Một Mùa Hè Vắng Bóng Chim

NHÂN DANH - ĐỊA DANH

Những nhân vật ai cũng biết tên như Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông… thì chúng tôi nghĩ không cần phải giới thiệu, còn những nhân vật khác chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược để độc giả hiểu được truyện thôi. Ở Âu Mỹ có ít nhất là ba lối phiên âm tên Trung Hoa, lối Wade Gila của người Anh, lối E.F.E.O. (École Française d’Extrême Orient: Trường Viễn Đông bác cổ) của người Pháp, lối Bưu điện. Mấy lối đó đại khái hơi giống nhau như tỉnh Sơn Tây, Pháp phiên âm là Chansi, Anh phiên âm là Shansi. Từ năm 1958, Trung Quốc lại quy định một lối phiên âm khác gọi là pinyin (phiên âm), mà nhiều tên khác hẳn với những lối trên. Như Chu Đức, họ phiên âm là Zhu De, Anh là Chu Teh, Pháp là Tchou Teh; Tưởng Giới Thạch họ phiên âm là Jiang Jie-Shi, Anh là Ching Kai-shek, Pháp là Tchiang Kai-shek.

Những tên đặt trong dấu ngoặc đơn trong bảng dưới đây là theo trong bản tiếng Pháp của nhà Stock, người dịch Marcelle Sibon, đã dùng lối phiên âm của Pháp.

 

Bạch Sùng Hi (Pai Tchong-hsi) sanh năm 1893 ở Quảng Tây, học võ bị, một quân phiệt có tiếng cầm quân giỏi, từ 1937 đến 1946, làm tổng tư lệnh tỉnh Quảng Tây, đứng trong phe Tưởng Giới Thạch, nhưng không ưa Tưởng, có tinh thần độc lập.

Chu Ân Lai (Tchou En Lai) (1896-1976) sanh ở Giang Tô. Từng làm ngoại trưởng kiêm thủ tướng Trung Quốc trong nhiều năm cho đến khi qua đời. Trong cách mạng văn hóa có lúc bị tố “thiên hữu”. Lúc sống tới khi qua đời ông được nhiều người quí mến.

Chu Đức (Tchou Teh) sanh ở Tứ Xuyên 1886, một thống chế giỏi cầm quân, một nhân vật quan trọng của Trung Quốc, từng giữ chức Tổng tư lệnh Hồng quân Trung Hoa cho đến cuối đời (1979?) được mọi người nhất là quân đội tôn kính.

Đặng Dĩnh Siêu (Teng Ying-tchao) vợ Chu Ân Lai.

Đổng Hiển Quang (Hollington Tong) sanh năm 1887 ở Chiết Giang, học ở Mĩ, viết báo, sách. Từ năm 1938-48, làm Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Thông tin Quốc Dân Đảng; 1956-58 làm Đại sứ Trung Hoa ở Mỹ.

Đường Tung (Tang Tsung) có hồi làm Đại sứ Trung Hoa Quốc Dân đảng ở Nam Hàn; 1946-49 làm bộ trưởng Nội vụ.

Hà Ứng Khâm (Ho Ying Kin) sanh ở Quế Châu năm 1889, tướng lãnh hồi 1938-45, làm bộ trưởng Quốc phòng trong chính phủ Tưởng Giới Thạch.

Hồ Tôn Nam (Hou Tsong Nan), một tướng được Tưởng tin cậy, đóng ở Tây An để phong tỏa Diên An của Mao Trạch Đông trong thời chiến tranh Trung Nhật

Khổng Tường Hi (Kung Hsiang hsi) sanh ở Sơn Tây năm 1881, từ 1947 qua sống ở Mỹ, làm Bộ trưởng Tài chánh trong những năm 1933-1944, từ 1947 qua sống ở Mỹ. Dòng dõi Khổng Tử mà rất giàu, người Trung Hoa gọi ông là Khổng tài thần.

Lâm Bưu (Lim Pao) (1907-1971) sinh ở Hồ Bắc năm 1907, học trường võ bị Hoàng Phố, có tài cầm quân, có công lớn với Trung Cộng, chỉ huy mặt trận Mãn Châu và Hoa Bắc hồi 1947-49. Trong cách mạng văn hóa năm 1966 là nhân vật thứ hai của Trung Cộng sau Mao Trạch Đông. Theo tin chính thức của Trung Cộng thì Lâm bị trục xuất ra khỏi Đảng, năm 1971 và bị mất tích trên một máy bay ở biên giới Trung Quốc – Mông Cổ. Theo Yao Mingle thì Lâm bị Mao thủ tiêu (cùng với vợ) sau một bữa tiệc ở Cẩm Thành vì Lâm muốn giết Mao.

Lý Lập Tam (Li Li-san) sanh ở Hồ Nam năm 1900, học ở Pháp, trong Ủy ban Trung ương của Trung Cộng, làm cố vấn chính trị cho Lâm Bưu năm 1940.

Lý Tôn Nhân (Li Tsong yan) sanh ở Quảng Tây năm 1890, học trường võ bị Quế Lâm, cùng với Bạch Sùng Hi cai trị tỉnh Quảng Tây từ 1929 đến 1937, làm phó tổng thống Trung Hoa Quốc Dân đảng từ 1948 đến 1954, sau qua Mỹ ở.

Mao Trạch Đông (l893-1976) (Mao Tse-tung) sanh ở Hồ Nam 1893 trong “một gia đình nông dân mà không phải là nông dân”. Người từng làm chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nhiều năm. Theo Đặng Tiểu Bình: “Mao trước giải phóng là người có công lớn, sau giải phóng mắc sai lầm. Trong cách mạng văn hóa phạm nhiều tội ác”.

Phổ Nghi (Pou Yi) sanh ở Bắc Kinh năm 1906, ông là vua cuối cùng của Mãn Thanh, bị truất ngôi năm 1912, năm 1934 Nhật đưa lên làm vua Mãn Châu, bị quân đội Nga bắt năm 1945, từ năm 1956 sống ở Bắc Kinh với nghề làm vườn, sau khi bị cải tạo 9 năm. Mất năm 1967 vì bệnh ung thư.

Phùng Ngọc Tường (Fong Yu hiang), một quân phiệt nổi danh vì là người đầu tiên kháng Nhật năm 1932. Trước theo chủ nghĩa cộng sản, sau liên kết với Tưởng Giới Thạch, nhưng vẫn có tinh thần độc lập.

Quách Mạt Nhược (Koue Ma Jo), sanh ở Tứ Xuyên năm 1892, một cây bút nổi danh hiện sống ở Hoa lục. Từng giữ chức Chủ tịch Hàn lâm viện Khoa học Trung Quốc. Trong cách mạng văn hóa bị tố rồi mất chức.

Tăng Quốc Phiên (Tsang Koue fan) danh thần của triều đình Mãn Thanh, có tài cầm quân, thắng được Thái Bình Thiên quốc năm 1864, mất năm 1872, cuối triều vua Mục Tôn (sanh năm 1811).

Tôn Dật Tiên (1866-1925) (Sun Yat Sen), sanh ở Quảng Đông năm 1866. Mất năm 1925. Người sáng lập nền Cộng hòa Trung Quốc, người Hoa xưng tụng là “Quốc phụ”.

Tống Tử Văn (Soong T.V sanh ở Quảng Đông năm 1894, học ở Mỹ em vợ Tưởng Giới Thạch. Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Trung Hoa từ 1935 đến 1943, Bộ trưởng Ngoại giao từ 1942 đến 1945, sau qua Mỹ ở, chết ở Mỹ năm 1970 hay 1971.

Từ Hi (Tso Hi) (1835-1908) Thái Hậu – Bà phi của vua Văn Tôn đời Thanh, mẹ vua Mục Tôn, chuyên quyền, dẹp cuộc chính biến Mậu Tuất (1898) dùng Nghĩa hòa đoàn tính để diệt người Âu ở Trung Hoa, làm cho nhà Thanh mau sụp đổ.

Tưởng Giới Thạch (Tching Kai-shek) (1887-1975) sinh ở Chiết Giang năm 1887, vợ là Tống Mỹ Linh, em Tống Khánh Linh (vợ Tôn Văn), Tống Ái Linh (vợ Khổng Tường Hi), lãnh tụ Quốc Dân đảng. Sau năm 1945, chống lại đảng cộng sản Trung Quốc. Năm 1949 thua Cộng chạy ra Đài Loan.

Thái Diên Giải (Ts’ai Ting K’ai) sanh ở Quảng Đông năm 1890, học võ bị, nổi tiếng nhờ đánh Nhật năm 1932, sau theo Cộng.

Trần Lập Phu (Tcheng Li-fu) sanh ở Chiết Giang năm 1900, học ở Mỹ, Bộ trưởng Giáo dục Quốc Dân đảng từ năm 1938 đến 1947.

Tai Lee (Phong Để) (…-1946): cựu sinh viên Hoàng Phố, thủ lãnh hội Phục hưng đứng đầu Sở Tuân lệnh phục vụ, Giám đốc mật vụ của Quốc Dân đảng (đứng đầu sau Tưởng Giới Thạch) trông coi về an ninh mật vụ, buôn thuốc phiện của Quốc Dân đảng. Chết vì tai nạn máy bay trong năm 1946 ở Trung Khánh.

Trần Nghị (Tchen Yi) (1901-1972) sanh ở Tứ Xuyên năm 1901, học ở Pháp, theo Cộng, có nhiều quân công, làm Thống chế, năm 1958 làm bộ trưởng Ngoại giao. Trong cách mạng văn hoá bị tố là thiên hữu, rồi mất chức. Ông được Chu Ân Lai tín nhiệm.

Trương Học Lương (Tching Hsue liang) chưa tra được sanh năm nào, ở đâu, tướng có tài, nổi danh vì bắt cóc Tưởng Giới Thạch ở Tây An năm 1936 để ép Tưởng thoả hiệp với Cộng mà lập mặt trận kháng chiến chống Nhật. Sau năm 1949, bị Tưởng giam ở Đài Loan, đến năm 1956 mới được thả ra.

Uông Tinh Vệ (Wong King wei) chưa tra được sanh năm nào, ở đâu, hồi trẻ có tinh thần cách mạng, được Tôn Trung Sơn tin cậy, sau vì ghen với Tưởng Giới Thạch và tham vọng, theo Nhật, Nhật cho lập chính phủ bù nhìn ở Nam Kinh trong thời Trung Nhật chiến tranh.

Viên Thế Khải (Yuen Che K’ai) Tướng thời vua Đức Tôn (Mãn Thanh) được Từ Hi thái hậu tin dùng, khi cách mạng Tân Hợi 1911 thành công, làm bộ theo cách mạng, được Tôn Trung Sơn nhường cho chức Tổng thống, vì tham quyền, phản cách mạng, lên ngôi vua năm 1915 nên bị toàn dân phản đối, lo sợ mà chết năm 1916.

 

ĐỊA DANH

Bắc Bồn (Pei pei) một thị trấn ở tỉnh Tứ Xuyên, phía bắc Trung Khánh.

Bắc Kinh (Pekin) từ khi Tưởng Giới Thạch dẹp xong các quân phiệt phương Bắc, đổi tên là Bắc Bình (Peiping).

Cam Túc (Kam Sou) một tỉnh ở Tây Bắc Trung Hoa.

Cát Lâm (Ririn) một tỉnh và cũng là tên một thị trấn ở Mãn Châu.

Côn Minh (Kunning) Thủ phủ tỉnh Vân Nam.

Chiết Giang (Tche Kiang) tên một tỉnh ở bờ biển phía bắc tỉnh Phúc Kiến.

Diên An (Yenan) căn cứ lớn của Trung Cộng trong tỉnh Thiềm Tây.

Dương Tử (giang) (Yàngtsé) một trong hai con sông lớn nhất của Trung Hoa chảy qua Trùng Khánh, Hán Khẩu, Nam kinh.

Đài Nhi Trang (Tai Erchouny) tên một nơi ở gần ranh giới tỉnh Sơn Đông và tỉnh Giang Tô.

Giang Tây (Kiangsi) tên một tỉnh ở phía bắc tỉnh Quảng Đông.

Hải Nam (Hainan) một đảo lớn ở ngang Bắc Việt Nam.

Hán Dương (Han Yang) một thị trấn lớn ở sát Hán Khẩu trong tỉnh Hồ Bắc.

Hán Khẩu (Han Kisu) một thị trấn lớn ở tỉnh Hồ Bắc; Hán Khẩu cùng với Hán Dương và Vũ Xương hợp lại thành một thủ phủ gọi là Vũ Hán.

Hà Nam (Honan) tên một tỉnh ở phía nam sông Hoàng Hà.

Hành Sơn (Hang Shen) tên núi ở tỉnh Hồ Nam, đừng lộn với Hằng Sơn cũng là phiên âm là Hang shen, cũng là tên núi, ở tỉnh Sơn Tây.

Hồ Nam (Hounan) tên một tỉnh ở phía nam sông Dương Tử, phía Tây tỉnh Giang Tây.

Lan Châu (Lang Tchesu) tên một thị trấn ở tỉnh Cam Túc, trên bờ sông Hoàng Hà.

Lư Câu Kiều (Loulou Ki’eo) cũng gọi là cầu Marco Polo, cách Bắc Kinh khoảng 10 cây số. Năm 1937 Nhật đánh một đòn Trung Hoa ở đây, gây chiến tranh Trung Nhật 1937-1945.

Mân (Min) tên một con sông ở tỉnh Tứ Xuyên, đổ vào sông Dương Tử.

Nam Kinh (Nankin).

Nam Xương (Nan tch’eng) tên một thị trấn ở tỉnh Giang Tây.

Nội Giang (Nei K’iang) tên một nơi ở tỉnh Tứ Xuyên.

Phúc Kiến (Fu Kien) tên một tỉnh ở bờ biển, ngang đảo Đài Loan.

Quán Huyện (Kouon bsion) tên một thị trấn ở tỉnh Tứ Xuyên.

Quảng Châu (Canton) thủ phủ tỉnh Quảng Tây.

Quảng Đông (Kouang Tong) tên tỉnh sát với biên giới Bắc Việt Nam.

Quảng Tây (Kouang Si) tên tỉnh sát với biên giới Bắc Việt Nam.

Quế Lâm (Koueilin) thủ phủ tỉnh Quảng Tây.

Quế Châu (Koueitcheou) tên một tỉnh ở phía Bắc tỉnh Quảng Tây, phía Tây tỉnh Hồ Nam.

Sơn Tây (Shonsi) tên một tỉnh ở Hoa Bắc.

Tây An (Sian) tên một thị trấn ở tỉnh Thiểm Tây.

Tây Khang (Si Kang) tên một tỉnh ở phía Tây tỉnh Tứ Xuyên.

Tứ Xuyên (Setchouan) tên một tỉnh phía Tây, trên tỉnh Vân Nam và tỉnh Quí Châu, thủ phủ là Trùng Khánh. Tứ Xuyên là quê của thi hào Đỗ Phủ đời Đường.

Tương (sông) (Hsiang) tên một sông ở tỉnh Hồ Nam.

Thành Đô (Tchengtou) thị trấn lớn nhất của tỉnh Tứ Xuyên.

Thượng Hải (Changhai) tên một thành phố lớn nhất của Trung Quốc.

Thẩm Dương (Chen Yang) cũng có tên là (Moukeen), một thị trấn lớn của Mãn Châu.

Trà Long (Tchaling) tên một thị trấn ở tỉnh Hồ Nam.

Trùng Khánh (Tchoungking) thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, trên bờ sông Dương Tử.

Trường Sa (Tchongsa) thủ phủ tỉnh Hồ Nam.

Trường Xuân (Changchoun) tên một thị trấn ở Mãn Châu, phía Tây Cát Lâm.

Vân Nam (Yunnan) một tỉnh ở Hoa Nam, giáp giới Bắc Việt của ta, phía Tây tỉnh Quảng Tây.

Vũ Hán (Wouhan) coi Hán Khẩu.

Vũ Xương (Woutchang) coi Hán Khẩu.

Thiểm Tây (Shensi – đừng lộn với Shansi: Sơn Tây), tên một tỉnh ở Hoa Bắc, ở phía Tây tỉnh Sơn Tây.