“Hàng ngày tôi tự tạo cho chính mình điều mà tôi đang tồn tại”, Robert Thurman, một học giả Phật giáo xuất sắc tại trường đại học Columbia đã nói như vậy. Với tôi đó là một tư tưởng đầy nghị lực. Tôi yêu thích hàm ý của khái niệm về quá trình và dòng chảy.
Mỗi ngày bạn sẽ mới lạ hơn. Tư tưởng, ý định và hành động, sự nhận thức và có ý thức thường xuyên tiến hóa, và với mỗi sự thay đổi hình dạng khác nhau bạn sẽ nổi bật theo cách khác nhau. Bạn không còn là một con người của 5 năm về trước hoặc thậm chí 5 phút trước, và kể cả những người yêu, bạn bè, hoặc người quen của bạn. Kết quả là điều mà chúng ta thường phản ứng lại người già, và họ cũng phản ứng lại chúng ta. Ví dụ như lúc nhỏ chúng ta đã từng bị những học sinh học ở lớp cao hơn bắt nạt, sau này khi gặp lại hắn, thậm chí có thể là hắn đã tìm được tinh thần yên ổn và bây giờ là một người đàn ông có cung cách hòa nhã, thì chúng ta vẫn cứ cho hắn là kẻ bắt nạt.
Vì vậy, sự tiến hóa không tốt đẹp hơn nếu bạn không ý thức về điều đó. Làm sao mà bạn có thể chín chắn hơn nếu bạn không nhìn thấy tiến trình của công việc? Làm sao mà bạn có thể học hỏi cuộc đời nếu bạn không ngừng lại để trải nghiệm nó? Làm sao bạn có thể hiện thân trong những điều xảy đến với bạn về mặt vật chất và tâm lý nếu bạn không cho thân thể và tâm trí của bạn có thời gian để tiêu hóa nó? Làm sao bạn có thể thay đổi như bạn bè và người thân yêu của bạn đã thay đổi?
Phương pháp để đánh giá bản thân và người khác là thông qua sự thư giản tinh thần, đó là phương pháp quán tưởng và thiền định. Thời gian bắt đầu là ngay bây giờ. Mặc dù hai cách này có họ hàng rất gần nhưng vẫn có một sự khác biệt. Quán tưởng là cách tập trung vào một đối tượng hay mục đích cụ thể, ví dụ như suy nghĩ về lòng từ bi, hoặc nghĩ đến vẻ đẹp của một cánh bướm. Thiền định đòi hỏi giữ tâm được trống rỗng trong một tình trạng trì niệm hoặc có ý thức, thoải mái thu nhận bất kể cảm giác,
tưởng, tưởng tượng, hoặc hình ảnh nhập vào tâm trí và để sự liên hệ những ý tưởng trong tâm trí tuôn chảy đến mọi khía cạnh của đối tượng hay tư duy – để nhận biết hình dạng, hình thái, màu sắc, bản chất của nó. Đó là một nghệ thuật quan sát mà không suy tư, không bình luận. Quán tưởng rất dễ thực hành với tâm trí người phương Tây. Họ quen tập trung tư tưởng vào một vật thể hiện hữu, nghĩ về nó, phân tích nó. Thiền định thì khó hơn trong khái niệm của người phương Đông, rất khó thấu triệt và đòi hỏi phải thực hành rất nhiều. Sẽ phải tốn một thời gian khá lâu, vài tháng hay vài năm mới có thể tập trung cả trí tuệ ngồi thiền, và có lẽ, không chắc là bạn sẽ hoàn toàn thông thạo về thiền định trong một kiếp này. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa
là bạn đừng nên tập thiền ngay bây giờ, hãy nhớ rằng: Trong kiếp này cũng như trong nhiều kiếp khác, bạn sẽ tiếp tục tiến triển về mặt ý thức để bước đến con đường bất diệt. Bản thân của sự cố gắng sẽ mang đến cho nó phần thưởng xuất sắc, rồi bạn sẽ sớm hiểu được mình đang mong chờ thời gian yên lắng một mình, điều mà thiền định đòi hỏi.
Có lẽ bạn sẽ thích bắt đầu với sự quán tưởng, và đối tượng để tập trung vào là chính bản thân bạn. Bạn sẽ khám phá ra bây giờ bạn là ai, bạn sẽ nghĩ đến mình trong một lúc. Hãy để bất cứ một ý niệm nào bước vào tâm thức của bạn, ý niệm về chính bạn dù tốt hay xấu. Hình ảnh phán xét và tiêu cực hay là cảm xúc nào mà bạn muốn xóa bỏ vì không còn sửa đổi hay giá trị? Ấn tượng lành mạnh và tích cực hay là cảm xúc nào mà bây giờ bạn muốn thêm vào? Những kinh nghiệm nào của cuộc đời mà bạn đã hình thành một cách sâu sắc nhất? Từ kiếp hiện tại bạn đã trải qua thì bạn sẽ thay đổi hình ảnh nào nếu bạn bước qua một kiếp sống khác? Mục đích không phải là “thích” chính bản thân bạn, hoặc đưa ra bất cứ hình thức nào của sự phán xét. Chính bạn đang cố gắng nhìn vào điều thật sự nằm dưới lớp ngụy trang của một con người mà bạn thể hiện cho cả thế giới nhìn thấy hàng ngày.
Hãy chiếu cố đến những người quan trọng trong cuộc đời bạn. Có phải trong lòng bạn hình ảnh của họ đã tàn phai? Có phải những kinh nghiệm sống đã dạy bạn nhìn họ một cách khác biệt? Họ đã thay đổi như thế nào như chính bạn thay đổi? Làm sao để sự thay đổi này giúp bạn chỉnh sửa mối quan hệ đối với họ tích cực hơn trong cách yêu thương và thấu hiểu? Làm sao để dễ dàng hơn trong việc thay đổi?
Chúng ta là những cỗ máy đang hoạt động, di chuyển trên một tốc độ khác nhau theo những con đường tâm linh của chúng ta. Nhưng hàng ngày chúng ta nên dừng lại để đưa tư duy sáng tạo đi vào những khái niệm cốt lõi, điều này có thể làm cho chúng ta thành những con người mong muốn hướng tới đấng Giác Ngộ: Tình yêu thương, niềm vui, sự yên lành, và bậc Chánh Giác.
Quán tưởng và thiền định không hề dễ dàng, vì bạn càng đi sâu vào nội tâm thì cảm xúc sâu thẳm sẽ là sự cảm thông của bạn, và đi sâu đòi hỏi phải đào xới xuyên qua những lớp bảo vệ. Chúng ta quá cứng ngắt trong suy nghĩ và phân tích về sự cố gắng làm trong sạch hoặc trống rỗng tâm trí là bất chấp sự rèn luyện của chúng ta. Tuy nhiên sự phân tích là đối đầu với quán tưởng và thiền định, và chúng ta phải vứt bỏ nó như lúc chúng ta bắt đầu khám phá ra nó. Quả thật là không đủ để nói với chính mình rằng “Tôi đang tống khứ mọi thứ khỏi tâm trí tôi ngoại trừ khái niệm của lòng từ bi”, hoặc đi xa hơn, “Tôi đang tống khứ khỏi tâm trí tôi bất cứ mọi suy nghĩ và ngay lúc này tôi nhận biết được cái không và cái có.” Trong cả hai trường hợp bạn sẽ thấy
mình bị rối trí vì thế giới bên ngoài. Có lẽ bạn có khả năng suy tư về lòng từ bi trong một lúc, nhưng tôi cam đoan với bạn rằng bạn sẽ sớm nhớ lại khoảng thời gian mà bạn cư xử không tốt hoặc người khác đối xử không tốt với bạn, và từ đó có lẽ sẽ có một ý nghĩ nảy sinh: “Trời ơi! hôm nay sinh nhật mẹ tôi mà tôi quên điện thoại cho bà”, hoặc vài khái niệm khác đẩy bạn quay nhanh lại với những vấn đề thường ngày. Nếu bạn không cố gắng hoàn toàn làm trống rỗng tâm trí, chắc chắn bạn sẽ phát hiện ra nó hầu như bị lấp đầy với những thứ rối ren tầm thường: Cái mũi bị ngứa, có con ruồi cứ bay quanh phòng, hoặc sự suy nghĩ mà nếu bạn giữ lại quá lâu, bạn sẽ nhớ sự trở lại của Seinfeld[16].
***
Phần thảo luận này hầu hết là về thiền định, nhưng phần nhiều của vấn đề theo sau thì cũng phù hợp với quán tưởng.
Thiền định trấn tĩnh được những câu chuyện phiếm thường lấp đầy tâm trí ta, và kết quả yên tĩnh cho phép ta quan sát mà không phán xét, để đạt đến một cấp độ cao hơn của tính độc lập, rồi cuối cùng trở nên có ý thức về một tình trạng nhận thức cao hơn.
Một bài tập đơn giản có thể chứng minh việc giữ tâm trí trống rỗng khó như thế nào, trống rỗng suy nghĩ, cảm xúc, công việc hàng loạt, thân thể không thoải mái, những lo lắng hàng ngày, hoặc việc nhà, việc kinh doanh.
Bạn hãy thử nhắm mắt lại trong một hai phút. Giữ hơi thở sâu, thở ra hết mọi lo lắng căng thẳng bạn mang theo bên thân thể. Thử cố giữ tâm bình lặng và không suy nghĩ đến điều gì cả, thậm chí những buổi hoàng hôn tuyệt đẹp, hay những cơn sóng biển hiền hòa. Đối tượng này sẽ làm trấn tĩnh bên não trái của bạn, phần não hay suy nghĩ và phân tích.
Có lẽ bạn sẽ có vài giây phút thư giản và hài lòng, nhưng rồi bạn có thể nghĩ rằng sao mà bạn lại ngớ ngẩn cầm một quyển sách mở ra trong khi mắt lại nhắm kín. Và rồi có lẽ bản tường thuật thì như thế này: Bạn có thích một thời hạn cuối cùng không? Hoặc là bạn có quên làm thạch bạc hà cho món đùi cừu mà bạn định đãi bạn bè tối nay? Những vấn đề căng thẳng của thế giới ngày nay dường như không ngớt xâm nhập vào đời sống hàng ngày của chúng ta, và trong môi trường có vẻ giả tạo này – trong cảnh cô đơn tại căn phòng tối đen tĩnh mịch – chúng như đang đấm túi bụi vào mặt mũi mình. Dưới lớp ngăn chặn sự căng thẳng này, thân thể vật chất dường như hoạt động ở một cấp độ cảnh giác cao hơn – cái gọi là chiến đấu hoặc hành động phản kháng – gây ra vô số tâm lý phản ứng. Thậm chí bạn có thể cảm thấy sợ hãi, nghĩ rằng sự yên
lặng này theo cách nào đó còn kinh hãi hơn. Như vậy bạn có thể ngồi yên được bao lâu? Năm phút? Có vẻ là một bước khởi đầu tốt đẹp, bạn hãy nói chuyện với chính mình, dù bạn biết rằng không thể. Có lẽ bạn có khả năng cho mình một thời gian khác hoặc ngày mai, như thể thiền định là cái gì đó phải chịu đựng.
Có lẽ bạn sẽ nói chuyện với chính mình vào ngày hôm sau, còn hơn là ngồi thiền mà bạn phải trầm tư mặc tưởng. Rất nguy hiểm nếu bạn bắt đầu như vậy. Như tôi đã nêu ra, bạn sẽ tập trung vào lòng từ ái. Quán tưởng sẽ bảo đảm đưa tâm trí bạn đến một sự hiểu biết sâu sắc về lòng từ trong đợt thực hành hôm nay, đó là chủ đề của quán tưởng, rồi dần dần đưa bản thân bạn đến đời sống chung quanh bạn. Rồi sự cảm thông sẽ dẫn đến tự tại, niềm hân hoan, tự hoàn thiện, và những mối quan hệ tốt hơn: Đó là hạnh phúc.
Để suy ngẫm một ý niệm hay một khái niệm thì phải tập trung trên ý nghĩa của nó, điều này dễ hơn xóa trống tâm trí và sự quan sát, đây là bản chất của thiền định. Khi bạn tập trung, những cấp độ khác nhau của ý nghĩa sẽ nổi bật. Cũng như vậy, sự liên kết tinh thần của bạn với đối tượng hay khái niệm cốt lõi sẽ đưa bạn đến những con đường xa hơn của sự sáng suốt và hiểu biết. Được thôi, nếu bạn cho là khoảng thời gian quán tưởng càng lâu thì bạn càng giữ được sự tập trung.
Hình ảnh nào mà cụm từ lòng từ ái gợi lên? Có lẽ là một người, mẹ bạn? bà ngoại? Hoặc hành động nào mà bạn làm theo cách tự phát hay hành động mà bạn là người nhận lãnh? Có lẽ là một cảm giác, một sự ấm áp tràn khắp thân thể bạn và mang đến giọt nước mắt hạnh phúc? Bạn đã từng xác định hình tượng hoặc cảm xúc, bạn sẽ thấu triệt sự định nghĩa phổ biến hơn của cụm từ này. Lòng từ ái là một hành động của trí tuệ, và tập trung trên trí tuệ đó có thể là một phần thưởng to lớn đáng kể.
Toàn bộ hệ thống giá trị của bạn sẽ thay đổi tốt hơn nếu trong bạn đã có sẵn nền tảng của lòng từ ái. Bạn sẽ phát hiện ra rằng những nỗi sợ hãi và lo lắng được giảm bớt, thậm chí sẽ bị loại trừ. Quá trình suy luận sẽ đưa bạn đi từ một định nghĩa căn bản đến sự thấu triệt bản chất tâm linh (Bạn thấy đó, cuối cùng thì bạn cũng đang suy ngẫm về bản thân mình.) Khi bạn thấu hiểu được bản chất tâm linh là gì, thì cảm giác nội tâm yên ổn, lòng kiên nhẫn, trạng thái cân bằng, và sự hài hòa sẽ tự xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
Lợi ích vật chất cũng được tích lũy. Giảm bớt nỗi sợ hãi, lo lắng và giữ lại nội tâm yên lành thì thân thể sẽ khỏe mạnh hơn. Hệ thống miễn dịch sẽ nâng cao. Tôi đã thấy nhiều bệnh nhân bị bệnh mãn tính cũng được giảm đau đớn khi tâm trí họ giữ được sự yên tĩnh. Nhiều người ghi nhận được những nguồn sinh lực khi sự sáng suốt và hiểu
biết nổi bật. Tâm trí và thân thể có liên quan mật thiết với nhau cho nên việc chữa trị cũng liên quan lẫn nhau.
***
Đôi khi bạn tập trung vào một khái niệm có thể bạn sẽ khám phá ra rằng có nhiều vấn đề xuất hiện khác với những điều bạn đã học hoặc lịch sử mà bạn đã nghiên cứu. Đây là điều mong đợi vì chúng ta đều hấp thụ những niềm tin và những giá trị trong gia đình, trường học, văn hóa và tôn giáo. Và giờ đây bạn nhìn mọi vấn đề trong cái nhìn mới mà không hề bị tổn thương. Giữ cho tâm trí sáng suốt là cần thiết. Nếu bạn có thể làm cho tâm trí phù hợp với những ý tưởng khác biệt và những khả năng mới mẻ, thì quá trình học hỏi luôn luôn phát triển. Có lẽ những điều mà bạn học từ lúc nhỏ không phù hợp với những điều hiện nay bạn đang trải nghiệm. Làm sao bạn biết được ngoại trừ tâm trí bạn đang hoạt động và có ý thức. Làm sao bạn có thể nhận rõ ý nghĩa tính xác thực đầy đủ hoặc sâu sắc hơn, ngoại trừ bạn để tâm trí mình nhận chức năng theo cách an nhiên tự tại, không phán xét, cho đến khi bạn đã kiểm tra về mặt trí tuệ trên mỗi lựa chọn cho riêng bạn? Hãy cố đừng bỏ sót hay loại bỏ những ý tưởng hoặc quét sạch điều mà bạn đã trải nghiệm bởi vì những điều này khác biệt với những gì bạn đã được dẫn dắt đi đến niềm tin. Có thể những điều lạ lẫm đó lại là sự thật.
Hãy thong thả khi bạn quán tưởng. Bằng cách định nghĩa, quán tưởng có nghĩa là một sự tập trung trí tuệ không vội vã. Tâm trí phải phản ánh những lời đáp trả, và có lẽ còn thêm vào nhiều phản ánh và lời đáp trả khác đối với lần đầu – rồi nhiều lần sau đó. Bạn có thể tìm lại ký ức lướt nhanh vào ý thức giống như những vì sao trong buổi sớm hôm trên bầu trời. Bạn có thể thu thập đúng bản chất của sự sáng suốt bất chợt với nhiều tác dụng lành mạnh kèm theo.
Mỗi lần quán tưởng, bạn nên suy ngẫm một vấn đề để bảo đảm rằng bạn cung cấp sự uyên thâm và khoảng thời gian kéo dài hợp lý cho sự trải nghiệm của bạn. Mặc dù vậy, không chắc rằng một buổi thực hành sẽ mang đến cho bạn cốt lõi của vấn đề hay khái niệm mà bạn đã suy ngẫm. Bạn nên quay lại vấn đề hoặc khái niệm cho đến khi bạn thông thạo vấn đề, thấu triệt được cốt lõi, và nhận ra sự thay đổi trong con người bạn mà nó đã đúc ra. Đó là lúc mà bạn vui vẻ, hài lòng với vẻ đẹp và sức mạnh của bản chất thực trong bạn được tự do bởi những tác dụng lành mạnh của sự hiểu biết.
Khi bạn tin rằng bạn đã khám phá ra cái cốt lõi đó, bạn cũng không nên dừng lại việc quán tưởng. Hãy bắt đầu một sự quán tưởng mới về một khái niệm giống nhau trong ngày kế tiếp. Hãy nhắm mắt và thư giản nhẹ nhàng vài phút. Tưởng tượng rằng bạn thở ra hết những căng thẳng và đau buồn, hít vào năng lực khỏe mạnh và trong lành.
Thư giản mọi cơ bắp và để cái cốt lõi hiện lên trong sự nhận thức của bạn. Khoảng chừng mười phút tiếp theo suy xét lại mọi cấp độ của ý nghĩa mà tư tưởng hoặc đối tượng nắm giữ cho bạn. Lòng từ bi là một khái niệm trí tuệ sâu sắc, nhưng cũng có sự uyên thâm trong vẻ đẹp của một con bướm. Hãy suy xét ẩn ý này. Làm thế nào cuộc đời bạn sẽ thay đổi theo sự hiểu biết mới? Những mối quan hệ? Những giá trị? Hãy ung dung suy xét. Ở đoạn cuối không hề có sự vội vã hay kiểm tra. Hãy thưởng thức sự uyên thâm và những chỉ dẫn. Hãy nhắc nhở bản thân mình luôn ghi nhớ mọi thứ đã trải nghiệm.
Nếu tâm trí bạn lang thang mất tập trung, đừng tự trách móc. Tư tưởng đi lang thang là chuyện bình thường, và những gì mà bạn cần là nhẹ nhàng quay lại vấn đề đó. Sau vài lần thực tập bạn sẽ chú ý đến việc tâm trí bạn bị lạc lối, nhưng vẫn còn mối liên quan với tư tưởng chính; trong tâm thần học người ta gọi là tự do hợp tác. Bạn càng thực hành nhiều thì việc giữ tập trung sẽ dễ dàng hơn và sự hiểu biết của bạn sẽ uyên thâm sâu sắc hơn. Vì vậy hãy để sự khó chịu, thất vọng bay đi. Nhưng bạn đừng tự ép mình ngồi quán tưởng khi thế giới bên ngoài còn quá nhiều thứ đối với bạn. Hãy thử lại vào ngày mai. Thú vị là yếu tố rất cần thiết cho việc quán tưởng và thiền định. Mục đích là trở nên tự do chứ không phải bị trói buộc bản thân mình vào tiến trình thực hành.
Sau khi thực hành bạn hãy mở mắt và tâm trí hãy quay về với ý thức hàng ngày, có lẽ bạn muốn lưu giữ kinh nghiệm vào nhật ký hay vào một cuộn băng. Đây là cách làm vững chắc tư tưởng và giúp ký ức của bạn cho những hiểu biết sau này.
Nhiều người phát hiện niềm thú vị lúc quay lại những ý niệm ban đầu sau vài tuần hay vài tháng khi họ đã thông thạo, và họ so sánh lần thực hành này với lần trước. Không hề có một nguyên tắc nào về mặt này. Hãy tin vào trí tuệ nhạy bén của bạn. Như thánh Pierre Teilhard de Chardin[17] đã nói: “Bạn không phải là con người trần tục đã trải qua kinh nghiệm tâm linh; bạn là một con người tâm linh đã trải qua kinh nghiệm trần tục.” Khi bạn thấu hiểu bạn sẽ thấy ý nghĩa trong mọi thứ, và sự trong sáng của linh hồn.
***
Nếu như quán tưởng đạt được phần thưởng xứng đáng thì thiền định là phương tiện để con người trần tục có khả năng đi sâu vào cõi tâm linh. Ở đây bạn không bị trói buộc bởi một ý niệm đơn lẻ hoặc bị hạn chế bởi sự tập trung. Hơn hết, bạn đang trò chuyện với tâm trí, thân thể và linh hồn của bạn, “Bạn tự do đi đến bất cứ nơi nào bạn thích trong sự tìm tòi về sự tiến bộ của tâm linh. Bạn không bị ràng buộc bởi không gian và thời gian, bạn có thể du hành về quá khứ hoặc tương lai, đến những vùng đất đã được
biết hoặc chưa từng được biết, đến những nơi nhỏ xíu như trái tim con người hoặc vùng trời thênh thang như vũ trụ.”
Tin tôi đi, không có cuộc du hành nào thú vị hơn.
Tôi đã từng viết sách về thiền định, tuy nhiên tôi chưa thể đạt đến trí tuệ và nội tâm yên tĩnh như những nhà Yoga và các tu sĩ Châu Á diễn tả. Họ là những người đã dành cả đời tu tập thiền định. Với tôi và với bạn điểm chính không phải là đạt đến mức độ thiền định hoàn hảo, mà để chúng ta cố gắng thực hành thiền càng nhiều càng tốt, để sử dụng như một công cụ trong sự tiến hóa, để đưa chúng ta hướng đến tâm linh, và để giúp chúng ta về mặt chữa trị bệnh tật.
Trước khi tôi gặp Catherine[18], tôi dạy y học theo con đường chính thống, và tôi hướng dẫn điều trị bệnh tâm thần theo những cuốn sách truyền thống. Sau khi trải qua những kinh nghiệm với cô ta, tôi bắt đầu khám phá và chọn ra phép trị liệu khác; đó là khoảng thời gian tìm kiếm mà tôi đã học hỏi được những giá trị của thiền định.
Giống như thôi miên mà tôi đã sử dụng để đưa bệnh nhân trở về những kiếp quá khứ của họ, thiền định phát triển khả năng mở mang tâm trí đi đến phần sâu nhất, hầu hết những ảnh hưởng của thân thể và linh hồn được giấu kín, bất kể là chúng ở quá khứ, tương lai, hay hiện tại. Thật nghịch lý, vì không suy nghĩ, vì tâm trí trong sạch, chúng ta lại tự do hồi tưởng. Ký ức của quá khứ, hiện tại và tương lai giúp ta xác định nguyên nhân của nỗi khổ đau, và ngay khi chúng hé mở ra, ta dễ nhận thấy nỗi sợ hãi đến từ một nơi khác và bây giờ không còn là mối đe dọa nữa. Tôi đã có nhiều hồi ức trong kiếp quá khứ khi đi sâu vào thiền định và do đó tôi đã hiểu thấu được bản chất trong cách cư xử, trong sự bảo vệ, và trong nỗi sợ hãi của tôi. Có lẽ tôi sẽ không đạt được sự hiểu biết như ngày nay nếu tôi không thực hành thiền.
Chúng ta có thể sử dụng thiền để giải quyết những xung đột cá nhân và những mối quan hệ khó khăn, hoặc giúp tâm hồn được lành mạnh. Nhưng rồi cuối cùng, mục đích chính của thiền định là đạt được nội tâm yên tĩnh và sự cân bằng thông qua tâm linh.
***
Các vị tu sĩ có thể ngồi thiền hàng giờ. Bạn chỉ nên bắt đầu khoảng hai mươi phút. Hãy ngồi thoải mái hoặc nằm nếu bạn thích, tuy vậy sẽ rất dễ ngủ quên. Nhắm mắt, thở chầm chậm, đều đặn và sâu; xác định rõ bất cứ nơi nào bị căng thẳng trong cơ thể bạn (với tôi thì ở cổ và vai); nhắn nhủ với thân thể bạn rằng: Mọi thứ đều yên ổn, mọi
thứ đều an lành. Hãy thư giản.
Hãy để những tư tưởng tán loạn và mối lo ngại hàng ngày bay nhẹ nhàng ra khỏi tâm trí bạn. Ngăn chặn mọi tiếng ồn ào của công việc, gia đình, bổn phận, và trách nhiệm, những chuyện thường xuyên tấn công bạn – từng cái một, nếu cần thiết. Quan sát chúng biến mất bằng trí tuệ. Hãy sống trong giây phút này, giây phút quý giá duy nhất của ân huệ, của ánh sáng, của sự tự tại.
Vì hiện tại là nơi duy nhất mà chúng ta có thể tìm thấy hạnh phúc, niềm hân hoan, yên lành, và tự tại, do đó thực hành về mặt tâm linh nhấn mạnh đến việc niệm trì trong giây phút hiện tại. Tâm trí con người là một kiệt tác của tạo hóa. Niệm trì là ý thức của những ý niệm, cảm xúc, tình cảm, và nhận thức đang chiếm ngự trong ta ngay bây giờ và chỉ bây giờ thôi. Bằng cách làm sáng tỏ nỗi đau buồn trong quá khứ và nỗi lo lắng về tương lai, tu tập thiền định sẽ mở cánh cửa cho chúng ta đi đến nội tâm yên tĩnh và sáng suốt.
Bằng cách đưa chúng ta đi từ ý thức hàng ngày vào sức niệm trì của giây phút hiện tại
– chỉ giây phút hiện tại, chính xác tức thì – và cũng như vậy, đưa vào giá trị tinh thần, mà giá trị này sẽ nâng cao tâm hồn chúng ta, thiền định giải thoát cho chúng ta đi đến bất cứ nơi đâu. Theo cách đó, chúng ta có thể đạt được sự sáng tỏ về nỗi chấn thương ở hiện tại, trong quá khứ hay một kiếp sống ở tương lai, hoặc sự phủ nhận vô ý thức về bản chất vấn đề nan giải của chúng ta. Đó là giá trị của thuật chữa bệnh trong thiền định; sự vô thức trở thành có ý thức. Có thể rất đơn giản để hiểu rõ chân lý của vẻ đẹp trong giây phút đó và mọi băn khoăn đã chứa đựng từ lâu. Đó được gọi là sự sáng suốt, và đó là cách mà chúng ta đạt đến chân lý tối thượng.
Đây là một hình ảnh minh họa của niệm trì.
Tôi đang hướng dẫn một bệnh nhân tên là Linda, cô là giáo viên, cô có thói quen luôn vội vàng vì sợ trễ giờ lên lớp, nhưng thiền định đã dạy cô làm chậm lại.
Stephan Rechtschaffen, giám đốc của viện Omega tại Rhinebeck, New York, kể lại một cảm giác khi ông đang ở văn phòng thảo luận về một vấn đề kinh doanh với một đồng nghiệp. Đó là một ngày xuân nắng đẹp, và từ cửa sổ ông có thể nhìn thấy một vị khách của viện, một tu sĩ Phật giáo Việt Nam, triết gia Thích Nhất Hạnh đang đi qua bãi cỏ. Stephan nói rằng: “Với mỗi bước chân, ông như đang hôn lên mặt đất. Ông hoàn toàn hiện hữu, nhưng rõ ràng là ông chỉ mải mê cất bước. Tôi có thể cảm nhận rằng ông đang thưởng thức mỗi giây phút, cảm nhận được xúc cảm của cỏ dưới lòng bàn chân, cảm nhận được thân thể ông dường như hòa nhịp trong mỗi bước đi.”
Tu sĩ Thích Nhất Hạnh đang sống trong giây phút mà Linda đang học hỏi thực hành. Ông viết rằng: “Trong chúng ta luôn có một dòng sông của cảm xúc, trong đó mỗi giọt nước là một cảm xúc khác nhau, và mỗi cảm xúc dựa trên tất cả cảm xúc khác vì sự tồn tại của chính nó. Để quan sát nó, chúng ta chỉ ngồi trên bờ sông và nhận ra mỗi cảm xúc như nó đang nổi trên mặt nước, trôi đi và biến mất.”[19]
Khi chúng ta ngồi thiền, chúng ta đang ngồi trên bờ sông đó.
***
Thiền định có thể giúp chúng ta thu gom lại năng lực chữa trị ở trong chúng ta, không chỉ là chữa trị bằng năng lực tự nhiên trong con người mà còn là chữa trị bằng thể chất. Nhiều hơn nữa, các thầy thuốc nhận biết rằng chúng ta có thể chống lại bệnh tật, thậm chí những căn bệnh rất nguy hiểm, với những loại thuốc được khám phá mới đây: Năng lực chữa bệnh nằm trong bản chất tâm linh của chúng ta. (Đó là sự khám phá gần đây tại phương Tây, trong khi các bác sĩ phương Đông đã biết về nó từ nhiều thế kỷ qua.) Có lẽ đây là loại thuốc thật sự điều trị cả thân thể và trí óc, ở đó chúng ta truyền sinh lực cho toàn bộ cơ quan – trí não, tâm hồn cũng như thể xác.
Trong một cuốn sách có tựa là The Biology Of Hope And The Healing Power Of The Human Spirit (Dutton, 1989), Norman Cousins mô tả chi tiết về những tình cảm có ảnh hưởng như thế nào trên hệ thống miễn dịch; các nhà nghiên cứu tại Harvard đã khám phá ra thiền định có thể kéo dài tuổi thọ; trong khi các bác sĩ tại nước Anh lại tìm thấy ăn kiêng, tập thể dục, và thực hành phương pháp giảm căng thẳng, những điều này trong thiền định là rất quan trọng, chắc chắn sẽ làm đảo ngược lại bệnh động mạch vành. Chỉ ăn kiêng và tập thể dục thì không có tác dụng.
Sức mạnh khấn nguyện trong việc chữa lành bệnh cũng được chứng minh – không chỉ là một người cầu nguyện riêng lẻ, gia đình hoặc bạn bè mà còn những người cầu nguyện xa lạ nữa. Ví dụ như trong năm 1982, 393 bệnh nhân của khoa chăm sóc bệnh động mạch vành tại bệnh viện San Francico ngẫu nhiên được chọn để nhận hay không nhận lời khấn nguyện. Cả bệnh nhân, bác sĩ và y tá cũng không ai biết được nhóm nào được chọn và nhóm nào không được. Bệnh nhân nào nhận lời khấn nguyện thì bớt bệnh hẳn. Một nghiên cứu tại Đại học Duke và Trung Tâm Y Học Durham Veteran Affairs cho thấy bệnh nhân tim mạch được sức cầu nguyện của bảy nhóm tôn giáo khác nhau từ nhiều nơi trên thế giới, đã khỏe hơn so với những bệnh nhân chỉ được điều trị theo phương pháp y khoa truyền thống. Một nghiên cứu với bệnh AIDS chứng minh rằng khi những người từ nơi xa xôi cầu nguyện cho bệnh nhân AIDS thì
họ cảm thấy bớt đau đớn hơn và bớt thất vọng hơn.
Tôi dạy cho bệnh nhân phương pháp thiền định để làm giảm chứng mất ngủ, giúp họ điều chỉnh được trọng lượng, ngưng hút thuốc, giảm căng thẳng, chống lại bệnh nhiễm trùng, và bệnh mãn tính, làm giảm huyết áp cao. Phương pháp này đạt hiệu quả là do chất hóa học và vật lý của cơ thể có ảnh hưởng bởi năng lượng thể chất và tinh thần; thiền định đều đặn là dụng cụ vô giá cho việc phục hồi và gìn giữ sức khỏe.
Thiền định có thể mở ra những khả năng trải nghiệm tâm linh, vì tâm thức là một trong nhiều cánh cổng đi vào cõi bất diệt. Cánh cổng này không bao giờ mở rộng, và không có dấu hiệu nào thông báo cho chúng ta đâu là con đường dẫn đến đó. Không có mật mã hay lời nói thần kỳ nào để mở nó; Đó là quá trình nội tâm chuyển biến và được chuyển biến. Đặt để theo nhiều cách khác nhau, tâm trí là một lối đi, rồi thông qua thiền định bạn sẽ có đúng thời điểm sở hữu một bản đồ mà qua đó bạn sẽ tìm thấy con đường dọc theo lối đi để vào trạng thái sâu hơn, siêu việt hơn.
Thiền định sẽ đưa bạn đến một sự nhận thức được tăng cao của bản chất tâm linh, và đưa vào một trạng thái nhập định sâu lắng. Sự ngời sáng, mãn nguyện, và trạng thái khỏe mạnh sẽ xuất hiện khi chúng ta chạm đến cõi sâu lắng nhất của chúng ta. Thiền định cho phép một cảm xúc hạnh phúc lan truyền qua bạn, khi bạn đang quán tưởng một khái niệm hay một đối tượng đã cho bạn sự thú vị. Nó có thể đưa bạn trở về một kiếp quá khứ hoặc đi đến một kiếp tương lai; các bài học của mỗi kiếp sống sẽ sáng tỏ với bạn khi bạn tiếp thu chúng.
Khi bạn đạt đến sự nhận thức, bạn sẽ thấy bản thân mình tràn ngập lòng thương cảm và tình yêu thương mà không hề mong chờ được đáp trả. Bạn sẽ cảm thấy tính đồng nhất với từng người khác và con người, với thiên nhiên, với bầu trời và biển cả – và với tất cả những gì đang tồn tại. Bất kể bạn đã ở bao lâu trong trạng thái biến đổi, bạn sẽ trải nghiệm đỉnh cao tối thượng, một cảm giác độc nhất trong mỗi cái riêng lẻ mà chung cho nhiều thần thức, những thần thức đang tiến xa hơn theo cuộc hành trình tiến hóa của họ. Trong số vài bệnh nhân của tôi đã kể rằng trong lúc thiền định họ tách khỏi thể xác vật chất và bay bổng trên thân thể họ, quan sát thân thể từ một cảnh giới khác, giống như nhiều người trong tình trạng gần kề cái chết khi sống lại đã kể chuyện xuất hồn của họ. Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm đó hoặc những chuyến phiêu lưu mà chưa ai biết. Một điều chắc chắn là bạn sẽ khám phá ra bản ngã thiết yếu và năng lực tuyệt đối của bạn.