đó là răng giả.” Dù sao tôi cũng thở phào nhẹ nhõm vì bà cụ đã về nhà bình yên vô sự. Nhưng rõ ràng là không có răng giả trông mặt bà dễ coi hơn, tôi nghĩ. Và rồi tôi hậm hực, cảm thấy trong việc này hình như mọi người không công bằng với mình, sau đấy vì mệt quá nên tối đó, thật hiếm hoi, tôi ngủ mà không mơ mộng gì.
2
Bố có khỏe không ạ?
Hôm nay, con đi đến chỗ bác sĩ mắt để tìm bà cụ chủ nhà. Trên đường về, con bỗng thấy nhớ bố. Ngày trước, cái lần con và bạn Yuta và mẹ của bạn Yuta đi bách thú, bố đã tới nhà ga để đón con. Bố nắm tay con rồi vừa hút thuốc vừa kể chuyện chú thỏ trên mặt trăng cho con nghe. Có một người bị đói, thế là tất cả các con thú trong rừng đi tìm đồ ăn mang về. Nhưng chú thỏ yếu ớt nên không mang được gì về cả. Nó bèn lao vào ngọn lửa để biến mình thành đồ ăn. Bố bảo: “Chú thỏ sau khi chết được lên cung trăng đấy.”
Nghe bố kể chuyện chú thỏ xong, lúc nằm trong chăn con cứ nghĩ mãi. Và con đã khóc một ít. Con không thích câu chuyện buồn đó lắm. Tối hôm qua, con nghĩ, có lẽ bố đang ở trên mặt trăng cùng chú thỏ kia, thế là nước mắt con lại tuôn ra. Ở trên mặt trăng chỉ có bố và chú thỏ, thế thì buồn quá.
Bố ơi, nếu ngăn kéo của bà đầy chặt, bà sẽ chết đấy. Vì thế, từ giờ con sẽ không viết thư hàng ngày nữa. Thay vào đó, khi viết, con sẽ viết bằng chữ nhỏ. Con sẽ gọt bút chì thật sắc, và sẽ viết được nhiều.
Thế nhé bố, con chào bố!
Hôm bà cụ đi dự lễ tang, ý nghĩ “bà cụ sắp chết rồi” khiến tôi sợ điếng người, nhưng tôi vẫn viết thư cho bố. Buồn cười là thậm chí tôi còn viết hăng hơn. Ban đầu đó chỉ đơn giản là một trò chơi, chẳng biết từ lúc nào những lá thư ấy đã trở thành một phần không thể thiếu, giống như một thói quen vậy. Rồi một ngày nào đó có thể bà cụ sẽ chết, khi nghĩ như vậy tôi lại thấy việc viết thư dường như càng trở nên cấp bách hơn. Thế là dần dần, trong thư, tôi bắt đầu kể cho bố thêm nhiều chuyện.
Cũng có thể tôi đã vượt qua chuyện bố mất rồi nên không còn cảm thấy cay đắng khi nhớ về bố nữa. Nhưng nói đúng hơn, dường như tôi đang cố tìm câu trả lời cho những điều mình không thể tự tìm hiểu. Ngay cả bây giờ, khi đã trưởng thành, gặp bất kể việc gì không ổn, thì dù có là nhỏ nhặt, như cài lệch cúc áo chẳng hạn, nếu không làm lại từ đầu, tôi sẽ bị ám ảnh bởi cảm giác bất an, từa tựa như vết thương lâu lâu lại há miệng một vậy. Về sau, mẹ cố gắng kiếm tìm những điều mới mẻ trong cuộc sống, mẹ tái hôn, thế rồi tôi dần xa rời mẹ, nguyên nhân có lẽ vì bản tính của tôi.
Trong một lá thư gửi bố, tôi đã viết như thế này.
Bố có khỏe không? Móng chân của con rất giống móng chân của bố đấy. Con biết thế là vì ngày trước bố từng nói với con như vậy. Lúc đó con cũng nhìn móng chân của bố và thấy: “Đúng là giống thật!”
Hôm nay, lúc tắm xong, mẹ cắt móng chân cho con, con nhìn móng chân mình và có cảm giác thật lạ bố ạ. Móng chân con còn đây, vậy mà móng chân bố không còn nữa. Móng chân bố không còn nữa, vậy mà trước đây móng chân hai bố con mình lại có hình dáng giống hệt nhau. Trước đây có bố, có mẹ và con. Bây giờ không có bố nữa, chỉ còn mẹ và con thôi, tại sao lại thế? Nhưng nếu cứ nghĩ mãi nghĩ mãi thì đầu con sẽ quay như chong chóng mất.
Lúc cắt móng chân cho con, trán mẹ nhíu lại và mẹ tỏ ra chăm chú. Con đã nghĩ: “Chẳng biết hồi bố cắt móng chân cho mình, mặt bố trông như thế nào?” Nhưng con hoàn toàn không biết. Vì khi đó, bố chỉ toàn cúi xuống. Con thích bố cắt móng chân cho con hơn. Vì bố cắt rất chậm nên con không thấy bị nhột. Thế bố ạ, con chào bố!
Tháng Mười hai đã đi được một nửa chặng đường và kỳ nghỉ đông đang đến. Ngày cuối của học kỳ, tôi chạy từ trường về nhà dưới ánh nắng trong vắt của mùa đông.
Khi chạy lên cầu thang, tôi thấy một cậu con trai lạ hoắc đang đứng trước máy giặt của bác Nishioka. Cậu ta chắc là hơn tuổi tôi, trông cứ như một cây nấm kim châm đeo kính vậy. Lúc tôi bắt gặp, cậu ta đang nhét một đống đồ giặt cao như núi vào máy.
Lập tức, ký ức về “sự kiện cái máy giặt” lần trước ùa về. Chắc chắn là dùng trộm rồi, tôi nghĩ, đoạn rụt rè mở khóa cửa và nhìn chằm chằm.
“Chào!”
Cậu ta lên tiếng. Đó là một giọng nói khàn nhưng rất sáng.
Không đáp lại, tôi cuống cuồng mở cửa rồi vào phòng. Cầm nắm cơm do mẹ làm sẵn, tôi nhòm qua khe cửa. Cậu con trai kia đang rẩy bột giặt vào máy rất thành thạo. Tôi đi ngoài, tránh nhìn vào cậu ta, tôi khóa cửa lại rồi chạy ngay xuống cầu thang.
“Bà ơi, có thằng nào lạ lắm!”
Khi đeo kính, những con chữ bé tí tẹo trên báo chẳng thể gây khó dễ được cho bà cụ, và bà cụ coi việc đọc kỹ không sót tí gì một tờ báo là thú vui hàng ngày. Hôm đó, bà cụ đang ngồi thu chân trong bàn sưởi, tay mở rộng tờ báo, nghe tôi nói bà nhíu mày, trán hiện lên những nếp nhăn lớn:
“Thằng nào lạ?”
Bên trên chiếc kính vừa trượt xuống, hai mắt bà cụ nhìn tôi chằm chằm.
“Một đứa đeo kính. Nó dùng máy giặt nhà bác Nishioka bà ạ.”
“À,” bà thốt lên, rồi vừa gập tờ báo lại vừa nói:
“Con bác Nishioka đấy.”
“Bác Nishioka có con hở bà?”
“Có chứ.”
“Nhưng mà… thường thì nó ở với mẹ.”
Bà cụ nhỏm dậy, quỳ gối và xếp lại xấp báo cho ngay ngắn, gây ra những tiếng cộp cộp bên trên bàn sưởi. Chẳng thể hỏi han gì thêm trong bầu không khí này, tôi đành im lặng.
Ăn trưa xong, tôi ra sân phơi đồ, đang cho lũ mèo ăn nốt một ít cá thu khô còn lại từ tối qua, chợt nghe có tiếng bước chân đi xuống cầu thang. Tiếng bước chân tiếp tục đi qua khu vườn rồi vòng tới cửa trước nhà bà cụ, lại là cái cậu ban nãy.
“Bà có nhà không?”
Tôi gật đầu, thế là cậu ta đi về phía khu vườn. Từ chỗ cửa quét rác, cậu ta nói với bà cụ như người lớn:
“Cháu mời bà dùng món này ạ.”
Rồi chìa ra cái hộp bên trên có in dòng chữ “Thạch quả sơn trà Nhật Bản.”
“Bà cảm ơ
Bà cụ khẽ cúi đầu theo đúng kiểu của người già, rất trang trọng.
“À, con bé kia là Chiaki, hàng xóm của cháu đấy. Nó học lớp Một.”
Bà cụ quay về phía tôi, giới thiệu qua loa tên cậu ta là Osamu và đang học lớp bốn. Lớp Bốn mà bé tí tẹo.
“Anh ở đây vào kỳ nghỉ hè, mình là bạn nhé.”
Thay cho lời đồng ý, tôi nhìn về phía Osamu, miệng Osamu bụm lại cứ như đang nhịn cười để khỏi lộ mấy cái răng cửa to tướng.
Osamu nói sẽ đi mua đồ để nấu cà ri, thế là tôi quyết định đi cùng. Chúng tôi đi bộ trên con đường mòn chạy dọc bờ sông, vừa đi vừa đá những viên đá cuội nhỏ. Vóc người nhỏ thó, dáng đi còng lưng và cái đầu khẽ gật gà gật gù của Osamu rất giống bác Nishioka.
“Anh làm cà ri ngon phết đấy nhé.”
“Gì cơ, anh tự làm được á?”
“Được chứ. Cả bò hầm xốt kem này, trứng rán này…”
Siêu quá, tôi trầm trồ nhưng rồi lại nghĩ, chắc học sinh lớp Bốn ai cũng thế.
“Mẹ anh dạy anh cách nấu ạ?”
“Ừ, nhưng chủ yếu là anh học từ sách với ti vi. Mẹ anh dạy học ở một trường tư thục nên bận lắm.”
“Mẹ em ấy, mẹ em làm ở chỗ tổ chức đám cưới. Ngày nào cũng nhìn cô dâu nhé, nhiều lắm!”
“Thật á?”
“Anh thích cô dâu không?”
Osamu suy nghĩ một lát rồi đáp: “Không thích lắm.”
“Tại sao?”
“Có gì đó ghê ghê ấy. Vì người họ cứ cứng đờ ra.”
Lúc ở siêu thị trong khu mua sắm, Osamu mua đồ với vẻ rất thành thạo, rồi chúng tôi cũng đi bộ về trên con đường dọc bờ sông. Cảm giác ngượng ngùng trước người lạ mặt mọi khi chợt tan biến, tôi huyên thuyên với Osamu đủ thứ chuyện trên đời, nào là chuyện bà cụ, nào là chuyện cô Sasaki quẳng đồ ăn cho lũ mèo hoang… Osamu vừa nghe vừa cười khúc khích, những lúc tôi ngập ngừng không biết nói gì, anh ấy lại hỏi chêm vào những câu gợi chuyện.
“Khi nào xong cà ri em đến ăn nhé!”
Osamu mời tôi lúc ở lối đi của khu căn hộ cho thuê. Tôi muốn nói: “Vâng, em sẽ đến! nhưng lại thôi. Không xin phép mẹ trước mà đã đồng ý là hư, tôi nghĩ.
“Thế tối nay đi nhà thờ nhé!”
“Nhà thờ á”
“Thánh lễ Misa đêm Giáng sinh mà.”
Không phải tôi không biết đó là đêm Giáng Sinh. Nhưng khi thấy những người bận đồ ông già Noel đi phát tờ rơi quảng cáo đại hạ giá, tôi đâm ra bối rối. Vì trong lòng tôi, ông già Noel chính là bố.
Bố mất có nghĩa là từ năm nay trở đi sẽ không ăn mừng Giáng sinh nữa, tôi cứ đinh ninh như vậy, nhưng hôm đó mẹ mua về cho tôi một cái bánh kem có dâu tây ở trên. Tôi cắt hai miếng đặt lên đĩa rồi sang gõ cửa căn hộ bên cạnh. Trong phòng, bác Nishioka và anh Osamu ngồi đối diện nhau trước cái bàn gấp be bé đang cùng ăn cà ri.
Bác Nishioka nói cảm ơn lúc nhận bánh rồi hỏi tôi:
“Chiaki đã hỏi mẹ chưa? Cháu có được đến nhà thờ không?”
“Mẹ cháu cũng đi cùng được không bác?”
“Dĩ nhiên là được rồi, đi chứ đi chứ.”
Osamu nhìn tôi, tay vẫn cầm thìa cà ri và mỉm cười. Cà ri ngon thật là ngon, tôi nghĩ.
“Thế Chiaki về ngủ một chút đi. Sẽ phải thức đến khuya đấy cháu ạ.”
Bác Nishioka bảo vậy nhưng tôi nằm thế nào cũng không ngủ được vì trong lòng cứ háo hức mãi về chuyện ra ngoài lúc nửa“Mẹ ơi, vừa nãy nhé, bác Nishioka với anh Osamu ăn cà ri đấy.”
“Thế à.”
“Trông như cắm trại ấy mẹ ạ.”
“Cắm trại á?”
“Vâng, hai người họ im lặng ngồi ăn, mà chỉ ăn mỗi cà ri thôi.”
“Chiaki!”
“Dạ?”
“Không được nhìn chằm chằm lúc người khác đang ăn!”
“Vâng, con biết rồi. Mẹ ơi, thật đấy, trông giống như cắm trại ấy.”
“Ừ ừ.”
Lúc đó, tôi muốn nói rằng tôi rất thích cảnh anh Osamu và bác Nishioka ngồi ăn nhưng ngoài việc so sánh “giống như cắm trại” ấy tôi chẳng tìm được cách nói nào hay hơn. Tôi mới chỉ được thấy cảnh cắm trại đôi lần trên phim truyền hình mà thôi. Giữa bóng đêm, ngọn lửa liu riu cháy, vài người lặng lẽ ngồi dùng một món ăn nhẹ còn âm ấm, tiếng chim đêm, bầu trời đầy sao sáng… Chợt tôi nhớ ra, khi đó tôi chẳng hề nghe thấy giọng kể chuyện cười từ cát xét của bác Nishioka.
Khuya hôm đó, chúng tôi rời trang viên Cây Dương. Bầu trời đêm quang đãng, những ngôi sao trên cao tỏa sáng lung linh trông như mắt của những loài sinh vật sống. Mẹ mặc cho tôi áo len dày, áo khoác và quàng khăn quanh cổ, đội cả mũ len nữa, trông tôi chẳng khác nào một con thú bông căng phồng sắp bục cả ra.
“Bác Nishioka theo đạo à?”
Nghe mẹ hỏi vậy,bác Nishioka bối rối trả lời. “À không, tôi thì không.”
“Thằng bé nhà tôi đã nhận phép rửa tội. Mẹ nó theo đạo.”
Nói đoạn bác đặt lòng bàn tay của mình lên đầu Osamu.
“Cả tôi hồi ấy cũng bị đòi phải theo đạo. Trước khi kết hôn ấy. Nhưng chính ra tôi không theo lại hóa hay.”
“ao thế ạ?”
Bác Nishioka hẳn là rất ngạc nhiên khi mẹ thật thà hỏi: “Sao thế ạ?”
“Bởi vì, thì đấy, chẳng phải thế sao? Đạo Thiên Chúa không cho ly… ly hôn mà.”
“À…”
“Miệng thì bắt người khác phải trở thành con chiên ngoan đạo, nhưng bản thân thì chẳng mấy chốc đã từ bỏ…”
Bác Nishioka như đang tự nói một mình, bác cười không ra tiếng rồi lại nói nhanh líu như mọi khi: “Thôi, đó là chuyện xưa lắm rồi.”
Nhà thờ ở trên đỉnh đồi đối diện khu mua sắm, muốn đến được đó phải đi qua con đường men theo bờ sông tới chỗ trạm cứu hỏa và đoạn đi lên khá dốc. Đứng từ trên đó nhìn lại sẽ thấy rất rõ những quầng sáng đèn nê ông quanh nhà ga hắt xuống dòng sông rộng lớn và đen đặc. Một con tàu điện nhỏ ních đầy người băng qua cây cầu bắc ngang dòng sông. Tôi kéo tay mẹ đang mơ hồ nhìn theo bóng con tàu.
Đó là một khu dân cư sang trọng hơn so với khu chúng tôi đang sống, những tòa nhà sau cánh cổng uy nghiêm đứng im lìm dưới bầu trời đêm. Cây sồi già vươn dài những cánh tay trùm khắp cả khu vườn nhà thờ, nơi nơi như chìm trong bóng tối, những khi cánh cổng gỗ dày mở ra, âm nhạc và ánh sáng ùa tối, cả mẹ và tôi đều há miệng ngỡ ngàng.
Không khí bên trong nhà thờ ấm áp, mọi người đang đứng hát đồng thanh. Anh Osamu nhúng tay vào một thứ trông như cái chậu bằng đá trắng, làm dấu chữ thập trước ngực rồi nhìn tôi hiệu bảo làm theo. Đầu ngón tay tôi chạm vào nước lạnh toát. Osamu cầm tay và chỉ cho tôi cách làm dấu chữ thập.
Căn phòng đầy ắp âm thanh: những khúc hát, tiếng đàn organ, và những lời nói có tiết tấu thanh thản lạ kỳ mà đức cha xướng lên. Với trần nhà cao, nhà thờ chẳng khác gì một chiếc hộp bánh bị lèn chặt tiếng vang. Trong chốc lát, rồi như mụ mị cả người, cứ lặp đi lặp lại các động tác giống mọi người, hết đứng lên lại quỳ gối và ngồi xuống, rồi chẳng biếng từ lúc nào hai mắt đóng dính vào dấu chữ thập ngay trước mặt.
“Ai kia hả anh?”
Tôi thầm hỏi Osamu.
“Đó là Chúa Jesus
Hơi thở của Osamu có mùi kem đánh răng.
“Sao ông ấy không mặc gì?”
Osamu chỉ khẽ nghiêng đầu.
“Ông ấy chết rồi hả anh?”
“Ừ, cũng gần như vậy.”
“Sao lại chết?”
“Để cứu loài người.”
Đúng lúc ấy, tiếng đàn organ vang lên và mọi người lại bắt đầu hát. Với vẻ mặt rất mực trang nghiêm, Osamu hát bằng giọng cao nhưng hơi khàn giống như khi nói chuyện. Bác Nishioka nhìn chăm chú vào quyển thánh ca có bia da màu đen, miệng khẽ mấp máy. Tôi ngước lên nhìn mẹ, mắt mẹ ươn ướt như người say.
Tôi thấy thương cái người được gọi là Chúa Jesus, thân hình ông ấy gầy gò và khuôn mặt trông đau khổ làm sao. Bị mọi người nhìn vào trong bộ dạng không mặc gì như thế thì làm sao mà thoải mái cho được. Thế rồi bỗng nhiên, tôi lại nhớ tới câu chuyện về chú thỏ mà bố đã kể. Chú thỏ ấy tình nguyện chết để cứu một vị thần đóng giả làm một người đói khát, còn anh Osamu bảo cái người tên là Chúa Jesus kia đã chết để cứu cả loài người. Phải chăng bất kỳ ai đó chết đi cũng là vì người khác, vì điều gì đó…? Vậy bố tôi chết vì điều gì? Vì một người đói khát ư? Vì loài người ư? Vì mẹ? Hay vì tôi?
Vừa lúc ấy, câu chuyện của đức cha bắt đầu và đột nhiên tôi thấy buồn ngủ. Khi mẹ lạy người đánh thức tôi dậy, trong nhà thờ đã gần như không còn ai. Người phụ nữ chơi organ khi nãy đang thu dọn bản nhạc. Nhà thờ chỉ ít phút trước thôi chẳng khác nào hộp bánh lung linh ánh sáng và dồn chặt âm thanh giờ đây chỉ còn như một một trường bình thường ở bất kỳ đâu.
Không khí bên ngoài lạnh buốt như chọc vào mắt tôi.Ở chỗ cánh cổng còn đang mở, tôi ngoái đầu nhìn lại Chúa Jesus trên cây thập giá một lần nữa.
“Cháu để ta lại đây mà về ư?”
Người đó nói.
“Lần sau cháu lại tớ
Tôi khẽ lẩm bẩm rồi bước ra ngoài.
°
°
Có nhiều hôm, bác Nishioka phải đi làm từ sẩm tối nên từ chiều anh Osamu đã đi chợ để nấu cơm sớm. Tôi vẫn thường tha thẩn quanh Osamu, có lúc xách hộ anh vài thứ khi đi chợ, lúc thì giúp anh rửa rau…Tại căn bếp nhỏ trong căn hộ, Osamu bận tạp dề, tay phải cầm muôi, tay trái nhấc lọ xì dầu trong tủ bếp ra, dáng vẻ anh khi đó y hệt vợ của bác Nishioka. Và cũng giống như đống chăn mền lúc vừa ngủ dậy, trông chẳng khác gì một con cá sấu. Dù nhìn thế nào thì hình ảnh anh Osamu luôn tay luôn chân trong căn bếp ấy cũng y hệt “bác gái bên nhà hàng xóm”vậy. Được ở cùng với “bác gái” trong căn bếp đó, tôi thấy thật vui là yên ổn.
Điều này dường như có liên quan tới chuyện tôi không cảm nhận được sự bình yên nơi bóng dáng của mẹ mỗi khi mẹ làm bếp. Tôi biết nếu nói điều này thật bất công với mẹ, người ngày ngày vẫn làm cơm cho tôi ăn, nhưng có lẽ tôi thấy ngạt thở. Trong tôi đầy ấp nỗi lo: liệu mẹ có làm việc quá sức, liệu mẹ có quá vất vả, liệu một lúc nào đó mẹ có giống như bố, sẽ bỏ tôi lại hay không? Tôi học cách sử dụng máy giặt và gấp quần áo, tôi nhận nhiệm vụ đi mua sữa mỗi ngày, tôi cố gắng để trở thành học sinh lớp Một mẫu mực, nhưng dù cố gắng thế nào, mỗi lần nhìn thấy lưng mẹ đứng quay mặt về phía bồn rửa bát, tôi lại sợ hãi nghĩ rằng rồi đây tôi sẽ bị bỏ lại một mình. Hồi tưởng về mẹ khi ấy, tôi có cảm giác mẹ như bị bọc kín trong một nỗi bất an, có lẽ nói vậy là hợp lí hơn cả.
Nhưng Osamu thì khác, anh ấy luôn vui vẻ và không đứng bếp theo cái kiểu ủ dột như mẹ tôi. Một hôm, trên đường đi mua đồ về, tôi nói với Osamu: “Giá mà anh ở đây mãi nhỉ.”
“Ừ, hay là thế nhỉ.”
Không hề lường trước rằng mình sẽ nhận được một câu trả lời đáng mừng thế và giản đơn đến thế, tôi lấy làm hân hoan.
“Thật nhé, thật nhé!”
“Ừ, dù gì anh cũng nấu ăn ngon hơn bố…”
“Đúng rồi, đúng rồi.”
“Đăng nào, sau khi sinh em bé, mẹ anh cũng sẽ vất vả lắm.
“Em bé, mẹ anh sinh em bé ạ?”
“Ừ. Dự kiến là ngày mùng ba Tết đấy.”
“Ồ.”
“Vì mẹ anh hơi yếu nên giờ vẫn đang nằm viện.”
Chắc vì thế mà anh ấy đến đây, tôi hiểu ra.
“Đến Tết, anh có thể đi thăm mẹ.”
“Xa lắm!”
“Nhưng để mẹ anh ở một mình như thế, tủi thân lắm.”
“Còn có bố nữa.”
“Dạ?”
“Bố mới của anh. Không phải bố ở đây đâu.”
Tôi thất vọng thốt lên một tiếng “ồ”. Trong giây lát, tôi im lặng bước đi, từ từ sắp xếp lại mọi thứ trong đầu.
“Bố mới của anh có ác không?”
“Không đâu,” Osamu khẽ lắc đầu. Câu trả lời của Osamu khiến tôi khá yên tâm như thể nó là chuyện của mình; tôi hỏi vậy là do bị ảnh hưởng bởi những bà mẹ kế độc ác trong truyện tranh và truyện cổ tích. Tuy nhiên tôi vẫn thấy có điều gì đó không chắc chắn.
“Anh thích khu nhà đó.”
Đột nhiên Osamu nói, đôi mắt hẹp dài cố mở thật to sau cặp kính.
“Bà cụ chủ nhà rất giống bà của anh. Hồi còn nhỏ, anh đã từng đến chỗ bà anh. Nhưng rất lâu rồi anh không gặp bà nữa.”
“Tại sao thế ạ?”
Tôi bỗng thấy thật khó có thể tin rằng bà của anh Osamu lại có khuôn mặt đáng sợ như bà cụ chủ nhà này.
“Vì bà anh cũng hay gọi anh là “Osamu”. Kiểu như “Osamu, đào hãy còn lạnh đấy” chẳng hạn. Bnh rất hiền.”
Osamu nhìn trân trân vào khoảng đất cách mũi chân chừng ba mét về phía trước, sau đó dùng ngón trỏ gõ cộc cộc vào mấy cái răng cửa to cộ.
“Anh Osamu này. Những người mà anh biết, đã có ai chết chưa?”
“Không có. Sao thế?”
“Không ạ. Không có gì.”
Tự nhiên tôi muốn kể cho Osamu nghe về những lá thư tôi viết cho bố, về cái ngăn kéo tủ của bà cụ. Nhưng quanh anh ấy chưa có ai chết cả nên tôi nghĩ cứ giữ bí mật với bà thì hơn. Vừa thấy thất vọng lại vừa nhẹ nhõm, tôi đá chân lên cao, chiếc giày thể thao đã bắt đầu trở nên hơi chật.
°
°
Bố khỏe không ạ? Hôm nay, anh Osamu bảo: “Anh sẽ hái cho em quả qua lâu.” Anh Osamu cố gắng trèo lên cây dương. Nhưng dưới thấp không có cành nào cả nên mãi mà anh ấy không trèo được. Đúng lúc ấy bà cụ hỏi: “Hai đứa đang làm gì thế?” Anh Osamu trả lời: “Cháu muốn hái quả qua lâu nhưng không trèo lên cây được.” Bà cụ vào nhà kho lấy cái kéo làm vườn ra cho bọn con. Nó rất nặng và có tay cầm dài ơi là dài. Bà bảo: “Khi thầy bà còn sống, ông ấy đã mua cây kéo này ở cửa hàng cây cảnh.” Anh Osamu trèo lên cái thùng muối dưa lật úp. Anh ấy hô một tiếng rồi đưa cây kéo lên. Cánh tay anh Osamu rung rung. Cuối cùng, quả qua lâu bị cắt rơi xuống, và con tóm kịp lấy nó. Anh Osamu nói lớn: “Nice catch!”(4) Con rất vui. Nhưng sau đó, vì cái kéo quá nặng nên anh Osamu bị ngã nhào.
Quả qua lâu rất nhẵn bố ạ. Con tưởng nó mềm giống như cà chua nhưng hóa ra không phải. Con hỏi: “Ăn được không hả bà?” thì bà cụ nói: “Bà không biết, sao cháu không thử đi?” Con định ăn thì anh Osamu bảo: “Chiaki, đừng có ăn!” nên con không ăn nữa. Bà lại bảo: “Nó định ăn thật đấy, cái con bé này,” con bực lắm bố ạ.
Con rủ: “Quả qua lâu này thật đẹp, mình mang tới nhà thờ tặng cái người ở trên cây thập giá đi anh đi,” Anh Osamu đồng ý: “Ừ, hay đấy.” Lúc đó không có ai, nhà thờ hơi đáng sợ bố ạ. Anh Osamu bảo: “Con người sau khi chết sẽ tới xứ sở của các vị thần, Chiaki cũng tới đó. Anh cũng thế.” Anh ấy còn bảo, các vị thay những người chăn cừu, còn con người là những con cừu. Con đã tưởng tượng bố biến thành cừu. Nhưng con chẳng tin chút nào. Con không thích bố cứ tha thẩn trên mặt trăng với thỏ, kể cả cừu cũng thế. Con nghĩ, nếu bố mà biến thành cừu thì làm sao con biết được con cừu nào là bố.
Ông Jesus chỉ có một mình, ông ấy không mặc gì và trông ông ấy có vẻ buồn chán bố ạ. Con đặt quả qua lâu dưới cây thập giá. Rồi con chạy ra ngoài. Ra ngoài xong, con nghĩ, ông Jesus và bố hơi giống nhau. Con thấy ông ấy có khi còn giống bố hơn cả bức ảnh trên bàn thờ nhà mình nữa. Nhưng nghĩ lại thì điều đó thật kì cục làm sao.
Anh Osamu bảo: “Lần sau, chúng mình mang hoa tới nhé!” Con thích ý nghĩ lại được tới đó. Nhưng con thích những quả qua lâu hơn là hoa. Con nghĩ, nếu là bố, chắc bố cũng thích những quả qua lâu hơn. Thế bố nhé, con chào bố!
Chú thích
4. Tiếng Anh: cú bắt đẹp!